Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xây dựng chương trình đào tạo tích hợp cho chương trình Kỹ thuật chế tạo theo mô hình CDIO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 12 trang )

Xây dựng chương trình đào tạo tích hợp
cho chương trình Kỹ thuật chế tạo
theo mô hình CDIO
Thái Thị Thu Hà, Trần Thiên Phúc, Nguyễn Hữu Lộc, Huỳnh Ngọc Hiệp
Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TP. HCM

Tóm tắt:
Sau khi xây dựng chuẩn đầu ra, nhiệm vụ chúng ta là làm thế nào để sinh viên đạt được
những trình độ năng lực đó. Trong 12 tiêu chuẩn CDIO thì xây dựng chương trình đào tạo tích
hợp là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Báo cáo trình bày các yêu cầu chương trình đào tạo tích hợp,
các bước chuẩn bị và trình tự xây dựng chương trình đào tạo tích hợp: Xây dựng chuẩn đầu ra
theo tiêu chuẩn CDIO, khảo sát ITU, đối sánh các khối kiến thức của chương trình đào tạo hiện
hành và yêu cầu của tiêu chuẩn CDIO, thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo (lựa chọn nguyên
tắc tổ chức, kế hoạch tổng thể, cấu trúc khối môn học), từ đó xây dựng bản thiết kế tổng quan về
cấu trúc chương trình; Thiết kế trình tự nội dung giảng dạy; Đối ứng chuẩn đầu ra vào các môn
học, tích hợp các kỹ năng, thái độ vào các môn học của chương trình đào tạo.

I. Giới thiệu
Thành phần chính yếu trong quá trình cải cách chương trình đào tạo là đề cương CDIO:
Văn bản mang tính pháp lý về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Các bước để hiệu chỉnh chương trình đào tạo là [6, 7]:
- Bước 1: Các nhà quản lý chương trình và hội đồng khoa học đào tạo khoa thông qua đề
cương CDIO, là cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo mới. Thông qua bao gồm việc thích ứng
nội dung chi tiết của đề cương CDIO cho phù hợp với chương trình đào tạo cụ thể tại khoa. Mức
độ thích ứng này được thực hiện bằng cách chỉnh sửa và bổ sung các đề mục trong đề cương,
thảo luận trong nhóm triển khai và phỏng vấn, khảo sát các nhóm liên quan bao gồm: các giảng
viên, doanh nghiệp, cựu sinh viên và sinh viên. Đề cương phải bằng tiếng Việt.
- Bước 2: Đánh giá sự tương quan giữa đề cương CDIO với các chuẩn đánh giá trong
nước, ngoài nước. Mục đích của việc đánh giá này là thiết lập đề cương CDIO đáp ứng hoặc vượt
các tiêu chuẩn công nhận đang áp dụng, như vậy là hoàn thành các tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo
CDIO phù hợp với yêu cầu sẽ được đánh giá công nhận. Ví dụ, đề cương CDIO tương quan với


ABET được sử dụng tại Mỹ.
- Bước 3: Thiết lập trình độ năng lực mong muốn các kỹ sư khi tốt nghiệp theo mỗi đề
mục trong đề cương. Điều này được thực hiện bởi nhóm triển khai CDIO bằng cách khảo sát các
nhóm đối tượng liên quan, và phân tích kết quả. Điều tra thực hiện theo mẫu có sẵn với đề cương
CDIO hoặc khảo sát trực tiếp.
- Bước 4: Khảo sát đối sánh CTĐT để xác định những điểm mạnh và điểm yếu của
chương trình hiện có, xem xét một cách rõ ràng trình độ đạt được cho các đề mục khác nhau của
đề cương CDIO, khảo sát bằng các mẫu khảo sát. Các mẫu này phải thuận tiện cho việc thu thập
dữ liệu và phân tích kết quả khảo sát. Cùng lúc ta khảo sát bảng hộp đen “Black Box”, trong đó
các môn học đều được khảo sát bởi kiến thức đầu vào và đầu ra, phục vụ cho việc xác định trình
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-3/1


