Tải bản đầy đủ (.pdf) (566 trang)

365 câu hỏi đáp về sức khỏe và phòng chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.33 MB, 566 trang )

vũ QUỐC TRUNG

365
CÂU HỎI-ĐÁP
-#v

vệSfCKHOE

ể PflDHG cn in BEHU
NHA XUẤT BAN
VĂN HÓA-THÔNG TIN


TỔNGCÔNGTY
SÁCH VIỆT NAM


Add: 44 Trang Tien str, Hanoi

; +84.4.8241576 / 8262934 / 9360312
Fax: +84.4.9341591

Phòng Xuất bản
Tel: +84.4.9362144
[I:



savina



vũ QUỐC TRUNG
(Sưu tầm và tuyên soạn)

365 CÂU HỎI ■ĐÁP
VỂ SỨC KHOẺ VÀ PHÒNG CHŨA BỆNH
ĐẠI HỌC THÁI NGUYỀN

TRUNG TẰM HỌC LIỆU

NHÀ XUẤT BẢN VÁN HÓA - THÔNG TIN

Hà Nội



LỜI NÓI ĐẦU

365 câu hỏi - đáp về sức khoẻ và phòng chữa bệnh -

cuốn sách của thầy thuốc - lương y đa khoa Vũ Quốc
Trung được tập hợp từ các bài đăng trên các báo: Khoa
học & Đời sông, Người cao tuổi... đề cập những vấn để
liên quan đến sức khoẻ của mỗi người.
Qua cuốn sách này, lương y đa khoa Vũ Quốc
Trung - người san sàng khám bệnh và tư vấn miễn phí
cho những người bệnh, sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về
sức khoẻ của mình và những thắc mắc về bệnh tật mà
không cần phải đến các phòng khám.
Cuốn sách này được chia thành các phần như: Nội
khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Phụ khoa, Xương khớp.


u.v. rất thuận tiện cho việc tra cứu.
Hy vọng qua cuốn sách, độc giả sẽ quan tâm hơn
đến vấn đề sức khoẻ của chính mình và những người
thăn, đồng thời sẽ có thêm những hiểu biết tốt nhất về
bệnh tật và cách phòng chữa bệnh.
Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin xin trân trọng giới
thiệu cùng bạn đọc.

5



NỘI KHOA

1. THƯÒNG ĐI NGOÀI PHÂN SÓNG

Hỏi: Tôi thường đi ngoài phân sống, đã uống
thuốc tân dược không khỏi. Xin hỏi Đông y có cách
nào chữa khỏi không ?
Đáp: Theo Đông y, chức náng tiêu hoá thức ăn
chủ yếu là của tỳ - vị. Tỳ (lá lách, tuỵ) có nhiệm vụ
vận hoá đồ ăn thức uống, sản sinh chất dinh dưỡng
để phân bổ nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Vị
(dạ dày) có chức năng thu nạp thức ăn (thuỷ cốc)
cùng với tuỵ trong hệ thống tiêu hoá làm nhừ
nhuyễn thức ăn. Đông y cho rằng tỳ - vị hư nhược
sẽ làm rốỉ loạn chức năng tiêu hoá, hấp thụ thức
ăn gây nên đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, đi ngoài
phân sống hoặc ỉa lỏng, đau bụng, người mệt mỏi...

Để chữa chứng đi ngoài phân sông theo Đông y
phải kiện tỳ, vị làm cho tỳ vị khoẻ lên, làm được
chức năng chuyển hoá, hấp thụ thức ăn. Bài thuốíc
thường dùng như sau:
7


Sơn tra
Sa sâm
12g
12g
Thần khúc 15g
Bạch linh
12g
Hoài sơn
Bạch truật
12g
12g
lOg
Liên
nhục
Cam thảo
6g
Ngô thù
lOg
Mộc hương
6g
Hoàng
liên
Sa nhân

6g
6g
Chỉ thực
15g
Mạch nha
12g
Ngày sắc uống 1 thang. Mỗi thang sắc 2 lần,
mỗi lần cho 750ml nưóc (3 bát) lấy một bát. Hai lần
sắc (2 bát) trộn với nhau uổng 3-4 lần trong ngày.
Ngoài ra cần chú ý không ăn các đồ ăn sông, lạnh.
2. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HOÁ

