Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống ngô lai mới tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.92 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN THỊ HIỀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG NGÔ LAI MỚI TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính qui
: Trồng trọt
: Nông học
: K43 - TT - N02
: 2011 - 2015
: TS. Phan Thị Vân

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------



NGUYỄN THỊ HIỀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG NGÔ LAI MỚI TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính qui
: Trồng trọt
: Nông học
: K43 - TT - N02
: 2011 - 2015
: TS. Phan Thị Vân

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tôi

xin trân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn: TS. Phan Thị Vân - Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tận tình giúp tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban Giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên; Khoa nông học - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn UBND Phường Quang Vinh và đặc biệt là người dân
tại phường đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn.
Báo cáo này được hoàn thành còn có sự giúp đỡ tận tình của nhiều bạn
bè cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2015


ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2005-2013 .............. 5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2013 ....................... 5
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1990-2013 ............ 7
Bảng 2.4. Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2012-2013 .................... 8
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2013 ...... 9
Bảng 3.1. Các giống ngô tham gia thí nghiệm ................................................ 15
Bảng 4.1: Diễn biế n thời tiế t khí hâ ̣u vu ̣ Xuân 2015 tại Thái Nguyên ........... 20
Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giố ng thí nghi ệm vụ
Xuân 2015 tại Thái Nguyên ........................................................................... 21

Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giố ng thí nghi ệm vụ
Xuân 2015 tại Thái Nguyên ............................................................................ 23
Bảng 4.4. Tốc độ ra lá của các giố ng thí nghi ệm vụ Xuân 2015 tại Thái
Nguyên ............................................................................................................ 25
Bảng 4.5. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giố ng thí nghiệm vụ
Xuân 2015 tại Thái Nguyên ........................................................................... 26
Bảng 4.6. Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các giố ng thí nghiê ̣m vụ Xuân
2015 tại Thái Nguyên ...................................................................................... 28
Bảng 4.7. Số rễ chân kiềng và đường kính gốc của các giố ng thí nghiê ̣m ..... 30
Bảng 4.8. Đánh giá khả năng chố ng đổ và mức đô ̣ nhi ễm sâu bệnh của các
giố ng thí nghiê ̣m........................................................................................... ...31
Bảng 4.9.Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm..............34
Bảng 4.10.Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu......................................35


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AMBIONET :

Mạng lưới công nghệ sinh học cây ngô ở Châu Á

CD bắp

:

Chiều dài bắp

CIMMYT


:

Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Thế Giới

CSDTL

:

Chỉ số diện tích lá

CV %

:

Hệ số biến động

Đ/c

:

Đối chứng

FAO

:

Tổ chức Lương thực Nông nghiệp liên hiệp quốc

G- FR


:

Thời gian gieo đến phun râu

G- TF

:

Thời gian gieo đến tung phấn

G-TC

:

Thời gian gieo đến trỗ cờ

IRRI

:

Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới

LSD05

:

Sự sai khác nhỏ nhất ở mức 0,05

NL


:

Nhắc lại

THL

:

Tổ hợp lai

TL CC/CB

:

Tỷ lệ cao cây trên cao bắp

TT Cây

:

Trạng thái cây

TPTD

:

Thụ phấn tự do



iv

MỤC LỤC

Phầ n 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2.Mục đích yêu cầu của đề tài......................................................................... 2
1.2.1.Mục đích ................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
Phầ n 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................................... 4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
2.2.Tình hình sản xuấ t ngô trên thế giới và Viê ̣t Nam ...................................... 4
2.2.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ........................................................ 4
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam .................................................... 6
2.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên ........................................ 9
2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và Việt Nam ..... 10
2.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới........................ 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ........................ 11
2.4. Các loại giống ngô đang sử dụng trong sản xuất ngô ở Việt Nam .......... 12
2.4.1. Giống ngô điạ phương........................................................................... 12
2.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize) ............................................................... 12
2.5. Kế t quả thử nghiệm các giố ng ngô mới tại tỉnh Thái Nguyên................. 13
Phầ n 3: ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................... 15
3.1. Đối tương, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 15



