Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Yếu tố quyền lực trong lời chê và hồi đáp chê qua tác phẩm của nhà văn nguyễn bắc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.49 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ MÃO

YẾU TỐ QUYỀN LỰC TRONG LỜI CHÊ VÀ
HỒI ĐÁP CHÊ QUA TÁC PHẨM CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ MÃO

YẾU TỐ QUYỀN LỰC TRONG LỜI CHÊ VÀ
HỒI ĐÁP CHÊ QUA TÁC PHẨM CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN BẮC SƠN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang

SƠN LA, NĂM 2015




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu ........................................................... 7
6. Tính mới của luận văn ................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN ............................................................................................ 9
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 9
1.1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ ............................................................... 9
1.1.1.1. Hành vi ngôn ngữ - hành vi ở lời ......................................................... 9
1.1.1.2. Động từ ngữ vi ................................................................................... 13
1.1.1.3. Biểu thức ngữ vi ................................................................................. 14
1.1.1.4. Phát ngôn ngữ vi ................................................................................ 16
1.1.1.5. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời................................................... 17
1.1.1.6. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp ................................................................ 19
1.1.2. Lý thuyết hội thoại ................................................................................ 20
1.1.2.1. Cặp thoại (cặp trao đáp) ..................................................................... 20
1.1.2.2.Tham thoại .......................................................................................... 21
1.1.3. Hành vi chê............................................................................................ 22
1.1.3.1. Khái niệm chê và hành vi chê ............................................................ 22
1.1.3.2. Các yếu tố giao tiếp chi phối hành vi chê .......................................... 25
1.1.3.3. Tham thoại hồi đáp hành vi chê ......................................................... 27
1.1.4. Lí thuyết về lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại ................ 28
1.1.4.1. Vấn đề lịch sự..................................................................................... 28



1.1.4.2. Quan hệ liên cá nhân .......................................................................... 31
1.2. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM ................................................... 32
1.3. TIỂU KẾT ................................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: YẾU TỐ QUYỀN LỰC Ở PHÁT NGÔN CHÊ TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN ........................................................ 36
2.1. BIỂU THỨC Ở LỜI CHÊ VÀ PHÁT NGÔN CHÊ CỦA TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BẮC SƠN TỪ GÓC NHÌN QUYỀN LỰC .................................. 36
2.1.1. Nhận xét chung ..................................................................................... 36
2.1.2. Biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp .......................................................... 37
2.1.2.1. Khái niệm biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp..................................... 37
2.1.2.2. Các thành phần của nội dung mệnh đề chê trong biểu thức chê nguyên
cấp ................................................................................................................... 39
2.2. YẾU TỐ QUYỀN LỰC THỂ HIỆN Ở BIỂU THỨC CÁC PHÁT PHÁT
NGÔN CHÊ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP.................................................... 53
2.2.1. Phát ngôn ngữ vi chê và các kiểu chê trực tiếp..................................... 53
2.2.2. Phát ngôn ngữ vi chê gián tiếp .............................................................. 57
2.2.2.1. Hành vi chê trong biểu thức ngữ vi chê gián tiếp .............................. 57
2.2.2.2. Một số biểu thức ở lời chê gián tiếp................................................... 58
2.2.2.3. Một số mục đích sử dụng hành vi chê trong hội thoại ....................... 60
2.3. Yếu tố quyền lực thể hiện ở từ xƣng hô trong phát ngôn chê .................. 61
2.3.1. Vấn đề sử dụng từ xƣng hô trong tiếng Việt......................................... 61
2.3.2. Một số cách giảm nhẹ mức độ chê bằng từ xƣng hô ............................ 62
2.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2........................................................................... 67
CHƢƠNG 3: YẾU TỐ QUYỀN LỰC Ở PHÁT NGÔN HỒI ĐÁP CHÊ
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN ........................................ 69
3.1. YẾU TỐ QUYỀN LỰC THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG CÁC PHÁT
NGÔN HỒI ĐÁP CHÊ ................................................................................... 69



3.1.1. Tham thoại hồi đáp của hành vi chê ..................................................... 69
3.1.2. Phát ngôn hồi đáp tích cực và phát ngôn hồi đáp tiêu cực ................... 69
3.2. YẾU TỐ QUYỀN LỰC THỂ HIỆN QUA HƢỚNG CỦA HÀNH VI
HỒI ĐÁP CHÊ ................................................................................................ 71
3.3. YẾU TỐ QUYỀN LỰC THỂ HIỆN QUA THAM THOẠI CỦA HÀNH
VI CHÊ ............................................................................................................ 72
3.3.1. Tham thoại hồi đáp tích cực của hành vi chê........................................ 72
3.3.1.1. Tham thoại hồi đáp tích cực là hành vi đồng tình chê ....................... 73
3.3.1.2. Tham thoại hồi đáp tích cực hành vi khuyên ..................................... 73
3.3.1.3. Tham thoại hồi đáp tích cực là hành vi thanh minh ........................... 75
3.3.1.4. Tham thoại hồi đáp tích cực là hành vi nhận khuyết điểm ................ 76
3.3.1.5. Tham thoại hồi đáp tích cực là hành vi chấp nhận chê ...................... 77
3.3.1.6. Tham thoại hồi đáp tích cực là hành vi chống chế ............................ 77
3.3.1.7. Tham thoại hồi đáp tích cực là hành vi hứa ....................................... 78
3.3.1.8. Tham thoại hồi đáp tích cực là hành vi im lặng ................................. 79
3.3.2. Tham thoại hồi đáp tiêu cực của hành vi chê........................................ 80
3.3.2.1. Hồi đáp tiêu cực bằng hành vi chê lại ................................................ 80
3.3.2.2. Hồi đáp tiêu cực bằng im lặng ........................................................... 82
3.3.2.3. Hồi đáp tiêu cực bằng hành vi hỏi vặn............................................... 82
3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3........................................................................... 83
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89


