Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Lập kế hoạch tài chính ODA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 31 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Mođun TC2: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ODA

Kết thúc Mođun TC2 bạn có khả năng:
ƒ Nắm được quy trình tổng thể của hoạt động lập kế hoạch tài chính
trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án.
ƒ Hiểu được các nhân tố tác động tới hoạt động lập kế hoạch tài chính
dự án
ƒ Lập được kế hoạch tài chính hàng kỳ của dự án.

Đã kết thúc Mođun TC1: “Tổng quan về công tác quản lý tài chính dự án
ODA”

ƒ Giáo viên nêu vấn đề trước khi học, gợi ý, giảng giải và hỗ trợ trong
quá trình học.
ƒ Học viên thảo luận làm bài tập lập kế hoạch tài chính dự án.
ƒ Học viên thảo luận và trao đổi kinh nghiệm về công tác lập kế hoạch tài
chính của các dự án đã trải qua.

ƒ Tài liệu Mođun TC2: “Lập kế hoạch tài chính dự án ODA”

1. Tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên
những khái niệm cơ bản, và yêu cầu của công tác


lập kế hoạch tài chính dự án ODA.
2. Tìm hiểu và thực hành với quy trình lập kế hoạch
tài chính dự án ODA
3. Nghiên cứu các tài liệu tham khảo.
4. Tự đánh giá kết quả học tập.

Trang số: 1/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

KHÁI NIỆM VỀ KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ODA
• Các khái niệm
• Ý nghĩa
• Nội dung

Đồng nào
mua mắm?

Đồng nào
mua tương


Trang 3

QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN

n Thiết lập mục tiêu
o Xác định các hoạt động
p Ước tính chi phí
q Lập dự toán lưu chuyển tiền

CƠ SỞ LẬP KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN
• Dự toán dự án được duyệt
• Mục tiêu của dự án

Trang 6

Trang 19

ƯỚC TÍNH CHI PHÍ
• Ước tính khối lượng chi phí
• Ước tính chi phí đơn vị
• Các nhân tố tác động tới ước tính chi phí
• Dự phòng chi phí
Trang 21

VAI TRÒ CỦA CÁC BỘ PHẬN
TRONG LẬP KHTC DỰ ÁN
• Cán bộ dự án
• Người cung cấp

• Đối tượng thụ hưởng dự án

Trang 24

Trang số: 2/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Các khái niệm về kế hoạch tài chính dự án
ODA:
n Các khái niệm
o Ý nghĩa
oNội dung

1.

)

Khái niệm cơ bản về lập kế hoạch tài chính trong thực hiện dự
án ODA

Đọc kỹ các khái niệm cơ bản dưới đây về kế hoạch tài chính, thấy được đặc

điểm của kế hoạch tài chính cho dự án, giống và khác với kế hoạch tài
chính của các tổ chức:
• Kế hoạch tài chính là một bộ phận trong kế hoạch tổng thể, nó thể hiện các
mục tiêu và cách thức thực hiện các mục tiêu trên giác độ các chỉ tiêu tài
chính.
• Hiệu quả của các hoạt động được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau
nhưng phổ biến nhất vẫn là dựa trên thước đo của tài chính – là đơn vị tiền
tệ. Do vậy mọi kế hoạch suy cho cùng cũng phải được quy về các chỉ tiêu
tài chính.
• Một trong những nhiệm vụ chính của các dự án ODA là hoàn thành các
mục tiêu được đề ra đúng thời hạn và trong phạm vi chi phí dự tính vì vậy
kế hoạch tài chính trở thành công cụ cần thiết để đạt được các mục tiêu của
dự án. Nó giúp cho quản lý dự án xây dựng các mục tiêu hiện thực cho
từng kỳ (năm, quý, tháng), đảm bảo hoạt động quản lý của dự án có định
hướng.

GHI NHỚ

Lập kế hoạch tài chính hàng kỳ của các
dự án ODA không chỉ đơn thuần là thủ
tục mà các nhà tài trợ, chính phủ yêu cầu
mà còn là hoạt động tự thân, cần thiết
cho chính chủ dự án và các ban quản lý
dự án.

Trang số: 3/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)

Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

2.

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Tại sao lập kế hoạch tài chính lại thực sự cần thiết trong hoạt
động triển khai thực hiện các dự án?

Đa phần quản lý các dự án ODA đều mong muốn thực hiện dự án một
cách có hiệu quả nhất nhưng lại chưa hiểu hết vai trò của hoạt động lập kế
hoạch tài chính trong quá trình thực hiện dự án:
• Lập kế hoạch tài chính là hoạt động có tính định hướng rõ ràng cho quản lý
dự án, là sự trả lời cho các câu hỏi sau:
Định làm gì?
Làm thế nào?
Kết quả ra sao?
• Lập kế hoạch tài chính cho dự án không phải đơn thuần là hoạt động dự
báo cho hoạt động sắp tới mà thực chất là công tác chuẩn bị để hoàn thành
các mục tiêu mà dự án đề ra.
• Kế hoạch tài chính dự án ODA đóng vai trò là phương tiện thông tin giữa
các bộ phận quản lý khác nhau trong dự án và giữa dự án với các tổ chức
khác như nhà tài trợ, chính phủ, đơn vị thụ hưởng dự án v.v. Chính sự hiểu
biết rõ ràng về quá trình thực hiện dự án của các bên liên quan sẽ tạo điều
kiện cho dự án được thực hiện thành công.
• Lập kế hoạch tài chính còn là công cụ phục vụ công tác kiểm soát và đánh
giá dự án ODA. Kế hoạch tài chính cung cấp thông tin về các hoạt động

