Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thử nghiệm thiết bị điều khiển và giám sát dòng điện thông qua mạng GSM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.88 KB, 18 trang )

Thử nghiệm thiết bị điều khiển và giám sát dòng
điện thông qua mạng GSM
Experimental design electric current measurement device
NXB H. : ĐHCN, 2012 Số trang 86 tr. +

Đào Nam Thái
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS ngành: Kỹ thuật điện tử; Mã số: 60 52 70
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Diên Tập
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tác giả tập trung nghiên cứu thiết kế phần cứng thiết bị đo vi điều khiển
dsPIC33FJ28MC804 làm IC xử lý trung tâm và một số tính năng cơ bản của phần mềm giám sát
modem SIM900 của Simcom, cấu hình chạy trên máy tính, thực hiện việc truyền dữ liệu thông
suốt từ các đầu đo về máy chủ qua SMS và biểu diễn những thông số này trên đồ thị của phần
mềm quản lý.
Keywords: Kỹ thuật điện tử; Mạng truyền thông; Thiết bị điều khiển; Dòng điện; Kỹ thuật truyền
thông
Content.
LỜI MỞ ĐẦU

Giới thiệu mô hình tổng quan của đề tài
Bài toán đặt ra của luận văn này là “Thử nghiệm thiết bị điều khiển và giám sát dòng điện
thông qua mạng GSM”. Tất cả các thông tin về đối tượng giám sát và điều khiển đều được truyền về
một máy chủ qua hạ tầng mạng GSM bằng SMS hoặc kết nối GPRS. Người dùng có thể sử dụng trình
duyệt để truy cập, quan sát các thông số này ở bất kỳ nơi nào có kết nối internet.
Hình dưới đây mô tả sơ đồ hệ thống của bài toán này:
Thành phần cơ bản của hệ thống bao gồm:
- Thiết bị giám sát dòng điện.
- Phần mềm giám sát và cấu hình chạy trên điện thoại di động hoặc ứng dụng web chạy trên máy tính.
Nội dung chi tiết của bản luận văn bao gồm:



Phần I: LÝ THUYẾT
- Chương 1: Mô tả về họ vi điều khiển dsPIC33 và các ngoại vi liên quan.
- Chương 2: Mô tả khối truyền thông qua mạng GSM: SIM900.
- Chương 3: Các phương pháp đo dòng điện xoay chiều.
Phần II: THỰC NGHIỆM
- Chương 4: Các bước thực hiện và kết quả.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
- Nhận xét, đánh giá các kết quả đạt được và hướng phát triển của đề tài.

Hình 1-1: Hệ thống giám sát dòng điện
Nguyên tắc hoạt động:
Thiết bị giám sát dòng điện thu thập các thông số về cường độ dòng điện, điện áp, góc pha.
Trước hết, các thông số này được lưu trên thẻ nhớ nằm trên thiết bị, sau đó, thiết bị kiểm tra kết nối với
mạng di động và truyền dữ liệu về máy chủ bằng tin nhắn hoặc kết nối GPRS nếu có. Thiết bị này cũng
có thể truyền dữ liệu thông qua các chuẩn công nghiệp như RS-485, RS-232, CAN.


Tại máy chủ, phần mềm quản lý tổng hợp thông tin, biểu diễn các giá trị đo được trên biểu đồ
năng lượng. Ngoài ra, phần mềm trên máy chủ còn cho phép tính toán chi phí tiêu thụ điện hàng tháng,
đưa ra các dự đoán, các cảnh báo khi dòng điện vượt quá mức cho phép và đặc biệt phần mềm này còn
cho phép đặt các thông số của thiết bị đo từ xa đồng thời thực hiện một số thao tác điều khiển đóng ngắt
một số rơle được thiết kế sẵn trên thiết bị.
Vì lý do thời gian, nên trong khuôn khổ luận văn này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế phần
cứng thiết bị đo và một số tính năng cơ bản của phần mềm giám sát, cấu hình chạy trên máy tính, thực
hiện việc truyền dữ liệu thông suốt từ các đầu đo về máy chủ qua SMS và biểu diễn những thông số này
trên đồ thị của phần mềm quản lý.
Về thiết bị đo, tôi lựa chọn vi điều khiển dsPIC33FJ128MC804 làm IC xử lý trung tâm. Đây là
một vi điều khiển dòng dsPIC33 có tốc độ cao của Microchip được bán rộng rãi trên thị trường Việt
Nam. Phần giao tiếp với mạng GSM sử dụng modem SIM900 của Simcom kích thước nhỏ gọn, hỗ trợ

