Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống chè mới được trồng tại mô hình trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.45 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------------------

SẺN THU THẢO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Đại học chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khoá học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------------------

SẺN THU THẢO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Đại học chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K43 – TT- N01

Khoa

: Nông học

Khoá học


: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Dƣơng Trung Dũng

Thái Nguyên, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đƣờng đại học đến nay, em
đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn
bè. Đồng thời quá trình học tập giúp cho em đƣợc trực tiếp cọ sát với công việc
sản suất nông nghiệp để từ đó vững vàng hơn trong công tác sau này.
Xuất phát từ yêu cầu về đào tạo và thực tiễn. Đƣợc sự đồng ý của ban chủ
nhiệm khoa Nông học, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số
giống chè mới được trồng tại mô hình trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên”. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa
Nông học-Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái nguyên đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập tại trƣờng. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn
Thầy giáo Ts. Dƣơng Trung Dũng – Giảng viên Khoa Nông học – Trƣờng
ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tâm hƣớng dẫn để em hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này. Nếu không có những lời chỉ dạy của thầy thì em
nghĩ bài thu hoạch của em rất khó có thể hoàn thiện đƣợc.
Bài khóa luận đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, kiến thức của
em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của

quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp, để kiến thức của em trong lĩnh vực
này đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Sẻn Thu Thảo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê các giống chè mới và diện tích
đã áp dụng trong sản xuất .........................................................................................12
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới từ năm 2005-2013 ............15
Bảng 1.3: Tình hình sản lƣợng chè của thế giới và một số nƣớc
có sản lƣợng chè cao từ năm 2005-2012 .................................................................16
Bảng 1.4 Diện tích năng suất, sản lƣợng chè tại Việt Nam ....................................18
Bảng 1.5: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo thị trƣờng .......................................20
Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2014 ...............................28
Bảng 4.2: Chiều cao cây ...........................................................................................31
Bảng 4.3: Đƣờng kính gốc .......................................................................................32
Bảng 4.4: Độ rộng tán ..............................................................................................33
Bảng 4.5: Độ cao phân cành .....................................................................................34
Bảng 4.6: Số cành cấp I ............................................................................................35
Bảng 4.7: Đặc điểm, hình dạng màu sắc lá của cây chè. ..........................................36
Bảng 4.8: Kích thƣớc lá và số đôi gân chính của cây chè thời kỳ KTCB ..................36
Bảng 4.9: Thời gian sinh trƣởng (nảy búp) và số lứa hái của các giống chè..……..38
Bảng 4.10: Đặc điểm búp và khối lƣợng búp của một số giống chè. .......................39
Bảng 4.11: Chất lƣợng phẩm cấp búp chè tƣơi thời kỳ KTCB.................................40
Bảng 4.12: Diễn biến mật độ bọ cánh tơ trên các giống chè nghiên cứu ...............41
Bảng 4.13: Diễn biến mật độ nhện đỏ ......................................................................42
Bảng 4.14: Diễn biến mật độ rầy xanh ....................................................................43



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Đợt sinh trƣởng tự nhiên ............................................................ 13


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

TCN

Tiêu chuẩn ngành

CT


Công thức

TB

Trung Bình


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................4
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................4
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...............................................4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ......................................................................4
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .....................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................5
2.1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................5
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................5
2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên thế giới và trong nƣớc........................6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới ............................................................6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nƣớc ............................................................10
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới ...................................................14
2.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam .....................................................17
2.5. Nhận định tổng quát về tình hình sản xuất, nghiên cứu chè
và điều kiện ngoại cảnh ảnh hƣởng đến sinh trƣởng cây chè..................................22
Phần 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............23
2.1. Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................................23
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................24

2.4.1. Phƣơng pháp bố trí và sơ đồ thí nghiệm ........................................................24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................28
3.1. Ảnh hƣởng của điều kiện khí hậu thời tiết .......................................................28
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của một số giống chè
mới tại trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên ......................................................30
3.2.1. Đặc điểm hình thái cây chè ............................................................................30


