Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.96 KB, 117 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ LAN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH
NGUYỄN HUY TƯỞNG
Chuyên ngành : Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

HÀ NỘI, 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ phía nhà trường, các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành
tới:
Ban giám hiệu; Phòng sau đại học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã
tổ chức, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa học này.
Các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ tri
thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Lí
luận văn học K14, khóa học 2010 - 2012.


TS. Nguyễn Thị Kiều Anh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình
hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… những
người đã quan tâm giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua
để tôi hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thị Lan


3

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo
TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, Tôi xin cam đoan: Luận văn là kết quả nghiên cứu,
tìm tòi của riêng tôi. Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khớp
với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đó. Nếu
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012
Học viên

Nguyễn Thị Lan


4


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích nghiên cứu

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

5. Phương pháp nghiên cứu

8

6. Đóng góp của luận văn

8


7. Cấu trúc của luận văn

8

NỘI DUNG

10

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ HÀNH

10

TRÌNH SÁNG TÁC KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
1.1. Khái quát chung về Kịch

10

1.1.1. Khái niệm về Kịch

10

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kịch

11

1.1.2.1 Xung đột kịch

11

1.1.2.2 Hành động và cốt truyện kịch


14

1.1.2.3. Ngôn ngữ kịch

15

1.1.2.4. Nhân vật kịch

17

1.2. Hành trình sáng tác kịch của Nguyễn Huy Tưởng

22

Chương 2: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG KỊCH

31

NGUYỄN HUY TƯỞNG
2.1. Bảng thống kê hệ thống nhân vật trong kịch Nguyễn Huy

31

Tưởng
2.2. Các kiểu loại nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng

31

2.2.1. Nhân vật người cầm quyền


32


5

2.2.1.1. Nhân vật Lê Tương Dực

33

2.2.1.2. Nhân vật Trịnh Duy Sản

35

2.2.2. Nhân vật kẻ sĩ, trí thức

37

2.2.3. Nhân vật quần chúng nhân dân

50

2.2.4. Nhân vật tay sai bán nước

59

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

65


3.1. Khám phá nhân vật qua những xung đột

66

3.1.1. Xung đột dân tộc

67

3.1.2. Xung đột giữa khát vọng cá nhân với hiện thực xã hội

75

3.2. Ngôn ngữ kịch

81

3.2.1. Ngôn ngữ độc thoại

82

3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại

88

3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật

97

3.3.1. Không gian nghệ thuật


97

3.3.2. Thời gian nghệ thuật

101

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

106


6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có vai trò tích cực trong việc
tiếp cận đời sống với các vấn đề mang tính thời sự. Từ xa xưa, kịch đã được xem
như là một trong ba phương thức cơ bản của văn học trong sự phản ánh cuộc
sống. Mặc dù ra đời muộn so với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhưng kịch đã
nhanh chóng khẳng định được ưu thế, vai trò quan trọng, tác động trực tiếp vào
người đọc, người xem, tạo được những ấn tượng tốt đẹp, khơi dậy trong công
chúng những giá trị nhân văn, hướng thiện, đẩy lùi, phê phán cái xấu để cuộc
sống ngày càng văn minh, hiện đại.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, kịch mới chỉ ra đời vào những năm 20 của thế kỷ
XX. Nó là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, góp phần đắc lực
vào công cuộc đổi mới và hiện đại hóa văn học dân tộc, từng bước đưa văn học
nước nhà hội nhập với văn học thế giới.
Một trong những tác giả kịch bản tài ba có tầm vóc lớn trong văn học Việt
Nam hiện đại là Nguyễn Huy Tưởng. Từ tác phẩm đầu tay như: Vũ Như Tô, đến

Cột đồng Mã Viện đến Bắc Sơn, Những người ở lại, và ngay cả kịch bản phim
Lũy hoa, nhà văn đã ý thức rõ về sứ mệnh, trách nhiệm của người cầm bút phải
hết lòng phụng sự nhân dân, vì sự tiến bộ của xã hội. Có thể nói, trong kịch của
Nguyễn Huy Tưởng, đằng sau lớp ngôn từ bình dị, những con người gần gũi
quen thuộc, nhiều vấn đề mang tầm thời đại đã được đặt ra. Kịch của Nguyễn
Huy Tưởng là một thực thể sống động, đa thanh, nhiều tầng nghĩa tiềm ẩn mà
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình vẫn gắng công tìm hiểu, giải mã. Ông lại là một
trong số ít các kịch giả có tác phẩm được trích giảng trong chương trình THCS
và THPT.
Qua thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, hiện đã có hơn 40 bài viết và
công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm kịch của ông. Trong


7

đó hầu hết các ý kiến chủ yếu đề cập đến các vở kịch cụ thể và đời sống của
chúng trên sàn diễn. Duy nhất trong công trình nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng
(1912 - 1962) của GS. Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ, kịch Nguyễn Huy Tưởng
mới được đề cập một cách toàn diện, khái quát, có hệ thống. Song ở đó cũng mới
chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác phẩm trên bình diện nội dung tư tưởng mà chưa
có cái nhìn tổng quan, xuyên suốt cả hành trình sáng tác, chưa thực sự chú trọng
đến những phương diện nghệ thuật, tài năng sử dụng ngôn từ, cách tổ chức, xây
dựng những xung đột, mâu thuẫn, hành động kịch.
Hơn nữa, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, điện ảnh, nhu cầu của
người thưởng thức có những thay đổi nhanh chóng với những đòi hỏi cao, trong
đó sự thiếu vắng của các kịch giả tài năng khiến kịch Việt Nam hiện đại có lúc
lâm vào khủng hoảng, bế tắc. Nghiên cứu kịch Nguyễn Huy Tưởng cũng sẽ giúp
những cây bút trẻ có thêm kinh nghiệm trong nghệ thuật viết kịch để có thể làm
nóng lên đời sống sân khấu nước nhà, làm phong phú đời sống văn hóa nghệ
thuật, góp thêm một động lực tinh thần cho đất nước đi lên.