các băng tần 850/900/1800/1900 MHz. Ngoài ra, thiết bị còn hỗ trợ hai kênh đo dòng khác nhau:
- Đầu cắm đo dòng dựa trên hiệu ứng Hall.
- Sử dụng IC đo dòng chuyên dụng ADE7753 hoặc ACS712.

PHẦN I: LÝ THUYẾT
A.
B. CHƢƠNG I: HỌ VI ĐIỀU KHIỂN DSPIC33 VÀ DSPIC33FJ128MC804
Vi điều khiển dsPIC33 được sử dụng trong luận văn đóng vai trò là IC điều khiển toàn bộ thiết
bị. Các tài liệu chi tiết về vi điều khiển này được nhà sản xuất cung cấp đầy đủ trên trang chủ của hãng
[5].
1.1 Đặc điểm cơ bản của họ vi điều khiển dsPIC33
Dòng dsPIC33 có rất nhiều chức năng mạnh, nhưng trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ tập trung
tìm hiểu về:
- Đặc điểm tổng quát.
- Sơ đồ khối, sơ đồ chân, chức năng của các chân.
- Các đặc điểm nổi bật của các cổng vào ra.
- Cách tổ chức bộ nhớ, giới thiệu các thanh ghi hay dùng trong quá trình lập trình.


- Bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số.
- Các giao tiếp truyền thông SPI, UART.

CHƢƠNG II: MODEM SIM900 VÀ SMS/GPRS
Phần cứng của đề tài sử dụng MODEM SIM900 để kết nối vào mạng GSM. Vi điều khiển trung
tâm giao tiếp với SIM900 thông qua cổng truyền thông nối tiếp để điều khiển toàn bộ hoạt động của
khối này [7].
2.1 Giới thiệu đặc điểm của Modem GSM
2.1.1 Thông số, đặc tính kỹ thuật của SIM 900
Các thông số nguồn nuôi:
- Điện áp hỗ trợ: 3,4 V đến 4,5 V.

- Chế độ tiết kiệm điện tiêu thụ 1,5 mA.
Hỗ trợ 4 băng tần GSM850/EGSM 900, DCS 1800, PCS 1900. Các tần số này được thiết lập bởi tập
lệnh AT.
Công suất phát:
- 2 W ở băng GSM850 và EGSM 900.
- 1 W ở DCS 1800 và PCS 1900.
Kết nối GPRS:
- Mặc định ở chế độ đa khe GPRS lớp 10.
- Hỗ trợ chế độ đa khe GPRS lớp 8.
Dải nhiệt độ hoạt động: -300C đến 800C.
Dữ liệu GPRS:
- Tốc độ tối đa đường dữ liệu xuống là 85,6 kbps.
- Tốc độ tối đa đường dữ liệu lên là 42,8 kbps.
- Khung mã hóa: CS-1, CS-2, CS-3 và CS-4
- Hỗ trợ giao thức PAP (Password Authentication Protocol)
- Tích hợp giao thức TCP/IP
- Hỗ trợ PBCCH (Packet Switched Broadcast Control Channel)
- Tốc độ truyền phát từ 2,4 kbps đến 14,4 kbps.


SMS
- Hỗ trợ cả dạng text và PDU.
- Tin nhắn được lưu ở thẻ SIM.
Âm thanh:
- Có các chế độ mã hóa giọng nói ETS 06.20, ETS 06.10.
- Không có tiếng vọng.
- Có khả năng chống ồn.
Cổng giao tiếp nối tiếp và gỡ rối.
- Tốc độ hỗ trợ từ 1,2 kbps đến 11,52 kbps.
Sử dụng tập lệnh AT để giao tiếp với các ngoại vi khác.

