Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỊA lí KINH tế và văn hóa các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.78 KB, 11 trang )

ĐỊA LÍ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CÁC NƯỚC

1. Thế nào là ngành dịch vụ? kể tên 4 quốc gia được mệnh danh là 4 con hổ

châu Á và cho biết điểm chung của những quốc gia trong phát triển kinh tế?
Kể tên 10 cảng biển lớn trong khu vực châu Á?
 Ngành dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt động có tính
đặc thù riêng của con người trong xh phát triển, có sự cạnh tranh cao, có
yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính
sách của chính quyền, là ngành kko trực tiếp sx ra của cải vật chất cho xh.
 4 quốc gia đc mệnh danh là 4 con hổ châu Á là: Hồng Koong, Đài Loan,
Singapore và Hàn Quốc. Đặc điểm chung của những quốc gia trong phát
triển kinh tế là cả 4 quốc gia này đều bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, họ đầu
tư con ng và đặc biệt là chú trọng đầu tư phát triển giáo dục. Ở đây, 4 con
hổ đều có hướng xuất khẩu tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng tiêu
dung như là dệt may, giày dép, thiết bị gia dụng,…
 10 cảng biển lớn ở châu Á:
• Cảng Thượng Hải- TQ, cảng lớn nhất TG, cảng phục vụ cho hơn
2000 tàu container mỗi tháng, đón nhận 33,62 triệu đơn vị container
và hơn 736 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
• Cảng Singapore- cảng lớn thứ 2 TG, cảng tiếp nhận 140 nghìn tàu
mỗi năm và kết nối với hơn 600 cảng trên TG
• Cảng Busan- HQ, là cảng chính của HQ, tiếp nhận hơn 40% hàng
hóa nước ngoài, 80% hàng hóa container và 40% hđ sx ngư nghiệp
của quốc gia. Khoảng hơn 130 tàu ghé qua cảng này mỗi ngày
• Cảng Thâm Quyến- TQ, Thâm Quyến là đầu mối vận tải thúy của
khu vực với 8 khu cảng thương nghiệp, 24 cảng lớn có thể đón đc
tàu cỡ vạn tấn trở lên
• Cảng Quảng Châu- TQ gồm 4600 bến, 133 phao, 2359 bến neo đậu
với mỗi bến có khả năng phuuj vụ trọng tải 1000 tấn, công suất tối
đa 3000 tấn.


• Cảng Jebel Ali- Dubai, cảng Jebel Ali xử lí 13,64 triệu đơn vị
container trong năm 2013, tăng từ 13,3 triệu trong năm 2012. Thị
trấn cảng Jebel Ali nằm cách 35km về phía tây nam của thành phố
Dubai