Chính vì vậy, chọn đề tài: Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Huy
Tưởng, tác giả luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong tiếng nói
chung vừa khẳng định những thành công về một trong những phương diện nghệ
thuật viết kịch của tác giả, chỉ ra được những nét riêng, những đặc trưng khu biệt
độc đáo làm nên phong cách kịch Nguyễn Huy Tưởng vừa khẳng định thêm
những giá trị về sự nghiệp văn chương Nguyễn Huy Tưởng trong nền văn học
Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Định mệnh đã không cho phép Nguyễn Huy Tưởng đi hết hành trình sáng
tạo, nhưng tác phẩm của ông không bị độc giả đương thời và hậu thế lãng quên.
Di sản văn học cùng với những trang nhật kí tư tưởng của nhà văn vẫn được lưu
giữ và trở thành đối tượng cuốn hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình


8

văn học trong nước lẫn nước ngoài. Sáng tác của ông có tác động lớn lao, mạnh
mẽ tới sự phát triển của văn học dân tộc cũng như sự phát triển của xã hội. Bên
cạnh những tiểu thuyết đồ sộ, có quy mô, những trang bút kí nóng hổi mang tính
thời sự là những vở kịch có tiếng vang lớn, tác động trực tiếp đến công chúng,
tạo dư luận tích cực. Nghiên cứu, tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng đã có nhiều
bài viết của các nhà báo bình luận ngay sau khi vở được dàn dựng, công diễn.
Vở Bắc Sơn công diễn ngày 6/4/1946 tại Nhà hát lớn được các báo Độc
lập (số 118, 7/4/1946), Tiền Phong (Số 9, 16/4/1946), Vì nước (số 77 /7/4/1946),
Đồng Minh (số 31, 7/4/1946), Kiến Thiết (số 8, 14/4/1946), Sự Thật (số 31,
13/4/1946), Dư luận (số 9, 6/6/1946) đều nhất trí khen ngợi, đánh giá: “Bắc Sơn
mở ra nền kịch mới”, mặc dù vẫn còn một số hạn chế về hành động, suy nghĩ
của nhân vật có phần vội vàng và lối diễn của một số diễn viên còn gượng.
Năm 1948, nhiều đoàn kịch chuyên nghiệp và nghiệp dư trích dựng một số
hồi của vở Những người ở lại. Ngày 17/8/1957, Những người ở lại được diễn tại

Nhà hát lớn, vở kịch gây tranh cãi. Nhà báo Hồng Lĩnh viết: “Chúng tôi hoan
nghênh sự cố gắng của tác giả “Những người ở lại”. Nhưng những khuyết điểm
lớn về tư tưởng và sự cấu tạo nội dung làm cho vở kịch chưa thành công” [2; 3].
Riêng với tác phẩm đầu tay Vũ Như Tô (1941) sau hơn nửa thế kỉ (1995)
mới được NSND Phạm Thị Thành đưa lên sân khấu bởi tính phức tạp, đa nghĩa
của hình tượng nhân vật cũng như tư tưởng không rạch ròi của tác giả trong lời
đề tựa. Vở diễn gây được sự chú ý, quan tâm của đông đảo công chúng, nhận
được những lời khen ngợi, đánh giá cao. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng
trong bài viết “Suy nghĩ thêm về Vũ Như Tô nhân vật kịch được dàn dựng trên
sân khấu” nhận định: “Câu hỏi của Nguyễn Huy Tưởng trong lời đề tựa: Chẳng
biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải. Đài cửu trùng nên mừng
hay nên tiếc?... Có thể tìm được câu trả lời: Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch
của người nghệ sĩ và người công dân sinh bất phùng thời. Kẻ đáng nguyền rủa


9

và đáng lên án là Lê Tương Dực và bọn gian nịnh” [50; 25]. Có thể nói, những ý
kiến, nhận xét xuất hiện trên các báo chủ yếu bình luận sau khi vở được công
diễn chứ chưa thực chú trọng đến kịch bản, mặc dù vở diễn dựa trên kịch bản
nhưng từ kịch bản đến trình diễn vẫn có một khoảng cách mà nhiều khi diễn viên
không truyền tải được hết những ý đồ, tín hiệu nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi
gắm. Các bài viết đều tập trung vào giá trị nội dung, tư tưởng, những tác động
của vở diễn đối với công chúng hay cách diễn xuất của diễn viên chứ chưa đi sâu
vào tài nghệ viết kịch của người sáng tác .
Công trình khoa học đầu tiên đầy công phu và nghiêm túc Nguyễn Huy
Tưởng (1912 - 1962) của GS. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ đã đánh giá một cách
toàn diện về sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng. Trong công trình này, các tác
giả nghiên cứu khá kĩ về cuộc đời, hành trình sáng tác, những tác phẩm đầu tay,
những trăn trở, suy tư của nhà văn trong buổi đầu đến với văn chương. Sau