Lời cảm ơn
Trong cuộc đời mỗi con người đều có những nấc thang đánh dấu sự
trưởng thành. Đây chính là dấu mốc quan trọng của cuộc đời tôi khi tham gia
khóa học cao học Ngôn ngữ Việt Nam - Khóa đầu tiên do Trường Đại học
Tây Bắc đào tạo.

Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
GS.TS. Nguyễn Văn Khang - người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi kể
từ khi nhận ý tưởng cho đến lúc luận văn được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn
và Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Bắc đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp và những người thân thiết đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu.

Sơn La, ngày 15/10/2015
Tác giả

Hoàng Thị Mão


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các cứ
liệu nêu trong luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận văn
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Sơn La, 15/10/2015
Tác giả

Hoàng Thị Mão


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐTNN: Động từ nói năng
2. FTA: Hành vi đe dọa thể diện
3. FFA: Hành vi tôn vinh thể diện

4. IFIDS: Phƣơng tiện ngữ dụng chỉ dẫn hiệu lực ở lời
5. SP1 (Speaker 1): Nhân vật hội thoại thứ nhất - ngƣời chê trong cặp
thoại chê.
6. SP2 (Speaker 2): Nhân vật hội thoại thứ hai - Ngƣời tiếp nhận chê
trong cặp thoại chê.
7. SKLN: Sự kiện lời nói
8. V: Nội dung chê trong biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp
9. VD: Ví dụ
10. X: Đối tƣợng chê trong biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ không những là nhiệm vụ của ngôn
ngữ học mà bản thân mỗi cá nhân khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng phải lý
giải các hành vi ngôn ngữ của ngƣời đối thoại với mình để có hành vi hồi đáp
thích hợp. Muốn giao tiếp đạt hiệu quả, một điều cơ bản là chúng ta phải nhận
diện đƣợc chính xác hành vi ngôn ngữ của ngƣời đối thoại.
Xã hội con ngƣời là một tổng thể hoàn chỉnh, ở đó có các mối quan hệ
chằng chịt đan chéo nhƣ trong giao đình là quan hệ tôn ti (ông, bà - bố, mẹ anh, chị - em - con - cháu); ngoài xã hội là quan hệ thứ bậc (thủ trƣởng - nhân
viên), quan hệ ngang hàng (bạn bè, đồng nghiệp). Ngôn ngữ chính là phƣơng
tiện gắn nối những tổng hòa quan hệ đó, những hành vi giao tiếp sẽ quyết
định đến hòa khí, duy trì chúng trở nên tốt đẹp hơn hoặc chấm dứt mối quan
hệ thân thiết vốn có. Bên cạnh những quan hệ cấp bậc, thứ tự trong giao tiếp
thì yếu tố giới cũng vô cùng quan trọng, nó liên quan đến nhiều mặt của đời
sống nhƣ nhận thức, thói quen, ứng xử và văn hóa.
Với cách ứng xử của ngƣời Việt “thương cho roi cho vọt, ghét cho
ngọt cho bùi”, “ muốn tôi tốt hơn đừng ngại chê tôi” thì bên cạnh những lời
khen nhằm đạt đƣợc những hiệu lực ở lời thì hành vi chê vẫn thƣờng đƣợc
ngƣời Việt sử dụng với nhiều hiệu lực ở lời khác nhau, nó mang tính hai mặt.

Một mặt chê là hành vi ngôn ngữ mang tính chủ quan cao và tiềm ẩn sự đe
dọa, thậm chí xúc phạm đến thể diện của ngƣời bị chê và làm cho quan hệ
thân cận giữa ngƣời chê và ngƣời tiếp nhận lời chê trở nên xa cách và có thể
chấm dứt quan hệ thân mật, trở thành thù hận nhau. Nhƣng mặt khác, nếu biết
sử dụng hành vi chê đúng lúc, đúng chỗ, chừng mực thì nó sẽ giúp cho quan
hệ giữa ngƣời giao tiếp thêm gần gũi, thân thiết, gắn bó. Bên cạnh đó, cũng