của dự án kết hợp với các chi phí ước tính trong thực hiện các hoạt động
đó, do vậy, nó được sử dụng như là cơ sở cho hoạt động kiểm soát và đánh
giá dự án.
• ODA là nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà Nước, việc lập kế hoạch
tài chính hàng kỳ là hoạt động bắt buộc, cần thiết và phải đảm bảo tuân thủ
các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam và các cam kết giữa
Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Việc lập kế hoạch tài chính dự án
ODA phải theo đúng quy định và mẫu biểu tại các phụ lục kèm theo Thông
tư 02/2003/TTLT-BKH-BTC
• Lập kế hoạch tài chính dự án ODA là cơ sở quan trọng để xây dựng yêu
cầu về vốn cho dự án (vốn nước ngoài/vốn đối ứng). Kế hoạch tài chính dự
án ODA là căn cứ để Bộ chủ quản/UBND tỉnh bố trí ngân sách cho dự án
hoạt động trong năm tài chính

Trang số: 4/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

GHI NHỚ

3.

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA


• Khi lập kế hoạch tài chính, thực chất
quản lý dự án đang làm công tác
chuẩn bị để thực hiện các mục tiêu của
dự án để ra
• Kế hoạch tài chính là công cụ tốt nhất
để các cơ quan hữu quan hiểu rõ hơn
về tình hình thực hiện dự án

Nội dung của kế hoạch tài chính dự án ODA

Hai vấn đề lớn cần được thể hiện trong kế hoạch tài chính khi thực hiện các dự án
có sử dụng vốn ODA là:
• Chi phí (vốn sử dụng) cho các hạng mục (hoạt động) của dự án trong kỳ là
bao nhiêu và.
• Kinh phí lấy từ nguồn vốn nào



Lưu ý: Về nguyên tắc, nếu dự án được NSNN cấp phát vốn ODA thì NSNN
(Trung ương hoặc địa phương) cấp vốn đối ứng. Nếu là dự án vay lại thì phải
tự bố trí vốn đối ứng. Ngoài ra, việc xác định nguồn vốn để ghi kế hoạch còn
phải căn cứ vào tỷ lệ tài trợ vốn ODA cho từng loại chi phí được thỏa thuận
trong Hiệp định.

Tương ứng, trong kế hoạch tài chính dự án ODA có hai vế:
• Thứ nhất là lập kế hoạch chi (sử dụng vốn)
• Thứ hai là kế hoạch giải ngân (rút vốn) từ các nguồn vốn khác nhau.

Câu hỏi
Trong thực tế có những dự án nhà tài trợ trực tiếp quản lý hoặc giao cho tư vấn

quốc tế quản lý chi tiêu phần vốn nước ngoài. Điều này tác động thế nào tới hoạt
động lập kế hoạch tài chính của dự án? Ban QLDA phải làm gì để hoàn chỉnh kế
hoạch tài chính của dự án theo đúng quy định và mẫu biểu theo tinh thần của
Thông tư 02/2003/TTLT-BKH-BTC?

Trang số: 5/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Quy trình lập kế hoạch tài chính dự án
ODA:
n Thiết lập mục tiêu
o Xác định các hoạt động
o Ước tính chi phí
o Dự toán lưu chuyển tiền

1. Quy trình lập kế hoạch tài chính dự án ODA
Mô hình chung trong lập kế hoạch tài chính dự án là dựa vào luồng công việc
thực hiện dự án như sau:
Mục tiêu
Các kết quả mà dự
án phải thực hiện

trong kỳ

Đạt được
nhờ

Hoạt động
Các hoạt động
nhằm thực hiện các
mục tiêu đề ra

Làm phát
sinh

Chi phí
Nguồn lực (tiền)
chi tiêu để thực
hiện các hoạt động

Bước đầu tiên, các mục tiêu của dự án cho từng kỳ (năm, quý, tháng) được thiết
lập chẳng hạn:
• 1,000 chuyên viên cho các trung tâm đào tạo nghề
• Cung cấp thiết bị đào tạo cho 3 trung tâm đào tạo nghề
• V.v
Tiếp theo cần xác định các loại hoạt động cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã
đề ra, chẳng hạn:
• Tổ chức đào tạo chuyên viên
• Tổ chức hoạt động trao đổi, tham quan
• Đấu thầu thiết bị đào tạo
• V.v
Khi xác định các hoạt động thì cần phải có thước đo khối lượng hoạt động định

lượng, chẳng hạn:
• tổ chức 30 khóa đào tạo
• tổ chức 6 đợt tham quan nước ngoài, trong nước
• v.v
Bước cuối cùng là ước tính chi phí để thực hiện các hoạt động đối ứng với các
nguồn vốn của dự án
Trang số: 6/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

• Chi phí dự tính cho hoạt động đào tạo, trong đó
Vốn ODA (NSNN cấp phát/NSNN cho vay lại)
Vốn đối ứng (NSNN cấp phát/Chủ dự án tự bố trí)
• Chi phí dự tính cho hoạt động tham quan, khảo sát, trong đó
Vốn ODA (NSNN cấp phát/NSNN cho vay lại)
Vốn đối ứng (NSNN cấp phát/Chủ dự án tự bố trí)
• Chi phí mua sắm thiết bị đào tạo cho trung tâm nghề
Vốn ODA (NSNN cấp phát/NSNN cho vay lại)
Vốn đối ứng (NSNN cấp phát/Chủ dự án tự bố trí)
• V.v.
Quy trình lập kế hoạch tài chính dự án ODA được cụ thể hóa qua các bước sau:


Trang số: 7/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Sơ đồ 1: Các bước trong quy trình lập kế hoạch tài chính
dự án ODA
Yêu cầu

n

Thiết lập mục tiêu



o

Mục tiêu tổng thể của dự án
Mục tiêu của từng cấu phần

Xác định các hoạt động
thực hiện




p

Các hoạt động cùng thước đo
Khối lượng từng hoạt động

Ước tính chi phí cho các
hoạt động




q

Dự toán chi phí cho từng hoạt động
Dự toán chi phí cho các tác vụ chi
tiết của mỗi hoạt động
Dự toán chi phí cho toàn dự án

Lập dự toán lưu chuyển
tiền



Dự toán lưu chuyển tiền phản
ánh kế hoạch chi trả chi tiết theo
hoạt động và theo thời gian
Dự tính khả năng thừa, thiếu
tiền mặt của dự án và kế hoạch

giải ngân (rút vốn) phù hợp















Hệ thống mục tiêu cụ thể, rõ
ràng cho từng cấp độ dự
án: tổng thể, từng cấu phần
Các mục tiêu cần phải được
định lượng, có thước đo rõ
ràng

Hoạt động phải được xác
định cùng thước đo rõ ràng
Chi tiết cho từng tác vụ chi
tiết
Xác định cụ thể khối lượng
dự tính cho từng hoạt động


Xác định chi phí đơn vị cho
từng khối lượng hoạt động
Tổng hợp chi phí cho cả
hoạt động và toàn dự án

Phản ánh chi tiết kế hoạch
thu, chi tiền của dự án theo
từng hoạt động
Tổng hợp cho từng cấu
phần của dự án và toàn dự
án
Chi tiết theo các khoản mục
và theo thời gian (Năm,
quý, tháng)

Trang số: 8/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

2. Mô tả chi tiết các bước trong quy trình lập kế hoạch tài chính
hàng kỳ cho dự án ODA.


)

Đọc mô tả chi tiết các yêu cầu đối với các bước trong quy
trình lập kế hoạch tài chính dự án n o p q:

n THIẾT LẬP MỤC TIÊU



Hệ thống mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho từng cấp độ dự
án: tổng thể, từng cấu phần
Các mục tiêu cần phải được định lượng, có thước đo
rõ ràng

Trong quá trình thực hiện dự án ODA, các mục tiêu tổng quát đã được phê
duyệt, các hoạt động của các cấu phần dự án cùng tổng chi phí đã được ước
tính. Do đó mục tiêu của kế hoạch tài chính hàng kỳ khi triển khai dự án thực
chất là sự cụ thể hóa các mục tiêu chính của dự án cùng với chi tiết hóa các
khoản mục chi phí, gắn với từng giai đoạn nhất định (năm, quý, tháng).
Bước đầu tiên trong xây dựng kế hoạch tài chính cho từng kỳ là phải thiết lập
được hệ thống các mục tiêu trong kỳ, đảm bảo các yêu cầu sau:
• Cụ thể cho từng cấu phần của dự án và hài hòa với mục tiêu chung của
tổng thể dự án. Các hoạt động phải phù hợp với văn kiện dự án (Hiệp
định vay/viện trợ và mô tả dự án)
• Đảm bảo tính khả thi trong thực hiện.
• Cần phải có thước đo và định lượng được rõ ràng.
Hệ thống mục tiêu thực hiện dự án hàng kỳ thường được các dự án sử dụng
như là cơ sở phân công trách nhiệm của từng bộ phận quản lý trong dự án, do
vậy:
• Mục tiêu xây dựng quá cao thì khi thực hiện kém khả thi.

• Ngược lại nếu mục tiêu quá thấp thì dễ thực hiện nhưng ảnh hưởng tới
tiến độ và hiệu quả chung của toàn dự án
• Nếu mục tiêu không rõ ràng sẽ khiến cho hoạt động của các bộ phận
quản lý dự án khó khăn và công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của dự
án không có hiệu quả
Để đảm bảo các yêu cầu trên thì vai trò điều phối của đội ngũ quản lý dự án rất
quan trọng, nó đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chung của dự án có tính khả thi
cao và không bị chồng chéo.
Trang số: 9/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

GHI NHỚ

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Kết thúc bước thứ nhất, quản lý dự án cần
phải có được một hệ thống các mục tiêu
cần thực hiện trong kỳ, được chi tiết cho
từng cấu phần của dự án.
Các mục tiêu đề ra cần phải bám sát tiến
độ thực hiện dự án và căn cứ vào nhu cầu
sát thực của dự án cho kỳ lập kế hoạch.
Đặc biệt phải bám sát văn kiện dự án là tài

liệu pháp lý cao nhất mà hai bên (Chính
phủ và nhà tài trợ) đã cam kết

o XÁC ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG




Hoạt động phải được xác định cùng thước đo rõ ràng. Chi
tiết cho từng tác vụ
Xác định cụ thể khối lượng dự tính cho từng hoạt động
Có được dự toán chi tiết về khối lượng thực hiện của các
hoạt động