v

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 15
3.2. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm......................................... 16
3.3.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 17
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi................................ 18
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 19
Phầ n 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20
4.1. Diễn biế n thời tiết khí hậu vu ̣ Xuân 2015 của tỉnh thái nguyên .............. 20
4.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giố ng ngô lai thí nghi
ệm ........ 21
4.2.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ .................................................................. 21
4.2.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu ........................................... 22
4.3. Tố c đô ̣ tăng trưởng thân, lá của các giố ng thí nghiệm............................. 22
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giố ng thí nghiệm ...................... 22
4.3.2. Tốc độ ra lá của các giố ng thí nghiệm .................................................. 24
4.4. Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm.......................................... 26
4.4.1. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giố ng thí nghiệm ............. 26
4.4.2. Số lá/cây và chỉ số diện tích lá của các giố ng thí nghiệm .................... 27
4.4.3. Số rễ chân kiềng, đường kiń h gố c......................................................... 29
4.5. Khả năng chống chịu của các giố ng thí nghiệm ...................................... 30
4.6.Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm.................32
Phầ n 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 35
5.1. Kết luận .................................................................................................... 35
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

Phầ n 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) được biết đến với những giá trị rất thiết thực
trong cuộc sống. Ngô được dùng làm lương thực, thức ăn chăn nuôi. Ngô đã
trở thành cây đảm bảo an ninh lương thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp theo hướng trồng trọt sang chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp và sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu ở nhiều nước và trên phạm vi
toàn thế giới.
Tuy chỉ có 17% sản lượng ngô được dùng làm lương thực nhưng ngô đã
góp phần nuôi sống khoảng 1/3 dân số thế giới. Ở Ấn Độ có tới 90% sản
lượng ngô, ở Philippin 66% được dùng làm lương thực cho con người (Nguyễn
Đức Lương và cs, 2000)[8].
Ngoài ra, ngô còn là nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến thức ăn
gia súc tổng hợp, cho công nghiệp sản xuất cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo (Ngô
Hữu Tình, 2003)[12].
Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp lớn, ngô là loại thức
ăn lý tưởng cho nhiều loại gia súc, gia cầm, là nguồn thức ăn chủ lực để chăn
nuôi lấy thịt, trứng, sữa, cá…
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay đang đứng
trước rất nhiều thách thức: diê ̣n tić h đất nông nghiệp bi ̣thu he ̣p do t ốc độ đô
thị hóa gia tăng, dân số tăng nhanh, thành phần kinh tế thay đổi theo hướng
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp…
Trước những khó khăn đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo an
ninh thực và phát triển kinh tế cho xã hội?



2

Đã có rất nhiều các giải pháp đưa ra để tập trung giải quyết cho câu hỏi
này, trong đó có viê ̣c phát triể n sản xuấ t ngô.
Hiê ̣n nay , sản lượng ngô của Việt Nam đã đạt 5.190,9 nghìn tấn nhưng
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước. Năm 2013, kim ngạch nhập
khẩu ngô từ các thị trường về Việt Nam là 2.188.979 tấn và 6 tháng đầu năm
2014 cả nước đã phải nhập 2.394.081 tấn (Tổng Cục hải quan, 2014) [14].
Yếu tố hạn chế chính đến sản xuất ngô ở Việt Nam là điều kiện tự nhiên
không ưu đãi: đất đai bạc màu, thời tiết diễn biến khắc nhiệt: lũ lụt, hạn hán,
thiên tai thường xuyên xảy ra, .... Bên cạnh đó, tập quán canh tác của người dân
còn lạc hậu, việc tiếp nhận kỹ thuật mới còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có bộ
giống ngô tiềm năng năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt phù hợp với
điều kiện sinh thái của vùng, với phương thức canh tác của địa phương.
Chính vì vậy để có cơ sở chọn tạo giống ngô lai mới, năng suất cao, chống
chịu tốt phục vụ cho sản xuất chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống ngô lai mới tại
Thái Nguyên ”.
1.2.Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích
Chọn được giống ngô lai có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích
hợp với điều kiện canh tác của tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô
thí nghiệm.
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và sinh lý (chiều cao cây, chiều cao
đóng bắp, số lá/cây, chỉ số diện tích lá…) của các giống thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng chống chịu của các giống ngô tham gia thí nghiệm
(khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ, gãy…).