tự giảng dạy và những mong muốn thỏa thuận giữa các môn học khi trao đổi giữa các đồng
nghiệp.
Ta phải thực hiện đối sánh toàn bộ các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo và
một số môn học tự chọn quan trọng. Không cần thiết phải khảo sát toàn bộ các môn tự chọn vì
không phải sinh viên nào cũng học các môn tự chọn nên không phản ánh được trình độ chung đạt
được.
Phạm vi hoạt động đối sánh nên bao gồm tất cả các họat động đóng góp vào giáo dục đại
học. Ví dụ, các môn học xã hội nhân văn, kinh tế, chính trị… là một phần của giáo dục đại học,
có thể đáp ứng các đề mục trong đề cương CDIO như tư duy phê phán, giao tiếp, đạo đức. Các
hoạt động ngoại khóa cũng có thể góp phần phát triển các kỹ năng CDIO của sinh viên, tuy nhiên
chỉ được ghi nhận khi mà tất cả sinh viên đều được tham gia. Phân tích khối kiến thức chương
trình đào tạo hiện có.
- Bước 5: Thiết kế chương trình đào tạo mới dựa vào kết quả theo các đề mục của đề
cương CDIO, các trình độ năng lực mong muốn trong mỗi đề mục tới mức độ 4 (chuẩn đầu ra cụ
thể) và khoảng cách giữa chương trình hiện có và chương trình đào tạo mới sẽ được hiệu chỉnh.


Quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp tiếp cận CDIO ở hình 1.

Hình 1: Mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp tiếp cận CDIO

Ngoài ra, chương trình đào tạo theo CDIO phải thỏa mãn các yêu cầu:
- Các môn học chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau.
- Học tập đan xen với rèn luyện kỹ năng.
- Các chuẩn đầu ra được xác định cho từng môn học về cả kỹ năng và kiến thức chuyên
ngành.
Khi xây dựng CTĐT theo CDIO cần các bước chuẩn bị:
- Chuyển đổi tầm nhìn CDIO thành các mục tiêu đào tạo của chương trình.
- Xem xét các điều kiện hiện hữu liên quan đến CTĐT (tiêu chuẩn kiểm định, quy định
của nhà trường, truyền thống của chương trình, mục tiêu và độ dài của chương trình, chương
trình khung, cấu trúc cơ bản…).
C-3/2

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


II. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra theo CDIO
Bước đầu tiên để xây dựng chương trình đào tạo mới là chuyển đổi tầm nhìn CDIO thành
mục tiêu đào tạo. Trong quá trình cải cách lại chương trình đào tạo ta cần xem xét lại mục tiêu
đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình có sự giáo dục khoa học và nghề nghiệp cho phép
họ có thể thành công ở công việc của người kỹ sư nói chung và nhất là trong chuyên ngành Kỹ
thuật chế tạo. Đặc biệt, họ có thể:
1. Thể hiện chức năng của mình trong môi trường công nghiệp, hành chính chính phủ,
xây dựng và ứng dụng liên quan kiến thức khoa học mang tính học thuật, kỹ năng giải
quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp.
2. Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản
trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
4. Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và ngành về: các quá trình vật lý của kỹ thuật chế tạo,
hệ thống sản xuất và bảo trì, thiết kế và phát triển sản phẩm, kinh tế, kinh doanh và
khởi nghiệp.
Với mục tiêu đào tạo như trên ta tiến hành xây dựng đề cương CDIO và chuẩn đầu ra (báo
cáo 1).
Để hiệu chỉnh chương trình đào tạo, chúng tôi tiến hành khảo sát chương trình đào tạo
trong và ngoài nước, tiêu chuẩn đánh giá các nước như: ABET (Mỹ), CEAB (Canada), JABEE
(Nhật)… Bước 2 khi cải cách chương trình đào tạo là đối sánh đề cương CDIO với chuẩn đầu ra
theo ABET cho trong Bảng 1:

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-3/3


Bảng 1. Đối sánh đề cương CDIO vối chuẩn ABET
Đề cương CDIO
1.1
1.2

KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN
KIẾN THỨC KỸ THUẬT CƠ SỞ

1.3


KIẾN THỨC KỸ THUẬT CHUYÊN
NGÀNH

1.4
2.1

KIẾN THỨC HỖ TRỢ KHÁC

2.2

THỰC NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ TRI
THỨC
SUY NGHĨ MỘT CÁCH CÓ HỆ
THỐNG

2.3
2.4
2.5
3.1
3.2

h

VẬN HÀNH

k


Ο




Ο


Ο






BỐI CẢNH BÊN NGOÀI XÃ HỘI

TRIỂN KHAI

j

Ο

GIAO TIẾP

THIẾT KẾ

i




LÀM VIỆC THEO NHÓM


BỐI CẢNH KINH DOANH VÀ
DOANH NGHIỆP
HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG & XÂY
DỰNG HỆ THỐNG

4.6

d

CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ
CHUYÊN NGHIỆP

4.2

4.5

c

KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN

GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ

4.4

b

KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH KỸ
THUẬT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


3.3
4.1

4.3

a

ABET
e
f
g








Do đó đề cương CDIO hoàn toàn thoả mãn các chuẩn đầu ra theo ABET. Bước 3 ta tiến
hành xác định trình độ mong muốn và định chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo cấp độ 4 của
đề cương CDIO (báo cáo 1).

III. Đối sánh chương trình với chuẩn đầu ra CDIO và theo chuẩn ABET
Sau khi xác định chuẩn đầu ra ta tiến hành bước 4 là đối sánh chương trình đào tạo (báo
cáo 2). Qua kết quả đối sánh với đề cương CDIO thì chương trình đào tạo hiện hành đảm bảo
hầu hết các kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên chỉ đạt được ở mức độ thấp, không như trình độ mong
muốn.

C-3/4


Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


Cùng lúc với đối sánh chương trình đào tạo theo ITU, ta khảo sát các môn học qua bảng
hộp đen “Black Box”, trong đó các môn học đều được khảo sát bởi kiến thức đầu vào và đầu ra,
phục vụ cho việc xác định trình tự giảng dạy và những mong muốn thỏa thuận giữa các môn học
khi trao đổi giữa các đồng nghiệp (Hình 2).
Sau đó nhờ vào các Black box xây dựng chương trình tự giảng dạy cho các môn học.

Hình 2. Bảng hộp đen

Kết quả thu được là sự tương quan giữa các môn học trong chương trình đào tạo như hình 3.

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-3/5


Để làm cơ sở cho việc cải cách chương trình đào tạo hiện có ta tìm hiểu rõ chương trình
đào tạo của khoa Cơ khí, chương trình các nước và so sánh với các chương trình đánh giá theo
ABET và tham gia CDIO. Chương trình Kỹ thuật chế tạo và các ngành cơ khí thuộc khoa Cơ khí
từ khi mới thành lập đến nay (Bảng 2).
Bảng 2.
Giai đoạn
1956-1959
1960-1977
1978
1979-1980
1981-1992

1993 đến nay

Số năm
3 năm
4 năm
4,5 năm
4 năm
5 năm
4,5 năm

Số tín chỉ - DVHT

195-218 đvht
246-317 đvht
150-156 tín chỉ

Chương trình đào tạo các nước (thường là 4 năm, riêng Châu Âu 3 năm):
CT đào tạo
Đại học 4 năm

Mỹ
(tín chỉ)
120-136

Nhật
(tín chỉ)
120-135

Thái
(tín chỉ)

120-150

Châu Âu
(ECTS ≈ 2/3 tc)
ĐH 3 năm 180 ECTS ≈ 120
tc.