Cảng Thiên Tân- TQ, gồm 151 bến cảng kết nối với hơn 500 cảng
biển trên 189 quốc gia trên TG. Trong năm 2013, cảng Thiên Tân xử
lí đc 500 triệu tấn hàng hóa và 13 triệu TEU container.
• Cảng Thanh Đảo- TQ, cảng kết nối với hơn 450 cảng ở trên 130
quốc gia và vùng lãnh thổ trên TG, cảng có 70 bến sx, trong đó có
24 bến là bến nc biển sau cho tàu trên 10000 DWT
• Cảng Ninh Ba (Chusan) – TQ, kết nối Đông Á và toàn bộ khu vực
quanh Thái Bình Dương với nhau. Đây đc xem là 1 cảng nc sâu nổi
tiếng của TQ.
• Cảng Hongkong- TQ, Hồng Koong theo tiếng Hán có nghĩa là
Hương Cảng (tức Cảng Thơm), có 456000 tàu thuyền đến và rời
khỏi Hồng Kong trong năm, mang 243 triệu tấn hàng hóa và khoảng
25 triệu hành khách. Năm 2007, lập kỉ lục xử lí 23,9 triệu TEUs.
2. Hãy giải thích vì sao Nhật Bản là 1 quốc gia chịu nhiều thiên tai như động
đất, núi lửa, chiến tranh tàn phá, bên cạnh đó lại ko có nguồn tài nguyên
thiên nhiên khoáng sản nhưng nền kinh tế phát triển?
 Sau thế chiến thứ 2, NB bị mất hết thuộc địa và bị quân đồng minh chiếm
đóng. Vấn đề kt-xh cũng gặp ko ít khó khăn: lương thực, nguyên liệu thiếu
trầm trọng, giá cả đắt đỏ, lạm phát leo thang. Nền kt suy sụp, thất nghiệp
gia tăng, nạn đói xảy ra trầm trọng. Sở dĩ nền kt NB đã vực dậy 1 cách thần
kì sau thế chiến thứ 2 là do các nguyên nhân. 1 là, tính cách con ng NB, đó
chính là văn hóa làm việc của con ng NB. 2 là, vai trò quản lí và chính sách
mở cửa của nhà nc. 3 là,cải cách nền kt, bao gồm cải cách ruộng đất, giải
tán các tập đoàn tài phiệt và chế định 3 luật về lđ. 4 là, đổi mới và phát triển

KHKT. 5 là, ổn định CT-XH. 6, chi phí cho quốc phòng ít. 7, các công ti,
các nhà kinh doanh năng động tích cực. 8, sự hợp tác chủ thợ và lực lượng
lđ ưu tú. 9, tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực. 10, cơ cấu 2
tầng và tư tưởng trong tăng trưởng kt. 11, sự kết hợp giữ thị trg và kế
hoạch. 12, môi trường quốc tế hòa bình. 13, cải cách giáo dục.
 NB là 1 quốc gia chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, chiến tranh tàn
phá, bên cạnh đó lại ko có tài nguyên thiên nhiên khoáng sản nhưng nền kt
phát triển vì:
• Thứ nhất, về vị trí địa lí, là 1 quần đảo nằm ở phía Đông CÁ, thuận
lợi cho việc giao lưu kt bên ngoài bằng đg biển và phát triển du lịch
biển. Hơn nữa, NB nằm gần các nước như TQ, HQ, các nước ĐNÁ,
giàu tài nguyên và đông dân,thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên
liệu và buôn bán trao đổi hàng hóa.



Thứ hai, về đktn, tuy đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ. Có
đg bờ biển dài, bị chia cắt bởi nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho xd hải
cảng, tàu bè trú ngụ; tại các vùng biển quanh quần đảo NB có các
dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn, rất thuận
lợi cho phát triển tổng hợp kt biển. Địa hình núi với nhiều cảnh đẹp,
suối khoáng nóng là điều kiện phát triển du lịch. Nằm trong khu vực
khí hậu gió mùa, lượng mưa lớn. Phía Bắc: khí hậu ôn đới, Phía
Nam: khí hậu cận nhiệt đới tạo đk thuận lợi cho việc đa dạng hóa
sản phẩm nông nghiệp. Sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc có giá trị thủy
điện. Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tự nhiên lớn là đk phát
triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. Dân cư tập trung đông ở
vùng ven biển vì nơi đây tập trung các TP lớn với đg bờ biển dài,
nhiều vũng vịnh, biển có nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho
phát triển tổng hợp kt biển, thuận lợi cho việc giao lưu kt với các