H ỏi: Rối loạn tiêu hoá chức năng là g ì ĩ
Đáp: Dấu h iệ u của rối loạn tiêu hoá là hiện
tượng khó chịu hoặc đau, hay tái phát và dai dang
ở phía bên trong bụng (thượng vị). Đó là những rối
loạn thực thể do các tổn thương ở đường tiêu hoá
trên như viêm, loét, ung thư thực quản, dạ dày, tá
tràng...; là những rối loạn chức năng (còn gọi là
những rối loạn không do loét) mà nếu làm xét
nghiệm thông thường, người ta sẽ thấy, hoặc
không thấy những dấu hiện bất thường về chức
năng của đường tiêu hoá trên.
Dựa vào dấu hiệu đau hay khó chịu, bạn có thể
biết được mình đang bị loại rối loạn tiêu hoá nào.
Rối loạn tiêu hoá th ể loét: Loại này thường kết
hợp hai hay nhiều dấu hiệu; cơn đau dịu đi khi ăn
8



hay dùng các thuôc chông toan, đau theo chu kỳ,
đau sau khi ăn, đau nhiều khiến bệnh nhân phải
thức giấc trong đêm.
Rối loạn tiêu hoá th ể vận động: Ngoài đau hay
khó chịu ở vùng thượng vị, còn kèm theo hai hay
nhiều dấu hiệu: nôn (có thể kèm buồn nôn), buồn
nôn, chán ăn hoặc có cảm giác nhanh no, hay ợ hơi,
trưống bụng sau khi ăn (có thể kèm theo cảm giác
trống rỗng ở dạ dày).
Rối loạn tiêu hóa th ể trào ngược dạ dày - thực
quản: Khó chịu hay đau thượng vị thường kèm vói
cảm giác đau rát như bị bỏng từ thượng vị lan lên
thực quản hoặc bị ợ hơi nhiều.
Rối loạn tiêu hoá thể không điển hình: Rối loạn
này có một hay vài dấu hiệu của cả ba thể trên. Có
khi ở một bệnh nhân thấy xuất hiện cùng lúc nhiều
thể bệnh, các thể thay đôi theo thời gian và có khoảng
30-40% các trường hợp rôi loạn tiêu hoá kèm rốỉ loạn
chức năng vận động của tiểu tràng (ruột non).
Để điều trị, ngoài những phương pháp và thuôc
điều trị do bác sĩ chỉ định sau khi đã tìm ra
nguyên nhân gây bệnh, chúng ta cần kết hợp vói
một chế độ ăn hợp lý: Giảm tỷ lệ lipit (mỡ) trong
khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chê dùng các đồ
uông có gas; không uống cà phê, rượu; bỏ thói quen
ăn nhanh và phải nhai kỹ... Diệt sạch vi khuẩn HP(1)
H elicobacter pylori: là loại vi khuẩn có hình xoắn, sống ký sinh ở
niêm m ạc dạ dày.

9



chỉ được đặt ra trong trường hợp điều trị mãi
không khỏi hoặc người bệnh có những triệu chứng
giống như loét, hoặc bệnh nhân có tiền sử gia đình
bị bệnh ung thư dạ dày...
Trên thực tế, có một sô' trường hợp điều trị mãi
không khỏi: ngoài một sô" triệu chứng mất hắn
(như đau rát), còn một sô" chỉ đỡ ít nhiều, thậm chí
dai dẳng mãi như trướng bụng, chứng nuốt hơi
ngoài bữa ăn. Có thể đó là do người bệnh dùng
thuốc không đủ liều do bác sĩ chỉ định; có thể do
phương pháp điều trị chưa đúng vói nguyên nhân
gây bệnh... Vì thế, khi rơi vào trường hợp này, bạn
nên đến điều trị tại chuyên khoa tiêu hoá và phải
hợp tác với bác sĩ đê làm bổ sung các xét nghiệm
cần thiết đe điều trị hiệu quả.
3. BỆNH TIẾU CHẢY