3.2.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trƣởng, yếu tố cấu thành năng suất, chất
lƣợng của một số giống chè mới thời kỳ KTCB. ......................................................38
3.2.3. Nghiên cứu diễn biến tình hình sâu hại. ........................................................41
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................44
4.1. Kết luận ..............................................................................................................44
42. Đề nghị ................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trƣởng phát triển tốt trong
điều kiện khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ
thuật, cây chè đƣợc trồng ở nơi khá xa với nguyên sản của nó.
Cây chè đƣợc phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Đến nay,
ngành chè có bƣớc phát triển rộng lớn với hơn 60 quốc gia sản xuất chè, tập
trung chủ yếu ở các nƣớc Châu Á và Châu Phi. Sản phẩm từ cây chè đang
đƣợc sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dƣới nhiều công dụng khác nhau

nhƣng phổ biến nhất vẫn là đồ uống.
Từ xa xƣa, cây chè đã trở nên rất đỗi thân quen với ngƣời dân Việt
Nam. Chè có mặt ngay trong những gánh hàng nƣớc giản dị chốn thôn quê,
trong câu ca dao chan chứa tình yêu thƣơng của bà, của mẹ, hay những lúc
luận bàn chính sự. Ngƣời ta ƣa thích nƣớc chè không chỉ vì hƣơng thơm độc
đáo của nó, mà còn do uống nƣớc chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chè
chống đƣợc lạnh, khắc phục dƣợc sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh
trung ƣơng, kích thích vỏ đại não, làm tinh thần minh mẫn, sảng khoái và
hƣng phấn (do cafein) trong những thời gian lao động căng thẳng trí óc và
chân tay.
Chè còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe: chữa các bệnh đƣờng ruột (nhờ
tanin), lợi tiểu (nhờ teofilin, teobromin), kích thích tiêu hóa mỡ, chống béo
phì, chống đƣợc sâu răng và bệnh hôi miệng. Theo các nhà khoa học Nhật
Bản khẳng định, chè là một sản phẩm với nhiều thành phần giá trị cao và tác
dụng tốt nhƣ A, B1, B2, B6, C… Đây chính là nguồn gốc sức mạnh tuyệt


2

vời giúp con ngƣời chống lại một số bệnh tật nhƣ: Ung thƣ, các bệnh về tim
mạch, viêm xƣơng… Các hội nghị Quốc tế về chè và sức khỏe con ngƣời tại
Calcuta (1993), Thƣợng Hải (1995), Bắc Kinh (1996), Shizuoka (1996) đã
thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hòa sinh lý con ngƣời,
ngoài giá trị đặc biệt về dinh dƣỡng và hƣơng vị đặc biệt của thành phẩm,
chất cafein trong chè xanh còn có chức năng phòng ngừa ung thƣ bằng cách
củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao hay bệnh đái
đƣờng, ngăn ngừa cholesterol tăng cao trong máu, chống lão hóa. Có thể
uống chè là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh từ xa.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trƣởng, phát
triển. Sản xuất chè giữ vài trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất Nông

nghiệp, sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất chè cho
thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp
nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Do vậy, Việt Nam
có chủ trƣơng phát triển chè trên cả hai hƣớng: Ổn định diện tích, thay thế
giống chè cũ bằng các giống chè chọn lọc, trồng các nƣơng chè theo kỹ thuật
thâm canh, gắn với công nghệ và kỹ thuật chế biến mới, tạo sản phẩm chè
chất lƣợng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng tiêu thụ.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm. Giống đƣợc coi là
tiền đề của sản xuất, là tƣ liệu không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp. Đối với sản xuất chè, giống chè lại càng có ý nghĩa quan trọng trong
thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Chè là cây lâu năm, trồng
một lần cho thu hoạch nhiều lần, trong thời gian dài từ 40-50 năm, đầu tƣ
trồng chè cao hơn nhiều lần so với các cây trồng ngắn ngày khác. Không thể
phá đi trồng lại hàng năm đƣợc. Mọi quyết định đúng đắn hay sai lầm về


3

giống chè sẽ có ảnh hƣởng đến sự phát triển của vƣờn chè trong thời gian rất
dài. Do vậy ở tất cả các nƣớc trồng chè, giống chè tốt là biện pháp đƣợc
quan tâm hàng đầu, đƣợc coi là khâu đột phá nhằm nâng cao sản lƣợng và
chất lƣợng chè.
Thái Nguyên đƣợc biết đến không những là cái nôi của chiến khu Việt
Bắc mà còn nổi tiếng với những dòng chè nhƣ Tân Cƣơng, Sông Cầu, Đại
Từ… Ngày nay, sản phẩm chè Thái Nguyên đã có thƣơng hiệu chính thống,
đƣợc nhà nƣớc bảo hộ. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đã chỉ rõ cây chè
là mũi nhọn để phát triển kinh tế, xây dựng đề án phát triển sản xuất, chế
biến tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhu cầu mở rộng diện tích