Bảng sau đây so sánh chương trình đào tạo Kỹ thuật chế tạo với các trường đánh giá
theo ABET và tham gia hiệp hội CDIO (Bảng 3).
Bảng 3.
Trường

Môn học
Tóan và
Cơ bản

Bách
khoa
Arizona
CSUN
ABET

148 tc/(55+7)= 2,85
100%
128 tc/(42 môn) =3,05
100%
126 tc/ (41 môn)= 3,07
100%
Yêu cầu tối thiểu


31
20,9%
36
28%
32
25,4%
32 tc
25%

Tín chỉ
Cơ sở kỹ thuật
XHNV, Văn
hoá, Chính
trị

Thực tập

Khác

90

14

9

4

60,8%
65-68
51-53%

67
37,5%
37,5% (12,5%

9,5%
18
14%
27
21,4%
12,5%

6,1%

2,7%
6-9
5-7%

là thiết kế)

1. CSUN – California State University Northridge - Program self-study report mechanical
engineering 2006
2. Arizona - University of Arizona: Program self-study report mechanical engineering 2006.

C-3/6

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


Nhìn vào các bảng so sánh trên, để chương trình đào tạo được kiểm định bởi cơ quan
kiểm định nước ngoài (ABET…) theo các điều kiện ràng buộc tối thiểu thì ta phải tái cấu trúc

chương trình đào tạo cho phù hợp. Chỉ có chương trình đào tạo 4 năm (mà trước đây khoa Cơ khí
đã từng thực hiên) từ 128 đến 140 tín chỉ thì hy vọng các chương trình chúng ta kiểm định được
theo ABET.
Các nhận xét về chương trình KTCT so với các chương trình của 2 trường đánh giá
ABET [1] và tham gia CDIO:
1. Về kiến thức toán và cơ bản 31 tín chỉ là thiếu mức tối thiểu ABET là 32 tín chỉ, và do
chương trình hiện tại có số tín chỉ khá lớn (156 – 8 tín chỉ ngoại ngữ = 148 tín chi), cho
nên theo yêu cầu tối thiểu là 25% là không đạt.
2. Số môn học trong chương trình nhiều (62 môn, so với chương trình nước ngoài (42 môn,
tuy nhiên do số tín chỉ và thời gian học nhiều hơn nên tỉ lệ tín chỉ/ môn học là 2,85. Trong
khi đó các chương trình nước ngoài 3,05…3,07. Cho nên cần phải cân nhắc và sắp xếp lại
các môn học.
3. Số tín chỉ cho thực tập (9 tín chi) và luận văn tốt nghiệp 10 tín chỉ có tỉ lệ lớn trong
chương trình đạo tạo so với các chương trình nước ngoài.
4. Khối kiến thức giáo dục đại cương (xã hội, nhân văn chỉ có 18 tín chỉ, kể cả môn kỹ thuật
an toàn và môi trường) là ít do với yêu cầu ABET là 12,5%.
5. Khối kiến thức cơ sở ngành: các môn cơ học (cơ lưu chất, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu,
nguyên lý máy và chi tiết máy) tương đối hợp lý, tuy nhiên nên nhập Sức bền 1 và 2 thành
1 môn. Và số tín chỉ cho môn Cơ lý thuyết thường nhiều hơn Sức bền vật liệu. Trong
mãng kiến thức này thiếu thí nghiệm các môn Cơ học. Nên đưa kiến thức môn Truyền
nhiệt vào phần bắt buộc, và nên bổ sung phân thí nghiệm cho môn Nhiệt động lực học và
Truyền nhiệt.
6. Khối kiến thức về điện – điện tử bao gốm 9 tín chỉ: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Trang
bị điện – điện tử, Thực hành điện điện tử là rất nhiều so với các chương trình nước ngoài.
Nên sắp xếp lại khối kiế thức cho các môn học này.
7. Khối kiến thức về chuyên ngành kỹ thuật chế tạo: Kỹ thuật chế tạo 1, 2, 3,
CAD/CAM/CNC, Máy công cụ, Tự động hoá sản xuất… nên sắp xếp lại cho hợp lý. Nên
chăng tích hợp kiến thức CAD/CAM/CNC vào các môn học khác.
8. Cần thay đổi nội dung môn Kỹ năng giao tiếp ngành nghề theo hướng các đề cương
chương trình nước ngoài, trong đó có 01 đồ án Cơ sở (I,O). Các đố án Chi tiết máy (C,D),

