Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.07 KB, 13 trang )

Đề cương môn sinh lý trẻ
Câu 1:
a.

Phản xạ không điều kiện



- Là những phản xạ bẩm sinh,di truyền được, chúng là
thuộc tính vốn có của người và động vật.



Ở trẻ sơ sinh có 6 loại phản xạ không điều kiện:
- Phản xạ co giãn đồng tử
- Phản xạ mút, bú.
- Phản xạ ba bin xki: ngón chân cái uốn lên khi da
bàn chân bị kích thích.
- Phản xạ rô bin xki: phản xạ nắm chăt bàn tay khi
có một vật nào đó đặt vào lòng bàn tay
- Phản xạ định hướng.
- Phản xạ tự vệ

b. Phản xạ có điều kiện
- Phản xạ có điều kiện là một phản xạ mới được thành lập
trong quá trình sống, dựa trên cơ sở một đường liên lạc
thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vỏ não
- Phản xạ có điều kiện là một phương thức thích ứng linh
hoạt của cơ thể với môi trường
Phản xạ có điều kiện
- Phản xạ tự tạo, được hình thành trong đời sống cá thể,


đăc trưng cho cá thể
- Không bền vững vì nó là phản ứng thích nghi với những
nhân tố mới của môi trường sống


-Tác nhân kích thích có thể là bất kỳ, mọi thay đổi của
môi trường đều có thể là tác nhân
- TWTK: vỏ bán cầu đại não
- Báo hiệu gián tiếp kích thích gây ra phản xạ, (tiếng nói,
chữ viết)


2.2. SO SÁNH PHẢN XẠ KHÔNG ĐK VÀ PHẢN XẠ
CÓ ĐK

Tính chất phản xạ không Tính chất của phản xạ có
điều kiện
ĐK
1. Có tính chất bẩm sinh, là 1. Là phản xạ được thành
di sản của loài để lại cho lập trong đời sống của mỗi
mỗi các thể đời sau.
cá thể.
2. Tác nhân kích thích phải 2. Tác nhân kích thích
thích hợp và tác dụng đúng không xác định.
chỗ. Ví dụ, ánh sáng chỉ có
tác dụng khi chiếu vào mắt.
3.Bền vững: rất khó thay 3. Thường không bền vững
đổi trong cuộc sống hầu như và dễ mất khi không được
bền vững suốt đời.
thường xuyên củng cố.

4. Có tính chất của loài, di 4. Có tính chất cá thể,
truyền được.
không di truyền
5.Số lượng hạn chế

5. Sè lîng kh«ng h¹n ®Þnh

7. Trung ương TK nằm ở 7.Trung ương TK nằm ở vỏ
hành tủy, tủy sống.
não


Câu 2


- Điểm vàng: Nơi tập chung chủ yếu các tế bào
nón.

Chức năng cơ quan phân tích thị giác:
a.Thu nhận hình ảnh.
- Kích thích tự nhiên với mắt là ánh sáng, có bước sóng từ 0,1
đến 0,8µm
- Giác mạc, thuỷ tinh thể thuỷ dịch, thể pha lê là môi trường
chiết quang.
- Khi nhìn một vật, các tia sáng từ vật đến mắt qua môi trường
chiết quang sẽ khúc xạ và hội tụ trên võng mạc tạo nên một ảnh
của vật nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật
- Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não, kết hợp với các giác
quan khác (sờ) và sự tích luỹ kinh nghiệm sống, chúng ta nhận
được một hình ảnh vật xuôi chiều, có khoảng cách và sự chuyển

động v.v…
b. Sự điều tiết của mắt.