3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là một trong những cơ sở quan trọng để chọn được giống ngô có
năng suất cao, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh
Thái Nguyên và các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng phục vụ cho
học tập và đánh giá các đặc điểm nông học ở cây ngô.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở đề xuất các giống ngô phù hợp với điều kiện sản xuất, điều kiện
sinh thái Thái Nguyên.
Góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô lai ở Việt Nam.


4

Phầ n 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất giống tốt góp phần nâng cao được hiệu quả kinh tế, giảm
chi phí sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng cây trồng. Các nhà khoa học
ước tính khoảng 30% đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực
trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt.
Mỗi giống ngô có đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh khác nhau.
Vì vậy, để phát huy được những đặc tính tốt của giống trước khi đưa ra sản
xuất, cần đánh giá đầy đủ, khách quan khả năng thích nghi của giống với
vùng sinh thái cũng như khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu

với những điều kiện bất lợi.
Để có những giống ngô mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất của tỉnh
Thái Nguyên, đề tài đã tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và
chống chịu sâu bệnh của các giố ng thí nghiê ̣m.
2.2.Tình hình sản xuấ t ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trong các cây lương thực chiń h ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng
cao nhất về năng suất do không ngừng cải tiến các biện pháp kĩ thuật canh tác
và đặc biệt ứng dụng những thành tựu kĩ thuật mới trong chọn tạo giống.


5

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2005-2013
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2005

147,53

48,37


713,62

2006

148,96

48,09

706,84

2007

158,31

49,90

789,93

2008

162,87

50,98

830,26

2009

158,84


51,63

820,15

2010

163,82

51,87

849,79

2011

171,78

51,55

885,29

2012

177,00

49,44

875,10

2013


184,19

55,2
Nguồn: FAO, 2015[18]

1.016,74

Theo số liê ̣u thống kê của (FAO) năm 2005 diện tích trồng ngô của thế
giới là 147,53 triệu ha đến năm 2013 tăng lên đa ̣t 184,19 triệu ha. Năng suất
ngô năm 2013 đạt 55,2 tạ/ha, tăng 6,83 tạ/ha so với năm 2005.
Do trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác, điều kiện tự nhiênkinh tế xã hội mỗi châu lục khác nhau, nên diện tích, năng suất và sản lượng
ngô của các vùng lãnh thổ trên thế giới có sự khác biệt. Điều đó, được thể
hiện qua bảng số liệu 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Châu Mỹ