H ỏi: Cho biết nguyên nhăn và cách điều trị
bệnh tiêu chảy ĩ
Đáp: Bệnh tiêu chảy là g ì ?
Bệnh tiêu chảy là tình trạng rối loạn đưòng
ruột làm cho cơ thế mất nhiều nước và muôi
khoáng, có thể bị chết.
Nguyên nhăn gây bệnh tiêu chảy:
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường
ruột (vi-rút, vi khuẩn, hoặc kí sinh trùng gây
bệnh) do ăn thức ăn bị ôi, thiu; uống nưóc lã, vệ
10



sinh cá nhân kém như không rửa tay trước khi ản;
vệ sinh môi trường kém như để cho phân người,
gia súc vương vãi xung quanh nơi ỏ. Hô xí bấn,
nhiều ruồi bọ, dùng phân tươi chưa ủ để bón rau...
Tác hại của bệnh tiêu chảy:
Bệnh tiêu chảy là một bệnh rất nguy hiểm có thể
dẫn tói chết người. Bệnh nhân đi ngoài phân lỏng
trên 3 lần trong một ngày làm cho cơ thể bị mất
nước. Mất nưốc là nguyên nhân chính gây tử vong
của bệnh. BỊ mất nước, cơ thể có các dấu hiệu: quầng
mắt trũng xuống, môi khô, khát nước, đái ít, toàn
thân mệt mỏi, mất nưốc nặng có thể bị hôn mê.
Cách xử lý kh i bị tiêu chảy:
Cho người bị tiêu chảy uổng nưóc nhiều hơn thường
lệ đê để phòng bị mất nước do tiêu chảy. Tốt nhất là
cho uống nưóc cháo. Cách nấu nưốc cháo như sau:
- Nước cháo cần pha cho trẻ uông càng sớm càng
tốt, ngay khi mới bị tiêu chảy.
- Sau mỗi lần đi ngoài, cho uổng 100 - 200 ml để
bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy để phòng ngừa
cơ thể bị mất nưóc.
- Nưóc cháo chỉ là đồ uổng thay thế nưóc, không
phải thức ăn chính, nưóc cháo đã nấu chỉ dùng trong
một ngày (tốt nhất chỉ dùng trong 6 giờ) không để lâu.
Có thể thay nước cháo bằng dung dịch Ô-rê-dôn
(ORESOL). Gói O-rê-dôn mua ỏ các cửa hàng dược
phẩm. Cách pha gói Ô-rê-dôn như sau:
+ Rửa sạch tay.

11


+ Đổ cả gói bột Ô-rê-dôn vào dụng cụ chứa được
hơn 1 lít nước.
+ Đong đúng 1 lít nước sôi đê nguội, đổ vào, dùng
thìa sạch khuấy đều cho tan hết bột Ô-rê-dôn.
+ Cho trẻ uống khi khát, khoảng 2000ml trong
một ngày.
+ Nếu tiêu chảy nhiều và có dấu hiệu mất nưốc
nặng, cần tói bệnh viện để điều trị.
Chú ý: Không nên dùng kháng sinh cho tất cả các
bệnh nhân tiêu chảy, chỉ dùng kháng sinh khi bị
mắc bệnh kiết lị (phân có máu - mũi) và bệnh tả.
Cách đ ề phòng bệnh tiêu chảy:
- Thực hiện tốt việc ăn sạch, uống sạch (thức ăn
phải rửa sạch và nấu chín, uống nước đã đun sôi).
- Không ăn các loại thức ăn đã bị ôi, thiu, đun
nấu chưa chín; không ăn cá gỏi cá sông, thịt sổng,
tiết canh...; không uống nước lã.
- Rửa sạch tay trưốc khi ăn, sau khi đại tiện.
- Giữ sạch môi trường xung quanh như: hằng
ngày quét dọn hô" xí, dọn sạch chuồng gia súc,
không dùng phân chưa ủ kĩ để bón rau.