1


cần nắm đƣợc các trƣờng hợp hồi đáp chê để có thể lƣờng trƣớc phản ứng của
ngƣời bị chê khi chúng ta sử dụng các hành vi chê. Và đặc biệt trong các tác
phẩm văn học, chê là hành vi ngôn ngữ cũng đóng góp một phần quan trọng
làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh.
1.2. Tác phẩm Lửa đắng của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã nhận Giải C
cuộc thi tiểu thuyết lần thứ III (2006-2010) của Hội Nhà văn Việt Nam. Tác
phẩm có đặc điểm rất riêng, ở đó mỗi nhân vật đều đại diện cho một loại cán
bộ, đảng viên, công chức nào đó, nhƣng vƣợt lên trên những ƣớc lệ sáo mòn,
những nhân vật này không chỉ gánh trách nhiệm đại diện của mình mà còn
tồn tại nhƣ một con ngƣời cụ thể, có vui buồn, yêu ghét, có khát vọng cao cả
và dục vọng thấp hèn; tự tin và tự ti; thành công và thất bại. Nguyễn Bắc Sơn
đã thành công khi xây dựng một lớp ngƣời vẫn thƣờng đƣợc gọi là “quan”
trong xã hội với tấm chân dung chân thực của nó.
Bởi tính nhạy cảm của lời chê nhất là dƣới yếu tố quyền lực trong xã
hội, đặc biệt là môi trƣờng công sở, hành chính để đạt đƣợc mục đích chê của
mình. Lúc này yếu tố quyền lực bộc lộ khá rõ qua việc lựa chọn ngôn từ, hoàn
cảnh, biểu cảm của đối tƣợng tiếp nhận lời chê. Trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bắc Sơn, các nhân vật đã chú ý sử dụng hành vi ngôn ngữ của mình để hạn
chế sự va chạm, mất hòa khí với nhau trở nên rất quan trọng. Đặc biệt những
đƣợc mất của các nhân vật trong cách sử dụng các hành vi ngôn ngữ, mà hành

vi chê đã đƣợc sử dụng rất tế nhị và khéo léo để khuyến khích cấp dƣới tiếp
nhận một cách hài lòng nhất hoặc cấp dƣới muốn góp ý với lãnh đạo phải dựa
trên sự cân nhắc cẩn thận, tránh mất lòng, gây ức chế. Chính vì vậy, chúng
chọn vấn đề: “Yếu tố quyền lực trong lời chê và hồi đáp chê qua tác phẩm
của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn” làm đề tài luận văn.

2


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ngữ dụng học đã xuất hiện từ nửa đầu của thế kỉ XX gắn liền với
tên tuổi của các nhà nghiên cứu nhƣ J.L.Austin, J.R.Searle, Vende, J.J.Katz,
Ballmer và Brenestuhl, A.Weirzbicka, G.Yule…
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu nhƣ Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Đức Dân đƣợc coi là những ngƣời có công mở đƣờng cho ngành ngữ
dụng học.
Năm 1993, trong cuốn “Đại cƣơng ngôn ngữ học” viết chung với Bùi
Minh Toán, tác giả Đỗ Hữu Châu đã có một chƣơng về ngữ dụng học. Trong
đó, tác giả đã phân biệt hành vi ngôn ngữ với biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ
vi và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi ngôn
ngữ. Tuy nhiên, đây chỉ là những cơ sở lý thuyết về hành vi ngôn ngữ.
Năm 1998, cuốn “Ngữ dụng học” tập I của tác giả Nguyễn Đức Dân
với những cơ sở lý thuyết khá căn bản về dụng học cũng đề cập đến vấn đề
hành vi ngôn ngữ. Nhƣng tác giả không phân biệt các biểu thức ngữ vi và
phát ngôn ngữ vi mà cho rằng biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi là một.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho ra đời cuốn “Dụng học Việt
ngữ”. Trong công trình này, tác giả đã lý giải một số vấn đề thuộc ngữ dụng
học áp dụng vào tiếng Việt.
Đến 2001, tác giả Đỗ Hữu Châu đã cho tái bản có sửa chữa và bổ sung
phần Ngữ dụng học trong cuốn “Đại cƣơng ngôn ngữ học” viết chung với Bùi

Minh Toán (1993) trƣớc đó thành giáo trình “Đại cƣơng ngôn ngữ học” tập II,
phần Ngữ dụng học. Trong đó, các vấn đề thuộc chuyên ngành ngữ dụng học
đƣợc trình bày những quan niệm khác nhau của các nhà ngữ dụng học trên thế
giới, tác giả còn đƣa những quan niệm và kiến giải của riêng mình về các vấn
đề ngữ dụng học.

3


Các công trình này thực sự là những cơ sở lý thuyết quan trọng vô cùng
bổ ích, thiết thực đối với mỗi chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và tiếp cận
ngôn ngữ học. Bên cạnh đó, tôi còn tiếp thu đƣợc những thành quả nghiên
cứu của những ngƣời đi trƣớc đã vận dụng thành công lý thuyết hội thoại vào
việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ.
Luận văn thạc sĩ của các tác giả Nguyễn Thị Ngận, Lê Thị Thu Hoa,
Đinh Thị Hà (1996) đã nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa của một số nhóm
động từ nối năng biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt nhƣ: nhóm
thông tin, nhóm bàn, cãi, tranh luận; nhóm khen, tâng, chê; các luận văn này
đã đặt động từ nói năng trong hội thoại và xây dựng đƣợc cấu trúc ngữ nghĩa
của một số động từ nói năng cụ thể, đồng thời có đề cập đến vấn đề biểu thức
ngữ vi nhƣng chƣa xác định vai trò của biểu thức ngữ vi trong biểu đạt và
nhận diện một hành vi ngôn ngữ.
Luận văn thạc sĩ (1999) của Dƣơng Tuyết Hạnh đã xác lập đƣợc sơ đồ
cấu trúc về cấu trúc tham thoại gồm có: thành tố cốt lõi (hành vi chủ hƣớng
+ hành vi phụ thuộc) và thành tố mở rộng (thành phần không tham gia vào
nội dung miêu tả của tham thoại mà chỉ có chức năng ngữ dụng), đồng thời
vận dụng nghiên cứu tham thoại có hành vi ngôn ngữ hỏi làm chủ hƣớng,
nhƣng chƣa miêu tả sự thể hiện cụ thể của hành vi hỏi trong các biểu thức,
phát ngôn ngữ vi và mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi ngôn ngữ ở lời dẫn
nhập và hồi đáp.