70,70


73,9

522,63

Châu Á

59,39

51,2

304,31

Châu Âu

18,97

61,9

117,45

Châu Phi

35,02

20,4

71,61

Châu lục



6

Nguồn: FAO, 2015[18]
Trong các châu lục thì châu Mỹ luôn dẫn đầu về diện tích, năng suất
cũng như sản lượng. Năm 2013, năng suất ngô của Châu Mỹ đạt 73,9 tạ/ha,
cao hơn 33,9% so với năng suất trung bình của thế giới, sản lượng đạt 522,63
triệu tấn, chiếm 51,4% sản lượng ngô toàn thế giới. Châu lu ̣c đứng vi ̣trí thứ 2
là châu Á năng suất đạt 51,2 tạ/ha và sản lượng đạt 304,31 triệu tấn. Châu Phi
là châu lục có năng suất và sản lượng thấp nhất (năng suấ t đa ̣t 20,4 tạ/ha).
Dự báo đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu
năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), trong đó các
nước khu vực Đông Á được dự báo có nhu cầu tăng mạnh nhất vào năm 2020
(85%). Sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh ở các nước này là do dân số tăng, thu
nhập bình quân đầu người tăng, dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm
tăng mạnh, từ đó đòi hỏi khối lượng ngô rất lớn để phát triển chăn nuôi.
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam
Ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ
cấu cây trồng ở nước ta. Vào những năm 1960 năng suất ngô của nước ta chỉ
đạt trên 1 tấn/ha với diện tích hơn 200 nghìn ha, đến đầu những năm 1980 năng
suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các
giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu.
Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mì
Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta,
góp phần nâng cao năng suất lên gần 1,5 tấn vào đầu những năm 1990.
Do mở rộng diện tích trồng ngô lai trong sản xuất, nên đến năm 2013
năng suấ t ngô của nước ta đã đa ̣t 44,3 tạ/ha, trong đó có trên 95% diện tích
trồng ngô lai.



7

Đến nay việc tăng cường chọn tạo phát triển các giống ngô lai mới và
áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp đã giúp năng suất ngô nước ta tăng liên
tục với tốc độ nhanh hơn so với năng suất trung bình của thế giới.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1990-2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

1990

432,0

15,5

171,0

1993

496,5


17,8

882,2

1995

556,8

21,1

1177,2

2000

730,2

27,5

2005,9

2005

1052,6

36

3787,1

2008


1125,9

40,2

4531,2

2010

1126,4

40,9

4606,8

2011

1121,2

43,1

4835,7

2012

1118,2

42,9

4803


2013

1172,6

44,3

5193,5

Năm

Nguồn: FAO, 2015[18]
Cây ngô đang ngày càng được chú trọng ở nước ta với diện tích ngày
càng được mở rộng . Năm 1990, diện tích trồng ngô ở nước ta là 432.000 ha
nhưng đến năm 2013 diện tích đạt 1172,6 nghìn ha.
Mặc dù năng suất và sản lượng ngô tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu ngô hạt cho
chăn nuôi. Kim ngạch nhập khẩu ngô trong 7 tháng đầu năm 2014 đã tăng
137,2% so với cùng kỳ năm trước, với gần 2,7 triệu tấn ngô, tương đương giá
trị 681 triệu USD. Thực tế, nhập khẩu ngô đã tăng vọt từ năm 2013 với 2,18
triệu tấn, trị giá 675 triệu USD, tăng 35,5% so với cả năm 2012 (Cục xúc tiến
thương ma ̣i, 2013)[5].


8

Bảng 2.4. Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2012-2013
Năm 2012
Nƣớc


Lƣợng

Trị giá

Năm 2013 so năm

Năm 2013
Lƣợng

Trị giá

2012(%)
Lƣợng
(1000

Trị giá

(1000 tấn) (1000 USD) (1000 tấn)

(1000 USD)

Tổng

1614.473 500.343869 2.188.979

674.843.566

+35,58

+34,88


Ấn Độ

238.885

75.087.298 1.019.681

304.430.430

+326,85

+305,44

Braxin

59.855

16.885.441

779.836

212.764.757

+1202,88

+1160,05

Thái Lan

12.238


25.903.978

123.046

65.520.330

+905,44

+152,94

Achentina

238.885

75.087.298

147.528

45.006.608

-38,24

-40,06

Campuchia

34.743

11.039.500


72.275

21.835.150

+108,03

+97,79

Lào

21.580

5.680.360

23.273

6.194.560

+7,85

+9,05

Hoa Kỳ

503

468.842

570


437.285

+13,32

-6,73

tấn)

(1000 USD)

Nguồn : Tổng cục hải quan, năm 2014[14]
Trong năm 2013, Việt Nam nhập khẩu ngô từ 7 thị trường, trong đó Ấn
Độ vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam, với 1.019.681 tấn,
trị giá 304.430.430 USD, tăng 226,85% về lượng và tăng 205,44% về trị giá
so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp theo là Braxin, với 779.836 tấn, trị giá 212.764.757 USD, tăng gấp
11 lần về lượng và tăng 10 lần về trị giá.
Vấn đề này đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết cho các cơ quan
nghiên cứu chọn tạo giống là tạo ra các giống ngô có năng suất cao, chống
chịu tốt đồng thời đáp ứng được cả yêu cầu về chất lượng phu ̣c vu ̣ cho phát
triể n chăn nuôi gia súc gia cầ m.