nước có nền kt phát triển như TQ, HQ và các nước ở khu vực ĐNA.
3. Phân tích sơ đồ cách thức điều hành và hoạt động của liên minh châu Âu
 Hội đồng bộ trưởng:
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các bộ
trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm chủ tịch với
nhiệm kì 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng cóa Ủy ban đại diện thường trực
và ban tổng thư kí
Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước hoặc đứng đầu chính phủ, các
ngoại trưởng, chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban châu âu có các cuộc họp
thường kì để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là
Hội đồng châu Âu hay hội nghị thượng đỉnh EU.
 Hội đồng CÂu phụ trách điều hành liên minh châu Âu và có nhiệm vụ
nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm. Hội đồng châu Âu bao gồm chủ tịch hội
đồng châu âu, chủ tịch của ủy ban châu Âu và 1 đại diện của mỗi quốc gia
thành viên liên minh châu âu, có thể là người đứng đầu nhà nc hoặc chính
phủ của quốc gia thành viên đó. Hội đồng châu âu đc xem là cơ quan lãnh
đạo tối cao của liên minh châu âu. Hội đồng châu âu chủ động xem xét
những thay đổi trong các hiệp ước điều chỉnh hđ Liên minh châu âu cũng
như xđ chương trình nghị sự và chiến lược cho liên minh châu âu. Hội đồng
châu âu sử dụng vai trò lãnh đạo của mình để dàn xếp các tranh chấp giữa
các quốc gia thành viên và các thể chế chính trị của liên minh châu âu cũng
như giải quyết các cuộc khingr hoảng chính trị và bất đồng trong những vấn
đề và chính sách gây nhiều tranh cãi. Về đối ngoại, hđ của hội đồng châu âu
có thể ví với 1 nguyên thủ của tập thể các nguyên thủ quốc gia để kí kết,



phê chuẩn các thỏa thuận và điều ước quốc tế quan trọng giữa liên minh
châu âu và các quốc gia khác trên TG.
 Nghị viện châu Âu

Gồm 751 nghị sĩ, nhiệm kì 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu. trong nghị viện các nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau,
không theo quốc tịch.
Nhiệm vụ của quốc hội châu âu là thông qua ngân sách, cùng hội đồng châu
âu quyết định trong 1 số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ ủy viên ủy ban châu Âu.
 ủy ban châu âu:
Là cơ quan hành pháp của liên minh châu âu. Cùng vơi quốc hội châu âu và
hội đồng liên minh châu âu, ủy ban châu âu là 1 trong 3 cơ quan chính điều
hành liên minh. Ủy ban gồm 25 ủy viên, mỗi ủy viên là thành viên của các
nước thuộc liên minh châu âu, nhiệm kì 5 năm do các chính ohur nhất trí cử
và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện châu âu.
Vai trò chính của ủy ban châu âu là đề xuất và thi hành luật pháp, soạn thảo
các chính sách và gửi đến hội đồng bộ trưởng. ủy ban châu âu cũng đại diện
cho liên minh châu âu trong các mối quan hệ về kinh tế và với các quốc gia
hay tổ chức quốc tế khác. Ủy ban châu âu hđ dựa trên các định ước pháp lí
của hội đồng. ngoài ra ủy ban có thể tự ban hành các luật lệ quy định cách
thức thi hành và có giá trị thực thi trong các nước thành viên. ủy ban giám
sát sự chấp hành những quy định về hợp đồng và đưa ra những gợi ý nhận
xét đối với nội dung các hợp đồng và hiệp định
 tòa án Công lí liên minh châu âu:
có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của liên
minh châu âu. Bao gồm 2 tòa án chính đó là: “ tòa sơ thẩm châu âu” và toàn
án công lý châu âu”
4. So sánh nền nông nghiệp của Bắc Mĩ và Nam Mĩ?
Bắc Mĩ
- Nhờ có các đktn thuận lợi và trình độ
KHKT tiên tiến, nền nông nghiệp Bắc Mĩ
sx theo quy mô lớn, phát triển đến mức độ
cao

- Sx nông nghiệp của Hoa Kì và Canada
chiếm vị trí hàng đầu TG
- Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và
ngô, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích đất
trồng trọt. Sản lượng lúa mì và ngô của Bắc
Mĩ chiếm gần 1 nửa sản lượng ngô và 1