2.2. Cùng với dụng học, các nghiên cứu về giao tiếp ở thời hậu cấu trúc
trong đó có ngôn ngữ học xã hội đã đóng góp quan trọng trong giao tiếp của
con ngƣời dƣới tác động của các nhân tố xã hội.
Tác giả Nguyễn Văn Khang (1999, 2012) đã đề cập đến phƣơng ngữ
xã hội và theo đó là các nhân tố xã hội chi phối. Sự bộc lộ giới tính trong giao
tiếp ngôn ngữ của Nguyễn Văn Khang (1998) có thể đƣợc coi là một trong

4


những nghiên cứu đầu tiên bàn tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính.
Tiếp đó, trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội-Những vấn đề cơ bản (1999), tác
giả đã dành hẳn một chƣơng cho vấn đề ngôn ngữ và giới tính. Trong cuốn
Ngôn ngữ học xã hội mới nhất do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam xuất bản
năm 2012 gồm 20 chƣơng, tác giả, không dừng lại ở mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và giới mà còn mở rộng sang các nhân tố khác nhƣ ngôn ngữ và tôn giáo,
ngônn ngữ và quyền lực, vv. Đáng chú ý là, trong một công trình cấp bộ (
nghiệm thu 2014), tác giả đã chỉ ra 8 nhân tố xã hội chi phối giao tiếp của
ngƣời Việt gồm: tuổi, giới, nghề nghiệp, quyền lực, giáo dục/ học vấn, thu
nhập, vùng miền và tôn giáo. Trong đó, quyền lực là nhân tố mạnh thứ hai sau
tuổi đang chi phối giao tiếp của ngƣời Việt.
2.3. Liên quan đến vấn đề khen và chê, cặp hành vi ngôn ngữ phổ biến
trong giao tiếp của ngƣời Việt cũng đã một số nghiên cứu. Chẳng hạn:
Tác giả Nguyễn Quang (1999) đã đặt hành vi khen và tiếp nhận lời
khen trong sự khảo sát và so sánh để tìm ra sự khác biệt trong sử dụng hành vi
này giữa ngƣời Việt và ngƣời Mỹ. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu cách sử dụng
chứ không mô tả cụ thể cấu trúc của những biểu thức ngữ vi.
Luận án tiến sĩ (2007) của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nghiên
cứu sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa). Tác giả đã
mô tả cặn kẽ và khái quát hóa đƣợc những đặc trƣng, tính chất của hành bi

chê và sự kiện lời nói chê, đồng thời chỉ ra những nét riêng của hành vi chê
trong sử dụng của ngƣời Việt, giúp ngƣời sử dụng và tiếp nhận hành vi chê có
cơ sở để lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
Các luận văn này tiến thêm một bƣớc trong quá trình nghiên cứu về các
đơn vị hội thoại.
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Linh (2003), Nguyễn Thu Hạnh (2005) cũng
đã đặt hành vi ngôn ngữ “mách”, “trách” trong sự tƣơng tác hội thoại để xem

5


xét. Nguyễn Thu Hạnh đã bƣớc đầu đề cập đến vấn đề lịch sự trong việc sử
dụng hành vi trách.
Luận án tiến sĩ (2013) của tác giả Phạm Thị Hà nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ giới qua giao tiếp tiếng Việt (qua hành vi khen và tiếp nhận lời
khen) luận án đã góp phần nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới,
thông qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen có thể thấy đƣợc những biến đổi
về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của ngƣời Việt cũng nhƣ những thay đổi
trong cách nhìn nhận về giới của ngƣời Việt.
Tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài của mình là Yếu tố quyền lực trong lời chê và hồi
đáp chê qua tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là thông qua việc nghiên cứu những phát
ngôn chê và hồi đáp chê trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn để hiểu thêm
về tác động của nhân tố quyền lực với việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn sẽ đi giải quyết những nhiệm vụ
sau:

1) Hệ thống quá một số lí luận cơ bản về giao tiếp dƣới tác động của
các nhân tố xã hội.
2) Nghiên cứu đặc điểm của lời chê trong giao tiếp dƣới tác động của
yếu tố quyền lực.
3) Nghiên cứu đặc điểm của hồi đáp chê trong giao tiếp dƣới tác động
của yếu tố quyền lực.