chè của Thái Nguyên còn rất lớn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của
ngành chè Thái Nguyên là: Xác định đƣợc cơ cấu Giống chè hợp lý, trong
đó có các giống chè thích hợp cho chế biến chè xanh.
Tuy nhiên việc đầu tƣ cho sản xuất chè ở Thái Nguyên nới riêng và cả
nƣớc nói chung còn chƣa cao, cơ cấu giống chè chƣa hợp lí, làm cho năng
suất, chất lƣợng chè mới chỉ dừng lại ở mức trung bình. Mặt khác, diện tích
các đồi chè già, chè cằn cỗi còn rất lớn, nên tìm đƣợc những giống mới có
triển vọng thay thế vẫn còn là một vấn đề nan giải và cấp thiết.
Để có cơ sở vững chắc cho việc phát triển chè ở Thái Nguyên trong
tƣơng lai, đồng thời giải quyết đƣợc vấn đè hạn chế của sản xuất chè ở Thái
Nguyên hiện nay: Cơ cấu giống chè nghèo nàn, chủ yếu là các giống chè
Trung du trồng bằng hạt nên lẫn tạp và thoái hóa nhiều, năng suất và chất
lƣợng thấp. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu những đặc điểm sinh trƣởng
của các giống chè mới có phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của tỉnh
Thái Nguyên hay không là một vấn đề cần thiết, nó vừa có ý nghĩa khoa học,
vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoạch định và phát triển cây chè.
Những năm gần đây, Chính phủ đã cho nhập nội một số giống chè từ
Trung Quốc, Inđonesia, Nhật Bản… Viện nghiên cứu chè Việt Nam đã tiến


4

hành khảo nghiệm trên các vùng sinh thái sinh thái khác nhau để tìm ra
những giống chè tốt phục vụ cho ngành chè phát triển bền vững.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiến đó chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống chè
mới thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đƣợc đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của một số giống chè.
Đánh giá đƣợc tình hình sâu hại chính trên các giống chè.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong
quá trình điều tra nghiên cứu.
Có kết luận một cách chính xác về khả năng sinh trƣởng phát triển của một
số giống chè. Theo đó đề tài cũng xem nhƣ là một tài liệu tham khảo cho
ngƣời trồng chè và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đánh giá, lựa chọn giống chè phù hợp điều kiện sinh thái giới thiệu
cho sản xuất tại Thái Nguyên.


5

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Cây chè thuộc ngành hạt kín (Angiospermac) lớp hai lá mầm
(Dicotyledonae) bộ chè (Theales), họ chè (Thease), chi chè (Camellia), loài
(Sinensis), tên khoa học là Camillia Sinensis (L) O. Kuntze, đƣợc phân làm 4
thứ chè khác nhau (Colen Stuart - 1919). Đó là thứ chè Trung Quốc lá nhỏ
(Camellia Sinensis var bohea), thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis
var macrophylla); thứ chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica) và chè
Shan (Camellia Sinensis var. Shan). Mỗi thứ chè có đặc điểm hình thái:
Thân, cành, lá, búp khác nhau, có khả năng cho năng suất, chất lƣợng khác
nhau, có yêu cầu sinh thái khác nhau và phạm vi phân bố khác nhau.
Hiện nay chè đƣợc phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác

nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia - Liên Xô)
là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè đƣợc
trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca
1837 - 1840, Ấn Độ 1834 - 1840 và Tasmania (châu Đại Dƣơng) năm 1940.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Chè là cây lâu năm gồm 2 chu kì phát triển:
Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng từ 2 - 3 năm đã có
khả năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhƣng tỷ lệ đậu quả
rất thấp, thƣờng chỉ đạt từ 2 - 4%. Hoa chè là hoa lƣỡng tính, mỗi hoa khi
kết quả có từ 1 - 4 hạt. Mặc dù là hoa lƣỡng tính nhƣng khả năng tự thụ của
hoa chè rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa,
đây là nguyên nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có sự phân li lớn
về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất lƣợng. Nói chung những cây
chè con mọc từ hạt có sự phân li lớn so với cây mẹ.


6

Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả nhân giống bằng hạt thì ngƣời
ta có thể nhân giống chè bằng phƣơng pháp nhân giống vô tính nhƣ phƣơng
pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành... Ƣu điểm của phƣơng pháp
nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ đƣợc những đặc tính
tốt của cây mẹ, vƣờn chè có độ đồng đều cao, có khả năng cho năng suất cao
hơn so với trồng hạt, nguyên liệu có độ đồng đều cao, dễ canh tác, thu hái và
chế biến. Dựa trên cơ sở khoa học này, ngày nay ở hầu hết các cơ sở sản
xuất chè trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, các giống chè thƣờng đƣợc nhân
giống bằng phƣơng pháp giâm cành.
Khả năng giâm cành của chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng trong
đó có 3 yếu tố quan trọng đó là yếu tố hom giống, Thời vụ giâm cành (điều
kiện môi trƣờng ngoại cảnh) và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong vƣờn