9

2.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 356.282 ha. Cơ cấu
đất đai gồm các loại sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích

tự nhiên. Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên.
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm
69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm
30,78 %). Trong tổng số đất chưa sử dụng, có 1.714 ha đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
Từ năm 1995 trở về trước, diện tích trồng ngô chủ yếu vẫn dùng các
giống thụ phấn tự do giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng
suất thấp. Đến nay, diện tích trồng ngô lai tăng mạnh, chiếm trên 90% tổng
diện tích trồng ngô toàn tỉnh mang lại năng suất và sản lượng vượt trội trong
sản xuất.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2005

15,9

34,7

55,1


2006

15,3

35,2

53,9

2007

17,8

42,0

74,8

2008

20,6

41,1

84,6

2009

17,4

39,1


68,0

2010

17,9

42,0

75,2

2011

18,6

43,2

80,4

2012

17,9

42,2

75,5

2013

19,0


42,6

81,0

Năm


10

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015 [15]
Kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy từ năm 2005 đến 2013, diê ̣n tích
ngô của Thái Nguyên tăng 3,1 nghìn ha, năng suất tăng 7,9 tạ/ha, sản lượng
tăng 25,9 nghìn tấn. Có được những kết quả trên là nhờ áp dụng các tiến bộ
khoa học mới vào sản xuất, đặc biệt là có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho
nông dân như trợ giá giống, vật tư, thủy lợi .....
2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới
Người đầu tiên tiến hành thí nghiệm về giới tính của cây ngô là Cotton
Mather (1716). Tám năm sau nghiên cứu của Mather, Paul Duley đã đưa ra
nhận xét về giới tính của cây ngô và cho rằng gió đã mang phấn cho quá trình
thụ tinh (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [11].
Vào năm 1727, James Logan đã tiến hành thí nghiệm và khẳng định
được chức năng cái của râu, noãn và vai trò cần thiết của hạt phấn.
Năm 1877, Wiliam Janes Beal thực hiện công trình cải tạo giống ngô và
cho biết sự khác biệt về năng suất của giống lai so với giống bố mẹ. Năng
suất của con lai vượt năng suất của giống bố mẹ là 25% (Ngô Hữu Tình,
2009) [13].
Năm 1960, Trung tâm cải tiến giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT)
được thành lập tại Mexico với nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo về ngô, lúa mì

cho các nước đang phát triển (CIMMYT (1999/2000))[17]. Sau hơn 50 năm
hoạt động chương trình ngô CIMMYT đã đóng góp đáng kể vào thành tựu
ngô của 80 nước trên thế giới. CIMMYT đã khởi xướng nhiều chương trình
ngô lai phù hợp với các mục tiêu lớn là phát triển các vật liệu mới cho chọn
tạo giống lai, tích luỹ và công bố những thông tin về tính hữu dụng của các
vật liệu nhiệt đới, cận nhiệt đới mà CIMMYT đang có (Ngô Hữu Tình và cs,
1997)[11].