chương một có tính chất dẫn nhập, cuốn sách đi sâu khảo sát những sáng tác tiêu
biểu của nhà văn trước và sau cách mạng, chỉ ra được những đặc điểm nổi bật,
những giá trị lớn về nội dung, tư tưởng, những thành công và hạn chế trong cách
miêu tả, phản ánh cuộc sống trong các cuốn tiểu thuyết, kịch, truyện thiếu nhi.
Tuy nhiên, với tính chất là một chuyên luận giới thiệu về tác giả, tác phẩm, công
trình cũng mới chỉ dừng lại ở những nét khái quát nhất giúp người đọc hình dung
được con đường sáng tác nghệ thuật của nhà văn với những tác phẩm để đời làm
lên tên tuổi của một nhà nghệ sĩ lớn. Trong phần viết về kịch, GS. Hà Minh Đức
đặc biệt chú ý đến vở Vũ Như Tô, ông cho rằng: “Cách đặt vấn đề và suy nghĩ
của Nguyễn Huy Tưởng là tích cực và tiến bộ nhưng do thái độ ngập ngừng giữa
lí trí và tình cảm nên tác giả đã giải quyết vấn đề không triệt để. Sự lúng túng
của Nguyễn Huy Tưởng được bộc lộ ngay trong lời đề tựa khiến cho nhân vật Vũ
Như Tô trở nên vừa đáng giận vừa đáng thương” [10; 17]. Sau này trong các
chuyên luận và các bài viết, ông cũng vẫn giữ quan điểm trên: “Sở dĩ nhân vật


10

Vũ Như Tô có phần được phóng đại và lí tưởng hóa, những sai lầm của nhân vật
này không bị phê phán triệt để là do mâu thuẫn trong thế giới quan của tác giả”.
Có thể nói, suốt gần 20 năm bị lãng quên, đến những năm 60 và 90 của thế kỉ
XX, Vũ Như Tô mới gây được sự chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, lí luận,
phê bình. Trên tạp chí Văn học, GS. Phan Cự Đệ đưa ra những kết luận khá mới
mẻ: “Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử, viết Vũ Như Tô, Nguyễn Huy
Tưởng muốn giải quyết ba vấn đề: vấn đề quan hệ giữa nghệ sĩ với quần chúng;
nghệ thuật chống cường quyền; vấn đề văn hóa dân tộc” [4; 26], Nguyễn Đình
Thi thì lại cho rằng: “Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của sự nhận thức. Chính
Vũ Như Tô đã làm thức tỉnh những nghệ sĩ đã tách rời nghệ thuật với vận mạng
của quần chúng lao khổ” [46; 7], còn với Tô Hoài: “Vũ Như Tô vừa là một khắc
khoải vừa là một niềm tin” [15; 4]. Kể từ sau cuốn sách của GS. Hà Minh Đức,

Phan Cự Đệ, giới nghiên cứu phê bình, sáng tác vẫn tiếp tục đề cập đến con
người và tác phẩm của nhà văn. Một số tiểu luận “Nguyễn Huy Tưởng qua hai
chế độ” (Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại), lời giới thiệu trong Tuyển tập
Nguyễn Huy Tưởng, đã phân tích sâu sắc sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng, ghi nhận những đóng góp của ông với văn học nước nhà. Tiếp tục dòng
suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và lời đề tựa, các bài viết của
Nguyễn Văn Thành (Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng, tạp chí Sân khấu
1/1984); Nguyễn Phương Chi (Vũ Như Tô và gửi gắm của Nguyễn Huy Tưởng
qua nhân vật Đan Thiềm, Tạp chí Văn học, 3/1985); Phong Lê (Vũ Như Tô - thời
gian và thẩm định, Giáo dục và thời đại chủ nhật, 4/5/1997); Văn Tâm (Vũ Như
Tô trong cuộc đời bát nháo, Nguyễn Huy Tưởng một sự nghiệp chưa kết thúc,
Viện Văn học, 1992), Tất Thắng, Phạm Xuân Nguyên… đã dày công bóc tách
từng lớp phương diện nội dung, tư tưởng để thấy được quan điểm sáng tác, thế
giới quan của nhà văn và bi kịch của nhân vật. Cuối những năm 90, GS. Đỗ Đức
Hiểu với tư duy phân tích, tài thẩm định sắc sảo đã đưa ra những cái nhìn mới,


11

độc đáo về bi kịch Vũ Như Tô giúp người đọc có nhận thức đúng về giá trị muôn
đời của tác phẩm: “Vũ Như Tô là một bi kịch hiện đại của Việt Nam, một bi kịch
mang tính anh hùng ca. Vũ Như Tô mang tính vĩnh cửu và toàn nhân loại” [14;
13].
Bên cạnh Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, hai vở kịch sau cách mạng Bắc
Sơn, Những người ở lại cũng là những đối tượng thẩm mĩ được các nhà nghiên
cứu đi sâu tìm hiểu, chỉ ra những mặt thành công và hạn chế của từng vở. Nhiều
hội thảo khoa học, nhiều tập sách lần lượt ra đời sưu tầm và tập hợp những bài
nghiên cứu, những cảm tưởng, hồi ức, suy nghĩ của bạn bè, người thân về thân
thế sự nghiệp, con người Nguyễn Huy Tưởng. Đặc biệt vào tháng 5/1992, Viện
Văn học kết hợp với Hội nhà văn và một số cơ quan xuất bản báo chí tổ chức hội