Sau khi thiết lập hệ thống các mục tiêu cần đạt được, quản lý dự án cần phải xác
định các hoạt động cụ thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đó. Cũng giống như
các mục tiêu chung của dự án, các nhóm hoạt động chính thường được xác định
ngay từ khi văn kiện dự án được phê duyệt.
Tuy nhiên, khi lập kế hoạch tài chính hàng kỳ thì các hoạt động dự kiến cần phải
gắn với các mục tiêu đặt ra trong kỳ đó cho từng cấu phần. Vì vậy bước tiếp theo
trong quy trình lập kế hoạch tài chính dự án ODA hàng kỳ là việc xác định các
hoạt động trong kỳ.
Trong bước này, quản lý dự án cần giải đáp các câu hỏi sau:
• Các mục tiêu của dự án được thực hiện bởi các hoạt động nào?
• Các hoạt động đó được cụ thể bởi các tác vụ nào?
• Thước đo về khối lượng của các hoạt động đó là gì?
Yêu cầu cần phải đạt được trong của bước thứ hai này là:
Trang số: 10/31



BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

• Quản lý dự án cần phải xác định được các hoạt động cần thiết của dự
án trong kỳ với thước đo định lượng và được chi tiết cho từng tác vụ cụ
thể. Mức độ chi tiết của các hoạt động càng cao thì ước tính càng chính
xác. Đồng thời các hoạt động phải được chia tách tới mức có thể xác
định được chi phí gắn liền với nó.
• Căn cứ vào yêu cầu thực hiện các mục tiêu trong kỳ đề ra, dự tính được
khối lượng (kết quả) cần đạt được của các hoạt động cụ thể. Đây là một
trong những yêu cầu cơ bản vì khối lượng hoạt động là cơ sở áp chi phí
để dự tính chi phí cho các hoạt động.
• Sản phẩm cuối cùng của bước này là bản dự toán về khối lượng của các
hoạt động trong kỳ của dự án

GHI NHỚ

Sản phẩm cuối cùng của khâu này là phải
xác định được hệ thống các hoạt động
cùng với khối lượng thực hiện dự tính cho
các cấu phần và toàn bộ dự án.

Trang số: 11/31



BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

p

DỰ TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC
HOẠT ĐỘNG

• Xác định chi phí đơn vị cho từng khối lượng
hoạt động
• Dự toán chi phí cho mỗi hoạt động và cho
toàn dự án

Dự toán chi phí là phần quan trọng trong kế hoạch triển khai dự án. Do tính chất
của các dự án ODA là tổng chi phí khi đã được phê duyệt khả năng thay đổi chi
phí không dễ dàng nên dự toán chi phí hàng kỳ sẽ là cơ sở để xác định tính khả
thi trong thực hiện các mục tiêu của dự án đề ra.
Dự toán chi phí còn là cơ sở cho hoạt động điều chỉnh của dự án. Nếu chi phí ước
tính cho thấy khả năng phát sinh sẽ lớn hơn kinh phí dự án đã được phê duyệt thì
quản lý dự án và các cơ quan hữu quan sẽ phải xem xét khả năng điều chỉnh hoạt
động của dự án, hoặc là điều chỉnh các mục tiêu hoặc tăng kinh phí. Do tầm quan
quan trọng như vậy việc ước tính chi phí trong lập kế hoạch tài chính hàng kỳ cần
phải được thực hiện một cách khoa học, chính xác. (Xem phần ước tính chi phí ở

dưới để thấy được các yếu tố tác động tới việc ước tính các chi phí thực hiện dự
án)
Trình tự trong ước tính chi phí cho các hoạt động tiến hành như sau:
• Xác định các loại chi phí gắn liền với việc thực hiện các hoạt động dự án
đã được xác định ở giai bước trên.
Mỗi hoạt động bao gồm nhiều tác vụ khác nhau và đòi hỏi nhiều loại
chi phí khác nhau khi thực hiện. Để lập được dự toán chi phí thì phải
xác định được các khoản mục chi phí gắn liền với các hoạt động của
dự án. Kế hoạch tài chính càng chính xác và chi tiết nếu các loại chi
phí được xác định một cách chi tiết.
Tuy nhiên việc chia nhỏ chi phí càng chi tiết thì việc theo dõi càng tốn
kém hơn và bản kế hoạch tài chính sẽ quá phức tạp. Vì vậy chi phí cần
được tập hợp thành theo các nhóm chi phí phù hợp
Không có một tiêu chuẩn chung về các nhóm chi phí, mỗi dự án có
một cách phân loại chi phí riêng, phù hợp với đặc thù và yêu cầu quản
lý (yêu cầu về báo cáo tài chính của nhà tài trợ, chính phủ, v.v.)
Các nhóm chi phí phải được đảm bảo:
o Đồng nhất về bản chất
o Gắn với phân loại hoạt động chi tiết
Trang số: 12/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA







Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

o Đồng thời phải tổng hợp được theo các hạng mục (hoạt động)
chính phù hợp với yêu cầu của báo cáo “Kế hoạch vốn năm”
trong phụ lục số 2 đi kèm thông tư 02/2003/TTLT-BKH-BTC
Ước tính chi phí đơn vị cho từng loại chi phí
Xác định tổng chi phí cho từng hoạt động
Tổng hợp dự toán chi phí thực hiện cho từng cấu phần dự án và cho toàn
dự án
Tổng hợp chi phí theo các hạng mục chủ yếu theo đúng yêu cầu của báo
cáo “Kế hoạch vốn năm” trong phụ lục số 2 đi kèm thông tư
02/2003/TTLT-BKH-BTC

GHI NHỚ

• Ước tính chi phí trong kỳ của dự án phải
được tổng hợp theo các hạng mục (hoạt
động) chủ yếu của dự án
• Chi phí ước tính đồng thời phải được
tổng hợp theo nguồn vốn dự án



Một vấn đề mà cán bộ quản lý dự án thường không tính hết trong lập kế hoạch
tài chính dự án là việc ước tính chi phí về thuế. Quy định về thuế ở các dự án
khác nhau có thể khác nhau nên Ban QLDA cần phải chủ động tính tới yếu tố

thuế tránh việc dự toán chi phí không sát với thực tế và đảm bảo đủ nguồn để
chi trả chi phí thuế. Cụ thể, chi phí trả thuế phải lấy từ vốn đối ứng. Trong các
Hiệp định cũng thường xác định “không dùng vốn được tài trợ để trả thuế cho
chính phủ”, nhiều dự án nhầm lẫn là được “miễn thuế”, nhưng thực ra các
nghĩa vụ thuế vẫn phải thực hiện đầy đủ theo quy định, từ nguồn vốn đối ứng.