ƣơm. Những vấn đề trên là cơ sở thực tiễn quan trọng của đề tài.
2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên thế giới và trong nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
2.2.1.1. Những kết quả nghiên cứu về giống chè
Công tác chọn tạo giống trong chè có vai trò rất quan trọng. Việc chọn
lọc, lai tạo giống mới không chỉ quyết định tới khả năng cho năng suất mà,
chất lƣợng mà còn ảnh hƣởng tới khả năng mở rộng địa bàn, chính vì vậy
công tác nghiên cứu chè đƣợc quan tâm từ rất sớm.
Năm 1905, trạm nghiên cứu chè đầu tiên đƣợc thành lập trên đảo Java
(Indonexia). Đến năm 1913, Cohen Suart đã phân biệt các giống chè dựa
trên hình thái, nghiên cứu sinh lý của sự ra hoa, kết quả, xác định đƣợc
những dấu hiệu đầu tiên của xự lựa chọn với những tƣơng quan cơ bản của
các yếu tố cấu thành năng suất.
Các nƣớc có thành tựu nổi bật trong việc lựa chọn giống mới là:
Theo Nguyễn Văn Toàn và cs (1994) [18]: In donexia bắt đầu trồng
chè vào năm 1964 nhƣng không thành công, đến năm 1872 mới thành công
trên giống Asam nhập từ Srilanka. Đến nay Indonexia là một trong năm
nƣớc có diện tích trồng chè lớn trên thế giới, 20 năm trở lại đây họ đã tích


7

cực chọn tạo giống mới cao sản và năm 1988 đã có các dòng chè vô tính
GMB-1, GMB-2, GMB-3, GMB-4, GMB-5 có sản lƣợng cao.
Ấn Độ là nƣớc đứng thứ hai thế giới về diện tích chè nhƣng lại là
nƣớc đứng đầu thế giới về sản lƣợng chè. Có đƣợc thành tích trên do Ấn Độ
luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới vào sản xuất.
Theo PGS Đỗ Ngọc Quý và cs (2000) [14] thì từ những năm 50 của
thế kỷ 20 Ấn Độ đã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt trong
đó có 102 giống chè đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp vô tính. Đến năm

2009, Ấn Độ đã có trên 80% diện tích chè đƣợc trồng bằng giống tốt. Trong
đó có trên 20% giống trồng bằng phƣơng pháp giâm cành.
Trung Quốc có lịch sử trồng chè từ rất sớm. Đời nhà Tống, Trung
Quốc đã có 7 giống chè tốt đƣợc chọn theo Phƣơng pháp cá thể: Các giống
Đại Bạch Trà, Thiết Quan Âm, Thủy Tiên… đã có từ 200 năm nay là các
giống do nhân dân tạo ra.
Trong những năm 1950 – 1960 Trung Quốc luôn chú trọng công tác
chọn tạo giống theo chiều sâu. Năm 1956, Trần Khôi Vũ đã đƣa ra phƣơng
pháp chọn giống 100 điểm đối với cây ăn quả. Phƣơng pháp này đã đƣợc
PGS. Đỗ Ngọc Quý áp dụng trong chọn giống chè ở Triết Giang. Theo điều
tra năm 1996, Trung Quốc đã có trên 1000 giống, trong đó xác định đƣợc 50
giống chè tốt phục vụ cho sản xuất.
Srilanka qua nhiều năm chọn lọc cá thể kết hợp chọn dòng có sản
lƣợng cao với tính chịu hạn, khả năng chống chịu sâu bệnh. Kết quả tạo ra
nhiều dòng TRI777, TRI2043, TRI2025 phù hợp với vùng núi cao, trung du
và cùng núi thấp. Gần đây thêm dòng CT9 cho năng suất cao, chất lƣợng tốt,
khả năng ra rễ mạnh.
Nhật Bản: Công tác chọn tạo dòng rất đƣợc chú ý. Các giống chè ở
đây chủ yếu là giống chè trung du lá nhỏ. Hiên nay Viêt Nam nhập hai giống
từ Nhật Bản là: Giống yabukyta và giống Kanaymidori. Đây là giống có khả
năng chế biến chè xanh chất lƣợng tốt.
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ và cs (2000) [15]: Tại Kennya, các giống chè
chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn giống chè đại trà tới 20%, diện