thảo khoa học: Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) nhân dịp kỉ niệm 80 ngày sinh
của nhà văn. Hội thảo đã có những nhìn nhận toàn diện, đầy đủ và khách quan về
sự nghiệp sáng tác của nhà văn và những vấn đề còn bỏ ngỏ được đặt ra trong
những tác phẩm tâm huyết. Ngay tháng 12 năm đó, công trình Nguyễn Huy
Tưởng - một sự nghiệp chưa kết thúc do Viện Văn học biên soạn, tập hợp những
bài báo, bài nghiên cứu, phát biểu trong hội thảo cũng được ra mắt công chúng.
Năm 1997, Nxb Hà Nội ấn hành cuốn: Nguyễn Huy Tưởng trong vầng
sáng hồi nhớ, nói về những kí ức của người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đối với nhà văn. Năm 2000, Nxb Giáo Dục cho ra mắt cuốn: Nguyễn Huy Tưởng
về tác gia tác phẩm, đây là công trình đồ sộ cung cấp cho bạn đọc những bài viết
hay, những khám phá phát hiện mới mẻ về con người - văn chương Nguyễn Huy
Tưởng.
Trong gần 20 năm sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng đã để lại một khối lượng
tác phẩm khá đồ sộ, đặc biệt là những tác phẩm kịch. Có thể khẳng định rằng,
những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng có sức cuốn hút mạnh mẽ bởi những
vấn đề đặt ra mang tầm thời đại, nêu lên quy luật muôn đời của văn chương nghệ


12

thuật, chất chứa trong đó tình người, khát vọng lớn lao về một nền văn học rực
rỡ sánh ngang bằng với các nền văn học lớn trên thế giới. Điều đó chứng tỏ một
chân lí giản dị mà sâu xa “cái chết của nhà văn không bao giờ là cái chết” như
câu thơ của Văn Cao viết về ông (1960). Tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng vẫn
là đối tượng để độc giả và giới nghiên cứu, phê bình văn học hơn một lần khám
phá và lí giải những ý tưởng phong phú, sâu sắc tiềm ẩn trong sáng tác của ông
trên những chiều kích mới, vượt qua những khía cạnh bất cập một thời.
Với công trình Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng, chúng
tôi có tham vọng lí giải một số vấn đề phức tạp, những mâu thuẫn trong bản thân
nhân vật của từng tác phẩm dưới góc nhìn thi pháp để từ đó khái quát lên những

đặc điểm chung của kịch Nguyễn Huy Tưởng, góp một tiếng nói mới trong việc
thưởng thức những tác phẩm kịch có thể xếp vào hàng kinh điển của kịch nói
Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu, khám phá, khẳng định thế giới nhân vật phong
phú trong các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tưởng; tiến hành phân loại nhân
vật thành hệ thống với tiêu chí nhất định; chỉ ra những nét độc đáo, đặc sắc trong
nghệ thuật xây dựng các kiểu loại nhân vật trong kịch. Đồng thời khẳng định
đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng trong nền văn học Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn
Huy Tưởng qua khảo sát các sáng tác kịch tiêu biểu của ông.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát, phân tích và
lí giải vấn đề trong phạm vi 4 vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Vũ Như Tô
(1943), Cột đồng Mã Viện (1944), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948).


13

Ngoài ra, để thấy được những đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch của
Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu
của một số nhà viết kịch khác như: Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ…
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phối hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu
khoa học sau:
- Phương pháp thống kê: Cung cấp dữ liệu và những số liệu chính xác, tạo
cơ sở tin cậy cho những kết luận của luận văn.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm phân tích, lí giải các khía cạnh
thuộc về vấn đề nhân vật kịch Nguyễn Huy Tưởng, từ đó tổng hợp lại, rút ra
những kết luận cần thiết theo yêu cầu của luận văn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: làm rõ đặc trưng của các kiểu loại nhân
vật cũng như sự đa dạng của thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng.
- Phương pháp hệ thống hóa: Cho phép luận văn đặt vấn đề nhân vật vào
trong hệ thống thi pháp kịch Nguyễn Huy Tưởng, chỉ ra sự phong phú cũng như
những đặc trưng của thế giới nhân vật kịch.
- Phương pháp loại hình: Vận dụng những kiến thức lí luận về thể loại
kịch làm tiền đề cho việc đi vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể về thế giới nhân
vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu một cách có hệ thống về thế giới nhân vật trong kịch của
Nguyễn Huy Tưởng nhằm khẳng định những thành công về nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn, qua đó thấy được những đóng góp cũng như vị trí của
Nguyễn Huy Tưởng trong Kịch Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:


14

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và hành trình sáng tác kịch của
Nguyễn Huy Tưởng.
- Chương 2: Các kiểu loại nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng.
- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong kịch Nguyễn Huy
Tưởng.