6


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu là những phát ngôn chê
và lời hồi đáp chê trong tiểu thuyết Lửa đắng của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn.
Khi thực hiện hành vi chê, cử chỉ, ngữ âm, giọng điệu cũng là những
yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng tới hiệu lực chê. Nhƣng do điều kiện có hạn
nên trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không bàn đến các khía cạnh trên mà
chỉ tập trung nghiên cứu một mặt đó là các biểu thức ngôn ngữ.
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi
dùng để thống kê, phân loại tƣ liệu là phát ngôn có chứa hành vi chê trong tác
phẩm của Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Cùng với phƣơng pháp thống kê phân
loại, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để so sánh đối chiếu các biểu thức
chê và hồi đáp chê của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thống kê phân loại và so
sánh đƣợc để phân tích, tổng hợp các phát ngôn chê, hồi đáp chê, các nội
dung và hình thức chê, từ đó rút ra đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của đối tƣợng.
- Phƣơng pháp hệ thống hóa: trên cơ sở những tƣ liệu đã đƣợc phân

tích, tổng hợp, xem xét các mặt đồng nhất và đối lập để có thể hệ thống hóa
các vấn đề thuộc hành vi chê: các biểu thức chê, phát ngôn chê, nhân tố quyền
lực chi phối phát ngôn chê và các dạng hồi đáp chê.
6. Tính mới của luận văn
- Luận văn mô tả cặn kẽ và khái quát đƣợc những đặc trƣng, tính chất
của hành vi chê trong tiếng Việt nói chung và trong tiểu thuyết của nhà văn
Nguyễn Bắc Sơn nói riêng.

7


- Thấy đƣợc nét riêng của hành vi chê trong sử dụng của nhà văn
Nguyễn Bắc Sơn.
- Vận dụng lý thuyết về hành vi ngôn ngữ vào quá trình nghiên cứu một
trƣờng hợp cụ thể: Tiểu thuyết Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn
- Góp phần khám phá các đặc điểm ngôn ngữ của các tác giả Việt Nam
đƣơng đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết và một số vấn đề liên quan đến luận văn
Chƣơng 2. Yếu tố quyền lực ở phát ngôn chê trong tiểu thuyết Nguyễn
Bắc Sơn
Chƣơng 3. Yếu tố quyền lực ở phát ngôn hồi đáp chê trong tiểu thuyết
Nguyễn Bắc Sơn

8


CHƢƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.1.1.1. Hành vi ngôn ngữ - hành vi ở lời
Trong cuốn “How to do things with words” xuất bản năm 1962,
J.L.Austin cho rằng có thể phân chia các hành vi ngôn ngữ ra làm ba loại là:
Hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mƣợn lời. Ngữ dụng học quan tâm
chủ yếu đến các hành vi ở lời. Việc J.L.Austin phát hiện hành vi ở lời là một
thành tựu mới, một đóng góp quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ theo
chức năng giao tiếp: “Hành vi ở lời là những hành vi ngƣời nói thực hiện
ngay khi nói năng, hiệu quả của chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng
ứng với chúng ở ngƣời nhận” [19, tr140]. Ví dụ 1:
SP1: Tình hình học tập thế nào rồi em?
SP2: Em đang đi công tác nên chưa làm được gì nhiều ạ.
SP1: Ham chơi quá!
SP2: Em sẽ cố gắng hơn ạ.
Khi nói “Ham chơi quá” là ta đã thực hiện hành vi đánh giá, hành vi
chê ngay khi chúng ta nói. Và ngƣời nghe dù có tán thành hay phản đối
hành vi chê của ta cũng có trách nhiệm hồi đáp lại bằng một phát ngôn nào
đó, tùy thuộc vào vai giao tiếp (yếu tố quyền lực của bản thân và ngƣời
đang giao tiếp). Ở ví dụ trên là thầy - trò, cho nên tất yếu, lời hồi đáp phải
là nhận khuyết điểm, nếu không muốn bị xem là mất lịch sự hoặc không
biết giao tiếp.

9


Khác với hành vi mƣợn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích), quy
ƣớc và có thể chế, dù rằng quy ƣớc và thể chế của chúng không hiển ngôn mà

quy tắc vận hành của chúng đƣợc mọi ngƣời trong cộng đồng ngôn ngữ tuân
theo một cách không tự giác. Chẳng hạn, trong phòng họp không tùy tiện phát
biểu, nghe điện thoại, làm việc riêng, sử dụng điện thoại.
O. Ducrot còn nhấn mạnh thêm hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời
và không mƣợn lời ở chỗ “chúng thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời đối
thoại. Chúng đặt ngƣời nói và ngƣời nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi
mới so với tình trạng của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời đó” [8, tr. 90].
Khi ta thực hiện hành vi chê ai đó một điều gì là ta đã phải chịu trách
nhiệm về những điều ta nói ra. Và ngƣời nghe có quyền và trách nhiệm biểu
thị sự tán thành hay phản đối với những điều vừa nghe đƣợc. Nghĩa là cả
ngƣời nói và ngƣời nghe đều có nghĩa vụ và quyền lợi mới so với lúc trƣớc
khi ta thực hiện hành vi chê.
Nhƣ vậy, nắm đƣợc ngôn ngữ không phải chỉ dừng lại ở việc biết phát
âm, dùng từ, đặt câu… mà còn phải biết sử dụng ngôn ngữ đó theo đúng
những quy định ở lời mà ngôn ngữ đó đòi hỏi, tức phải năm những quy tắc,
điều khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ sao cho đúng lúc, đúng chỗ, hợp
ngƣời, hợp cảnh.
Các hành vi ở lời có thể đƣợc phân chia thành những nhóm khác nhau.
Có hai hƣớng phân loại chính:
a. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo động từ chỉ hành vi ở lời. Theo
hƣớng này, J.L. Austin đã phân loại các hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm
phạm trù:
- Trình bày (expositives): đƣợc dùng để trình bày các quan niệm, dẫn
dắt, lập luận, giải thích cách dùng từ. Ví dụ: khẳng định, phủ định, phát biểu,
tranh luận, nhắc nhở…