Một trong những sản phẩm cuối cùng của kế hoạch tài chính dự án ODA hàng
năm mà các ban quản lý dự án phải thực hiện và nộp cho cơ quản chủ quản cấp
trên hoặc cơ quan cho vay lại theo quy định hiện hành là báo cáo “Kế hoạch vốn”
theo mẫu ở phụ lục số 2, ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 02/2003/TTLTBKH-BTC ban hành ngày 17/3/2003, “Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với
các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)”.
(xem mẫu báo cáo trang bên)

Trang số: 13/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Phụ lục 2
Ngày tháng

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN


năm

KẾ HOẠCH VỐN NĂM................ DỰ ÁN.........................................
Tên hạng mục hay hoạt động
chủ yếu

Tổng
vốn ODA
Vốn Viện
trợ

Thời gian
thực hiện

Luỹ kế
rút vốn
ODA

Kế hoạch và thực hiện rút vốn năm

Tổng số
Vốn Vốn đối
ODA ứng

Vốn ngân sách cấp
Xây dựng cơ bản
Vốn ODA
Vay


Viện
trợ

Vốn đói
ứng

Vốn ODA NS
cho vay ứng

Hành chính sự nghiệp
Vốn ODA
Vay

Ghi chú (về
tiến độ triển
khai)
Vốn đối ứng
khác
TDĐT Khác
NN

Vốn đối
ứng

Viện
trợ

Kế hoạch đầu năm
Hạng mục (hay hoạt động) 1
Hạng mục (hay hoạt động) 2

Thực hiện đến 30/6
Hạng mục (hay hoạt động) 1
Hạng mục (hay hoạt động) 2
Ước thực hiện cả năm
Hạng mục (hay hoạt động) 1
Hạng mục (hay hoạt động) 2
Dự kiến kế hoạch năm sau
Hạng mục (hay hoạt động) 1
Hạng mục (hay hoạt động) 2

Trưởng ban quản lý dự án
(Ký tên và dóng dấu)

Trang số: 14/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Báo cáo vốn theo mẫu ở trên là bản kế hoạch tổng hợp về tình hình sử dụng vốn
dự án theo (hạng mục) hoạt động và nguồn vốn. Tuy nhiên để tổng hợp được
thông tin như trên, quản lý dự án phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình
lập kế hoạch tài chính dự án như kể trên, từ thiết lập mục tiêu, xác định hoạt động
và ước tính chi phí thực hiện trong kỳ.

Số lượng các hoạt động và các loại chi phí cần phải dự tính phụ thuộc vào tính
chất và quy mô của dự án. Với những dự án nhỏ, đơn giản số lượng hoạt động và
chi phí phải tính toán chỉ khoảng trên dưới một chục. Nhưng với những dự án
lớn, phức tạp có liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản thì số lượng chi phí
phải dự toán lên tới hàng trăm, hàng ngàn.
Dưới đây là một ví dụ về bản kế hoạch tài chính tổng hợp (đã rút gọn) của một
dự án hỗ trợ cải cách hành chính ở quy mô nhỏ, bằng nguồn vốn ODA không
hoàn lại từ châu Âu và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam.

Trang số: 15/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA
BUDGET

Q1/2006
ID

Description

1

2


Q2/2006
3

4

5

Q3/2006
6

7

8

9

Q4/2006
10

11

12

Contributed by

Duration
[day]

Q1/2006


Q2/2006

Q3/2006

Q4/2006

Total
budget

Objective 1.
Output 1.1
Act. 1.1.1
Act. 1.1.2
Output 1.2
Act. 1.2.1
Act. 1.2.2
Output 1.3
Act. 1.3.1
Act. 1.3.2
Objective 2.
Output 2.1
Act. 2.1.1
Act. 2.1.2
Output 2.2
Act. 2.2.1
Act. 2.2.2
Output 2.3
Act. 2.3.1
Act. 2.3.2

