Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xác định mật độ ương ấu trùng tôm càng xanh thích hợp cho quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 10 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ ƯƠNG ẤU
TRÙNG TÔM CÀNG XANH THÍCH
HỢP CHO QUY TRÌNH NƯỚC
TRONG HỞ KẾT HỢP SỬ DỤNG
OZONE
Sinh viên thực hiện:
Đoàn Ngọc Dung

Cán bộ hướng dẫn
Th.s Tăng Minh Khoa

1


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng quan
trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm càng
xanh đang dần trở thành đối tượng nuôi chính tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL).
Theo Lê Xuân Sinh và ctv (2006), quy trình nước trong hở là một trong các quy trình
sản xuất giống tôm càng xanh được lựa chọn sử dụng nhiều nhất ở ĐBSCL. Quy trình
này có đặc điểm là thay nước hằng ngày để đảm bảo môi trường nước sạch cho ấu
trùng tôm phát triển (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003), nên chỉ thuận lợi cho các
trại giống gần biển. Tuy nhiên, đa số các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở ĐBSCL
đều nằm ở nội địa (Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang…) (Lê Xuân Sinh và
ctv, 2006), nơi nguồn nước mặn không có sẳn nên việc áp dụng quy trình này gặp
nhiều khó khăn. Nhưng, nếu giảm lượng nước thay hay giảm tần suất thay nước trong


quá trình ương, nước trong bể ương sẽ nhanh chóng bị ô nhiễm do thức ăn thừa và
chất thải của ấu trùng, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng và hiệu quả sản xuất.
Do đó, việc tìm giải pháp nhằm hạn chế lượng nước sử dụng trong quá trình ương
nhưng vẫn đảm bảo duy trì chất lượng nước cho bể ương và hiệu quả sản xuất là vấn
đề cần giải quyết khi sử dụng quy trình nước trong hở.
Bên cạnh đó, ozone là chất oxi hóa mạnh, từ lâu đã được con người sử dụng để thanh
lọc nước và không khí. Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất
giống tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long, ozone thường được ứng dụng để xử lý
nước thải và phòng bệnh. Do đó, ozone hoàn toàn có thể áp dụng vào quy trình nước
trong hở để xử lý môi trường ương thay thế cho việc thay nước hàng ngày. Chính vì
thế, quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone (NTH – Ozone) đã ra đời. Theo
Lương Thị Bảo Thanh (2009), so với quy trình nước trong hở truyền thống, quy trình
NTH – Ozone định kỳ xử lý ozone 2 ngày/lần kết hợp rút cặn, bổ sung 5% nước trong
bể ương là phương pháp cho hiệu quả sử dụng cao hơn, đồng thời khi ương tôm càng
xanh ở mật độ cao (150 – 250 ấu trùng/l) quy trình NTH - Ozone có thể tăng năng
suất ương lên 1,5 – 2,5 lần so với quy trình nước trong hở truyền thống.
Tuy nhiên, đề tài vẫn còn hạn chế là chưa xác định được mật độ tối ưu cho quy trình.
Vì thế nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu để tăng mật độ ương cho quy trình NTH –
Ozone ở bể ương có thể tích lớn, việc thực hiện đề tài ‘‘Xác định mật độ ương ấu
trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thích hợp cho quy trình nước
trong hở kết hợp sử dụng ozone” là cần thiết.

2


1.2. Mục tiêu của đề tài:
Xác định mật độ ương thích hợp trong sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình
nước trong hở kết hợp sử dụng ozone trong bể ương 50l.
1.3. Nội dung nghiên cứu:
-


Khảo sát ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả ương ấu trùng tôm càng xanh theo
quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone trong bể ương 50l.

-

Xác định mật độ ương ấu trùng hiệu quả nhất cho quy trình nước trong kết hợp
sử dụng ozone.

3


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
2.1.1. Phân loại và phân bố tôm càng xanh
Với kích thước lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) đã và đang trở thành đối tượng nuôi thâm canh ở các quốc gia trên thế
giới như: Châu Á gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Birma, Indonesia, Thái Lan, Campuchia,
Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Hawaii, Palau, Châu Úc, Châu Phi
(Malawi, Mauritius, Seychelles), Châu Mỹ (Mỹ, Mexico, Puerto Rico, Honduras,
Colombia), và thậm chí tại Anh ở Châu Âu (Holthuis, 1980, trích dẫn bởi Lương Thị
Bảo Thanh, 2009).
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2001), tôm càng xanh có vi trí phân loại như sau:
Ngành: Arthopoda
Lớp:
Crusracae
Bộ:
Decapoda
Phân bộ:

Caridea
Họ:
Palaemonidae
Giống:
Macrobrachium
Loài:
Macrobrachium rosenbergii De Man 1879
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ
Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu từ Châu Úc đến New Guinea, Trung
Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, chúng phân bố tự nhiên chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặc
biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
2.1.2. Vòng đời tôm càng xanh
Tôm càng xanh trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt, vòng đời tôm càng xanh có 4
giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Ấu trùng nở ra
sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng PL (postlarvae)
(xem Hình 2.1 và Bảng 2.1). PL có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt như sông rạch,
ao hồ…, ở đó chúng sống và lớn lên, khi trưởng thành lại di cư ra vùng nước lợ nơi có
độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời tiếp tục (New, 2002; Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2003; Nandlal et al., 2005).
Thời gian và tốc độ tăng trưởng ở mỗi giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi môi trường, đặc
biệt là nhiệt độ nước và thức ăn (Nandlal et al., 2005).

4


Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn IV


Giai đoạn V

Giai đoạn VII

Giai đoạn VIII

Giai đoạn X

Giai đoạn XI

Giai đoạn III

Giai đoạn VI

Giai đoạn IX

Giai đoạn Postlarvae (PL)

Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh
(Nguồn: Takuji Fujimura, trích bởi Nandlal et al., 2005)

5


Bảng 2.1. Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh
Giai đoạn ấu trùng

Ngày tuổi


Đặc điểm nhận dạng

I

1

Không có cuống mắt

II

2

Có cuống mắt

III

3–4

Có sự xuất hiện của Uropods

IV

4–6

V

5–8

Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có
lông tơ

Các telson hẹp và có hình thon dài

VI

7 – 10

Có sự hiện diện của các núm chân bụng

VII

11 – 17

Các chân bụng chẻ đôi

VIII

13 – 20

Các chân bụng có các tơ cứng

IX

15 – 22

Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện

X

17 – 23


Có 3 – 4 răng trên chủy

XI

23 – 35

Răng xuất hiện hết nửa trên chủy

PL

23 – 35

Có răng trên và dới chủy, có tập tính giống
tôm trưởng thành

2.2. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trong và ngoài nước
Theo New (2008), đầu thập niên 1960, Shao-Wen Ling khởi xướng sản xuất giống
tôm càng xanh ở Malaysia, đến năm 1972 Takuji Fujimura đã phát triển hàng loạt kỹ
thuật sản xuất tôm PL theo quy mô thương mại ở Hawaii. Đầu năm 1970, từ Hawaii
và Thái Lan. Kể từ đó, nghề nuôi tôm càng xanh đã phát triển ở các lục địa, đặc biệt
là ở Châu Á và Châu Mỹ, đến năm 2005 sản lượng toàn cầu tăng lên hơn 200.000
tấn/năm (bao gồm cả Việt Nam).
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), trong lịch sử sản xuất giống tôm càng
xanh có 4 quy trình thường được áp dụng trên thế giới là quy trình nước trong hở, quy
trình nước trong kín (tuần hoàn), quy trình nước xanh và quy trình nước xanh cải tiến.
Theo Sigholka (1982), trước đây quy trình “Nước xanh” được sử dụng phổ biến ở
Thái Lan để ương ấu trùng tôm càng xanh, nhưng đến những năm 1980, các trại sản
xuất giống đã chuyển sang sử dụng quy trình “Nước trong” và nâng tổng sản lượng cả
nước lên 85,8 triệu PL vào năm 1982.
Theo Lê Xuân Sinh (2006), khi khảo sát 31 trại sản xuất giống ở ĐBSCL tập trung ở

các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, có 21 trại
sản xuất với quy trình nước xanh cải tiến (67,7%) và 10 trại sản xuất với các quy trình
khác nhau như nước trong, nước trong hở (32,2%). Tuy nhiên, do tỉ xuất lợi nhuận
mang lại từ quy trình nước xanh cải tiến thấp hơn các quy trình khác (0,6 so với 1,2)
(Lê Xuân Sinh, 2008), nên để nâng cao lợi nhuận nhiều trại sản xuất đang chuyển
sang sử dụng quy trình nước trong hở hay các quy trình kết hợp khác.
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone
(NTH – Ozone) ương với mật độ cao (200 – 250 ấu trùng/l) cho hiệu quả cao về môi

6


trường, kỹ thuật và kinh tế cao hơn so với quy trình nước trong hở truyền thống và
quy trình nước trong hở có sử dụng chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn hạn
chế là chưa xác định được mật độ tối ưu trong sản xuất giống tôm càng xanh theo
quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone.
2.3. Đặc điểm sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở kết
hợp ozone
2.3.1. Ozone và các ứng dụng của ozone trong nuôi trồng thủy sản
Ozone có những đặc điểm vật lý như sau:
-

Ozone là chất khí màu xanh nhạt có, công thức phân tử: O3.
Phân tử gram: 47,998 g/mol.

-

Tỷ trọng: 2,144 g·L (00C).
Điểm nóng chảy: -192,50C.
Điểm sôi: -111,90C.