4. BỆNH TIÊU CHẢY Ỏ TRẺ EM

H ỏi: Nguyên nhăn và cách xử lý bệnh tiêu chảy
ở trẻ em ?
12



Đáp: Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc toé
nưóc trên 3 lần mỗi ngày, tiêu chảy cấp là tiêu
chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14
ngày.
Ở nước ta, tiêu chảy do vi khuẩn hay xảy ra vào
mùa hè, còn tiêu chảy do virut hay gặp vào mùa
đông xuân khi thòi tiết lạnh ẩm. Bên cạnh đó phải
kể đến một số yếu tô" thuận lợi cho bệnh phát như
trẻ nhỏ dưới hai tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng đang bị
nhiễm các bệnh làm suy giảm miễn dịch như sỏi,
AIDS. Ngoài ra, một sô" tập quán, thói quen trong
ăn uống, sinh hoạt cũng là yếu tô" thuận lợi cho
bệnh khởi phát như cho trẻ bú bằng chai hoặc
bình mà không đánh rửa kỹ, cho trẻ ăn sam bằng
thức ăn đặc nấu chín đê lâu ở nhiệt độ phòng,
không rửa tay sạch sau khi đi ngoài, dọn phân,
giặt rửa cho trẻ hoặc trưóc khi chuẩn bị thức ăn
cho trẻ, sử dụng thực phẩm, nguồn nưóc không
đảm bảo vệ sinh...
Việc chẩn đoán tiêu chảy cấp không khó, chỉ
cần dựa vào định nghĩa tiêu chảy cấp như đã nói ở
phần đầu. Tiêu chảy cấp là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc suy dinh
dưỡng cho trẻ em. Lý do chính làm trẻ bị tử vong là
tiêu chảy nhiều làm trẻ bị mất nưốc, điện giải, vì
thê việc chẩn đoán mức độ mất nưóc là rất quan
trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc xử trí bù
nước, điện giải tránh tử vong cho trẻ.

13


Xử trí tại nhà, phục hồi nước điện giải cho trẻ khi
chưa có dấu hiệu mất nước.

Nếu trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú như thường,
đồng thời cho trẻ uống nưóc và chất điện giải
nhiều hơn bằng dung dịch pha chế tại nhà, nưóc
cháo muối, nưóc gạo rang hoặc oresol, cách dùng:
một gói oresol hoà với 1 lít nước sôi, để nguội, có the
dùng trong 24h, cho uống 50ml sau mỗi lần tiêu chảy
ở trẻ dưới 2 tuổi; uống 100-200ml sau mỗi lần tiêu
chảy cho trẻ từ 2-10 tuổi; nếu trẻ trên 10 tuổi thì
uống tói lúc hết khát. Nếu trẻ không đõ mà có dấu
hiệu mất nước thì cho trẻ tới bệnh viện ngay.
Phòng bệnh tiêu chảy:

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6
tháng đầu (nếu mẹ đủ sữa); bắt đầu cho trẻ ăn sam
từ tháng thứ 5. Thành phần thức ăn phải đầy đủ
các chất bột (gạo hoặc ngô, khoai, sắn), thịt mõ,
rau xanh. Các nguyên liệu chế biến thức ăn cho trẻ
phải còn tươi và rửa bằng nước sạch trước khi nấu;
chỉ cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước sạch
đã đun sôi.
Lưu ý: Phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau
khi đi ngoài, khi thay tã lót cho trẻ, trước khi làm
thức ăn cho trẻ, khi cho trẻ ăn và khi chăm sóc trẻ.
Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, sau khi trẻ đi ngoài

phải lau rửa sạch cho trẻ và đô phân vào nhà xí.
Không được giặt tã lót có dinh phân vào nguồn
14


nước ăn (ao, giếng...); tã lót của trẻ sau khi giặt
phải được phơi khô, tốt nhất là phơi dưối ánh năng
mặt tròi. Cuổì cùng là phải cho trẻ tiêm phòng đầy
đủ, đặc biệt là tiêm phòng sởi, bởi vì khi trẻ bị lên
sỏi rất dễ bị tiêu chảy cấp.

5. TÁO BÓN

H ỏi: Cho biết nguyên nhân gây táo bón ?
Đáp: Hiện tượng “hiếm phân và phân cứng”.
Hiện tượng chậm đi ngoài đã được quan tâm từ
thời cổ đại. Nghệ thuật thụt có từ lâu, thoạt đầu
bằng cách dùng sừng súc vật, rồi đến các bơm. Đến
thế kỷ thứ XVIII trở thành một phương pháp điều
trị cơ bản.
Phản xạ đi ngoài có mỗi khi trực tràng bị đầy,
nhưng có thể chê ngự được phản xạ đó. Động tác đi
ngoài thực hiện được nhờ co cơ bụng và cơ hoành.
Tuỳ theo từng người: bình thường đi ngoài một lần
ngày hoặc 2 ngày một lần hoặc có khi 4 ngày một
lần. Hiện tượng kéo dài khoảng cách nhịp của từng
người gọi là táo bón gắn liền vói sự cần thiết phải
dùng sức bất thường đê rặn và phân cứng.
Nguyên nhân rõ:
Bệnh ở túi mật, loét dạ dày, tổn thương đường