Act. 2.3.3
Output 2.4
Act. 2.4.1
Act. 2.4.2
Output 2.5
Act. 2.5.1
Total

Trang số: 16/31

YYY

VN


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

q DỰ TOÁN LƯU CHUYỂN TIỀN




Kế khoạch chi trả chi tiết theo hoạt động và theo

thời gian
Dự tính khả năng thừa, thiếu tiền mặt và kế hoạch
giải ngân phù hợp

Dự toán lưu chuyển tiền là bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch tài chính.
Dự toán về lưu chuyển tiền cung cấp thông tin về nhu cầu và khả năng cung ứng
tiền mặt phục vụ việc chi trả cho các hoạt động của dự án.
Dựa vào dự toán lưu chuyển tiền, quản lý dự án có thể:
• Đảm bảo hoạt động của dự án không bị ảnh hưởng do thiếu cân đối về tiền
và đảm bảo các mục tiêu của dự án được thực hiện đúng hạn và trong khả
năng ngân quỹ được duyệt.
• Dự tính trước được nhu cầu về tiền để có kế hoạch giải ngân phù hợp, phối
hợp giữa giải ngân và chi tiêu, thanh toán nợ…
Không có một quy định chung về mẫu dự toán lưu chuyển tiền cho các dự án
ODA, tuy nhiên, các dự toán lưu chuyển tiền đều phải đảm bảo bao gồm 2 phần
chính:
• Kế hoạch chi tiền và
• Kế hoạch giải ngân
Kế hoạch chi tiền
• Sau khi đã có dự toán chi tiết về các hoạt động và các loại chi phí phát sinh
dự tính, quản lý dự án dự tính thời điểm chi trả cho các loại chi phí để xác
định khối lượng tiền mặt cần chi trong những khoảng thời gian nhất định
(theo năm, quý, tháng...)
• Lưu ý: hoạt động thanh toán với người cung cấp cần được dự tính nhằm
đảm bảo thời hạn và hiệu quả của đồng tiền.
Kế hoạch giải ngân (rút vốn)
• Kế hoạch giải ngân nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ tiền chi trả cho các
hoạt động của dự án. Kế hoạch giải ngân dựa vào nhu cầu chi trả về thời
điểm cũng như khối lượng mà kế hoạch chi tiền trong dự toán lưu chuyển
tiền đã dự tính.


Trang số: 17/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

• Kế hoạch giải ngân phù hợp nhằm đảm bảo khả năng chi trả của dự án,
nhưng đồng thời cũng đảm bảo hiệu quả sử dụng của đồng tiền, để đảm
bảo không thừa quá nhiều tiền mặt tại một thời điểm.
• Kế hoạch giải ngân phải được tổng hợp theo nguồn vốn dự án, phù hợp với
yêu cầu về báo cáo “kế hoạch vốn năm” trong phụ lục số 2 đi kèm thông tư
02/2003/TTLT-BKH-BTC

Trang số: 18/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án

ODA

Cơ sở cho hoạt động lập kế hoạch tài
chính dự án:
n Dự toán dự án được duyệt
o Mục tiêu của dự án

Để lập kế hoạch tài chính hàng kỳ cho dự án thì quản lý dự án phải dựa vào cơ sở
nào?
Phần trên đã mô tả một quy trình cơ bản trong hoạt động lập kế hoạch tài chính
hàng kỳ cho các dự án ODA. Hoạt động lập kế hoạch tài chính cho các dự án
ODA có những đặc điểm khác biệt so với lập kế hoạch tài chính thông thường.
Có hai yếu tố cơ bản tác động tới quá trình lập kế hoạch tài chính hàng kỳ của dự
án, đó là: dự toán của dự án đã được phê duyệt và mục tiêu của dự án, khi lập kế
hoạch tài chính hàng kỳ, quản lý dự án phải căn cứ vào các yếu tố đó để lập kế
hoạch để đảm bảo tính khả thi và đáp ứng yêu cầu về tiến độ và kinh phí.
• Tổng dự toán của dự án đã được phê duyệt
Dự toán của dự án đã được duyệt thường được sử dụng là căn cứ cân
đối cho việc chi tiêu cho các hoạt động khi triển khai dự án. Việc xây
dựng kế hoạch tài chính cho các giai đoạn hoạt động của dự án phần
nào bị giới hạn bởi các định mức đã ước tính đó. Cán bộ dự án không
thể tự do “phóng tay” trong kế hoạch chi tiêu.
Dự toán của dự án ODA được duyệt cũng bao gồm cả cơ cấu về
nguồn vốn cho các hạng mục chủ yếu của dự án: vốn ODA, vốn đối
ứng, vốn ODA cho NS vay lại, v.v. Do vậy kế hoạch tài chính hàng
kỳ của dự án không chỉ bị giới hạn bởi số lượng mà còn chịu các ràng
buộc về cơ cấu nguồn vốn trong dự toán của dự án.
Dự toán của dự án đã được duyệt càng chi tiết bao nhiêu thì khi triển
khai, công tác lập kế hoạch tài chính càng dễ dàng bấy nhiêu. Tuy
nhiên việc thực hiện sẽ có tính bó buộc và nếu có những thay đổi

trong giả định ban đầu thì sẽ khó khăn hơn cho cán bộ dự án trong quá
trình đảm bảo các mục tiêu dự án đề ra.
• Mục tiêu của dự án
Mỗi dự án đều đặt ra những mục tiêu nhất định cần đạt được, mục tiêu
chung của toàn dự án và của các cấu phần dự án thường chung nhất,

Trang số: 19/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

mang nặng tính định tính, chẳng hạn, “nâng cao năng lực...”; “tăng
cường, hỗ trợ...”
Trong quá trình triển khai dự án, các mục tiêu của dự án sẽ được định
lượng hóa chi tiết hơn bằng các thước đo về khối lượng của các hoạt
động (hạng mục), chẳng hạn: đào tạo được ... lượt cán bộ quản lý, tổ
chức được .... khóa TOT, xây dựng ... km đường liên tỉnh v.v.
Mục tiêu của dự án càng chi tiết và định lượng thì lập kế hoạch càng
chính xác hơn

Trang số: 20/31



BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

Ước tính chi phí:
n Khoản mục chi phí và khối lượng
o Chi phí đơn vị
p Yếu tố tác động tới biến động của
ước tính chi phí
q Dự phòng chi phí