11

Bên cạnh việc tạo ra những giống ngô lai cho năng suất cao, các nhà
chọn tạo giống ngô tại CIMMYT đã nghiên cứu phát triển các giống ngô hàm
lượng protein cao QPM (Quality Protein Maize). Năm 1962, các nhà khoa
học Mỹ đã nghiên cứu giống ngô Opaque 2 có hàm lượng protein cao hơn các
giống ngô đã tồn tại trước đó. Các giống ngô QPM có ưu điểm đặc biệt là
hàm lượng Triptophan (0,11%), Lysine (0,475%) và Protein (11%) cao hơn
rất nhiều so với ngô thường (tỷ lệ này ở ngô thường là 0,05; 0,225 và 9,0%),
hạt chắc, cho sản lượng cao hơn các giống ngô khác 10% trở lên. Lợi ích mà
QPM đem lại không những góp phần ổn định an ninh lương thực một cách
hiệu quả mà còn giải quyết các vấn đề dinh dưỡng cho người dân của thế giới
thứ ba.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ những năm 60 song song với việc nghiên cứu và chọn tạo
các giống ngô thụ phấn tự do, các nhà nghiên cứu ngô Việt Nam đã chú trọng
phát triển các dòng thuần để tạo giống ngô lai. Song vật liệu khởi đầu còn lạc
hậu và không phù hợp, cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được
một số khâu trong quá trình sản xuất giống nên ngô lai đã không phát huy
được vai trò của nó.
Đế n những năm 1990 viê ̣c nghiên cứu cho ̣n ta ̣o giố ng ngô


lai ở Viê ̣t

Nam mới mang la ̣i hiê ̣u quả . Từ đó đế n nay Viện nghiên cứu Ngô đã không
ngừng nghiên cứu và tìm ra được nhiều giống ngô lai mới và đưa vào sản xuất
như: LVN10, LVN5, LVN12, LVN4 (giống lai đơn cải tiến), LVN20, LVN17,
LVN23 (ngô rau).
Cùng với việc ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống

, các nhà khoa

học nghiên cứu ngô ở Việt Nam đã ứng dụng công nghệ sinh học trong ta ̣o


12

dòng thuần và chuyển gen và đã thu được kết quả đáng khích lệ. Viện nghiên
cứu ngô đã cho ra đời hơn 10 dòng đơn bội kép, được đánh giá là rất có triển
vọng trong công tác tạo giống lai.
Bùi Mạnh Cường và cs (1998) [6] đã nghiên cứu tạo cây đơn bội kép
bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, kết quả từ 61 nguồn giống đã xác định được
16 giống cho bao phấn phản ứng, 3 nguồn có khả năng tái sinh cây và 5
nguồn có khả năng tạo được callus.
2.4. Các loại giống ngô đang sử dụng trong sản xuất ngô ở Việt Nam
2.4.1. Giống ngô điạ phương
Là giống ngô đã tồn tại trong một thời gian dài ở địa phương, phù hợp
với điều kiện khí hậu, tập quán canh tác và khả năng chống chịu tốt với điều
kiện bất lợi của vùng. Giống địa phương thường năng suất không cao nhưng
chất lượng tốt và là nguồn vật liệu rất quan trọng trong công tác chọn tạo
giống mới.

Hiện nay, ở những vùng núi người dân vẫn sử dụng nhiều giống địa
phương như: tẻ đỏ Sapa, tẻ Bắc hà, nế p Sơn La.....
2.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)
Ngô lai là thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật nhất của thế kỷ
XX, đó là kết quả của ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống (Ngô Hữu
Tình, 1997)[10].
Hiện nay sản xuất ngô ở Việt Nam chỉ tồn tại các giống lai quy ước
còn các giống ngô lai không quy ước được sử dụng rộng rãi vào giai đoạn
1990 - 1995.
Giống lai quy ước là giống ngô tạo ra bằng cách lai các dòng thuần, đây
là phương thức sử dụng có hiệu quả nhất của hiện tượng ưu thế lai. Các giống