ruột thừa, lỵ amip. Táo bón đi kèm với triệu chứng
khác của bệnh.
15


- Tổn thương ở hậu môn, trực tràng, tử cung,
tuyến tiền liệt: tắc do sợ đau do phân đi qua chỗ
hậu môn nứt, qua tri, hoặc có cơ học do tiền liệt
tuyến to, tử cung ngã ra sau.
- Ảnh hưởng của thuốc: thuốc có thuốc phiện,
atropine...
Nguyên nhân thực th ể không rõ:
Phụ nữ hay bị hơn nam giới. Người cổ xưa
không bị. Đó là do nhịn đi ngoài, vì tuỳ tiện, vì cần
thiết, vì vô tâm, vì ít hoạt động, vì thói quen ăn
uống, dần dần thành rốỉ loạn. Nếu nghi hiện tượng
ruột bị yếu, sa ruột, dài đại tràng, đại tràng phì
đại, thì cần đi khám loại bỏ các nguyên nhân này,
rồi điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và giữ vệ sinh.

6. CHỮA TÁO BÓN BANG ĐÔNG Y

H ỏi: Tôi táo bón kéo dài 50 năm, xin hỏi Đôngy
có cách nào chữa được?
Đáp: Táo bón kéo dài đã 50 năm là thuộc
chứng táo bón mạn tính, viêm ruột táo kết. Trước
tiên phải hiểu táo bón có nghĩa là sự vận động
chậm chạp của phân qua ruột già, thường kèm
theo sự tích luỹ một lượng khá lón phân khô và
rắn ỏ ruột già - đoạn ngang (vì phân ngưng lại ở

ruột già quá lâu nên nước bị hấp thu nhiều).
Nguyên nhân thường gặp ở táo bón là do thói
16


quen ức chê những phản xạ đại tiện bình thường.
Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, mỗi khi các phản
xạ đại tiện bị kích thích hoặc sử dụng quá nhiều
thuổc nhuận tràng thay thê cho chức năng tự
nhiên của ruột, thì vối thòi gian, các phản xạ đại
tiện sẽ yếu dần đi và ruột già sẽ bị mất trương lực.
Vì vậy, nếu người ta tập được thói quen đi đại tiện
vào buổi sáng sau bữa điểm tâm là lúc phản xạ dạ
dày - ruột già, tá tràng - ruột già gây ra các vận
động đẩy ỏ ruột già, thì sẽ không bị táo bón. Ngoài
ra, táo bón còn liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn
không đủ rau và chất xơ, cũng như lối sống ít vận
đc ng. Vì vậy, để tránh táo bón, ngoài việc sử dụng
thuổc, ta cần phải thay đổi chê độ ăn. Trong khẩu
pfc ần ăn,phải tăng cường rau xanh, những thức ăn
có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, chuối
tiêu, vừng đen...
Về sinh hoạt phải năng vận động, đặc biệt đi bộ
có tác dụng tích cực phòng chống táo bón.
Theo y học cổ truyền, táo bón là do khí trệ,
nhiệt kết, khí âm hư tổn, trường vị vận chuyển
không thông gây nên và chia ra làm nhiều thể
bệnh khác nhau. Ngoài các bài thuốc, có thể chữa
táo bón thông qua ăn uổng.
+ Muối ăn lOg. Nước sôLđẩnguội Knnmi

tan muối vào nưóc và uốngị
:
sáng sớm. Làm như vậy cho (^ệãlÚỊ^khỏi
- A
+ Khoai tây tươi 50g, mâitiong ẩơmỉ. Ktìóai^ay
17


gọt sạch vỏ, giã nát vắt lấy nưốc, hoà vói mật ong,
uống vào lúc sáng sốm khi bụng còn đói, liên tục
trong 20 ngày.
+ Lá khoai lang 250g đem xào chín, ăn hết
trong 1 lần. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liên tục trong 7
ngày. Rất tốt cho người táo bón theo thói quen.
+ Chuối tiêu 1-2 quả, hằng ngày ăn vào lúc
sáng sóm, đói bụng.
+ Rau chân vịt 30g, dầu vừng 100ml. Rau chân
vịt rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn, nhúng vào nưóc
sôi, vói ra trộn vối dầu ăn. Ăn liền 5 ngày.
Thuốc Phytolax dùng có tác dụng chữa nhuận
tràng, thông mật. Trong thành phần mỗi viên thuốc,
có 50mg bột lô hội, 50mg bột mật lợn, 50mg bột thảo
quyết minh và 50mg phenolphtatein, do Công ty
Dược phẩm Sài Gòn sản xuất. Thuốc có tác dụng phụ
như: Gây ỉa chảy, đau bụng, đặc biệt ở người bệnh
kếttràng dễ bị kích thích. Không nên sử dụng thuốc
lâu
dài. Nếu thấy
xuât hiện tác dụng phụ, nên
ngừng dùng thuốc.

Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc y học cổ
truyền để chữa táo bón như dưói đây:
B ài 1: Dầu vừng (mè), mỗi ngày uống 1-2 lần
mỗi lần 20-30ml.
Bài 2:
Rau dừa nưóc 20g Rau sam
20g
Rau rệu
20g Rau khoai lang
20g
Rau má
40g
18


Các thứ trên sắc đặc, uống hàng ngày.
B ài 3:
Rễ chút chít 8g
Lá muồng trâu
8g
Đổ 300 ml nưóc vào sắc còn 100ml, uống 1 lần.
Ngày uống từ 1-2 lần.
B ài 4:
Cỏ sữa
60g
Cỏ nhọ nồi
60g
Hai thứ trên cho vào nồi, đổ 250ml nưốc vào
sắc còn 100ml, uống 2 lần trong ngày.
Có thể dùng món ăn chữa táo bón như sau:

B ài 5:
Đu đủ chín lOOg
Đỗ đen
lOOg
Đường
50g
Đỗ đen vo sạch cho vào nồi cùng vói 300ml nưóc,
đun thật kỹ. Đu đủ bỏ vỏ, bỏ hạt cho vào cốc cùng vói
đường đánh thật như. Khi đỗ đen đã nhừ, cho đu đủ
vào quấy đều, thấy chè sôi lại là được. An một ngày
hai lần lúc chè đã nguội, ăn liền trong 1 tuần.
B ài 6:
Vừng
100g
Khoai lang
200g
Gia vị vừa đủ.
Vừng vo sạch, giã nát cho vào nồi cùng vối 300ml
nưóc ninh thật kỹ. Khoai lang rửa sạch cho vào nồi
hấp chín, bỏ vỏ ngoài giã nát. Khi vừng nhừ, cho
khoai lang, gia vị vừa đủ vào quấy đều. Ăn khi
cháo đã nguội, ngày ăn 2 lần, ăn liền trong 3 ngày.
19


7. THỈNH THOẢNG BỈ ọ CHUA

H ỏi: Vài tháng nay, thỉnh thoảng tôi lại bị ợ
chua, hình như tôi bị thừa chất toan trong cơ thê.
Làm th ế nào đ ể hết triệu chứng khó chịu này.

Đáp: Ợ chua là hiện tượng chất chứa trong dạ
dày trào ngược lên thực quản. Tính chất axit của
dich vị gây cảm giác bỏng rát thực quản ở phía sau
xương ức. Dịch vị có thể trào lên tận miệng gây
chua trộn lẫn với vị thức ăn. Nguyên nhân gây
hiện tượng này có thể là sự tăng cường co bóp của
dạ dày, sự nới giãn cơ hoành kèm theo một sô" động
tác thuận lợi cho thức ăn trào ngược từ dạ dày lên
thực quản. Nếu không được chữa trị, các triệu
chứng trên sẽ tiếp tục tồn tại và gây biến chứng
viêm, loét, hẹp hay xuất huyết thực quản.
Để kiểm soát và chấm dứt các triệu chứng trên,
bạn cần thực hiện tốt các khuyên cáo sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 hoặc 5 bữa). Ngồi
thẳng người trong khi ăn để giữ cho thực quản
thẳng đứng.
- Tránh các động tác cúi gập thân mình về phía
trưốc hoặc đi nằm ngay sau bữa ăn.
- Tránh các bữa ăn thịnh soạn, quá nhiều chất
béo và chất đạm.
- Tránh uống nưóc trong bữa ăn, chỉ nên uống
sau bữa ăn khoảng 1/2 giờ. Giữa các bữa ăn, cần
20


uống đủ nước, nhưng tránh các loại giải khát có ga.
- Tránh sử dụng nưóc và thức ăn quá nóng
hoặc quá lạnh, các thức ăn có nhiều loại gia vị
mạnh như ớt, hạt tiêu, giấm...

