Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.66 KB, 6 trang )

H ỆTH Ố
NG X ỬLÝ N ƯỚ
C TH Ả
I GI Ế
T M ỔGIA SÚC

LÍ DO TỪ ĐÂU CẦN PHẢI XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
GIẾT MỔ GIA SÚC ???
Một khi xã hội phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng không ngừng tăng lên,
Bữa ăn hàng ngày của mọi người cũng được cải thiện đáng kể. Nguồn thực phẩm chủ yếu
cung cấp cho cộng đồng là động vật, đặc biệt là gia súc, gia cầm. (xử lý nước thải giết mổ)
Để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội, nhiều lò giết mổ gia súc với quy mô vừa và nhỏ
đã hình thành. Do đó quá trình giết mổ gia súc gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi
trường gia tăng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ và xử lí đúng đắn sẽ gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho các thành phần môi trường không khí, đất, nước và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
>>> Xem thêm các thủ tục môi trường đối với các cơ sở giết mổ

Qúa trình giết mổ gia súc
Từ đâu phát sinh ra nguồn nước thải trong quá trình giết mổ?
Nguồn nước ô nhiễm có thể phát sinh từ các công đoạn như: nước rửa chuồng trại, nước rửa
thịt, nước làm lòng. Khâu làm lòng là một trong những công đoạn phát sinh ra một lượng lớn
nước thải bị ô nhiễm. Đối với heo, những chất bên trong lòng chiếm khoảng 6% trọng lượng
sống của cơ thể. Như vậy, khâu làm lòng được cho là một trong những công đoạn thải một
lượng lớn chất ô nhiễm vào nước thải. Ngoài ra nước sôi sử dụng khi cạo lông, phân và nước
tiểu heo tạo ra trong quá trình nhốt đợi mổ cũng chứa các chất ô nhiễm lớn.


Nước thải giết mổ gia súc có những tính chất và thành phần đặc trưng nào?
Tính chất : có nồng độ chất rắn cao, BOD, COD khá cao và luôn luôn chứa một lượng lớn
các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất cacbon, nito, photpho… Các hợp chất hữu cơ này làm


tăng độ phì của nước đồng thời dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối, làm ô
nhiễm nguồn nước.
Thành phần :
– Có chứa nồng độ dầu mỡ, acid béo cao.
– Chứa nhiều protein, N, P.
– Còn có chứa chất tẩy rửa, lông,,,
Bảng tính thành phần và tính chất nước thải giết mổ heo

Nhận xét: với những tính chất và thành phần đặc trưng nêu trên nước thải giết mổ heo có thể
áp dụng phương pháp xử lí bằng sinh học, kết hợp kị khí + thiếu khí + hiếu khí,,,cùng với các
phương pháp cơ học như song chắn rác, bể tách dầu ,,,


Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (minh họa)


Quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ heo
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:


Nước thải từ khu vực giết mổ theo hệ thống thu gom, nước chảy qua mương dẫn có đặt song
chắn rác, ở đây nước thải sẽ được loại bỏ các chất hữu cơ hoặc những chất có kích thước lớn,
nhằm tránh gây tắc nghẽn các công trình phía sau ( ở đây rác được thu gom và đem đi xử lý).
Sau đó nước thải được dẫn qua bể tách dầu mỡ. Tại đây các chất béo, dầu mỡ với tỉ trọng
thấp sẽ nổi lên bề mặt, các chất rắn còn lại sau khi qua lưới chắn rác sẽ lắng xuống dưới, khi
đó lớp dầu mỡ phía trên được tay gạt váng dầu loại bỏ và xử lí sau.
Tiếp theo đó nước được đưa qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện
tượng quá tải vào giờ cao điểm, do đó giúp cho hệ thống làm việc ổn và giảm kích thước các
công trình đơn vị tiếp theo. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn
toàn nước thải không cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD.

Nước thải tiếp tục đưa qua bể UASB, nước thải đi từ đáy bể và dâng lên từ từ qua hỗn hợp
bùn lỏng. Khí metan tạo ra ở giữa lớp bùn. Hỗn hợp khí lỏng và bùn làm cho nùn tạo thành
dạng hạt lơ lửng. Với quy trình này bùn hoạt tiếp xúc được với nhiều chất hữu cơ có trong
nước thải và quá trình phân huỷ xảy ra tích cực. Một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ
nổi lên trên mặt hỗn hợp phía trên bể. Khí va phải lớp lưới chắn phía trên, các bọt khí bị vỡ
và các hạt bùn được tách ra, lắng xuống dưới. Khí (chủ yếu là CH4 và CO2) thoát ra ngoài.
Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ tự chảy vào bể anoxic . Bể Anoxic là một công đoạn quan
trọng quá trình khử Nitrat của hệ thống xử lý. Tại đây quá trình khử nitrat thành nitơ phân tử
nhờ các vi khuẩn khử nitrat trong điều kiện thiếu khí (cung cấp 1 lượng oxy rất ít). Dựa trên
cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí và thiếu khí (NH4 trong điều kiện
có oxy → NO3 trong điều kiện thiếu khí → N2 (khí) + H2O). Để đảm bảo bể hoạt động hiệu
quả và phản ứng được xảy ra hoàn toàn, thiết bị khuấy trộn được lắp đặt nhằm cung cấp 1
lượng oxy thấp và trộn đều nước thải mới, nước thải hiếu khí, bùn vi sinh
Sau đó nước thải sau bể anoxic được đưa qua bể aerotank . Trong bể aerotank thực hiện quá
trình phân hủy hiếu khí các chất hữu có khả năng phân hủy sinh học ở dạng lơ lửng. Trong bể
Aerotank được cấp khí và khuấy trộn nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan và quá trình oxy hóa
các chất hữu cơ trong nước thải. Từ đây nước được phân phối vào ống trung tâm của bể lắng
và được hướng dòng từ trên xuống . Các bông cặn vi sinh sẽ va chạm , tăng kích thước và
khối lượng trong quá trình chuyển động trong ống trung tâm. Bùn được lắng xuống đáy bể .
Một phần bùn được tuần hoàn lại bể Aerotank, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Nước
trong chảy tràn qua máng răng cưa của bể lắng và sau đó được bơm vào bể trung gian . Sau
đó được bơm lên bể keo tụ rồi tới bể lắng , ở đây bùn được lắng xuống đáy bể và được đưa
vào bể chứa bùn . Sau đó nước thải được đưa qua bồn lực áp lực để loại bỏ triệt để các cặn
còn sót lại trong nước trước khi ra nguồn tiếp nhận. Bồn lực áp lực sử dụng vật liệu lọc chủ
yếu là soi,cát. Bể lọc phải được rửa định kì nhằm tăng khả năng lọc cảu vật liệu , nước thải
rửa lọc được đưa vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Cuối cùng nước thải được tiếp tục đưa tới bể khử trùng. Tại bể khử trùng , nước thải được
khử trùng bằng NaOCl là chất khử trùng được sử dụng phổ biến do hiệu quả diệt khuẩn cao
và giá rẻ. Qúa trình khử trùng xảy ra hai giai đoạn . Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên
qua cỏ tế bào vi sinh vật, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao

đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.


Nước sau khi qua bồn lực áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận theo QCVN
40:2011/BTNMT cột A .



×