Độ hòa tan trong nước: 0,105 g.100mL-1 (00C).

-1

Ozone là chất oxi hóa mạnh và là một trong những chất khử mạnh có thể dùng để xử
lý nước (Kramer, 1998). Trong nuôi trồng thủy sản, ozone thường được dùng để loại
bỏ BOD, oxi hóa các hợp chất hữu cơ và giảm chất thải.
Theo Gill (2000), ozone có hiệu quả ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản và theo
Schuur (2003), trong các trại sản xuất giống qui mô nhỏ và trong nuôi cá thâm canh,
khí ozone được áp dụng rộng rãi để khử trùng và kiểm soát bệnh tổng hợp.
Theo Tango (2003), trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn, nước nuôi được xử lý
ozone có tổng số cacbon hữu cơ giảm 15% và giảm hàm lượng nitrite, màu và chất lơ
lửng, khi so sánh với những mô hình không sử dụng ozone.
Theo Oakes (1979) & JMM (1990) (trích dẫn bởi Đinh Mạnh Tiến, 2002), khả năng
diệt tổng vi khuẩn trong nước của ozone mạnh hơn từ 3 – 5 lần so với chlorine.
Trong sản xuất giống tôm sú, ozone được dùng để xử lý nước và khử trùng trại giống.
Ozone hoàn toàn có thể thay thế Chlorine trong xử lý nước (Thạch Thanh và ctv,
2003) trước khi ương ấu trùng. Ozone còn có tác dụng xử lý nước bể đang ương ấu
trùng bằng cách kết hợp bộ tách đạm trong hệ thống tuần hoàn trực tiếp vào bể ương
ấu trùng. Mục đích là duy trì chất lượng nước nhờ khả năng oxy hóa các chất thải của
tôm và thức ăn dư thừa trong bể ương. Qua thực nghiệm tại trường Đại học Cần Thơ
cho thấy các chỉ tiêu chất lượng nước được cải thiện rõ rệt, ấu trùng tôm sú biến thái
và chuyển giai đoạn đồng loạt hơn, tỉ lệ sống cao hơn (Thạch Thanh và ctv, 2003).
Theo Menasveta (1980), vì ozone có khả năng duy trì chất lượng nước, nên khi được
dùng trong sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình kín có thể nâng cao tỉ lệ sống
của ấu trùng.
Theo Young et al. (2004), ozone có thể diệt được vi khuẩn Bacillus subtilis. Tuy
nhiên, theo Keysami et al. (2007), vi khuẩn Bacillus subtilis (mật độ 108 tế bào/l) có
khả năng ổn định môi trường ương nên góp phần làm tăng tỉ lệ sống ấu trùng tôm
càng xanh một cách đáng kể so với nghiệm thức không có Bacillus subtilis (tỉ lệ sống

55,3 ± 1,02% so với 36,2 ± 5,02%).

7


Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), khi sử dụng ozone trong sản xuất giống tôm càng
xanh với nồng động < 0,3 ppm có khả năng duy trì tốt chất lượng nước cho bể ương,
do đó có thể hạn chế đáng kể việc thay nước thường xuyên của quy trình nước trong
hở đồng thời còn tăng năng suất sản xuất thông qua việc tăng mật độ ương (200 – 250
ấu trùng/l).
2.3.2. Giới thiệu quy trình nước trong hở kết hợp ozone
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), quy trình NTH – Ozone có đặc điểm định kỳ có
xử lý ozone 2 ngày/lần kết hợp rút cặn và bổ sung 5% nước trong bể ương (thay cho
lượng nước bị thất thoát khi rút cặn). Ưu điểm của quy trình là hạn chế được việc thay
nước đồng thời tăng năng suất sản xuất thông qua việc tăng mật độ ương (200 – 250
ấu trùng/l), góp phần tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
2.4.3. Đặc điểm kỹ thuật của quy trình
Trên cơ bản các đặc điểm kỹ thuật của quy trình NTH – Ozone hoàn toàn giống như
quy trình nước trong hở truyền thống, chỉ khác ở khâu quản lý môi trường nước và
mật độ ương. Các đặc điểm cơ bản của quy trình như sau:
Chọn tôm trứng và cho nở
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), tôm trứng được chọn phải là tôm khỏe
mạnh (không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh), trọng lượng tốt nhất là 50 – 80
g/con. Nhưng các nhóm tôm có trọng lượng 20 – 35 g cho sức sinh sản và tỉ lệ sống
của ấu trùng cũng khá cao (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2006) nên cũng có thể dùng
các nguồn tôm này để tham gia sản xuất giống.
Xử lý tôm mẹ trước khi cho nở bằng formaline 20 – 25 ppm trong 30 phút, sau đó cho
vào bể 50 lít, mật độ 2 – 3 tôm mẹ/bể, độ mặn 5 – 7‰ để ấp nở trứng (Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2003).
Thu và bố trí ấu trùng vào bể