15

NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
1.1. Khái quát chung về Kịch
1.1.1. Khái niệm về Kịch
Kịch là gì? Xung quanh câu hỏi này có nhiều những kiến giải khác nhau.
Theo Giáo sư Đỗ Đức Hiểu “Kịch không những là một nghệ thuật tổng hợp mà
đúng hơn, một giao hưởng những nghệ thuật” [13]. Trong kịch có sự đan xen
hoà trộn của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, nó là một cung đàn nhiều âm sắc.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp
độ:
* Ở cấp độ loại hình
Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ
tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn lại vừa để
đọc (vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch). Tuy nhiên không phải
kịch bản nào cũng được đạo diễn, diễn viên, nhạc công chuyển thể. Từ kịch bản
đến trình diễn là một quá trình không đơn giản, đạo diễn, diễn viên phải có
những cách tân để phù hợp với công chúng.
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc
những xung đột mang tính muôn thuở của nhân loại (giữa thiện và ác, cao cả và
thấp hèn, ước mơ và hiện thực...). Những xung đột ấy được thể hiện bằng một
cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những
quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch
tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng thông qua những hành động bên ngoài của
nhân vật, tuy nhiên cũng có những hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ
yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột hết sức căng thẳng.



16

Trong kịch, những lời phát biểu của các nhân vật (trong đối thoại và độc
thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa
quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của các nhân vật về những
điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả
trong kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu nhiều khi không cần đến.
Về kết cấu: Vở kịch thường được chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra
sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch đồng thời làm cho cái
được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỉ khác nhau,
mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm và hành động trong kết cấu của
kịch không ngừng thay đổi tuỳ theo quan niệm của người sáng tạo và quy mô,
tầm vóc của những sự kiện, biến cố được phản ánh. Các nhà viết kịch đã mở
rộng biên độ và phạm vi phản ánh khiến kịch trở nên phong phú, sinh động.
Ở cấp độ này, kịch được chia thành nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chính
kịch, cùng nhiều thể loại và biến thể khác nhau.
* Ở cấp độ thể loại
Kịch là một khái niệm dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu. Với ý
nghĩa này, kịch cũng được gọi là chính kịch (hoặc kịch dram). Cũng giống như
hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục
đích chính không phải là cười nhạo, chế giễu các thói hư, tật xấu mà là mô tả cá
nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống
với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung
đột của nó cũng không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng
và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thoả. Còn các tính cách của kịch thì
không có gì đặc biệt, phi thường.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kịch
1.1.2.1. Xung đột kịch



17

Do tính chất loại biệt, kịch lấy xung đột làm nội dung phản ánh. Nghệ
thuật kịch bao giờ cũng phản ánh cuộc sống trong một quá trình nhất định, ở
trạng thái khách quan, dưới dạng trực tiếp, cụ thể, sinh động như đang diễn ra
trước mắt người xem. Nó hoàn toàn khác hẳn với hội hoạ, điêu khắc, chỉ phản
ánh cuộc sống tập trung trong một khoảnh khắc nhất định; nó cũng không giống
như âm nhạc và thơ trữ tình lấy tâm trạng, tình cảm của con người trước một sự
kiện nào đó làm nội dung phản ánh. Chính tính chất đặc biệt ấy buộc nghệ thuật
kịch phải lựa chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung
kịch, nghĩa là nó phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động của nó, mà đã nói
tới vận động không thể không nói đến xung đột.
Lấy xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà
viết kịch đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất “Lí giải được những vấn
đề thuộc phạm trù xung đột thông qua hệ thống hành động bằng sức mạnh riêng
của ngôn ngữ nhân vật, có nghĩa là nhà viết kịch đã lí giải được những vấn đề
mang ý nghĩa nhân bản luôn đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại bằng tiếng nói
nghệ thuật riêng của thể loại” [7; 201]. Phađêep cũng từng khẳng định: “Xung
đột là cơ sở của kịch”. Thực tế trong sự vận động của hình tượng thơ cũng có
bộc lộ những mâu thuẫn giữa những trạng thái tình cảm khác biệt của cảm xúc:
vui và buồn, hạnh phúc và đau khổ. Trong các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết,
truyện vừa, truyện ngắn, yếu tố mâu thuẫn tồn tại ngay trong sự vận động của cốt
truyện và trong sự phát triển của tính cách nhân vật. Với kịch, yếu tố xung đột
mang một sắc thái thẩm mĩ khác. Nhà viết kịch hiện đại Xô Viết Arbudov đã cho
rằng “Trong kịch không có những yếu tố tùy hứng mà người nghệ sĩ có quyền
dùng khi điều khiển số phận con người trong các tiểu thuyết và truyện. Ở đây có
một khuôn khổ rất chặt chẽ, không có thì giờ để mạn đàm, giải thích, luận bàn”
[6; 427]. Sự khác biệt ấy chính là tính chất tập trung cao độ của xung đột kịch.