Hỗ trợ bắt tay phần cứng và điều khiển luồng.
Cổng gỡ rối có cũng cho phép cập nhật firmware.
Hỗ trợ đồng hồ thời gian thực.
Kích thước vật lý: 24mm x24mm x 3mm.
Trọng lượng: 3,4 gram.
Hỗ trợ giao tiếp với SIM ở hai mức điện áp, 1,8V và 3,3V.
2.2 Giới thiệu sơ lƣợc về SMS
Thiết bị sử dụng SMS để gửi dữ liệu về máy chủ thông qua mạng viễn thông. Phần này sẽ mô tả
chi tiết các đặc điểm của dịch vụ SMS [2].
2.3 Tập lệnh AT
2.3.1 Giới thiệu về tập lệnh AT
Một tiêu chuẩn đối với phần mềm điều khiển modem do hãng Hayes Microcomputer Products
soạn thảo và được đưa ra lần đầu tiên dùng với modem Smartmodems của công ty đó. Gọi là tập lệnh
AT (viết tắt) của ATtention vì nhiều lệnh trong đó được bắt đầu bằng chữ AT. Tập lệnh này được các
modem loại “tương thích với Hayes” mô phỏng theo một cách rộng rãi và thực tế đã trở thành chuẩn đối
với các modem của máy tính cá nhân [2].
Tập lệnh AT nguyên bản được chia làm 4 nhóm lệnh:
+ Lệnh cơ bản: Bắt đầu bằng chữ viết hoa, sau đó là các ký tự khác, ví dụ ATD, M1, AT+CMGR…


+ Lệnh mở rộng: Bắt đầu bằng ký tự &, sau đó là một chữ viết hoa và các ký tự khác, đây là phần mở
rộng của nhóm lệnh cơ bản.
+ Các lệnh về đặc tính: Thường bắt đầu bằng dấu / hoặc %. Các lệnh này thay đổi tùy thuộc vào nhà sản
xuất modem.
+ Các lệnh về thanh ghi: Lệnh này giúp thay đổi giá trị thanh ghi. Ví dụ Sr=n, thanh ghi r được gán giá
trị n.
CHƢƠNG III: CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐO
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
3.1 Nguyên tắc đo dòng
3.1.2 Các phƣơng pháp đo dòng chính

Xét về mặt tiếp xúc vật lý với đối tƣợng đo là dòng điện thì có 3 phƣơng pháp là:
- Đo trực tiếp: dùng các dụng cụ đo dòng điện như ampe kế, để đo trực tiếp và đọc kết quả trên
thang chia độ của dụng cụ đo.
- Đo gián tiếp: dùng volt kế đo điện áp rơi trên một điện trở chuẩn mắc trong mạch có dòng điện
chạy qua, thông qua phương pháp tính toán sẽ có được giá trị dòng điện cần đo.
- Phương pháp so sánh: so sánh dòng điện cần đo với dòng điện mẫu, ở trạng thái cân bằng của
dòng điện cần đo và dòng điện mẫu, sẽ đọc được kết quả trên mẫu.
Dựa vào các đặc tính của dòng điện thì ta có những loại phƣơng pháp đo dòng sau:
- Phương pháp đo thế sụt trên một điện trở shunt. Điện trở này thường có độ chính xác cao. Điện
áp sụt qua điện trở tỷ lệ thuận với dòng điện cần đo.
- Dựa vào định luật cảm ứng Faraday, từ trường biến thiên sẽ sinh ra dòng điện biến thiên. Dòng
điện này gọi là dòng điện cảm ứng. Như vậy, dòng điện cần đo sẽ tạo ra một dòng điện cảm ứng, ta có
thể đo dòng điện cảm ứng và suy ra được giá trị của dòng điện cần đo. Các loại cảm biến sử dụng định
luật này như các biến dòng CT,
- Dựa vào định luật Hall, khi có một từ trường vuông góc với dây dẫn điện, thì hai đầu dây dẫn
đó sẽ sinh ra một hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế Hall. Hiệu điện thế này được khuếch đại và đưa vào
bộ chuyển đổi tương tự số của vi điều khiển. Có thể kể ra đây một số loại cảm biến Hall sử dụng cho
việc đo dòng điện thông dụng như ACS712.
3.2 Giới thiệu về ADE7753
ADE7753 là một IC đo các thông số của dòng điện xoay chiều chuyên dụng. Nó được sử dụng
rộng rãi trên thế giới với độ chính xác và tính ổn định cao [3].