Nam Mĩ
- Chế độ sở hữu ruộng đất ở Nam Mĩ còn
bất hợp lí nên đã kiềm hãm sự phát triển
nông nghiệp ở khu vực này. Có 2 hình thức
sở hữu : đại điền trang và tiểu điền trang
- Nền nông nghiệp của nhiều quốc gia bị
phụ thuộc vào nước ngoài
- Các nông sản chủ yếu là cây CN và cây
ăn quả như: cà phê, ca cao, chuối, mía,.. để
xuất khẩu


phần năm sản lượng lúa mì trên TG
- Chăn nuôi: hầu hết gia súc nuôi trên đất
chăn thả và nuôi bằng ngũ cốc giàu dinh
dưỡng
- Với quy mô lớn và ứng dụng nhiều
KHKT hiện đại, Hoa Kì và Canada luôn
đứng đầu trong sx các sản phẩm từ sữa,
trứng và gia cầm

- Brazil, Argentina, Urugoay, Paragoay
nuôi bò sữa và bò thịt quy mô lớn. Ở vùng

Andes nuôi cừu và lạc đà Lama. Peru rất
phát triển ngành đánh cá biển, sản lượng cá
hàng đầu TG.
- Quy mô nhỏ, phương thức cổ truyền, lạc
hậu.

5. Vì sao nền kinh tế châu Phi lại kém phát triển hơn các châu lục khác trên

TG?
Nền kinh tế châu Phi lại kém phát triển hơn các châu lục khác trên TG là vì KHKT
ở nơi đây kém phát triển, xung đột sắc tộc xảy ra, người dân có trình độ thấp và
đặc biệt là nền kt chịu tác động và sở hữu của các quốc gia tư bản như Anh, Hoa
Kì, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, là thuộc địa của vương quốc Anh. Phần nữa là
do dân số phân bố ko đồng đều, có hiện tượng bùng nổ dân số. Sở dĩ có hiện tg
bùng nổ dân số là do tính chất nền kt: các nc châu Phi chủ yếu phát triển nông
nghiệp, nhu cầu lđ chân tay cao là ng.nhân dẫn đến sự đông con, bên cạnh đó trẻ
em là nguồn lđ trong hđ nông nghiệp và phụ giúp gia đình, số người trong độ tuổi
sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong dân số. Thứ hai, do trình độ nhận thức của người dân
châu Phi còn thấp, các cặp vợ chồng thiếu hiểu biết về các biện pháp phòng tránh
thai. Thứ 3, do phong tục tập quán. Thứ 4, do chính sách xh kém phát triển. Thứ 5,
do trình độ kt-xh châu Phi còn thấp. Và cuối cùng là do quá trình di cư. Chính vì
điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, sự đói nghèo, lạc hậu
và làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Do đó, nền kinh tế châu Phi kém phát triển
hơn các châu lục khác trên TG.
6. Trình bày và phân tích đặc điểm nền kinh tế ở châu Mĩ?
** Địa lí công nghiệp:
 Bắc Mĩ:
- Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển, được xem là có các
ngành công nghiệp sản xuất lớn và đa dạng nhất trên TG.
- Giữ vai trò tiên phong trong hầu hết các loại hàng hóa, ô tô, máy bay,

đóng tàu, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dầu khí, dệt may, thiết bị điện và
điện tử, thực phẩm chế biến, hàng không vũ trụ,..
- Hoa Kỳ và Canada chiếm phần lớn sản xuất công ngiệp của khu vực
Bắc Mĩ. Hoa Kì, Canada và Mehico đã thông qua Hiệp định mậu dịch tự