8

tích chiếm 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các
đồn điền lớn. Ngoài ra, Kenya còn nhâm giống bằng hình thức ghép.
2.2.1.2. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của

cây chè
* Những nghiên cứu về chu kỳ phát triển cá thể cây chè của các nhà
khoa học cho thấy: chè có 2 chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu
kỳ phát triển nhỏ.
Chu kỳ phát triển lớn hay chu kỳ phát dục cá thể thì chia thành 5 giai
đoạn ( Theo tác giả Trung Quốc):
- Giai đoạn phôi thai ( giai đoạn hạt giống): Đƣợc tính từ khi tế bào
trứng thụ tinh bắt đầu phân chia, hình thành cho tới khi chín.
- Giai đoạn cây con: Đƣợc tính từ khì hạt chè nảy mầm cho đến khi
cây chè ra hoa, kết quả lần đầu. Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 năm.
- Giai đoạn cây non: Đƣợc tính từ khi chè ra hoa, kết quả lần đầu tiên
khi cây chè định hình ( có bộ khung tán ổn định). Giai đoạn này kéo dài 2 –
3 năm.
- Giai đoạn chè lớn ( giai đoạn chè kinh doanh, sản xuất): Đƣợc tính
từ khi cây chè có bộ tán ổn định bƣớc vào giai đoạn kinh doanh, thu hoạch
búp tới khi có thể thay tán mới. Giai đoạn này kéo dài từ 30 – 40 năm hoặc
lâu hơn.
- Giai đoạn chè già cỗi (hết giai đoạn kinh doanh, sản xuất): Đƣợc tính
từ khi chè có biểu hiện thay tán lá đến khi chè già và chết.
Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hang năm): Tính từ khi mầm
chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trƣởng. Nó
gồm 2 quá trình phát triển song song đó là quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng
và sinh trƣởng sinh thực.
- Quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng: Bao gồm sinh trƣởng búp, cành và
sinh trƣởng rễ.
- Quá trình sinh trƣởng sinh thực: Là quá trình hình thành trồi hoa, nở
hoa, thụ phấn, và kết hạt.


9


* Những nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trƣởng cây chè:
Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8], M.M.A Liadade (1964) cho
rằng: Khi chè có 5 lá thì ở các nách lá thứ nhất, thứ hai đã có mầm nách, khi
có lá thứ 6 xuất hiện thì có mầm nách thứ 3, khi có 7 lá thì mầm nách thứ 4
xuất hiện,…
Ông cũng cho rằng: Khi mầm chè qua đông, 2 lá đầu tiên bao bọc mầm
chè là lá vảy ốc, tiếp theo là lá cà. Các mầm nách của lá thứ 4 và lá thứ 5 của
các đợt sinh trƣởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp ở đợt sinh trƣởng thứ
hai.
* Nghiên cứu về sinh trƣởng của búp chè tác giả K.E Bakhotatde
(1971) và K.M Djemukhatde (1976) cho rằng: Sự sinh trƣởng búp chè phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu, các nƣớc có mùa đông rõ rệt, búp chè ngừng
sinh trƣởng vào mùa đông và nó đƣợc phục hồi vào thời kỳ ấm lên, ngƣợc
lại ở những nƣớc nhiệt đới (Sri lanka hay Nam Ấn Độ) búp chè sinh trƣởng
lien tục, thời vụ thu hoạch chè quanh năm.
Tác giả Carr (1970) (1979)[21] [22], thí nghiệm đã đi đến kết luận:
Nhiệt độ tối thiểu cho sinh trƣởng của cây chè là 13- 140C, tối thích 18 –
300C, những ngày có nhiệt độ tối đa vƣợt quá 30 0C và tối thiểu thấp hơn
140C thì sinh trƣởng của cây chè giảm. Nhiệt độ đất ( tầng 0 – 30 cm) thích
hợp cho sinh trƣởng của cây chè là 20 – 250C. Carr cho rằng số giờ chiếu
sáng ngày dài càng tốt, sự ngủ nghỉ sẽ xuất hiện khi độ dài ngày giảm xuống
dƣới 11 giờ 15 phút/ngày. Hầu hết các vùng chè có lƣợng mƣa 150mm/tháng
thì sẽ sinh trƣởng liên tục, tổng lƣợng mƣa thích hợp là 1800mm/năm và chè
không thể sinh trƣởng đƣợc ở vùng có lƣợng mƣa dƣới 1150mm/năm mà
không có tƣới nƣớc hợp lý.
* Nghiên cứu thời gian hoàn thành một đợt sinh trƣởng búp, tác giả
Carr (1992)[23] đã đƣa ra giá trị trung bình là 475 ngày. Việc tính toán cho
4 vùng khác nhau về kinh độ, độ cao so với mặt nƣớc biển, nhiệt độ không