10


- Phán xử (verditives): đƣa ra những lời phán xét mà về cơ bản là

những điều đánh giá về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ
hoặc lý lẽ xác đáng. Ví dụ: đánh giá, phân loại, tính toán, phân tích…
- Cam kết (conmissives): ràng buộc ngƣời nói vào một chuỗi những
hành động nhất định. Ví dụ: hứa hẹn, đảm bảo, từ chối, thề nguyền…
- Hành xử (exercitives): đƣa ra những quyết định thuận lợi hay chống
lại một chuỗi hành động nào đó, thực thi quyền lực hoặc ảnh hƣởng. Ví dụ: ra
lệnh, đề nghị, thỉnh cầu, thách đố…
- Ứng xử (behabitives): đáp lại hành vi cƣ sử của ngƣời khác đối với
những sự kiện có liên quan. Ví dụ: xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, phê bình…
Nhƣng chính Austin sau này cũng cho rằng bảng phân loại của mình
chƣa hoàn thiện. Searle là ngƣời đầu tiên chỉ ra những hạn chế trong bảng
phân loại của Austin là chỉ phân loại các động từ ngữ vi. Và do Austin không
chỉ ra các tiêu chí phân loại nên kết quả phân loại có khi chồng chéo (mà
trong thực tế thì không phải bao giờ các động từ ngữ vi cũng tƣơng ứng một một với hành vi ngôn ngữ. Chẳng hạn, hai động từ “hứa” và “hứa hẹn” chỉ
biểu thị một hành vi hứa).
Từ sự phê phán trên, Searle đƣa ra một hƣớng phân loại thứ hai.
b. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo hƣớng của Searle:
Searle cho rằng trƣớc hết phải phân loại các hành vi ở lời chứ không
phải phân loại những động từ gọi tên chúng. Ông đã liệt kê 12 điểm khác
nhau giữa hành vi ngôn ngữ có thể dùng làm tiêu chí phân loại các hành vi
ngôn ngữ.
Tuy nhiên, trong quá trình phân loại. Searle chỉ sử dụng 4 tiêu chí mà
ông cho là cơ bản, là quan trọng, đó là: đích ở lời (tức mục đích của hành vi
hƣớng tới ghép lời - hiện thực (giữa các từ với thế giới hiện thực); thực trạng
tâm lý; nội dung mệnh đề để phân loại các hành vi ngôn ngữ.

11


Các hành vi ngôn ngữ đƣợc Searle chia thành 5 nhóm:

- Xác tín (assertives): có giá trị khảo nghiệm, định ra hƣớng khớp lời –
thế giới hiện thực và diễn tả niềm tin của ngƣời nói vào mệnh đề P.
- Điều khiển (directive): diễn đạt cố gắng khiến ngƣời nghe H phải làm
một việc gì đó. Do vậy mà hƣớng khớp là thế giới hiện thực – lời và chúng
bày tỏ mong ƣớc của ngƣời nói S muốn ngƣời nghe H làm một việc A.
- Cam kết (commissives): Diễn đạt cam kết của ngƣời nói S làm một số
việc trong tƣơng lai. Do vậy mà chúng có hƣớng khớp thế giới hiện thực - lời
và ngƣời nói S bày tỏ ý định làm một việc A.
- Biểu cảm (expressives): diễn đạt thái độ của ngƣời nói đối với một số
hoàn cảnh, tình thế cụ thể đƣợc nêu ra trong nội dung mệnh đề P (ví dụ…) Ở
đây có hƣớng khớp lời mà chỉ có nhiều trạng thái tâm lý khác nhau và nội
dung mệnh đề phải liên quan giữa ngƣời nói S và ngƣời nghe H.
- Tuyên bố (declarations): đƣa ra sự ăn khớp giữa nội dung mệnh đề và
thế giới hiện thực. Do vậy mà hƣớng khớp lời là cả hai phía: lời - thế giới
hiện thực và ngƣợc lại. Searle nhận thấy không có trạng thái tâm lý nào trong
nhóm hành vi này.
Mƣời hai tiêu chí mà Searle nêu ra thực chất là mƣời hai phƣơng diện,
mƣời hai đặc điểm, mƣời hai chức năng quan yếu nhất trong hành vi ở lời của
tất cả các ngôn ngữ. Tất nhiên còn những phƣơng diện khác mà Searle chƣa
chú ý tới nhƣng tiêu chí mà ông đề xuất đã quyết định sự khác nhau giữa hành
vi ở lời này với hành vi ở lời kia. Năm nhóm hành vi mà Searle phân chia là
năm nhóm lớn, năm phạm trù. Trong những trƣờng hợp có thể sử dụng những
tiêu chí mà Searle phân chia để tiếp tục phân chia các hành vi ngôn ngữ ra
thành những nhóm nhỏ hơn hoặc để xác định ranh giới giữa một số hành vi
ngôn ngữ khác nhau.