Kỹ thuật chế tạo (D,O) và Luận văn tốt nghiệp (C,D,I,O) nên bố trì nội dung và kề hoạch
đào tạo cho hợp lý.
9. Chú ý yêu cầu về khối kiến thức thiết kế theo chuẩn ABET tối thiểu là 12,5%.
Do đó để đánh giá theo ABET thì chương trình KTCT với cấu trúc hiện tại không thể
thoả mãn các yêu cầu tối thiểu. Do đó cần phải có chủ trương từ đại học Quốc gia, nhà trường về
thời lượng: 4 hoặc 4,5 năm, đào tạo Cử nhận hay Kỹ sư, cấu trúc chương trình đào tạo: giảm số
lương tín chỉ của chương trình và tăng cường một số khối kiến thức. Để triển khai chương trình
đào tạo theo CDIO cần giảm tải thời gian lên lớp để sinh viên có thể làm các bài tập, bài tập lớn,
đồ án… học tập qua trải nghiệm.
Ngoài ra ta đối sánh phương pháp dạy và học, không gian làm việc và trang thiết bị.

IV Chương trình đào tạo tích hợp
Cuối cùng ta thực hiện bước 5: thiết kế lại chương trình đào tạo. Để có thể tích hợp các kỹ
năng vào chương trình đào tạo theo CDIO thì chương trình đào tạo cần thỏa mãn:
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-3/7


- Chương trình đào tạo được tổ chức qua các môn học. Tuy nhiên, chương trình đào tạo được tái
cấu trúc sao cho các môn học kết nối và hỗ trợ lẫn nhau hơn.
- Các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống được tích chặt chẽ vào
các môn học.
- Mỗi môn học hoặc trải nghiệm học tập đặt ra các chuẩn đầu ra cụ thể về kiến thức chuyên môn,
về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống.
- Thiết kế CTĐT là một kế hoạch rõ ràng được toàn thể giảng viên của chương trình tiếp nhận và
làm chủ.
Khi thay đổi phương pháp dạy và học cần phải thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo,
giảm số giờ học trên lớp, tăng cường tự học. Thay đổi từ dạy nhiều, học ít sang dạy ít, học nhiều.
Cần nhân rộng hình thức học tập và giảng dạy qua trải nghiệm và đánh giá theo quá trình.