3.2.1 Giới thiệu chung
ADE7753 là một chip tích hợp có độ chính xác cao, được sử dụng để đo các thông số năng
lượng điện trong mạch một pha với một giao diện nối tiếp và một xung đầu ra. Cấu trúc bên trong bao
gồm hai bộ chuyển đổi tương tự - số, một mạch tích phân số, mạch tham chiếu, cảm biến nhiệt độ và tất
cả các bộ xử lý tín hiệu để đo các công suất như công suất hiệu dụng, công suất phản kháng, công suất
biểu kiến và tính toán thông số hiệu dụng của dòng điện và điện áp.
3.3. Giới thiệu về ACS712

ACS712 được sản xuất bởi công ty Allegro. IC này có những tính năng nổi trội như:
- Đường dẫn tín hiệu tương tự có độ nhiễu thấp.
- Băng thông của thiết bị được đặt bởi chân FILTER.
- Thời gian đáp ứng cỡ 5 us.
- Băng thông 80 kHz.
- Tổng sai số: 1,5 % ở nhiệt độ 250C.
- Độ nhậy từ 66 đến 185mV/A. Lối ra điện áp tỉ lệ với dòng điện xoay chiều và một chiều.
- Điện trở nội 1.2 mΩ.
- Hình thức đóng gói kiểu SOIC8.
ACS712 là IC hoạt động dựa trên hiệu ứng Hall. Khi có dòng điện chạy qua chân 1,2 đến chân
3,4 sẽ tạo ra một từ trường. Từ trường này tạo ra điện áp tỉ lệ. Nó được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật
điều khiển động cơ, xác định tải, bảo vệ quá dòng, hỗ trợ chuyển chế độ năng lượng.
PHẦN II: THỰC NGHIỆM
CHƢƠNG IV: CÁC BƢỚC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ

Yêu cầu chính của luận văn này là “Thử nghiệm thiêt kế thiết bị điều khiển giám sát dòng điện
thông qua mạng GSM” . Tôi tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế, lập trình nhúng để
đạt được sự ổn định và chính xác nhất có thể cho thiết bị. Ngoài ra, tôi cũng xây dựng một phần mềm
giám sát trên máy tính để hỗ trợ việc kiểm tra các kết quả đo kiểm phần cứng. Qua sự hướng dẫn của
thầy giáo và tìm hiểu của riêng bản thân, tôi đã quyết định sử dụng vi điểu khiển dSPIC33FJ128MC804
làm vi xử lý trung tâm, kết hợp các ngoại vi tạo thành một hệ hoàn chỉnh.
Phần cứng của thiết bị bao gồm:
Khối thu tín hiệu:


Current probe: Hỗ trợ cổng lối vào tương tự có khả năng ghép nối với các đầu kẹp dòng với độ
phân giải tối thiểu 10mV/A.
ADE7753, ADS712: Hai IC đo dòng này được thiết kế trên hai bản mạch mở rộng, có khả năng
ghép nối vào bản mạch trung tâm.
LM35: Cảm biến nhiệt độ.