12


Sau Searle, một số nhà nghiên cứu cũng nêu ra một số cách phân loại

khác nhƣ cách phân loại của D. Wunderlich, của D.Recanati, K. Bach và
M.M. Hanish. Tuy nhiên, “các tiêu chí phân loại của 4 tác giả sau Searle đều
trùng, hoặc trùng bộ phận rơi vào tiêu chí của Searle” [18, tr.133]. Vì vậy, có
thể nói rằng giá trị phát hiện mƣời hai tiêu chí phân loại của Searle là rất lớn
và cho tới nay vẫn đƣợc xem là kinh điển.
Mặc dù vậy Searle vẫn có điểm hạn chế là mới chỉ đề cập đến các hành
vi ngôn ngữ ở dạng tĩnh (dạng đơn thoại), “tách hành vi ở lời ra khỏi ngữ
cảnh, ra khỏi hoạt động hội thoại, một hoạt động thƣờng xuyên, cơ bản của
ngôn ngữ” [18, tr.440] và chỉ nhìn nhận các hành vi ở lời một chiều từ ngƣời
nói đến ngƣời nghe mà chƣa xem xét theo chiều ngƣợc lại trong mối quan hệ
qua lại, trong tƣơng tác bằng lời.
D.Wunderlich và Francis đã chỉ ra những hạn chế này và cho rằng
“không một hành vi nào đƣợc thực hiện một cách cô lập cả. Trong hội thoại
những ngƣời giao tiếp và các hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng tác động nhau,
hành vi này “gọi” hành vi kia ra cứ thế tiếp tục cho đến khi cuộc thoại kết
thúc” [18, tr.141]. Nhƣ vậy, nghiên cứu hành vi ngôn ngữ không thể đặt
ngoài sự tƣơng tác bằng lời. Và việc đƣa các hành vi ở lời vào hội thoại giúp
các nhà hội thoại học phát hiện ra hàng loạt các hành vi ở lời khác, chỉ xuất
hiện trong hội thoại. Đó cũng là lý do vì sao khi nghiên cứu hành vi chê dƣới
góc độ tác động của yếu tố quyền lực chúng tôi phải đặt nó trong hội thoại để
xem xét.
1.1.1.2. Động từ ngữ vi
Tên gọi của các hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời) trong một ngôn ngữ là
các động từ nói năng. Hay nói cách khác, động từ nói năng là những từ biểu
thị, gọi tên các hành vi ngôn ngữ.

13


Trong số các động từ nói năng, có một số động từ có thể đƣợc thực

hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng ở lời, gọi là động
từ ngữ vi. “Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chung ra cùng
với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là ngƣời
nói thực hiện luôn hành vi ở lời do chúng biểu thị” [18, tr.97]. Ví dụ, khi ta
phát ngôn: “tôi cảnh cáo anh về thái độ vô lễ với giám thị!” tức là ta đã đồng
thời thực hiện hành vi cảnh cáo vào thời điểm phát ngôn. Nhƣ vậy, động từ
cảnh cáo trong phát ngôn trên đƣợc thực hiện trong chức năng ngữ vi và đƣợc
gọi là động từ ngữ vi.
Trong thực tế giao tiếp, không phải khi nào các tác động ngữ vi cũng
đƣợc dùng với chức năng ngữ vi. Austin cho rằng động từ ngữ vi cũng
đƣợc dùng với chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi nó thỏa mãn các
điều kiện sau:
- Chủ thể nói phải ở ngôi thứ nhất.
- Thời của động từ phải ở thời hiện tại (hiện tại phát ngôn).
- Thể (voice) của động từ là thể chủ động và thức (mood) thực thi
(indicative).
- Trừ một số trƣờng hợp động từ nói năng không nhất thiết phải có
ngƣời đối thoại nhƣ: kể, tƣờng thuật, than thở… thì một động từ nói năng
đƣợc dùng trong chức năng ngữ vi nhất thiết phải có mặt ngôi thứ hai, tức
ngƣời đối thoại trực tiếp cùng có mặt trong sự giao tiếp.
Nếu thiếu một trong những điều kiện trên đây thì động từ đƣợc dùng
trong phát ngôn không đƣợc coi là động từ ngữ vi.
1.1.1.3. Biểu thức ngữ vi
Biểu thức ngữ vi “là những thể thức nói năng đặc trƣng cho một hành
vi ở lời” [18, tr. 92]. Mỗi biểu thức ngữ vi đƣợc đánh dấu bởi những dấu hiệu
chỉ dẫn hiệu lực ở lời hay còn gọi là các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời

14



(illocutionary force in dicating devices - IFIDS) - thuật ngữ của Searle. Nhờ
những dấu hiệu này mà các biểu thức ngữ vi đƣợc phân biệt với nhau.
Đóng vai trò các IFIDS là:
- Kiểu kết cấu từ ngữ (tức là các kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền
thống)
- Chẳng hạn kiểu kết cấu: “X ơi là X” là kết cấu đặc trƣng của hành vi
cảm thán: “Hãy/đừng/chớ + động từ chỉ hành động” là kết cấu đặc trƣng của
hành vi cầu khiến,…
- Những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi.
Chẳng hạn: ai, cái gì, bao giờ, mấy, …là những từ ngữ chuyên dùng trong
biểu thức ngữ vi hỏi; hãy, đừng, chớ… là những từ ngữ chuyên dùng trong
biểu thức ngữ vi cầu khiến…
- Ngữ điệu: chẳng hạn cùng một phát ngôn “ cái áo trông đẹp nhỉ!” nếu
đƣợc phát ngôn bằng ngữ điệu bình thƣờng, thấp dần cuối câu là một phát
ngôn khen. Nhƣng nếu phát âm với ngữ điệu nhấn mạnh ở cuối câu, đặc biệt
tiếng “nhỉ” kéo dài và nhấn mạnh thì rõ ràng là một phát ngôn chê mỉa.
- Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội
dung mệnh đề đƣợc nêu trong biểu thức ngức vi với các nhân tố của ngữ
cảnh. Chẳng hạn, phát ngôn “anh sẽ không quên vụ này đâu, thằng em ạ!” tùy
theo quan hệ liên cá nhân giữa SP1 và SP2, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện giao
tiếp, những hành động trƣớc đó mà SP2 đã làm có lợi hay có hại cho SP1, mà
phát ngôn có thể coi là một phát ngôn ở lời cảm ơn hay đe dọa hoặc ngầm hứa
hẹn một điều gì đó.
Ngoài ra, một IFIDS đặc biệt để nhận biết biểu thức ngữ vi là các động
từ ngữ vi.
Biểu thức ngữ vi nguyên cấp là những biểu thức không chứa động từ
ngữ vi ở chức năng ngữ vi.