13

lai quy ước bao gồm lai đơn, lai ba, lai kép.
Mô ̣t số giố ng ngô lai quy ước đang sử du ̣ng trong sản xuấ t như : LVN99,
LCH9, VN9680, LVN14, LVN154, C919, NK4300, DK9901,....
2.5. Kế t quả thử nghiệm các giố ng ngô mới tại tỉnh Thái Nguyên
Ngô là cây lương thực quan tro ̣ng trong sản xuấ t nông nghiê ̣p của tin
̉ h
Thái Nguyên. Chính vì vậy phát triển sản xuất ngô là nhiệm vụ chính trị để
đảm bảo an ninh lươn g thực trong tin̉ h . Mô ̣t trong những giải pháp phát triể n
sản xuất ngô là chọn được các giống phù hợp với điều kiện sinh thái của
vùng. Những năm gầ n đây nhiề u giố ng mới đã đươ ̣c thử nghiê ̣m ở

Thái

Nguyên để chọn được giống năng suấ t cao chố ng chiụ tố t phu ̣c vu ̣ sản xuất.
Vụ Đông 2008-2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái

Nguyên đã tiến hành thử nghiệm giống LVN61 do Viện nghiên cứu ngô lai
tạo. Kết quả thử nghiệm cho thấy LVN61 thích ứng rất tốt với điều kiện sinh
thái của Thái Nguyên, năng suất đạt 70 tạ/ha, vì vậy LVN61 đã được bổ sung
vào cơ cấu giống ngô lai của tỉnh (Báo Thái Nguyên, 2010)[2].
Vụ Xuân 2009, tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giống
ngô LVN154 do Viện Nghiên cứu Ngô lai tạo, có năng suất cao, chất lượng
tốt đã được tiến hành khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm CVU, kết quả cho
thấy giống ngô LVN154 có thời gian sinh trưởng là 119 ngày, năng suất
đạt 85,56 tạ/ha (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2011)[1].
Vụ Đông 2011, giống ngô lai LVN092 đã được thử nghiệm tại Phổ Yên
- Thái Nguyên. Giống ngô LVN092 là giống ngô lai đơn do Viện Nghiên cứu
Ngô lai tạo. Giống LVN092 đã tham gia mạng lưới khảo nghiệm, sản xuất
thử và xây dựng mô hình trình diễn tại 11 tỉnh thuộc các vùng sinh thái trên


14

cả nước và đều cho năng suất cao hơn giống đối chứng (C919, LVN4,
NK4300) 8 - 12%. (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2011)[1].
Vụ Xuân 2013, Trung tâm giống cây trồng Thái Nguyên đã xây dựng
mô hình trình diễn giố ng ngô lai VS 36 tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên. Kế t quả cho thấy, giống ngô lai VS36 có khả năng
chống đổ tốt. Năng suất trung bình của VS36 đạt trên 80 tạ/ha, cao hơn
năng suất ngô bình quân của huyện Võ Nhai vụ xuân 2013(Nguyễn Thị
Giang Hảo, 2014)[7].
Vụ Xuân 2014, Công ty Monsanto đã được thử nghiệm giống ngô lai
DK8868 tại huyện Võ Nhai. Giống DK8868 có ưu điểm là khả năng chống
hạn, chống đổ rất tốt, năng suất trung bình đạt 78tạ/ha (Dương Trung Kiên,
2014) [9].



15

Phầ n 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣơng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Vật liệu thí nghiệm gồm 7 giố ng ngô lai mới do Viện nghiên cứu ngô lai
tạo và giống NK7328 được chọn làm giống đối chứng.
Giống ngô lai NK7328 (đối chứng) của Cty Syngenta Việt Nam.
NK7328 có độ đồng đều cao, bản lá rộng dày, màu xanh nhạt, khả năng quang
hợp tốt. Bắp to, dạng hạt màu vàng cam đậm, lá bi bao kín, mỗi bắp trung
bình 14 - 16 hàng hạt, 36 - 38 hạt/hàng. Đặc biệt chống đổ tốt, chịu hạn.
Bảng 3.1. Các giống ngô tham gia thí nghiệm
Số thứ tự

Tên giống

Nguồn gốc giống

1

VN1

Viện nghiên cứu ngô

2

VN2


Viện nghiên cứu ngô

3

VN3

Viện nghiên cứu ngô

4

VN4

Viện nghiên cứu ngô

5

VN5

Viện nghiên cứu ngô

6

VN6

Viện nghiên cứu ngô

7

VN7


Viện nghiên cứu ngô

8

NK7328(đ/c)

Công ty Syngenta Việt Nam

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại Phường Quang Vinh , thành
phố Thái Nguyên.
- Đặc điểm đất trồng: Đất thịt nhẹ, chuyên trồ ng màu.