Keyboard: bàn phím gồm 4 phím, cho phép thiết lập một số thông số cơ bản của thiết bị.
Khối xử lý trung tâm:
Gồm vi điều khiển dsPIC33FJ128MC804.
Khối hiển thị và lƣu trữ:
LCD: màn hình LCD hai hàng 16 ký tự, hiện thị các thông số đo, các thực đơn để cấu hình thiết
bị.
LED: các LED hiện thị, thể hiện nhanh các trạng thái của thiết bị.
SD card: hỗ trợ giao tiếp với thẻ nhớ flash, các thông tin cấu hình, các lịch sử kết nối, hay dữ
liệu thu thập được đều được lưu ở đây.
Khối giao tiếp:
Module SIM 900: dùng để truyền dữ liệu qua đường GSM/GPRS.
USB: giao tiếp với máy tính thông qua USB.
RS-232: giao tiếp với máy tính thông qua cổng COM.
Mô hình hệ thống kiểm thử thực nghiệm
Hệ thống thực nghiệm được xây dựng dựa trên phần mềm và phần cứng đã thiết kế theo mô hình
dưới đây:

Hình 4-2: Mô hình hệ thống thực nghiệm
Phần cứng của thiết bị đo được thiết kế có khả năng mở rộng, nên tôi sử dụng hai thiết bị có
cùng thiết kế để tạo thành hệ thống kiểm thử hoàn thiện.
Thiết bị 1 đóng vai trò thu thập dữ liệu được lắp tại lối nguồn vào của một hộ gia đình. Các giá
trị đo được đóng gói vào bản tin SMS và gửi về cho một thiết bị khác.
Thiết bị 2 nhận các bản tin SMS từ thiết bị 1. Xử lý bản tin này và truyền những thông tin cần
thiết vào máy tính để xử lý tiếp bằng phần mềm giám sát thông qua cổng RS-232.
4.1 Sơ đồ nguyên lý, mạch in


4.1.1 Mạch nguyên lý
4.1.1.1 Khối nguồn
Chức năng chính của modul này là cung cấp các mức nguồn +3,3V và +4,2V, 5V chuẩn cho toàn

bộ các linh kiện trong mạch.Hỗ trợ nguồn vào dải rộng lên tới 60V. Chịu được dòng tải lối ra lên tới 3
Ampe.
4.1.1.2 Khối giao tiếp
Khối giao tiếp nối tiếp sử dụng chip MAX232.
4.1.1.3 Khối lưu trữ và hiển thị
Khối hiển thị sử dụng LCD 16x2, do mức điện áp LCD là 5V nên phải dùng một IC 74LS07 để
đệm mức điện áp điều khiển từ dsPIC33.
Hỗ trợ thẻ nhớ SD, giúp lưu lại các thông tin cấu hình cũng như các thông số trạng thái hoạt
động của thiết bị.
4.1.1.4 Khối nhập dữ liệu
Thiết kế tích hợp bàn phím rời gồm 4 phím, có tụ chống rung phím và đèn báo nguồn khi được
ghép nối với bản mạch chính.
4.1.1.5 Khối giao tiếp GPRS/GSM
Khối này bao gồm modem GSM/GPRS SIM900, cùng với anten và đường điều khiển PWRKEY
phục vụ cho việc khởi động SIM900. Hai đèn LED báo trạng thái mạng và trạng thái của SIM900 cũng
được tích hợp trong khối này.
4.1.1.6 Khối xử lý trung tâm
- Vi điều khiển dsPIC33FJ128MC804 và các mạch liên quan.
4.1.2 Mạch in
Sử dụng phần mềm thiết kế mạch chuyên dụng Protel DXP 2004. Mạch in được thiết kế hai lớp.
Các linh kiện được lựa chọn là loại linh kiện dán SMD để giảm kích thước mạch (Chiều dài bằng 94
mm, chiều rộng bằng 81 mm).