do Bắc Mĩ, hình thành khối kinh tế có tài nguyên phong phú, nguồn
nhân lực dồi dào và công nghệ hiện đại -> cạnh tranh có hiệu quả hơn
trên thị trường TG.
 Trung và Nam Mĩ:
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của Trung và Nam Mĩ là cơ khí chế tạo,
lọc dầu, hóa chất, dệt và thực phẩm.
- Bốn nước có nền kt phát triển nhất khu vực là Brazil, Argentina, Chile
và Vunezuela.
- Các nước ở khu vực Andes và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công
nghiệp khai khoáng.
- Các nước vùng Caribean phát triển mạnh công nghiệp sơ chế nông sản
và chế biến thực phẩm (đg và trái cây đóng hộp)
- Để thoát khỏi sự lũng đoạn kt của Hoa Kì, 1 số quốc gia ở Trung và
Nam Mĩ đã cùng nhau hình thành khối thị trường chung MERKOSUR.
** Địa lí nông nghiệp:
 Bắc Mĩ
- Nhờ có các đktn thuận lợi và trình độc khkt tiên tiến, nền nông nghiệp

Bắc Mĩ sx theo quy mô lớn, phát triển đến mức độ cao.
Sx nông nghiệp Hoa Kì và Canada chiếm vị trí hàng đầu TG.
Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và ngô, chiếm khoảng 1/3 tổng diện
tích đất trồng trọt. Sản lượng lúa mì và ngô của Bắc Mĩ chiếm gần 1 nửa
sản lượng ngô và 1/5 sản lượng lúa mì trên TG
- Chăn nuôi: hầu hết gia súc chăn nuôi trên đất chăn thả và nuôi bằng ngũ

cốc có giá trị dinh dưỡng cao.
- Với quy mô lớn và ứng dụng nhiều KHKT hiện đại, Hoa Kì và Canada
luôn đứng đầu trong sx các sản phẩm từ sữa, trứng và gia cầm
 Trung và Nam Mĩ
- Chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ còn bất hợp lí nên đã kiềm
hãm sự phát triển nông nghiệp ở khu vực này. Đại điền trang thuộc chủ
sở hữu của đại điền chủ, khoảng 5% dân số nhưng sở hữu trên 60% diện
tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, diện tích nhỏ hơn 5
hecta, chỉ dùng trồng cây lương thực để tự túc.
- Phần lớn nông dân ko có ruộng đất phải đi thuê
- Nền nông nghiệp của nhiều quốc gia bị lệ thuộc vào nước ngoài.
- Các nông sản xk: cây công nghiệp và cây ăn trái như chuối, cà phê, ca
cao, thuốc lá, mía, bông,.. Brazail, Argentina, Urugoay, Paragoay nuôi
-


bò sữa và bò thịt quy mô lớn. Ở vùng Andes nuôi cừu và lạc đà Lama.
Peru rất phát triển ngành đánh cá biển, sản lượng cá hàng đầu TG.
** Địa lí dịch vụ:
 Bắc Mĩ: phát triển mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực từ sx, y tế, du lịch,

nghệ thuật đến công nghệ thông tin, giáo dục, vận tải.
 Trung và Nam Mĩ
- Chủ yếu là du lịch nhờ vào những thắng cảnh tự nhiên, nền văn minh cổ
-

-

-


đại và văn hóa truyền thống lâu đời.
Có khu rừng nhiệt đới và con sông lớn nhất TG (Amazon), dãy núi cao
nhất (Andes), bãi biển thiên đường(Brazil), thác nước cao nhất TG
(Angel, 979m),…
Các di tích lịch sử nổi tiếng của nền văn minh cổ đại: Machu pichchu
(Peru), các Moai ở Râp Nui(Peru), thành cổ Tikal của người
Maya(Guatemala),…
Có các lễ hội mang đậm dấu ấn đặc trưng như lễ hội Carnival ở Rio de
Janeiro(Brazil), lễ hội Tango ở Argentina … Machu Pichchu- Peru