- Khi khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp, ảnh của vật rơi
đúng vào võng mạc đó là lúc nhìn vật rõ.
- Khoảng cách từ vật đến mắt xa ( gần) hơn bình thường, ảnh
của vật ở trước (hoặc sau) võng mạc, ta nhìn vật không rõ. Để
nhìn rõ vật thể thuỷ tinh có khả năng thay đổ độ phồng (xẹp
hoặc phồng) để ảnh của vật rơi vào võng mạc.
à Khả năng thay đổi độ phồng của thuỷ tinh thể để nhìn rõ vật
là sự điều tiết của mắt.
Nguyên nhân dẫn tới cận thị và biện pháp
Người bị cận thị có khả năng nhìn vật ở rất gần,nguyên nhân là
do cầu mắt quá dài hoặc thể thủy tinh quá phồng.Muốn khắc
phục phải đeo kính lõm hai mặt.Nếu trẻ nhìn quá gần,mắt
thường xuyên phải điều tiết thì thể thủy tinh phải luôn luôn
phồng ,lâu dần thành tật,gây ra cận thị.
Đối với HS
Do môi trường học tập của học sinh chưa tốt được
thể hiện ở các điểm sau: chiếu sáng nơi học (phòng
học, góc học tập) của các em chưa đủ sáng. Bàn
ghế học tập không phù hợp với tầm vóc của học
sinh.
Do tư thế khi ngồi học của học sinh sai trong các
giờ học, nhất là khi viết bài hay làm bài tập, các
em để mắt gần sát mặt bàn mà không được nhắc
nhở.
Do các em quá “say mê” đọc những cuốn sách
tranh hoặc truyện có cỡ chữ quá nhỏ hay vừa đi

vừa đọc, vừa nằm vừa đọc, vừa học làm cho mắt
chóng bị mỏi.


Do chương trình học tập chính khóa quá tải so với
lứa tuổi các em như thời gian học tại lớp trong 1
ngày, 1 tuần tại trường quá dài (từ 6 - 7 giờ trong
ngày hoặc 30 - 36 giờ trong tuần). Ngoài ra, các em
còn phải học thêm từ 1 - 2 buổi trong 1 tuần, do
đó mắt càng bị căng thẳng thêm.
Hiện nay, học sinh từ nhỏ tuổi cho đến lớn tuổi
đang có xu hướng sử dụng các loại thiết bị vi tính
ngày càng nhiều và càng tăng cho nên con mắt
vốn đã bị mỏi mệt trong quá trình học tập nay lại
tiếp tục mệt mỏi thêm.
Nói tóm lại, đôi mắt của học sinh ngày hôm nay
phải sử dụng quá nhiều trong học tập mà rất ít
được nghỉ ngơi, trong lúc nhà trường và bố mẹ lại
rất ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng. Từ đó
đôi mắt trong sáng của các em đang từ tinh nhanh
sẽ chuyển dần sang mệt mỏi dẫn tới tình trạng
“cận thị giả” rồi chuyển tới cận thị thật. Đến lúc đó
e rằng đã muộn và đôi mắt của con cháu mình bắt
đầu phải “mang theo đôi mục kỉnh”.

Cần có biện pháp hữu hiệu
Trước hết, nhà trường cần phải có cán bộ y tế
trường học để sớm phát hiện những học sinh có
dấu hiệu suy giảmthị lực qua sự hướng dẫn các em
tự kiểm tra thị lực của bản thân trên bảng thị lực

treo tại phòng học và sớm có biện pháp đề phòng.
Thực hiện việc chiếu sáng (chiếu sáng tự nhiên và
chiếu sáng nhân tạo) đầy đủ tại các phòng học, đặc


biệt là bảng treo tường phải đầy đủ ánh sáng.
Trang bị, cải tạo hoặc sắp xếp lại bàn học và ghế
ngồi tại các phòng học sao cho kích thước của bàn
và ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh các cấp
học.
Nhà trường cần sắp xếp chương trình học tập cho
từng cấp học sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Sắp
xếp thời khóa biểu trong ngày, trong tuần hợp lý và
xen kẽ giữa những môn học cần phải sử dụng mắt
trong thời gian dài, ngắn trong một buổi học và
tuần học. Tuyệt đối không tổ chức học thêm hay
luyện thi khi các em đang còn phải tập trung học
những môn chính khóa.


Tại sao thiếu vitamin A dẫn tới bệnh quãng gà?

* Tế bào que:
Chứa chất rodopxin, opxin+rêtinen (dẫn xuất VTMA)
- Phản ứng này làm xuất hiện xung động TK theo dây TK về
não, não phân tích cho ta cảm giác về AS.
- Tế bào que tính hưng phấn cao hơn tế bào nón, có thể hoạt
động khi as yếu nên phụ trách việc nhìn lúc tối và ban đêm.nếu
chức năng của tế bào que bị rối loạn dẫn đến bệnh quáng gà.
* Tế bào nón: chứa chất cảm quang Iarodopxin, tính nhạy cảm

thấp hơn tế bào que hàng nghìn lần chỉ hưng phấn khi độ chiếu
sáng đủ mạnh. Vì vậy, TB nón phụ trách việc nhìn ban ngày và
màu sắc. Nếu chức năng của TB nón bị rối loạn thì ta bị mù
màu.