- Tránh một sô"loại cá (cá thu, hồi...), tôm, cua,
rau quả tươi sông và các món ăn quá ngọt.
- Đừng để cơ thể thể béo phì.
Nếu hiện tượng trào ngược dịch vị lên thực
quản không xảy ra thường xuyên thì khi thực hiện
các khuyên cáo trên, triệu chứng sẽ hết dần.
Nhưng nếu triệu chứng tiếp tục tồn tại, bạn cần đi
khám ở các phòng khám chuyên khoa tiêu hoá.
Các bác sĩ có thể chỉ định một sô" thuốc kháng axit
để trung hoà axit clohydric do dạ dày tiết ra. Các
thuốc này khá hiệu quả, mua không cần đơn,
nhưng nếu sử dụng tuỳ tiện thì có thể gây tác hại.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành một việc quan trọng
là tầm soát nguyên nhân bằng cách chụp X-quang
hoặc soi dạ dày thực quản bằng ống nội soi mềm
ánh sáng lạnh.
8. VI KHUẨN HP GÂY BỆNH NHƯTHẾ NÀO ?

H ỏi: Kết quả soi dạ dày của tôi có ghi: "loét dạ
dày vùng hang vị"; kèm theo ký hiệu HP (+). Tôi
được g iải thích đó là tên của một loại vi khuẩn có
trong d ạ dày. Xin nói rõ hơn về vai trò và tác hại
của HP.
21


Đáp: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được
phát hiện năm 1983. Nó có hình xoắn, thuộc chủng
vi khuẩn gram âm, di chuyển được, ký sinh ở niêm
mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có tác dụng chống

lại độ toan (axit) cao của dịch vị dạ dày do có men
ureaza nội sinh rất mạnh, tạo ra một lượng lớn
chất kiềm NH4OH có khả năng trung hoà axit ở xung
quanh chúng (trong khi độ pH của dịch vị rất thấp.
HP gây viêm cấp dạ dày nếu nhiễm một lượng
lớn. Nếu nhiễm kéo dài thì sẽ gây loét dạ dày - tá
tràng hoặc tác động vào quá trình viêm chuyển
sang loét vì nó làm tăng tiết axit, đồng thời làm
giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Hậu
quả muộn là làm teo niêm mạc đưa đến giảm toan,
vô toan. HP được coi là nguyên nhân phổ biến gây
loét, đồng thời là tác nhân gây rối loạn sự tiết dịch
vị. HP được phát hiện trên 90% những người loét
dạ dày - tá tràng và khoảng 70% người loét dạ
dày. Cũng có một sô" người lành mang vi khuẩn
nếu sống ở môi trường ô nhiễm.
Cơ thể gây loét của HP là: enzym ureaza của
HP tạo ra amoniac giúp vi khuẩn có môi trường
trung tính quanh nó và làm tổn thương niêm mạc
dạ dày, tăng tiêt axit, tạo điều kiện cho loét. Các
enzym tiêu huỷ protein cũng có vai trò sinh bệnh
và một protein đặc biệt có tên gọi là “độc tố tế bào
gây hổc” gây ra cá c không bào trong biểu mô niêm
mạc. Một loại protein khác là sản phẩm của “gen A
liên kết với độc tô tê bào’' cũng góp phần làm tổn
22


thương niêm mạc. Tất cả các yếu tô" trên gây tổn
thương thông qua phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo

các bạch cầu đơn nhân và đại thực bào sản xuất
nhiều cytokin và các yếu tô" hoá ứng của bạch cầu
(kích thích lympho bào, hoạt hoá tê bào mastocyte
gây tổn thương loét).
Vì vậy quan điểm về loét dạ dày - tá tràng đã
được hiểu một cách rộng rãi hơn. Trưóc đây người
ta cho rằng, vai trò của thần kinh là chủ đạo gây
loét. Hiện nay tầm quan trọng của HP trong bệnh
này đã được khắng định, vì thế việc điều trị cần
kết hợp các loại kháng sinh diệt HP cùng với phác
đồ điều trị bệnh hợp lý một khi đã có chẩn đoán
chắc chắn.