** Các lĩnh vực khác
 Khai khoáng:
- Bắc Mĩ là khu vực cực kì giàu có và đa dạng các loại khoáng chất như

thiếc, mangan, croom, kim cương… 1/3 tổng sản lượng TG về khí tự
nhiên; 1/5 tổng sản lượng TG về than đá và dầu mỏ; 2/3 molybdenum
và ½ uranium của TG, hơn ¼ bạc, đồng, kẽm, chì,…
- Nam Mĩ cũng có nhiều tài nguyên khoáng sản, các khoáng chất như
vàng, bạc, sắt, chì, kẽm, antimony, molypden,…
• Nguồn nhiên liệu cũng đc khai thác với số lượng lớn: khí tự
nhiên (Argentina và Bonivia), dầu ở vùng núi Andes (Venezuela,
Colombia, Ecuador, và Peru). Vàng và kim cương thu được từ
phù sa dọc theo một số con sông, đặc biệt ở lưu vực sông
Amazon.
• Khai thác mỏ đã gây thiệt hại đáng kể về môi trường.
 Lâm ngư nghiệp
Châu Mĩ được bao phủ bởi những khu rừng lớn với nhiều chủng loại cây
gỗ đa dạng cũng như các vùng biển đa dạng các loài cá đáp ứng cho việc
khai thác => ngành lâm ngư nghiệp của châu Mĩ luôn đứng đầu thế giới về

sản lượng, chủng lượng và chất lượng.
 Giao thông vận tải


Ở Bắc Mĩ, mức độ phát triển các phương tiện giao thông vận tải thuojc
hàng cao nhất TG.
- Ở Trung và Nam Mĩ, do có 2 rào cản tự nhiên lớn là dãy Andes và rừng
mưa nhiệt đới nên:
• Hầu hết các tuyến đường bộ và đường sắt ở gần bờ biển
• Vận chuyển đường biển đc sử dụng rộng rãi trong di chuyển
hàng hóa và hành khách
• Giao thông hàng không có tầm quan trọng lớn, nhất là ở những
vùng sâu vùng xa (lưu vực sông Amazon)
7. Trình bày và phân tích đặc điểm nền văn hóa của Châu Đại Dương?
** Về lịch sử, cuộc đổ bộ đầu tiên của một nhà hàng gải người Hà Lan tên là
Willem Janszoon vào năm 1606. Có 29 nhà hàng hải người Hà Lan khác khám phá
vùng bờ biển miền tây và miền Nam trong thế kỉ 17, và đặt cho lục địa tên gọi
“Tân Hà Lan”. Những người thu hoạch hải sâm Makassar đến bờ biển miền Bắc
của Úc sau năm 1720 hoặc có thể sớm hơn. Tiếp đến là những nhà thám hiểm
người Châu Âu nối tiếp khám phá lục địa, đến năm 1770 thì thuyền trưởng James
Cook lập bản đồ bờ biển phía đông của Úc cho Anh Quốc và trở về với các báo
cáo chủ trương thuộc địa hóa tại Vịnh Botany (hiện nằm trong thành phố Sydney).
Một hạm đội của Anh Quốc đến vịnh Botany vào tháng 1 năm 1778 nhằm thiết lập
một thuộc địa hình sự. Người Anh cũng thiết lập các thuộc địa khác trên lục địa,
và các nhà thàm hiểm người Châu Âu mạo hiểm tiến vào khu vực nội lục. Người
Úc bản địa suy yếu đi nhiều và số lượng bị suy giảm do các dịch bệnh lan truyền
từ những người thực dân và xung đột với họ trong giai đoạn này.
-