Khối kiến thức chương trình KỸ THUẬT CHẾ TẠO
Những môn cơ sở kỹ thuật và ngành chiếm tỉ lệ khá lớn trong chương trình đào tạo. Một
sô tín chỉ tự chọn cho phép sinh viên định hướng chuyên ngành với mục tiêu mở rộng sự hiểu
biết. Những kinh nghiệm thiết kế kỹ thuật là một trong những trải nghiệm lớn nhất của sinh viên
trong chương trình. Chương trình Kỹ thuật chế tạo, ngành Kỹ thuật Cơ khí bao gồm các khối kiến
thức sau: Toán và khoa học tự nhiên; Cơ sở kỹ thuật; Cơ sở ngành và chuyên ngành; Khoa học xã
hội và nhân văn, chính trị, văn hoá…; Ngoại ngữ; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng.
Khối kiến thức Toán và khoa học tự nhiên bao gồm: Toán bao gồm: giải tích, xác suất
thống kê, đại số tuyến tính, phương pháp tính; Vật lý và thí nghiệm vật lý; Hóa học đại cương;
Tin học đại cương
Khối kiến thức Cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành bao gồm: Cơ học: Cơ lý thuyết (Tĩnh học,
động học và động lực học), Cơ lưu chất và thí nghiệm, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Chi tiết
máy và cơ sở thiết kế máy; Kỹ thuật điện – điện tử và điều khiển tự động: Kỹ thuật điện, điện tử,
trang bị điện, điện tử, kỹ thuật điều khiển tự động; Giao tiếp kỹ thuật: Vẽ kỹ thuật, Vẽ cơ khí và
cơ sở khác: Thủy lực và khí nén, Vật liệu học và xử lý, Nhiệt động lực học và truyền nhiệt…
Khối kiến thức về chuyên ngành và hỗ trợ bao gồm: Dung sai và kỹ thuật đo; Thiết kế kỹ
thuật; Kỹ thuật chế tạo; Trang thiết bị hỗ trợ; Tự động hóa sản xuất CAD/CAM/CNC…
- Khối kiến thức rèn luyện kỹ năng: các môn thực tập cơ khí đại cương 1, 2, thực tập kỹ
thuật. Sử dụng các hệ thống vẽ 2D (vẽ kỹ thuật, vẽ cơ khí), mô hình hóa 3D (mô hình hóa hình
học), phân tích (Phần tử hữu hạn) và gia công CAM (CAD/CAM/CNC)…
Theo mô hình CDIO, các kỹ năng được lồng các kỹ năng vào trong các môn học chứ
không phải dạy các kỹ năng bằng môn học riêng (Hình 4).

Tích hợp theo thời gian

Tích hợp song song

Hình 4. Lồng các kỹ năng vào trong các môn học [2]

C-3/8


Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


Tích hợp toàn diện
Như thế cần phải tái cấu trúc lại phân bố khối kiến thức theo học kỳ: đưa một số môn cơ
sở kỹ thuật và chuyên ngành lên các học kỳ đầu (Bảng 4).
Bảng 4. Phân bố khối kiến thức theo học kỳ
Học kỳ 1

Học kỳ 2

Học kỳ 3

Học kỳ 4
Toán

Học kỳ 5

Học kỳ 6

Học kỳ 7 Học kỳ 8
Học kỳ 9
Thực tập
Tốt nghiệp
(C,D,I.O)
Khoa học tự nhiên
Cơ sở kỹ thuật và chuyên ngành
Cơ sở kỹ thuật và chuyên ngành
Toán và khoa học TN Kiến thức xã hội, nhân văn, kinh tế, chính trị…

Đồ án cơ sở (I,O)
Đồ án tích hợp thiết kế (C, D)
Đồ án tích hợp Chế Tốt nghiệp (C,D,I.O)
tạo (D, O)

Các môn học có các bài tập lớn để rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề. Các đồ án
môn học hoặc bài tập lớn để rèn luyện các kỹ năng CDIO (Bảng 5):

Bảng 5.
Đồ án
Giới thiệu ngành
Chi tiết máy
Kỹ thuật chế tạo
Tốt nghiệp

C (ý tưởng)

D (Thiết kế)

x

x
x
x

x

I (Chế tạo)
x
x

x

O (Vận hành)
x

x

Khi xây dựng chương trình đào tạo thì các môn đồ án và kỹ năng nên xếp xoay quanh các
môn học kiến thức (Hình 5). Tái cấu trúc lại các môn học trong khối kiến thức theo nội dung chi
tiết môn học, như khối kiến thức điện - điện tử, khối kiến thức Kỹ thuật chế tạo….
Hiện hành
Hiệu chỉnh

Kỹ
thuật Kỹ thuật điện tử Thực hành điện - Trang bị điện - điện tử
điện (2tc)
(3tc)
điện tử (2tc)
Kỹ thuật điện và Kỹ thuật điện tử và Trang bị điện và điện tử và TN (2tc)
TN (3tc)
TN (3tc)

Lựa chọn cấu trúc khối môn học phù hợp (Hình 6).