10

khí bình quân cho thấy số ngày cho 1 đợt sinh trƣởng biến động từ 30 – 45
ngày vào mùa hè và 70 – 160 ngày vào mùa đông.
* Nghiên cứu về sinh trƣởng búp chè trong điều kiện không đốn và có
đốn thì tác giả K.M Djemukhatde (1982) [4] cho rằng: trong điều kiện để
giống hay không đốn thì các mầm chè đƣợc phân hóa trong vụ thu và vụ
đông sẽ hình thành búp trong vụ xuân. Trong khi đó nƣơng chè có đốn thì sự
phân hóa mầm chè chủ yếu bắt đầu sinh trƣởng muộn hơn một số ngày so
với nƣơng chè để giống hay không đốn.
* K.M Djemukhatde (1948) đã nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa búp
chè và năng suất đã cho thấy: Tƣơng quan giữa số lƣợng búp trên một đơn vị
diện tích là tƣơng quan chặt r = 0,965  0,004.
* Nghiên cứu mối quan hệ giữa lá chè và năng suất chè của K.E
Bakhotatde (1971) đã chỉ các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè nhƣ
sau: Màu sắc, kích thƣớc lá, cấu tạo giải phẫu lá.
Lá có màu vàng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa.
Lá có màu cafe có lợi cho các chỉ tiêu về sinh lý.
* I.G.Kerkatde (1080) đã nghiên cứu về hình dạng lá chè dựa trên góc
nghiêng của lá: Góc lá tối ƣu cho quang hợp là 45 độ.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước
2.2.2.1. Những kết quả nghiên cứu về giống chè
Năm 1918, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên ở Việt Nam đƣợc thành lập,
từ đó công tác nghiên cứu chè đƣợc tiến hành rộng rãi và sâu sắc hơn. Theo
Dupasquer - 1923 , đến năm 1923, Việt Nam đã trồng đƣợc 10.368 ha chè
đầu tiên với giống chè là Trung Du, Shan và Atxam (Ấn Độ), đã thu thập
đƣợc tập đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to
[8]. Bên cạnh việc điều tra, thu thập các giống, Trạm chè Phú Hộ cũng tiến
hành nhập các giống từ nhiều nƣớc. Từ năm 1918 - 1927 đã thu thập 13

giống từ Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc và tiến hành bố trí thí nghiệm, so
sánh. Từ kết quả nghiên cứu năm 1923 Dupas quier cho rằng: Chè Manipua
và Atxam đƣợc trồng từ Ấn Độ tới nay đã tỏ ra thích hợp với sản xuất và


11

cho kết quả tốt ở Việt Nam. Đối với giống Trung Du, ông nhận xét: Trung
Du là giống ít đòi hỏi nhất, nó mọc ngay trên đất xấu.
Năm 1969 - 1978, nhiều cuộc điều tra và nhập nội giống đƣợc tiến
hành. Trong thời gian này các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Trần Thanh, Nguyễn
Văn Niệm đã đề ra phƣơng pháp chọn dòng, chọn ra đƣợc giống chè PH1 và
1A là 2 giống cho năng suất cao và phẩm chất tốt [10]. Từ năm 1976 1990, bằng phƣơng pháp chọn dòng các tác giả Nguyễn Văn Niệm, Trần Thị
Lƣ đã chọn ra các giống TRI777, TH3 là 2 giống có triển vọng, đƣợc Bộ
Nông nghiệp cho phép khảo nghiệm ra sản xuất. Năm 1994 đã có 33 giống
chè đƣợc nhập nội vào Việt Nam trong đó có 9 giống chè Đài Loan; 15
giống Trung Quốc; 11 giống Nhật Bản; 2 giống ấn Độ. Đến nay, nhu cầu sử
dụng giống tốt trong sản xuất ngày càng tăng, nên công tác giống ngày càng
đƣợc quan tâm hơn. Hiện nay nƣớc ta có trên 130 giống chè, trong đó có
hơn 20 giống đã đƣợc đƣa ra trồng sản xuất đại trà [20]. Tại Viện nghiên
cứu chè Việt Nam (nay là trung tâm Nghiên cứu chè - Viện KHKT Nông
Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc) đã xây dựng đƣợc một vƣờn bảo tồn quỹ
gen chè, lƣu giữ nhiều giống đƣợc thu thập từ nhiều nơi trên thế giới và
trong nƣớc. Tuy nhiên công tác chọn giống ở nƣớc ta vẫn chủ yếu tìm gen
năng suất cao, khả năng chống chịu... nên khả năng tận dụng và phát huy lợi
thế của nguồn gen quý chƣa đƣợc nhiều, dù đã có một vốn gen khá. Vì vậy
chúng ta chƣa có đƣợc một giống chè gắn liền với thƣơng hiệu giống cụ thể
nhƣ Trung Quốc với sản phẩm chè Long Tỉnh 43 đƣợc sản xuất từ giống chè
LT43, chè chất lƣợng cao Thiết Quân Âm từ nguyên liệu giống chè Thiết
Quan Âm ... Nhờ có chính sách mở cửa thông qua những mối liên doanh liên