Hình 4-9: Sơ đồ mạch in của bản mạch đo dòng

Hình 4-11: Bản mạch sau khi đã lắp ráp các linh kiện hoàn chỉnh
4.2 Phần mềm điều khiển và giám sát
4.2.1 Giao diện phần mềm và các tính năng chính


Hình 4-12: Giao diện chính của phần mềm giám sát
Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ C# với giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng.
Các thành phần của giao diện chính (giao diện giám sát)
1. Thanh công cụ
Gồm các thực đơn lựa chọn. Cho phép đặt các thông số của phần mềm giám sát.
2. Đồ thị


Biểu diễn giá trị cường độ dòng theo thời gian.
3.Cửa sổ bắt sự kiện
Hiển thị toàn bộ các sự kiện kết nối, truyền nhận dữ liệu từ các thiết bị đo đến máy chủ
4. Cửa sổ lệnh
Cho phép người dùng gửi các lệnh kiểm tra hoạt động của thiết bị.
5. Cấu hình cổng nối tiếp
Cho phép đặt các thông số của công nối tiếp
6. Các nút chức năng chính
4.2.2 Định dạng các bản tin
Có nhiều loại bản tin khác nhau được trao đổi trong hệ thống. Tất cả các bản tin này đều tuân
theo một định dạng chung. Độ dài ngắn của bản tin dựa vào kết nối vật lý giữa hai thiết bị truyền thông.
Các kết nối vật lý trong hệ thống là:
- Kết nối thiết bị trực tiếp với PC qua cổng COM
- Kết nối thiết bị với máy chủ qua GPRS
- Kết nối thiết bị với thiết bị qua SMS
4.3 Kết quả kiểm tra tích hợp hệ thống và sai số
Kiểm tra giá trị các đầu đo
Kết nối trực tiếp thiết bị vào máy tính thông qua cổng COM. Thiết bị được lập trình cho phép
người điều khiển có thể kiểm tra từng khối ngoại vi của thiết bị như khối GSM, LCD, ADC v. v...Hình
4-13 mô tả giao diện chương trình kiểm tra thiết bị khi ghép nối với cổng COM và sử dụng phần mềm
Hyper Terminal được tích hợp sẵn trong Windows XP.
Để kiểm tra các cảm biến người dùng nhập số 6. Chương trình sẽ tự động gửi liên tiếp các giá trị

đo được của hai kênh ADC từ 0 đến 4096 tương ứng với giải điện áp lối vào từ 0 đến 3,3V. Tương tự
như vậy, người dùng có thể kiểm tra các ngoại vi khác bằng việc nhấn phím tương ứng.
Hình 4-13 mô tả giao diện chương trình kiểm tra được nhúng trong vi điều khiển.


Hình 4-13: Giao diện chƣơng trình kiểm tra trên thiết bị
Giá trị hai kênh đầu vào tại thời điểm không có cảm biến. Các đầu vào ADC để hở mạch. Lúc
này, các giá trị đo được đang khác không. Các đầu vào ADC có thể đang bị nhiễu hoặc xử lý điểm
không chưa tốt.

Hình 4-14: Giao diện kiểm tra lối vào ADC
Với bản mạch mở rộng sử dụng ACS712. Điện áp lối ra của IC này theo lý thuyết đạt khoảng
2,5V với nguồn nuôi 5V. Để ghép nối với vi điều khiển dsPIC33sử dụng nguồn 3,3V, tôi sử dụng mạch
nguyên lý được khuyến cáo trong tài liệu mô tả về ACS712 như hình 4-15. Khi đó, đi ốt D1 giúp giảm
điện áp lối ra của ACS712, phù hợp để ghép nối với vi điều khiển dsPIC33. Điện áp đo tại chân ADC
lúc này khoảng 1,9V.
Như đã giới thiệu ở phần lý thuyết, dsPIC33 với ADC 12 bít, có khả năng đo chính xác cỡ 1mV.
Dải đo từ 0 đến 3300 mV tương ứng với các giá trị ADC từ 0 đến 4096.
Trong sơ đồ kiểm tra, tôi sử dụng hai kênh đo dòng để tăng độ chính xác của phép đo. Mỗi kênh
là một bản mạch sử dụng ACS712 có khả năng đo dòng lên tới 20A, với độ phân giải 100mV/1A. Như
vậy với ADC của dsPIC33,ta chỉ có thể đo được dòng xoay chiều có giá trị lớn hơn 10 mA.
Các bước tiền hành thực nghiệm:
- B1. Lắp đặt hệ thống thực nghiệm như hình 4-16
- B2: Đo các giá trị thế và dòng khi chưa cắm tải


-B3: Lần lượt thay các tải có dòng tiêu thụ khác nhau.