Sau khi trứng nở dùng vải đen che phủ bể nở, chừa một góc ở mặt trên để chiếu sáng
đồng thời tắt sục khí. Do tính hướng quang, ấu trùng sẽ tập trung vào nơi chiếu sáng,
dùng ống nhựa thu lấy các ấu trùng tập, sau đó rửa ấu trùng trong dung dịch
formaline 200 ppm trong 30 giây để diệt mầm bệnh (Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2003).
Sau khi xử lý, ấu trùng được bố trí vào các bể ương với mật độ 200 – 250 ấu trùng/lít
(Lương Thị Bảo Thanh, 2009).
Chế độ chăm sóc và cho ăn
Có nhiều loại nguyên liệu có thể làm thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh như ấu
trùng Artemia, moina, thịt cá, thịt mực, Artemia tiền trưởng thành hay trưởng thành
còn tươi hay sấy khô, trùng chỉ, thức ăn chế biến (New, 2002; Nguyễn Thanh Phương
và ctv, 2003). Tuy nhiên, hai loại được dùng phổ biến nhất là ấu trùng Artemia và thức
ăn chế biến (New, 2002; Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).

8


Bảng 2.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm càng xanh
Thành phần
Trứng gà
Sữa bột giàu canxi
Dầu mực
Lecithin
Vitamin C

Lượng
1 trứng
10g
3,0 % (trọng lượng thức ăn)
1,5 % ( trọng lượng thức ăn)

100 – 500 mg/kg

Nguồn : Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003)

Bảng 2.3. Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng tôm càng xanh ăn
Giai đoạn ấu
trùng
Từ 2 – 5 ngày
sau khi ương
Giai đoạn 4 - 5

Giai đoạn 6 - 8

Loai thức ăn
Ấu trùng Artemia
Thức ăn chế biến
kích cở 300 - 400µm
Ấu trùng Artemia
Thức ăn chế biến
kích cở 500 – 600µm
Ấu trùng Artemia

Giai đoạn 9 -11 Thức ăn chế biến
kích cở 700 –
1.000µm
Ấu trùng Artemia

Lượng thức ăn

Số lần cho ăn


1 – 2 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
Theo nhu cầu của ấu
trùng
2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
Theo nhu cầu của ấu
trùng
2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương
Theo nhu cầu của ấu
trùng

2 lần/ngày(sáng,chiều)

2 – 4 ấu trùng
Artemia/ml nước ương

3-4 lần/ngày (ban ngày)
1 lần/ngày (chiều tối)
3-4 lần/ngày (ban ngày)
1 lần/ngày (chiều tối)
3-4 lần/ngày (ban ngày)

1 lần/ngày (chiều tối)

Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003)

Điều kiện môi trường trong bể ương tôm càng xanh

Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), nước ương có độ mặn 10 – 12‰. Tuy nhiên, các
kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy ấu trùng có thể ương ở độ mặn 9‰ vẫn cho kết
quả tốt.
Chất lượng nước có ý nghĩa rất quan trọng trong ương tôm càng xanh. Khi chất lượng
nước thay đổi vượt giới hạn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến ấu trùng (Bảng 2.4).

9

Formatted Table


Bảng 2.4 Đặc điểm các yếu tố nguồn nước thích hợp cho trại sản xuất tôm càng xanh
Yếu tố
Oxy hòa tan
Độ cứng (CaCO3)
Vật chất lơ lửng
Ammonia (NH3)
Nitrite (NO2)
Nitrate (NO3)
Sulphua (H2S)
pH
Nhiệt độ

Nước ngọt (ppm)
>4
120
217
6,5 – 8,5
-


Nước biển (ppm)
>5
7,0 – 8,5
-

Nước lợ (ppm)
>5
2.325 – 2.713
<0,5
<0,1
<20
7,0 – 8,5
28 - 31

Nguồn: New & Valent (2000)

Quản lý môi trường nước ương ấu trùng
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), để duy trì chất lượng nước cho ấu trùng phát
triển tốt trong quy trình NTH – Ozone cần định kỳ xử lý ozone 2 ngày/lần (với hàm
lượng <0,3 ppm) đồng thời hàng ngày phải rút cặn và bổ sung 5% nước ương (bù
lượng nước bị thất thoát khi rút cặn).
Theo Lương Thị Bảo Thanh (2009), quy trình NTH – Ozone cho hiệu quả kinh tế cao
hơn quy trình nước trong truyền thống, nhưng kết quả đề tài chưa xác định được mật
độ ương tối ưu cho quy trình. Vì vậy để hoàn chỉnh quy trình cần thực hiện các
nghiên cứu xác định mật độ ương nào là tốt nhất khi ứng dụng quy trình.

10




×