kết nƣớc ta và quyết định số 43/1979/QĐ/TTg của chính phủ đến nay đã thu
thập thêm đƣợc một số giống chè đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc nhƣ:
Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Long Vân, Bát Tiên, Kim Tuyên, Vân
Sƣơng…Là cơ sở pháp lý quan trọng và cũng là cơ hội cho ngành chè tiến
hành một cuộc cách mạng trong nghiên cứu và sản xuất thông qua chƣơng
trình nhập khẩu giống.


12

Bảng 1.1 Thống kê các giống chè mới và diện tích
đã áp dụng trong sản xuất
Stt

Tên giống
chè

Năm công nhận giống

Diện tích áp dụng

1

PH1

Quốc gia 1986

2vạn ha, trồng tại các tỉnh trồng chè.

2


1A

Khảo nghiệm 1986

20ha, tại Phú Thọ, Nghê An, Lâm
Đồng.

3

TH3

Khảo nghiệm 1989

20ha tại Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La.

4

TRI777

Quốc gia 1997

5

LDP1

Quốc gia 2002

6


LDPH2

Khảo nghiệm 1994

2000ha tại Phú Thọ, Nghệ An, Hà
Tĩnh.

7

Kim Tuyên

Khảo nghiệm 2003

1000ha tại Lâm Đồng, Lạng Sơn.
Phú Thọ, Hà Tây, Yên Bái, Sơn La.

8

Bát Tiên

Khảo nghiệm 2003

800ha tại Sơn La, Tuyên Quang,
Lâm Đồng, Yên Bái.

9

Thúy Ngọc

Khảo nghiệm 2003


400ha tại Lâm Đồng, Lạng Sơn,
Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La

10

Phúc Vân
Tiên

Khảo nghiệm 2003

10h tại Phú Thọ, Thái Nguyên,
Nghệ An, Yên Bái.

11

Keo Am
Tích

Khảo nghiệm 2003

10h tại Phú Thọ, Thái Nguyên,
Nghệ An, Yên Bái.

12

PT95

Khảo nghiệm 2003


15ha, tại Phú Thọ, Nghệ An, Thái
Nguyên, Yên Bái.

13

Hùng Đỉnh
Bạch

Khảo nghiệm 2003

10h,tại Phú Thọ, Thái Nguyên,
Nghệ An, Yên Bái.

14

Cây Chè
Shan đầu
dòng

Khảo nghiệm 2003

1000ha, tại Yên Bái, Hà
Giang, Sơn La, Lào Cai,
Điện Biên, Lai Châu.

Tổng

500ha tại Phú Thọ, Tuyên Quang,
Thái Nguyên
1,5vạn ha tại các tỉnh trồng chè.


40.785ha


13

2.2.2.2. Những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng sinh dưỡng.
Theo Tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8] cho rằng búp chè hoạt
động sinh trƣởng theo một quy luật nhất định và hình thành các đợt sinh
trƣởng theo thứ tự thời gian. Điều đó đƣợc tóm tắt ở sơ đồ sinh trƣởng sau:
Mầm chè
đƣợc phát
động

Lá thật
xuất hiện

Lá vẩy ốc
mở

Giai đoạn ẩn

Cành chè
ngừng sinh
trƣởng

Mầm chè
đƣợc phát
động


Giai đoạn hiện

Thời kỳ
hoạt động

Thời kỳ
tiềm sinh

Đợt
Sinh trƣởng

Sơ đồ 1.1: Đợt sinh trưởng tự nhiên
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8] cho thấy: Trong năm chè
có 3 - 5 đợt để sinh trƣởng, điều kiện thâm canh cao có thể có tới 8 - 9 đợt
sinh trƣởng. Thời gian hình thành một đợt sinh trƣởng dài hay ngắn phụ
thuộc vào giống, tuổi cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ canh tác.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8] nghiên cứu về mối quan
hệ giữa búp và sản lƣợng thì sản lƣợng chè quyết định bởi 2 yếu tố: Mật độ
búp và trọng lƣợng búp. Mật độ búp liên quan tới sản lƣợng của chè.
Tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994)[17] khi nghiên cứu về sinh trƣởng
búp chè và sản lƣợng chè đã cho rằng: Tổng số búp/cây có mối tƣơng quan