18

Xung đột có vai trò to lớn trong việc tạo dựng cốt truyện và hành động của
nhân vật. Nó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm
xác lập những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu
của các tác phẩm kịch.
Xung đột quy định những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện:
Trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Nhưng trong kịch
không phải xung đột nào cũng tạo được những xúc cảm thẩm mĩ, nó còn phụ
thuộc vào mối quan hệ giữa các lực lượng tương quan. Thiếu xung đột, tác phẩm
kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là những “vở kịch tồi” .
Vì vậy người viết kịch phải tạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu
sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết sức chân thực, nghĩa là xung đột mang
tính điển hình hoá.
Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng những mâu
thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu ý nghĩa chân thực, tác phẩm kịch
chỉ là sự giả tạo, là những dòng lí thuyết suông. Từ thời Hy Lạp cổ đại, những vở
bi kịch đã xoáy sâu vào những xung đột giữa khát vọng của con người với quy
luật nghiệt ngã của định mệnh. Bi kịch của Sêchxpia là xung đột giữa lí tưởng
nhân văn cao cả với những trở lực đen tối của xã hội. Kịch của Sekhov đi từ nỗi
bế tắc của mỗi số phận để phản ánh những vấn đề sâu xa của nhân loại; rồi kịch
của Sile, Ipxen, Arbudov, B. Brêch... cũng đi từ những xung đột cụ thể của dân
tộc, thời đại mình để vươn tới tầm khái quát lớn lao cho đời sống nhân loại.
Công chúng tìm đến với kịch là tìm đến một sự đồng cảm hoặc phản bác đối với
tác giả trước những vấn đề quan trọng của đời sống. Nghệ thuật kịch luôn là diễn
đàn tư tưởng của cuộc sống, là mối giao cảm sâu xa giữa tác giả và khán giả.
Nói tới xung đột kịch ta cần quan tâm đến vai trò tư tưởng của người viết.
Phản ánh những xung đột trong đời sống người viết muốn gửi gắm một ý nghĩa
tư tưởng nào đó tới khán giả. M. Pogodin, nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng khi



19

tìm hiểu về mối quan hệ giữa xung đột và tư tưởng, ông cho rằng: Xung đột là
điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự
sống và sự vận động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ thuộc vào một cái cao
nhất, cũng là linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Xung đột có thể có nhiều phạm vi và cấp độ: Xung đột trong nội tâm,
xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh,… Nhưng tập trung nhất vẫn là xung đột
giữa những tính cách mang những quan niệm đại diện cho các lực lượng khác
nhau trong cuộc sống.
1.1.2.2. Hành động và cốt truyện kịch
Kịch diễn ra trên sân khấu phải thông qua hành động. Theo Aristotle
“Hành động là đặc trưng của kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần
thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành tác
phẩm. Trong mối giao lưu đó, xung đột là nơi quy tụ, chọn lọc và tổ chức hành
động kịch. Tính kịch của tác phẩm nằm trong xung đột nhưng hành động lại là
yếu tố để giải toả nằm trong xung đột ấy. Hành động kịch thường phát triển theo
hướng thuận chiều với xung đột. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hướng hành
động càng trở nên quyết liệt, vì thế sức hấp dẫn của tác phẩm tăng lên.
Mỗi diễn viên trên sân khấu sẽ có một hệ thống hành động chính, gọi là
hành động xuyên nhằm thể hiện sứ mệnh tư tưởng của nhân vật mà mình sắm
vai, vì vậy hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng
mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Người ta gọi tất cả
những hành động xuyên của nhân vật trong toàn bộ buổi biểu diễn thành hành
động quán xuyến thể hiện tư tưởng, chủ đề chung của toàn vở kịch. Từng hành
động của diễn viên bắt nguồn từ những tình tiết trong kịch bản, thì hành động
quán xuyến chính là phải dựa vào cốt truyện của kịch bản. Cũng theo Aristotle,
thì kịch “là sự bắt chước một hành động quan trọng và hoàn chỉnh... sự bắt

chước hành động là nhờ vào cốt truyện” [1; 49]. Do thời gian và không gian sân


20

khấu hạn chế quy mô và quá trình biểu diễn, cũng do sự thưởng thức của một tập
thể khán giả phức tạp, phải cùng liên tục theo dõi buổi trình diễn, hành động
quán xuyến của vở kịch phải thật thống nhất, không thể quá phong phú, phức tạp.
Chính vì thế mà cốt truyện của kịch bản cũng phải thật tập trung.
Cốt truyện và hành động kịch phải thống nhất, tập trung, đòi hỏi chi tiết,
tình tiết, sự kiện không những phải cô đúc, gãy gọn mà còn phải liên đới với
nhau một cách chặt chẽ, lôgíc, tất yếu, tự nhiên. Theo nhà văn Anh Đô-rit Letxinh: “Nhà viết kịch chân chính cố suy tính tính cách của các nhân vật sao cho
các sự việc thúc đẩy các nhân vật hoạt động, được diễn ra từ sự việc này dẫn
đến sự việc kia một cách tất yếu” [58; 260].
Cốt truyện và hành động kịch phải tập trung thống nhất, nhưng không có
nghĩa là đơn nhất, đơn giản. Cốt truyện là nhằm triển khai xung đột - những
xung đột đòi hỏi nghệ thuật phải góp phần giải quyết, có nghĩa là không dễ dàng
giải quyết trong thực tế. Những đường nét quá đơn giản không đủ hình dung
những vấn đề phức tạp, gay cấn. Cốt truyện được dẫn dắt theo quan hệ nhân quả, những mối quan hệ phải thật chặt chẽ nhưng không có nghĩa là quá tất yếu,
quá hiển nhiên cứ tuần tự, đều dễ làm ngấy khán giả. Do vậy trong kịch nhất
thiết phải có những chỗ ngoặt, những đoạn đột biến, những bước nhảy vọt được
cấu tạo bằng những sự việc bất ngờ, gây hứng thú cho người xem.
1.1.2.3. Ngôn ngữ kịch
Khi nói về các yếu tố của văn học, Gorki đã coi “Ngôn ngữ là yếu tố đầu
tiên của văn học”. Đây chính là chất liệu cấu thành tác phẩm, là cái vỏ của tư
duy, là cơ sở để người đọc giải mã nội dung, ý nghĩa bức thông điệp mà nhà văn
muốn gửi gắm. Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm
chí có ý nghĩa quyết định đối với sự sáng tác kịch”. Ngôn ngữ kịch mang tính
đặc thù rõ nét. Khác với ngôn ngữ thơ là vần, nhịp, ngôn ngữ tiểu thuyết là miêu
tả, kể chuyện..., ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối thoại, hành động. “Đối thoại là