** Về vấn đề đặc trưng văn hóa, xã hội thổ dân được tổ chức theo cha truyền con

nối, nam giới có quyền quyết định và kiểm soát. Các bộ lạc đều ko có tù trưởng, nhưng
những ông già là người lưu giữu những kiến thức thần bí và nghi lễ chính, họ cũng là
người giải thích những điều “luật” mà tổ tiên đã định ra. Nhiều nghi lễ truyền thống được
tổ chức với các hđ nhảy múa, ca hát nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, thực
phẩm phong phú,.. Trung tâm của các buổi lễ là những thiếu niên đến tuổi trưởng thành,
phụ nữ ít khi đc tham gia những lễ hội này. Đa số thổ dân ở tuổi thanh niên nói hai hoặc
ba ngôn ngữ có khi bốn, năm hoặc hơn nữa, vì có những quan hệ chồng chéo với những
gia đình ở những vùng gần gũi.
** Về phong tục tập quán, thổ dân Kuku- Yalanji sống ở bờ biển Đông Nam bán
đảo Cap York, bắc Queensland. Họ dùng những công cụ như que đảo, những con thuyền,
những đồ xách bằng gỗ hay bằng dây, những đồ để cắt, chặt đá,…để sinh sống. Thổ dân
Barikindji và Wiradjuri sống trong lưu vực sông Murray- Darling. Họ sống phụ thuộc vào
những con sông, phương thức sx chủ yếu là đánh bắt cá, sò hến và các loài thủy sản. Họ


đánh bắt bằng những cái giáo bốn lưỡi, bằng lưới và ở một vài nơi họ dùng bẫy bắt cá.
Còn người Warlpuri sống ở vùng khô cằn Australia lại sinh sống dựa vào săn bắt và hái
lượm. Ở nhiều bộ lạc thổ dân, hầu như kĩ năng đánh bắt cá đã đạt đến trình độ hoàn hảo.
Cư dân miền Arnhem Land đi đâm cá bằng thuyền. Các bộ lạc miền Đông Nam Australia
còn tạo ra 1 hệ thống đập kênh, rạch chằng chịt, rất phức tạp dễ bẫy lươn.
** Về dân cư, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất TG, gồm 2 thành phần
chính là người bản địa và dân nhập cư. Tỷ lệ dân thành thị cao ( 69%) năm 2011, nhất là
ở Úc và Nam Zealand. Phần lớn dân cư sống tập trung tại dải đất phía Đông nước Úc,
phía Bắc Neazealand và Papua New Geanea. Nhiều đảo chỉ có vài chục người hay có khi
ko có người. Dân cư bản địa gồm: Người Australia sống ở Australia, người Melanesien
sống trên các đảo Tây Thái Bình Dương, người Polynesian sống trên các đảo đông TBD.
8.

Trình bày và phân tích điều kiện tự nhiên châu Á? Vị trí địa lí có ảnh hưởng
đến phát triển nền kt ko?

** Đktn:
- Là một bộ phận của lục địa Á – Âu
- Châu lục rộng lớn nhất kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
- Dân số đông nhất TG, hơn 4,4 tỉ người
- Tôn giáo đa dạng
- Địa hình phức tạp và khí hậu đa dạng: băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim,
hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới
 Có nhiều dạng địa hình khác nhau:
- Núi, sơn nguyên cao, cao nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn
- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính
- Nhiều dãy núi cao: Pamir, đỉnh Everest
- Có nhiều đồng bằn thấp, rộng lớn và bằng phẳng như: Lưỡng Hà, Turan,
hoa Bắc, Hoa Trung,..
 Sự phân bố địa hình:
- Sự phân bố ko đồng đều, núi và sơn nguyên cao nhất tập trung ở vùng
trung tâm, tạo nên vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất TG.
- Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính, chia bề mặt châu Á thành 3
phần:
• Phần Bắc và Tây Bắc, chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên lớn,
rộng và bằng phẳng ( Turan, Tây Siberi, cao nguyên Trung
Siberi)
• Phần Đông, có cấu tạo dạng bậc, phía trong gồm núi, sơn nguyên
cao, cao nguyên và đồng bằng xen kẽ nhau, thấp dần ra phía biển
• Phần Nam và Tây Nam, gồm các hệ thống uốn nếp trẻ, các sơn
nguyên và đồng bằng xen kẽ nhau.
 Khí hậu


Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng, thay đổi theo các đới từ Bắc
xuống Nam và theo các kiểu từ duyên hải vào nội địa

- Các kiểu khí hậu gió mùa: nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới
- Các kiểu khí hậu lục địa: ở các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á,
quanh năm chịu sự ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, hầu hết các
vùng nội địa và Tây Nam Á đều là bán hoang mạc và hoang mạc.
 Khoáng sản:
Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là dầu mỏ, khí
đốt, than, sắt, crom, và nhiều kim loại màu ( đồng, thiếc,..)
-

** VTĐL cực kì quan trọng, vì Châu Á tiếp giáp với 2 châu lục lớn là châu Âu và châu
Phi, tiếp giáp với 3 đại dương là TBD, AĐD và BBD, do đó nó có tác động đến nề kt. Nó
tạo đk thuận lợi cho giao lưu phát triển với các nước, phát triển các ngành dịch vụ và khai
thác đánh bắt, đồng thời cũng tạo đk cho các ngành CNXK. Đồng thời kt cũng tác động
ngược lại VTĐL.
9. Trình bày và phân tích nền kinh tế của châu Phi?

**Địa lí công nghiệp:
- Có nền CN lạc hậu, chậm phát triển, giá trị sản lượng CN chỉ chiếm 2%
trên TG
- Khai khoáng giữ vai trò quan trọng trong nhiều quốc gia CP nhưng bị
các tư bản nước ngoài (Anh, Pháp, Hoa Kì) kiểm soát và lung đoạn
- Khai thác chủ yếu là kim cương, vàng và kim loại quý
- Khai thác kim cương của CP chiếm hơn 90% sản lượng trên toàn TG
- Khai thác dầu mỏ, khí đốt tự nhiên: Nigeria, Angieri, Libi,…
- Công nghiệp luyện kim và CN chế tạo chỉ phát triển ở Nam Phi và Ai
Cập. Luyện kim màu chủ yếu do tư bản nc ngoài kiểm soát. Luyện kim
đen kém phát triển
- CN dệt (len, vải bông): CH Nam Phi và 1 số nước ở Bắc Phi
- Chế biến thực phẩm: dầu phộng, dầu Oliu, dầu cọ; các sản phẩm thịt.
Tuy nhiên, do chất lượng chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong xuất

khẩu.
** Địa lí NN:
-

Gần 80% dân số là nông dân nhưng họ có rất ít ruộng đất và năng suất
rất thấp
Trồng trọt:
• Cây CN nhiệt đới đc trồng trong các đồn điền của nc ngoài, sx
theo quy mô lớn, gồm có: cacao, cọ dầu, café, caosu, bông, thuốc
lá, chè, đậu phộng


-

• Các cây ăn trái cận nhiệt như oliu, cam, chanh
Chăn nuôi: kém phát triển, chăn thả gia súc theo kiểu du mục, kỹ thuật
lạc hậu, thiếu thức ăn, nước uống,…
• Các loại gia súc phổ biến gồm: trâu, bò, dê, cừu, heo,..
• CH Nam Phi và Etiopia là những nước có đàn dê và cừu tương
đối lớn

** Địa lí dịch vụ và các lĩnh vực khác:
-

-

Dịch vụ:
• Lệ phí qua kênh đào Suez là nguồn thu ngoại tệ lớn cuả Ai Cập
• Du lịch: Mang lại nguồn ngoại tệ cho 1 số nước như Ai Cập,
Kenia,…

• Xuất khẩu: khoáng sản và nguyên liệu thô; nông sản. Thu nhập
90% ngoại tệ
• Nhập khẩu: một lượng lớn lương thực
Giao thông vận tải:
Mạng lưới GTVT kém phát triển, gồm: đường sắt, đường bộ ( có tuyền
đường xuyên sa mạc Sahara), đường sông, hàng ko (chuyên chở kim
loại quý hiếm sang tây Âu và Mỹ).



×