Câu 3: Hệ cơ xương
Cấu tạo
Cấu tạo của xương gồm: màng xương và mô xương.


- Lớp màng xương: có nhiều dây TK, mạch máu, mạch bạch
huyết, có các tế bào sinh xương > làm cho xương lớn lên,làm
liền xương khi bị gãy.
- Mô xương gồm 2 loại:
+ Xương chắc: rắn chắc, gồm nhiều phiến xương xếp đồng tâm.
+ Xương xốp: là hệ thống nan xương mảnh đan vào nhau có
nhiều khoang rỗng chứa tuỷ xương.
-Tủy xương: + Tủy sinh ra các tế bào xương
+ Tủy sinh ra các tế bào máu
* Thành phần hóa học của xương:
- Chất vô cơ: chiếm khoảng 70% (CaPO CaCO3).
- Chất hữu cơ: chiếm 30%.
Sự kết hợp của 2 thành phần này làm cho xương cứng rắn và có
tính đàn hồi.
Chức năng
- Nâng đỡ cơ thể làm chỗ bám vững chắc cho các phần mềm
như gân, cơ…
-

Tạo thành khoang chứa và bảo vệ các bộ phận quan trọng

như: não, tim, phổi.

-

Bộ xương cùng với hệ cơ, gân, dây chằng & thần kinh làm
cho cơ thể vận động được.

Câu hỏi: Tại sao xương trẻ em lại mềm dẻo hơn xương người
lớn còn về già dễ gãy.
- Xương gồm hai thành phần chính: Cốt giao (chất
hữu
cơ)

chất
khoang
+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.


+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.
- Nhờ tính đàn hồi nên xương có thể chống lại tất
cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính rắn
chắc nên bộ xương có thể chống đỡ được sức nặng
của

thể.
- Ở trong xương người lớn: Chất cốt giao chiếm 1/3,
chất
khoáng
chiếm
2/3.

- Ở trong xương trẻ em: Bộ xương của em bé chủ yếu là phần
xương sụn (giống như xương mũi) Chất cốt giao chiếm tỉ lệ
cao hơn, nên xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn
nên
dẻo
- Xương người già thì chất khoáng tăng lên và cốt
giao giảm đi nên xương trở nên rất giòn. Vì vậy
người già rất dễ bị gãy xương.

Câu 4: Tư thế


-

Tư thế đúng (tư thế bình thường) là tư thế
thuận lợi nhất đối với bộ máy vận động cũng
như toàn bộ cơ thể khi thực hiện chức năng.

Những dấu hiệu của tư thế đúng:
+ Cột sống có độ cong tự nhiên.
+ Hai xương bả vai cân xứng, bờ vai không nhô ra.
+ Hai vai mở rộng, chân thẳng, vòm gan chân bình
thường.
-

-



Tư thế đẹp: thân hình cân đối, đầu giữ thẳng,

cơ săn chắc, bụng thon, các cử động gọn &
chính xác.
Tư thế sai lệch: là tư thế không thuận lợi cho bộ
máy vận động, các hệ cơ quan: tim, phổi hoạt
động khó khăn.
Những dấu hiệu của tư thế sai lệch
thường gặp.
- So vai (lệch vai): do hệ cơ kém phát triển
nhất là cơ lưng, đầu & cổ hơi ngả về phía trước,
lồng ngực lép,vai nhô ra trước, bụng hơi phình
to.
- Gù lưng: cơ lưng phát triển yếu, dây chằng
kém đàn hồi, đoạn cột sống ngực cong quá
nhiều về phía sau.
- Ưỡn bụng: cột sống vùng thắt lưng tăng
nhiều về phía trước, bụng ưỡn nhiều ra phía
trước.
- Vẹo lưng: các đoạn sống ngực và thắt lưng
phát triển không bình thường cong sang một
bên, thân hình bị nghiêng về một phía.