21

thể chất và linh hồn kịch. Kịch là văn bản đối thoại” (Đỗ Đức Hiểu). Ngôn ngữ
nhân vật chiếm vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhân vật. Nguyên tắc xây
dựng ngôn từ nghệ thuật của một kịch bản văn học là tất cả mọi vấn đề xoay
quanh hình tượng đều nằm trong ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là hình
thức tồn tại hầu như duy nhất của ngôn ngữ kịch (không tính đến những lời chú
thích, minh họa về mặt sân khấu, trang phục, sự xuất hiện của diễn viên khi diễn
trên sân khấu…).
Ngôn ngữ nhân vật có ba dạng: đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Đối
thoại là nói với nhau, nhưng không phải cứ nói với nhau là có đối thoại. Belinski
khẳng định: “Tính kịch không phải là do có nói qua lại mà tạo nên được, nó
phải do hành động giao lưu sinh động giữa hai người mà tạo thành. Nếu cả hai
bên tranh luận đều muốn đè bẹp đối phương, đều muốn cải biến một phương
diện nào đó trong hành động của đối phương, hoặc tấn công vào một nhược
điểm nào đó trong tâm tư của đối phương, nếu thông qua cuộc tranh luận đó
đưa hai người tới một quan hệ mới, thì lúc đó mới là kịch” [34; 178]. Độc thoại
là nói với chính mình. Biện pháp này được sử dụng trong kịch để bộc lộ nội tâm
của nhân vật. Trong những trường hợp nội tâm phức tạp, dằn vặt, thì độc thoại
chính là cuộc đối thoại giữa con tim và khối óc của bản thân. Người ta dùng
những phút im lặng, những lời ngầm, sự quan sát của những nhân vật khác, thậm
chí là sự phục hiện hoặc tái hiện những tình huống và tâm trạng trong quá khứ
hoặc hiện tại của nhân vật bằng những lớp kịch xen kẽ. Bàng thoại là lời nói
riêng của nhân vật với khán giả. Nhân vật kịch phải có tính cách dựa vào lời
thoại và hành động sân khấu của bản thân nhân vật mà không phải qua mô tả của
tác giả như trong văn xuôi.
Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống. Đó là thứ ngôn
ngữ súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính khẩu ngữ. Các nhân vật kịch đối đáp

với nhau một cách tự nhiên, giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hàng


22

ngày. Tuy nhiên sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với cách nói giàu ẩn
ý, giàu hình tượng và ý nghĩa triết lý sâu xa mà chúng ta thường bắt gặp trong
các tác phẩm kịch. Là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ kịch phải đạt
đến trình độ điêu luyện. Tuy vậy tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ
thô thiển cũng như cách nói tự nhiên chủ nghĩa.
Mặc dù kịch chỉ có nhân vật, nhưng nhân vật cũng có thể qua độc thoại và
đối thoại, đóng vai trò chủ thể trữ tình và trần thuật ở một mức độ nhất định.
Ngôn ngữ kịch do đó có tính chất tổng hợp, nghĩa là mang cả yếu tố trữ tình và
tự sự nữa. Không nên hiểu trữ tình chỉ có trong độc thoại và tự sự chỉ có trong
đối thoại. Có khi trong độc thoại lại có tự sự, đó thường là khi nhân vật một
mình hồi tưởng lại chuyện cũ. Ngược lại trong đối thoại lại có trữ tình, đó là lúc
nhân vật bộc lộ tình cảm để giao lưu.
1.1.2.4. Nhân vật kịch
a. Nhân vật
Theo tiếng La tinh, nhân vật (Pessona) có nghĩa là cái mặt nạ được dùng
để đeo vào mặt của diễn viên khi biểu diễn. Ngoài ra, nhân vật được diễn đạt
bằng nhiều thuật ngữ khác như tính cách nhân vật là hay vai hành động.
Trong lý luận và nghiên cứu văn học thì nhân vật là một khái niệm rất
quan trọng. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học, như
“Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” (Từ điển
thuật ngữ văn học), hay “Nhân vật là yếu tố căn bản nhất trong tác phẩm văn
học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố
có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi
tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [10; 86] nhưng
đều gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó

là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học khác
nhau. Thứ 2, đó là con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật hiện tượng mang linh