Hình 4-16: Sơ đồ kiểm tra giá trị dòng chạy qua một thiết bị


Hình 4-17 mô tả giá trị hai kênh ADC mà vi điều khiển đo được khi ghép nối với ACS712 ở chế
độ không có dòng điện chạy qua.

Hình 4-17: Gía trị ADC khi không có dòng qua ACS712
Lần lượt sử dụng các tải là các thiết bị trong gia đình, ta có bảng số liệu sau
Bảng 4-2 : Số liệu đo dòng với kênh 1 sử dụng ACS712 loại 20A (100mV/A)
Giá
trị
Tên tải

Giá trị

ADC

ADC đo

khởi

đƣợc

Giá trị

Giá trị đo

dòng đo

dòng bằng

bằng


thiết bị đo

ADC(mA) chuẩn(mA)

tạo

Sai số
tính
theo
phần
trăm

Đèn quả nhót

2447

2451

40

45

12.50%

Đèn 40W

2447

2465


180

186

3.33%

Đèn 60W

2447

2474

270

276

2.22%

2447

2490

430

438

1.86%

Đèn 40W +
60W



Đèn 75W

2457

2488

310

316

1.94%

2460

2534

740

755

2.03%

Đèn 200W

2455

2536


810

743

8.27%

Quạt

2457

2475

180

185

2.78%

Bàn là

2451

2880

4290

4360

1.63%


Mỏ hàn xung

2447

2482

350

320

8.57%

Đèn 40W+
60W+75W

Qua các bảng số liệu ta thấy, giá trị dòng điện xoay chiều đo được với ACS712 có sai số không
quá 12%.

Hình 4-18: Biểu đồ dòng tiêu thụ của bàn là đƣợc gửi qua mạng GSM

Hình4-19: Biểu đồ dòng điện tiêu thụ của bóng đèn 200W


Hình 4-20: Biểu đồ dòng điện tiêu thụ của bóng đèn 40W và 60W

Hình 4-21: Biểu đồ dòng điện tiêu thụ khi lắp lần lƣợt các tải.
Hình 4-21 mô tả sự thay đổi cường độ dòng khi thay lần lượt các tải là bóng đèn 60W, 200W và
bàn là.
III. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI


Những vấn đề đã giải quyết và nghiên cứu được
Sau quá trình thực hiện luận văn, tôi đã tìm hiểu và giải quyết được những vấn đề là:
- Tìm hiểu cấu trúc phần cứng cũng như lập trình kiểm soát một vi điều khiển có tốc độ cao. Từ
đó xây dựng thành công hệ thống đo dòng điện xoay chiều với độ chính xác nhỏ hơn 12% trong thời
gian dài.
- Tìm hiểu các phương pháp đo dòng điện xoay chiều. Sử dụng được các IC đo các thông số
dòng điện chuyên dụng như ADE7753, ACS712. Đo được giá trị dòng điện xoay chiều trong khoảng
thời gian dài.
- Tìm hiểu và lập trình giao tiếp với modem GSM/GPRS SIM900 sử dụng tập lệnh AT. Lập trình
truyền nhận dữ liệu đo lường bằng SMS.