Một trong những yếu tố đảm bảo cho kế hoạch tài chính hàng năm của dự án có
tính khả thi cao là việc ước tính chính xác chi phí cho các hoạt động dự kiến.
Ước tính chi phí chính xác còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác theo dõi, kế
toán của dự án. Đồng thời nó còn là căn cứ để đảm bảo dự án có được kế hoạch
giải ngân phù hợp, đúng tiến độ.
Các nội dung chính của hoạt động ước tính chi phí cho dự án có thể thấy như sau:
• Ước tính về khối lượng của các khoản mục chi phí
Khi lập kế hoạch tài chính định kỳ, khối lượng của từng hoạt động của
dự án được dự tính chi tiết bởi các cán bộ dự án, phần này được thực
hiện trong bước lập dự toán cho khối lượng (kết quả) của các hoạt
động. Khi lập dự toán về chi phí, cán bộ dự án cần phải xác định các
loại chi phí gắn liền với việc thực hiện các hoạt động đó, chia theo các
khoản mục chi phí.(Mỗi dự án, dựa theo đặc điểm của nó thường có
một hệ thống khoản mục chi phí chuẩn phục vụ cho công tác dự toán

và theo dõi).
Đồng thời cán bộ dự án phải xác định khối lượng dự tính của từng loại
chi phí đó (chẳng hạn số ngày chuyên gia, số lượng tài liệu cần copy,
khối lượng vật liệu A, B v.v.). Việc ước tính khối lượng chi phí phát
sinh này thường dựa vào các tiêu chuẩn về thiết kế hay mô tả công
việc. Chẳng hạn, công việc M sẽ cần 25 ngày chuyên gia, 60 tấn vật
liệu A, v.v.
Với những hoạt động đơn giản, cán bộ dự án có thể xác định thông
qua kinh nghiệm công tác của mình. Nhưng với những hoạt động
phức tạp thì sự tư vấn của các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp
là cần thiết chẳng hạn các hoạt động liên quan đến xây dựng.
• Ước tính cho chi phí đơn vị
Để ước tính chi phí thực hiện các hoạt động của dự án thì bước tiếp theo là
phải dự tính được chi phí từng đơn vị khối lượng chi phí. Chẳng hạn, chi
phí một ngày công chuyên gia, chi phí cho một tấn vật liệu A giao tại chân
Trang số: 21/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

công trình v.v. Thông tin về chi phí đơn vị có thể thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau:
Thông tin chào hàng của người cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Nguồn

thông tin này mang nặng tính chủ quan của người cung ứng đôi khi
không thực sự phản ánh chi phí thực tế cho hàng hóa, dịch vụ mà dự
án cần mua. Mỗi một nhà cung cấp sẽ có một chào giá khác nhau.
Tham khảo thông tin trên thị trường. Để có thông tin về giá cả đơn vị
sát thực, cán bộ dự án có thể tham khảo trên thị trường qua nhiều
nguồn tin khác nhau để có được cơ sở hợp lý cho ước tính chi phí đơn
vị
Kinh nghiệm của cán bộ cung ứng của dự án. Đôi khi các thông tin có
được từ các nguồn khác nhau chưa thực sự sát thực với chi phí mà
thực tế dự án sẽ phải chi trả. Kinh nghiệm của cán bộ cung ứng của dự
án nhiều khi sẽ rất có giá trị trong việc điều chỉnh các nguồn thông tin
để có được cơ sở hợp lý trong dự tính chi phí đơn vị
Một số các quy định mà cán bộ dự án cần phải nắm vững khi xây dựng chi
phí đơn vị ước tính:
Đối với các hoạt động của dự án thì dựa vào các định mức kinh tế - kỹ
thuật được Bộ xây dựng hoặc các bộ chủ quản quy định. Một số dựa
vào hướng dẫn của Nhà tài trợ (chẳng hạn, chi phí tư vấn, dịch vụ đặc
thù)
Đối với các hoạt động mang tính chất quản lý chung của BQLDA
o Với dự án vay: thực hiện hoàn toàn theo các quy định của chính
phủ
o Dự án viện trợ
ƒ Vốn ODA: theo quy định của nhà tài trợ hoặc thỏa thuận
cụ thể giữa hai bên
ƒ Vốn đối ứng: theo quy định của Chính phủ
• Các yếu tố tác động tới sự biến đổi trong ước tính chi phí
Trong ước tính chi phí nhiều nhân tố có thể tác động tới sự biến động của
chi phí thực hiện dự án. Để đảm bảo kế hoạch tài chính dự án được lập một
cách hợp lý và khả thi thì ước tính chi phí cần phải tính tới các yếu tố sau:
Sự thay đổi tỷ giá. Các dự án thường có sự tham gia của nhiều đối

tượng, với các nguồn tiền khác nhau, đặc biệt với các dự án có sử
dụng nguồn tiền viện trợ hoặc vay của nước ngoài thì nhiều đồng tiền
Trang số: 22/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