Nguyên nhân:


- Trẻ có thể lực phát triển yếu, bị bệnh còi
xương, bệnh lao, tai & mắt kém phát triển.
- Điều kiện sinh hoạt & chăm sóc không phù
hợp.

+ Duy trì lâu tư thế sai lệch.
+ Bàn ghế không phù hợp lứa tuổi.
+ Do cha mẹ, cô giáo chưa kịp thời uốn nắn các tư
thế lệch lạc cho trẻ khi đi, đứng, nằm ngồi.
• Tác hại của sai lệch tư thế

- Gây trở ngại cho hoạt động của tim, phổi
- Giảm sự trao đổi chất
Trẻ hay bị nhức đầu, chóng mặt, kém ăn, không thích
vận động.
- Gây biến dạng hệ thống xương
• Biện pháp khắc phục tư thế sai lệch

Để tạo cho trẻ có một tư thế đúng thì chúng ta cần
rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ bằng cách:
1- Rèn luyện bằng thể dục, trò chơi & lao động chân tay.
Cho trẻ tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập
phù hợp lứa tuổi.
Cho trẻ chơi các loại trò chơi vận động.
Cho trẻ thường xuyên dạo chơi ngoài trời nơi thoáng
khí.
Tập cho trẻ lao động chân tay vừa sức.
2- Đề phòng sự sai lệch tư thế.
Để phòng tránh các tư thế sai lệch ở trẻ, trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta cần chú ý:
• Cho trẻ ăn uống đấy đủ dinh dưỡng để cơ thể phát

triển tốt tránh được bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.



• Dạy cho trẻ ngồi đúng tư thế ăn, chơi, ngồi học.
• Bàn ghế phải phù hợp lứa tuổi & tỷ lệ thân hình của

trẻ.
• Sắp xếp bàn ghế trong lớp cần có khoảng cách phù

hợp, thuận tiện cho sự đi lại của trẻ và giáo viên kịp
thời uốn nắn tư thế sai lệch cho trẻ.


Điều đặc biệt quan trọng là phải theo dõi chu
đáo tới tư thế đúng của thân thể trẻ em. Không
chỉ khi ngồi, đi, nằm ngủ mà còn trong lúc hoạt
động khác như vui chơi.



Câu 5: Hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn bao gồm: tim và các mạch máu.
- Nhiệm vụ: vận chuyển các chất trong cơ thể.
- Tim đóng vai trò như một cái bơm đẩy máu vào các

động mạch và hút máu từ các tĩnh mạch.

a. Tim
- Nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi lệch về
bên trái.
- Hình dạng gần giống hình chóp nón. Phần đáy nằm
ở phía trên khoảng giữa xương ức và hơi lệch về sau.

Phần mỏm nằm ở phía dưới, lệch về bên trái và
chếch ra đằng trước.
- Ở người VN trưởng thành, tim của nam giới nặng
khoảng 267gam, nữ giới nặng khoảng 240 gam.

b. Các mạch máu
- Động mạch: là các mạch đưa máu từ tim đến các
cơ quan .
- Tĩnh mạch: dẫn máu từ các cơ quan trở về tim.1
- Mao mạch: là các mạch máu nhỏ nối động mạch
với tĩnh mạch.
Chu kì hoạt động của tim
Chu kì hoạt động của tim: Là hoạt động của tim
gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại đều đặn nhịp
nhàng, theo một trật tự nhất định.


-

-

Khi tim co gọi là tâm thu, khi tim giãn gọi là
tâm trương.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, một người
trưởng thành có tần số co bóp khoảng 70 – 75
lần/phút, thời gian của một chu kì tim thường là
0,8 giây.
Ở trẻ em có nhịp tim khoảng 120 – 140
lần/phút, nhịp tim giảm dần theo sự phát triển
của cơ thể. Ở nữ giới có nhịp tim nhanh hơn

nam giới khoảng 5 – 10 nhịp/phút.

- Thời gian trong một chu kì tim như sau:
-

+
+
+
+
+

Tâm nhĩ co:
Tâm nhĩ giãn:
Tâm thất co:
Tâm thất giãn:
Tim nghỉ ngơi:

0,1 giây
0,7 giây.
0,3 giây.
0,5 giây.
0,4 giây.



×