- Từ các kiến thức đã nghiên cứu, hệ thống đo dòng điện đã được tôi xây dựng bao gồm phần
cứng và phần mềm quản lý với những tính năng sau:
Về phần cứng:
+ Thiết bị cho phép nguồn nuôi có điện áp vào dải rộng, lên tới 60V.
+ Có các linh kiện bảo vệ thiết bị khi người dùng cắm ngược nguồn.
+ Phần cứng có đầy đủ các chức năng hiển thị và lưu trữ.
+ Nhờ việc hộ trợ các giao thức truyền thông công nghiệp, thiết bị dễ dàng ghép nối vào các
mạng điều khiển công nghiệp.
+ Hỗ trợ các cổng gỡ rối, thuận tiện cho các kỹ sư phát triển sửa chữa, nâng cấp firmware.
+ Phần cứng linh hoạt, có khả năng mở rộng thêm chức năng để phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.
+ Hỗ trợ hạ tầng mạng viễn thông tiên tiến với việc điều khiển thành công quá trình truyền nhận
dữ liệu thông qua mạng GSM. Nhờ đó, thiết bị có thể dễ dàng được triển khai trên diện rộng theo vùng
phủ sóng của mạng GSM.
Về phần mềm:
+ Phần mềm đơn giản, trực quan, thân thiện với người dùng. Nó thể hiện qua việc bố trí các nút
bấm chức năng, đồ thị hiển thị, cũng như cửa sổ bắt sự kiện.
+ Phần mềm cũng hỗ trợ đặt thông số cho các thiết bị từ xa bằng việc gửi lệnh qua cửa sổ lệnh.
Những vấn đề còn tồn tại của đề tài và hướng giải quyết.

Giảm thiểu sai số phép đo.
Nguyên nhân sai số xuất phát từ hai yêu tố chính:
- Bản thân thiết bị đo đã có sai số do quá trình lấy mẫu ADC.
- Cảm biến đo dòng cũng gây ra sai số đặc biệt là với các dòng diện có giá trị nhỏ.
Cách khắc phục:
Sử dụng nhiều đầu đo và lấy giá trị trung bình của các đầu đo. Trên mỗi đầu đo, phần mềm sẽ
được tích hợp thêm phần lọc nhiễu ADC bằng cách lấy nhiều mẫu và chia trung bình, sử dụng bộ lọc
thông thấp bậc ba với một nghìn mẫu đầu vào.
Bảo mật dữ liệu và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.


Nguyên nhân:
- Mạng GSM không ổn định. Làm mất gói tin trong quá trình kết nối
- Dữ liệu được gửi đi dưới dạng văn bản.
Cách khắc phục:
- Tích hợp thêm cơ chế sửa lỗi và báo nhận với từng bản tin. 1 bản tin có thể được gửi nhiều lần
- Mã hóa bản tin trước khi gửi bằng thuật toán đảo mã ký tự.
- Chèn thêm thông tin về tính CRC, checksum v. v…
Hướng phát triển của đề tài.
Đề tài đã xây dựng được những nền tảng ban đầu của việc giám sát và truyền dữ liệu về các
thông số của điện năng thông qua mạng di động. Trong tương lai, để áp dụng vào thực tế, thiết bị cần tối
ưu hóa phần cứng, giảm thiểu sai số đo lường, loại bỏ các khối chức năng không cần thiết để hạ giá
thành sản phẩm. Đồng thời sản phẩm cũng phải hỗ trợ các hạ tầng mạng tiên tiến như GPRS/3G, đảm
bảo tốc độ nhanh và không bị mất dữ liệu, chi phí rẻ.
Giải pháp này sau khi được hoàn thiện sẽ có khả năng thay thế các giải pháp ghi số liệu điện
năng truyền thống. Đồng thời nó cũng xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho việc phát triển các
dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Phần mềm quản lý phải được viết lại dưới dạng ứng dụng web hoặc hỗ trợ chạy trên các nền tảng
di động để phục vụ số đông người dùng. Ngoài ra, phần mềm cũng sẽ được tích hợp thêm các tính năng
mới như dự đoán về công suất tiêu thụ, đưa ra các giải pháp tiết kiệm điện cho từng khách hàng dựa trên

cơ sở dữ liệu về thói quen sử dụng của khách hàng.
References.
Tiếng Việt
1. Nguyễn Kim Giao (2004), Kỹ Thuật Số, NXB ĐHQG.
2. Đào Nam Thái (2009), Điều khiển và giám sát cơ cấu chấp hành từ xa qua mạng di động, Khoá luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 24-34.
Website:
3.
4. />

5.
6.
7. />


×