Hình 5.

Hình 6. Cấu trúc khối môn học

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


C-3/9


Ví dụ cho mô hình dạng mắt xích là các môn học: Chi tiết máy, Vẽ cơ khí và Đồ án môn
học Thiết kế hệ thống truyền động Cơ khí:
Chi tiết máy
Đồ án Thiết kế hệ thống
truyền
động cơ khí
Vẽ cơ khí
Sau đó từng môn học 1 thống nhất mức độ mong muốn theo đề cương CDIO (Bảng 5).
Bảng 5.

C-3/10

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


Trên cơ sở bảng này ta tích hợp các kỹ năng vào các môn học với các mức độ khác nhau
cho từng môn học qua chuẩn đầu ra cho từng môn học, để cuối cùng đạt được chuẩn đầu ra mong
muốn khi sinh viên tốt nghiệp.

V Kết luận
Trong bài báo này trình bày trình tự và những kết quả khi cải cách chương trình đào tạo
Kỹ thuật chế tạo, khoa Cơ khí hiện có theo hướng tiếp cận CDIO. Dựa theo kết quả này chúng
tôi sẽ xây dựng đề cương chi tiết cho các môn học của chương trình với chuẩn đầu ra theo CDIO.
Trong quá trình đó cần phải hiệu chỉnh cấu trúc, thời lượng chương trình, chuẩn đầu ra… để hoàn
thiện trước khi bắt tay vào thực hiện vào cuối năm sau. Tuy nhiên để đạt được mức độ mong
nuốn thì cần phải rất nhiều công việc cần phải làm :
- Cần có chủ trương rõ ràng về chuẩn đánh giá chương trình, bằng c ấp (Kỹ sư hay cử

nhân, vì theo ABET là Cử nhân Kỹ thuật 4 năm)… làm cơ sở để xây dựng chương
trình đào tạo theo CDIO.
- Lập đề cương chi tiết với chuẩn đầu ra theo CDIO. Thay đổi phương pháp dạy. học
và đánh giá môn học để đạt được mức độ mong muốn theo đề cương CDIO cho mỗi
môn học.
- Cần thời gian dài để triển khai chương trình CDIO, nên cần có quy định, chính sách
và cam kết từ các cấp lãnh đạo khác nhau để thực hiện chương trình này

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-3/11


Tài liệu tham khảo
1. Abet: ABET self-study questionnaire: template for a self-study report 2011-2012 review cycle.
www.abet.org
2. Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, Sören Östlund, Doris R. Brodeur. Rethinking
Engineering Education, The CDIO Approach. Bảng dịch tiếng Việt: Hồ Tấn Nhật và Đoàn
Thị Minh Trinh. NXB đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. 2009.
3. Samir Kumar Saha. Curriculum design of mechanical engineering in a developing country.
3rd International Symposium for Engineering Education, 2010, University College Cork,
Ireland.
4. Johan Benken, Edward F. Crawley et all. Benchmarking Engineering curricular with the
CDIO syllabus, Int. J. Engng Ed. Vol. 21, No.1, pp.121-133, 2005
5. Edward F. Crawley. The CDIO Syllabus A Statement of Goals for Undergraduate
Engineering Education, Department of Aeronautics and Astronautics, Massachusetts Institute
of Technology, 2001.
6. www.cdio.org
7. Các tài liệu tập huấn hiệp hội CDIO.
8. Program Self-Study Report for the Degree of Bachelor of Science in Mechanical engineering,

Arizona University 2006 và CSUN, 2007….
9. Jens Sparsø et all. Towards CDIOo-based b. eng. studies at the technical university of
Denmark.
 

C-3/12

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010



×