16

- Thí nghiệm được tiến hành trong v ụ Xuân năm 2015. Thời gian gieo:
26/2/2015
3.2. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm
Áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác ngô của Bộ NN&PTNT
* Làm đất: Làm đất tơi, xốp, bằng phằng, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm
đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
* Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70cm x 25cm x 1 cây
* Công thức phân bón:
+ Phân vi sinh: 2 tấ n
+ Phân vô cơ: 150N : 90P2O5 : 90K2O /ha
Tương đương với lượng phân:
Đạm urê: 326,09 kg/ha
Supe lân: 562,5 kg/ha
Kaliclorua: 150kg/ ha

- Phương pháp bón:
+ Bón lót 100% Phân vi sinh và 100% phân lân supe
+ Bón thúc:
Lần 1: Bón với lượng là 1/2 N+1/2 K2O, khi cây có 3 - 5 lá, kết hợp xới
xáo lần 1 cho ngô.
Lần 2: Bón với lượng phân còn lại và bón khi cây có 7 - 9 lá, kết hợp
vun cao thành luống.
* Chăm sóc:
+ Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát
triển rộ trên đồng ruộng.
+ Khi ngô có 3-5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng,
nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần 1.
+ Khi ngô 7- 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc chống đổ.


17

+ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ
trước và sau trỗ cờ 10-15 ngày.
- Thu hoạch: Khi thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, chân hạt hình
thành sẹo đen.
3.3.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai
thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc tính chống chịu của các giống ngô tham gia thí nghiệm
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD Randomized Complete Block Design) gồm 8 công thức, với 3 lần nhắc lại.
Diện tích ô thí nghiệm 14 m2 (5 × 2,8 m).

Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
5

3

1

4

7

6

2

6

4

3

5

2

1

7


1

2

7

3

6

5

4

Dải bảo vệ
Tên công thức tham gia thí nghiệm:
Công thức 1: VN1

Công thức 5 : VN5

Công thức 2: VN2

Công thức 6: VN6

Công thức 3: VN3

Công thức 7: VN7

Công thức 4: VN4


Công thức 8: NK7328(đ/c)


18

3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo doĩ
Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô
(QCVN 01-56 – 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [3].
* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
+ Ngày trỗ cờ: Được tính từ khi gieo đến khi có trên 50% số cây trong
công thức đó xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.
+ Ngày tung phấn: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong
công thức có hoa nở ở 1/3 trục chính.
+ Ngày phun râu: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong
công thức có râu dài 2-3 cm ngoài lá bi.
* Chỉ tiêu về hình thái
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng.
- Tiế n hành đo chiề u cao cây

, chiề u cao đóng bắ p ở giai đoa ̣n sau

trỗ 15 ngày .
- Số lá: Đếm tổng số lá trên cây, đánh dấu trên lá thứ 3, thứ 5, thứ 10.
- Chỉ số diện tích lá: Theo dõi 5 cây/ô với 3 lần nhắc lại, đo ở thời kỳ
trỗ. Chiều dài đo từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng đo ở phần rộng nhất của
phiến lá. Đo tất cả các lá còn xanh trên cây sau đó áp dụng công thức:
Diện tích lá (m2) = Chiều dài x chiều rộng x 0,75
CSDTL (m2lá/m2 đất) = DTL/Cây x số cây/m2

- Tốc độ tăng trưởng của cây
+ Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách
giữa các lần đo là 10 ngày,
+ Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô),


×