khác nhau khiến cho đồng tiền chi trả khác với đồng tiền nhận được.
Hơn nữa thời điểm lập kế hoạch và thực hiện hoạt động, và thời điểm
chi trả khác nhau. Do đó sự thay đổi của tỷ giá sẽ có những tác động
nhất định tới chi phí ước tính và chi phí thực tế phát sinh. Vì vậy khi
lập kế hoạch tài chính dự án cần phải tính tới yếu tố này để đảm bảo
khả năng thanh toán của dự án. Thậm chí trong trường hợp chỉ sử
dụng một nguồn tiền duy nhất thì hoạt động của dự án vẫn bị ảnh
hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá (trường hợp có hoạt động mua sắm hàng
hóa, dịch vụ bằng đồng tiền khác)
Tác động của các điều kiện kinh tế xã hội. Thông thường thời gian kể
từ khi dự án được lập cho tới khi thực hiện tương đối dài, trong thời
gian đó các điều kiện kinh tế xã hội có thể có những biến động, khiến
cho việc dự tính về khối lượng chi phí phát sinh và chi phí (giá) đơn
vị thay đổi. Để đảm bảo ước tính đầy đủ, trong kế hoạch tài chính cần
phải tính tới các yếu tố này (chẳng hạn giá xăng dầu tăng dẫn tới chi
phí vận chuyển tăng, lạm phát khiến cho đơn giá thuê chuyên gia tăng

v.v.)
• Dự phòng chi phí
Một trong những biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của các yếu tố bất
thường dẫn tới khả năng dự án không đạt được mục tiêu đề ra do thiếu
chi phí là lập dự phòng chi phí.
Dự phòng chi phí trong lập kế hoạch tài chính dự án ODA là hoạt hoạt
động không thể thiếu. Dự phòng chi phí nhằm đảm bảo kế hoạch tài
chính khả thi và đảm bảo khả năng cân đối chi trả của dự án trong kỳ
được tốt hơn.
Dự phòng chi phí được xác định với các mức độ nhất định, trên cơ sở
phân tích một cách khoa học và logic ảnh hưởng của các nhân tố tác
động tới biến động thực tế của chi phí thực hiện dự án. Trong kế
hoạch tài chính dự án dự phòng có thể được xác định cho từng hạng
mục chi phí hoặc phản ánh theo tổng số với một tỷ lệ % nhất định.
Dự phòng chi phí được tính cho hai yếu tố
o Dự phòng vật chất (cho những thay đổi như khối lượng xây
dựng, khối lượng vật tư, thiết bị phải mua sắm v.v)
o Dự phòng về giá (cho những thay đổi về giá hoặc tỷ giá)

Trang số: 23/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA


Vai trò của các bộ phận khác nhau
trong quy trình lập KHTC dựa án ODA
n Cán bộ dự án
o Người cung cấp
p Đối tượng thụ hưởng dự án

Lập kế hoạch tài chính là quá trình liên quan đến mọi hoạt động của dự án, do đó
nó không chỉ là trách nhiệm của riêng người lãnh đạo dự án hay bộ phận kế toán,
tài chính mà nó đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia của các bộ phận có liên quan
trong và ngoài dự án.
• Cán bộ dự án trong các bộ phận quản lý khác nhau của dự án
Trước hết phải kể đến là lãnh đạo dự án. Lãnh đạo dự án có trách
nhiệm trong việc xác lập các mục tiêu chủ chốt trong kỳ của dự án,
xác định các hoạt động cần phải thực hiện để hoàn thành các mục tiêu
đó. Lãnh đạo dự án cần phải đưa ra được mục tiêu rõ ràng, định lượng
để các bộ phận chức năng có thể dựa trên đó mà dự tính hoạt động cụ
thể.
Cán bộ tài chính kế toán có trách nhiệm trong cung cấp số liệu tổng
hợp và đưa ra các khuyến cáo, tham vấn về chi phí, cách thức tính
toán các chỉ tiêu tài chính, biến động tỷ giá, quy định về mua sắm, chi
tiêu, chi phí chuẩn của dự án v.v.
Cán bộ thực hiện dự án phụ trách các bộ phận chức năng có trách
nhiệm ước tính chính xác khối lượng các hoạt động cần thực hiện
Cán bộ mua sắm, đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết
về ước tính chi phí đơn vị, dự báo biến động về chi phí cho hoạt động
cung cấp hàng hóa, dịch vụ
• Người cung cấp
Thông tin từ người cung cấp rất hữu ích trong việc ước tính chi phí,
giải ngân, thanh toán. Đặc biệt là các yều cầu của người cung cấp về

hạn thời hạn thanh toán cần thiết, chi phí ước tính…Do đó việc tham
vấn thông tin từ người cung cấp trong quá trình lập kế hoạch tài chính
hàng kỳ của dự án ODA cũng là một việc làm cần thiết.
Tuy nhiên sự tham gia của người cung cấp trong quá trình lập kế
hoạch tài chính dự án chỉ mang tính gián tiếp, thường thì các thông
tin, yêu cầu của người cung cấp sẽ được phản ánh thông qua cán bộ
phụ trách mua sắm của dự án.
Trang số: 24/31


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA
Nhóm: Quản lý tài chính kế toán dự án ODA
Mođun TC2: Lập kế hoạch tài chính dự án
ODA

• Đối tượng thụ hưởng dự án
Trong nhiều dự án, đối tượng thụ hưởng dự án là đối tượng được chi
nhiều nhất do đó cũng có vai trò cũng quan trọng đối với hoạt động
lập kế hoạch tài chính trong kỳ của dự án. Chẳng hạn những yếu tố
như nhu cầu và khả năng tiếp nhận trong kỳ của đối tượng thụ hưởng.
Đặc biệt những trường hợp đối tượng thụ hưởng trực tiếp chi theo
hình thức chi trước, hoàn trả sau.
Trong một số trường hợp đặc biệt, dự án còn có thể yêu cầu đối tượng
thụ hưởng phải đóng góp, chẳng hạn, sức lao động, vật liệu tại chỗ
v.v. Phần đóng góp này theo quy định được coi là chi phí đối ứng.


Trang số: 25/31


×