9. NHIỄM AMIP ĐƯỜNG RUỘT

H ỏi: Nhiễm am ip đường ruột là g ì ?
Đáp: Nhiễm amip là bệnh do ký sinh trùng
Entamoeba histolytica (một loại động vật nguyên
sinh chỉ gồm một tế bào) gây ra. Con người là
nguồn bệnh duy nhất. E. histolytica tồn tại ở hai
dạng: dạng chuyên động được gọi là dưỡng thể, và
dạng kén - thủ phạm khiến bệnh lây từ người sang
người. Dưỡng thê của E. histolytica cư trú ở ruôt
già, gây ra những tôn thương kiểu viêm đại tràng.
Nó có thể xâm lấn màng nhày của ruột và đi tói
những bộ phận khác ngoài đại tràng như gan, não
23


phổi... khi điều kiện môi trường ỏ đại tràng trở

nên không thuận tiện, dưỡng thể sẽ chuyển sang
dạng kén, có khả năng thích nghi tốt hơn đê sông
sót. Kén theo phân ra ngoài, tại đó nếu gặp môi
trường ẩm ưót, nó có thể tồn tại hàng tuần tói
hàng tháng. Người lành có thể nuốt phải kén E.
Histolytica khi dùng đồ ăn hay thức uống nhiêm
phân của ngưòi bị bệnh. Sau khi qua miệng, kén
tiếp tục di chuyển tói ruột non và giải phóng dưõng
thể. Lúc này, hai khả năng có thể xảy ra:
- Ở 90% bệnh nhân, dưỡng thể lại chui vào vỏ
kén và không gây ra triệu chứng gì. Bệnh có thể tự
khỏi trong vòng 12 tháng, nhưng cũng có khả năng
tái diễn. Chính những đối tượng này là nguồn lây
bệnh tiềm ẩn rất nguy hiếm.
- Ở 10% bệnh nhân, dưỡng thể tấn công ruột
già và làm xuất hiện các triệu chứng bệnh. Những
biểu hiện này thường nhẹ và bao gồm đi ngoài
phân sền sệt, đau bụng... (nhiễm amip đường ruột
dạng không Xcâm lấn). Trường hợp nặng, bệnh
nhân có thê đi ngoài lẫn máu, kèm theo sốt (nhiễm
amip đường ruột dạng xâm lấn), đôi khi E.
Histolytica có thê xâm nhập gan hoặc não, gây áp
xe ỏ những bộ phận này. Khi gặp điều kiện không
thuận lợi, dưỡng thể lại biến thành kén và một chu
kỳ sống mới của nó bắt đầu. Nhiễm E. Histolytica
có thể dẫn tói một loạt bệnh sau:
- Bệnh đường ruột: nhiễm trùng không triệu
chứng, nhiễm trùng có triệu chứng (không xâm lấn
24



hoặc xâm lấn), viêm đại tràng mạn, u amip...
- Bệnh ngoài ruột: áp xe gan, áp xe não, bệnh
phôi màng phổi, viêm phúc mạc, viêm màng
ngoài tim...

- Nhiễm trùng đường ruột không triệu chứng:
dùng thuốic kháng sinh paro-momycin (gabbrora),
hay thuốc trừ giun diloxanide furoate. Những
thuốc này được hấp thu ít nên phát huy tác dụng
tốt trong lòng ruột, giúp tẩy sạch các kén amip
nằm ỏ đó.
- Trường hợp nhiễm trùng đường ruột có triệu
chứng dạng xâm lấn (phân có nhày, máu, kèm sốt)
hoặc áp xe g a n : dùng kháng sinh metronidazole
(Flagylm, Klion) hoặc tinidazole (Faigyn). Liều
metronidazole thường dùng ở trẻ em là 35-50mg/kg
thể trọng/ngày. Điều đáng chú ý là những thuốc kể
trên chỉ tiêu diệt được các dưỡng thể trong ruột và
tê bào, nhưng không có tác dụng vói kén amip (ký
sinh trùng vẫn tồn tại ở ruột của 40-60% bệnh
nhân điều trị bằng metronidazole), vì vậy sau đợt
điều trị nói trên, cần dùng thêm một đợt paro­
momycin hay diloxanide furoate. Không dùng cả
hai nhóm thuốc này cùng lúc vì paromomycin
thường gây tác dụng phụ là tiêu chảy, bác sĩ tưởng
nhầm rằng bệnh vẫn đang tiến triển.
- Trường hợp nhiễm trùng đường ruột có triệu
chứng dạng không xâm lấn: nên dùng paromo­
mycin với liều 10 mg/kg thể trọng, 2 lần/ngày

trong 5-7 ngày.
25


×