15



1.1.1.4. Phát ngôn ngữ vi
“Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào
đó khi hành vi này đƣợc thực hiện một cách trực tiếp, chân thực” [18, tr.91]
Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Đức Dân trong [23] thì “các phát
ngôn ngữ vi cũng là các biểu thức ngữ vi” [23, tr.47]. Nhƣng theo tác giả Đỗ
Hữu Châu [18] thì “các phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trƣng cho hành
vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó đƣợc gọi là biểu thức ngữ vi” [18, tr.91].
Ví dụ hai phát ngôn sau:
(a)

- Anh nên bỏ thuốc lá đi.

(b)

- Tôi nói chân thành, anh nên bỏ thuốc lá đi.

Ở phát ngôn (a), căn cứ vào cấu trúc câu và các từ ngữ: nên + động từ + đi
Ta có thể xác định đây là những biểu thức ngữ vi ở lời khuyên. Đây là
phát ngôn ngữ vi khuyên ở dạng tối giản, có lõi là một biểu thức ngữ vi ở lời
khuyên. Còn phát ngôn (b), ngoài lõi là biểu thức ngữ vi ở lời khuyên còn có
thêm thành phần mở rộng “tôi nói chân thành” có tác dụng rào đón trƣớc khi
SP1 đƣa ra hành vi khuyên.
Nhƣ vậy, trong thực tế có những phát ngôn ngữ vi trùng với biểu thức
ngữ vi và có những phát ngôn ngữ vi lớn hơn biểu thức ngữ vi; nghĩa là ngoài
bộ phận cốt lõi là biểu thức ngữ vi, còn có thể tồn tại một hoặc một số thành
phần mở rộng trong phát ngôn ngữ vi. Việc phân biệt biểu thức ngữ vi và phát
ngôn ngữ vi (theo chúng tôi) là rấy có ý nghĩa khi nghiên cứu về các hành vi
ngôn ngữ trong hội thoại nói chung cũng nhƣ trong nghiên cứu về hành vi chê
nói riêng. Khi phân biệt biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi, chúng ta mới

thấy rõ vai trò của thành phần mở rộng trong phát ngôn. Các thành phần mở
rộng trƣớc đây ít đƣợc chú ý, mặc dù trong thực tế giao tiếp chúng xuất hiện
rất thƣờng xuyên, rất đa dạng và có vai trò ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của

16


phát ngôn. Đối với hành vi chê, một hành vi có tính đe dọa thể diện tích cực
của ngƣời nghe rất cao thì việc xem xét các thành phần mở rộng rất cần thiết.
1.1.1.5. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
Bất cứ một hành vi nào khi thực hiện cũng phải có những điều kiện
nhất định. Các hành vi ở lời là loại hành vi xã hội cho nên các điều kiện để nó
có thể thực hiện đƣợc lại càng chặt chẽ, đa dạng hơn nữa. “Điều kiện sử dụng
các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó
có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó” [18, tr.111].
Austin là ngƣời đầu tiên đề cập tới các điều kiện sử dụng các hành vi ở
lời. Ông gọi các điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện “may
mắn” , vì theo ông, nếu may mắn các điều kiện đó đƣợc đảm bảo thì hành vi
mới “thành công”, đạt hiệu quả, nếu không thì hành vi sẽ thất bại. Sau này,
trên cơ sở những điều kiện may mắn của Austin, Searle đã điều chỉnh, bổ
sung và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn các hành vi ở
lời. Các điều kiện đó nhƣ sau:
- Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất, nội dung của hành vi.
Nội dung của mệnh đề có thể là mệnh đề đơn giản (xác tín, miêu tả) hay một
hàm mệnh đề (ở dạng câu hỏi trả lời có/không), có thể là một hành động của
ngƣời nói (hứa hẹn) hay một hành động của ngƣời nghe (yêu cầu, ra lệnh).
Đối với hành vi chê, nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi chê là
những đặc điểm của ngƣời/vật/việc đã xảy ra hoặc đang tồn tại trƣớc khi SP1
thực hiện hành vi chê.
- Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về

năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói và
ngƣời nghe.
Chẳng hạn khi xin phép làm gì, ngƣời nói thực sự tin rừng ngƣời nghe
có đủ vị thế và đủ quyền hạn cho phép mình thực hiện điều đó. Còn khi xin

17


×