23

hồn, đặc điểm của con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ 3, đó là đối
tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực, bởi nó đã
được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nhân vật văn học chính là đối
tượng được miêu tả đến mức có sức sống riêng nào đó bên trong tùy thuộc vào
nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó.
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó
văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan hệ
đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định,
đóng vai trò như tấm gương của cuộc đời. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính
cách được coi là hạt nhân, là đặc điểm quan trọng nhất, là “nội dung của mọi
nhân vật văn học”. “Trong nghiên cứu văn học, theo nghĩa rộng nhất của nó,
khái niệm “nhân vật” mới chỉ là hình ảnh về con người, khái niệm “tính cách”
đã là hình tượng về con người, còn khái niệm “tính cách điển hình” chính là
điển hình về con người; và như vậy, dùng khái niệm “nhân vật” là chỉ đối tượng
được nói đến, còn dùng khái niệm “tính cách” và “tính cách điển hình” là đã
bao hàm cả sự đánh giá về chất lượng tư tưởng - nghệ thuật của đối tượng đó”
[11; 162-163]. Nhân vật và tính cách là những yếu tố thuộc nội dung nhưng các
biện pháp thể hiện chúng sao cho sinh động, hấp dẫn là thuộc về hình thức của
tác phẩm. Không thể phát huy vai trò của các chi tiết trong việc miêu tả ngoại
hình và hành động nhân vật như tự sự: việc khắc họa tính cách, nhân vật kịch tập
trung vào hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Nhờ đó mà với nghệ thuật trình
diễn, nhân vật kịch mới có thể hiện lên một cách chân thực, thuyết phục được
công chúng.
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành công

thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên trong các nhân vật
xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại, tạo
thành các loại nhân vật. Để chiếm lĩnh thế giới nhân vật văn học đa dạng, cần


24

tìm hiểu phương diện loại hình của chúng. Việc phân chia các loại hình nhân vật
cũng rất đa dạng. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật
chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về
quan hệ đối với lý tưởng của nhà văn, có thể nói tới nhân vật chính diện và nhân
vật phản diện. Các kiểu cấu trúc nhân vật cũng rất đa dạng: có kiểu nhân vật
chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Điều này
càng cho thấy tính đa dạng và phong phú đồng thời cũng là khó khăn của việc đi
vào tìm hiểu, nghiên cứu nhân vật văn học.
Là yếu tố vừa thuộc về nội dung, vừa thuộc về hình thức, nhân vật văn học
là đối tượng để nhà văn thể hiện chủ đề, tư tưởng của mình trong tác phẩm. Nói
như nhà văn Anh Đức thì sức sống của nhà văn chính là ở việc xây dựng những
nhân vật đặc sắc. Tất nhiên, đó không phải là điều đơn giản.
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhân
vật văn học là hình ảnh về con người. Trong vai trò của một “người thư kí trung
thành của thời đại” (Banlzac), văn học trở thành một phương thức khái quát,
phản ánh và thể hiện cuộc sống - bằng những hình tượng, nhân vật cụ thể - vô
cùng hữu hiệu. Do vậy, vai trò, chức năng quan trọng đầu tiên phải kể đến của
nhân vật văn học là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Nhân vật chính
là người dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch
sử nhất định.
Nhân vật là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, tái hiện con người với
những đặc điểm về tính cách, số phận và chiều hướng con đường đời. Mỗi nhân

vật luôn được đặt trong không gian, thời gian nhất định với các mối quan hệ xã
hội, là đối tượng để đánh giá các quan niệm đạo đức, có những quy luật nội tại
và những bậc thang giá trị.


25

Nhân vật là chìa khoá giúp cho nhà văn mở rộng đề tài, giúp cho tác phẩm
có tầm bao quát sâu và rộng. Sự phát triển của cốt truyện cũng như tình tiết
truyện chính là sự xoay quanh các nhân vật trong tác phẩm, qua đó tác giả gửi
gắm những giá trị nội dung và tư tưởng. Có thể khẳng định nhân vật sẽ quyết
định đến màu sắc và tính chất của tác phẩm, có nghĩa là loại nhân vật sẽ quyết
định việc nhà văn đi sâu vào vấn đề cốt lõi nào của đời sống và thế giới nghệ
thuật mà nó tạo nên vì thế mà cũng có nét riêng phù hợp.
Nhân vật còn là phương tiện để khái quát lên tính cách xã hội. Điều này do
nhân vật là nơi chứa đựng tính cách duy nhất. Khi đã mang trong mình sự khái
quát tính cách nhất định, nhân vật vừa có nét riêng lại vừa có khả năng đại diện
cho một lớp người nào đó. Lý luận văn học đã chỉ ra tính cách là sự khái quát
bản chất xã hội - lịch sử, tâm lý con người bằng hình thức con người cụ thể, là sự
thể hiện các phẩm chất xã hội của con người với tư cách là con người xã hội.
Tính cách là điểm trung tâm của các mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Tập hợp của các cá thể nhân vật sẽ tạo nên một thế giới nhân vật. Ở đó
truyền tải ý đồ nghệ thuật của người cầm bút với những quan niệm nghệ thuật,
cách nhìn nhận và thể hiện con người. Trong thế giới nhân vật, từ con người cá
thể với những đặc điểm về tính cách, cuộc đời, số phận, cho phép ta hình dung
nên bức tranh tổng thể về đời sống. Thế giới nhân vật chính là phần tất yếu trong
thế giới nghệ thuật của người cầm bút.
Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy, một lần nữa có thể khẳng định: nhân
vật là yếu tố không thể thiếu đối với tác phẩm văn chương.
b. Nhân vật kịch và đặc điểm của nhân vật kịch

Nhân vật kịch là con người được miêu tả trong tác phẩm kịch. Tất cả mọi
nội dung, diễn biến của câu chuyện, hành động, xung đột và tư tưởng, quan niệm
của tác giả đều phải thể hiện qua nhân vật - và trực tiếp là qua biểu diễn của diễn
viên trên sân khấu. Nhân vật kịch luôn hiện hình trong tác phẩm đúng vào thời


×