14

thuận không chặt với sản lƣợng, là yếu tố ổn định, vì thế số búp/cây có ý
nghĩa với sản lƣợng.
Tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) khi nghiên cứu về hệ số diện tích lá cho
rằng: Hệ số diện tích lá và mật độ búp có quan hệ thuận với nhau từ tháng 5
– 12. tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994)[17] cũng có kết luận tƣơng tự và hệ

số diện tích lá thích hợp từ tháng 4 – 6.
Nghiên cứu các tính trạng của chè liên quan tới chất lƣợng thì tác giả
Nguyễn Văn Niệm (1992)[10] cho rằng: Dạng lá lồi lõm,màu xanh vàng (
nhạt) có chất lƣợng tốt hơn dạng xanh đậm, nhẵn bằng, các giống chè Shan
có nhiều lông tuyết dù ở cả vùng thấp thì chất lƣợng cũng cao.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện chiếm khoảng 1/3 lƣợng tiêu dùng của thị trƣờng đồ uống
nóng thế giới, nhƣng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trƣờng này. Theo
đánh giá của chuyên gia trong các nƣớc sản xuất kinh doanh chè thuộc tổ
chức Nông Lƣơng Quốc tế, những năm cuối thế kỷ 20 có trên một nửa dân
số thế giới uống chè. Hầu hết các nƣớc đều có ngƣời uống chè, trong đó
khoảng 160 nƣớc có nhiều ngƣời uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu
ngƣời một năm trên toàn thế giới là 0,5kg/ngƣời/năm và con số này sẽ càng
tăng lên trong thời gian tới (Nguyễn Hữu Khải, 2005) [7].
Theo thống kê của Fao tại thị trƣờng Châu Âu, các nƣớc Đức, Anh,
Nga đều có xu hƣớng tăng. Trong giai đoạn 2009-2010 nhập khẩu chè đen
của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng
năm là 3%. Có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nƣớc phát triển đang
chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thƣờng sang các sản phẩm chè uống
liền và chế biến đặc biệt trong khi tại các thị trƣờng Tây Á và Châu Á vẫn
thích dùng các sản phẩm chè truyền thống(w.w.w.viettrade.gov.vn)[3].
Trƣớc nhu cầu tiêu thụ chè chất lƣợng cao ngày càng tăng lên các nƣớc
sản xuất và xuất khẩu chè buộc phải đầu tƣ chiều sâu cho các vùng cải tiến
giống, thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa các kỹ thật canh tác, thu hái khiến cho
năng suất chè tăng lên rõ rệt. Năng suất bình quân của các nƣớc sản xuất chè


15

chủ yếu trong hơn 10 năm trở lại đây trung bình tăng 48%. Ấn Độ là một

trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới với tốc độ
năng suất trung bình từ năm 1990 đến nay là 55% theo sau là Srilanka 45%,
Trung Quốc 35%, Indonesia 31%. Năm 1991 năng suất chè trung bình trên
thế giới là 1,12 tấn/ha, đến năm 2004 năng suất trung bình đã tăng 1,3 tấn/ha
(Nguyễn Hữu Khải, 2005) [7].
Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trên thế giới từ năm 2005-2013
đƣợc thể hiện ở bảng 1.2:
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới từ năm 2005-2013

2007

Diện tích
(10.000ha)
288,839

Năng suất
(tạ/ha)
138,674

Sản lƣợng
(1000 tấn)
400,545

2

2008

299,218

141,452


423,250

3

2009

305,064

140,522

428,682

4

2010

314,961

146,243

460,617

5

2011

341,254

139,814


477,121

6

2012

351,738

143,145

503,496

7

2013

352,122

151,809

534,552

STT

Năm

1

(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2015)[24]

Qua số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trong giai
đoạn từ năm 2007-2013 cho thấy:
Diện tích chè thế giới tăng đều qua các năm từ năm 2005-2013. chỉ từ
năm 2010 – 2011 là sự gia tăng về diện tích có sự vƣợt trội hơn các năm
tăng từ 314,961 vạn ha năm 2010 lên 341,254 vạn ha năm 2011. Trong 9
năm trở lại đây diện tích trồng chè tăng khoảng 3,76% - 21,91%.
Năng suất chè thế giới nhìn chung tăng từ năm 2007 - 2013, tuy nhiên
năng suất có sự giảm sút vào năm 2011, từ 146,243 tạ/ha (năm 2010) xuống
139,814 tạ/ha (năm 2011) nhƣng lại tăng dần vào năm tiếp theo 143,145
tạ/ha ( năm 2012) và 151,809 tạ/ha (năm 2013)


16

Mặc dù năm suất có giảm ở 1 số năm nhƣng sản lƣợng chè vẫn tăng
nhanh qua các năm từ 400,545 (nghìn tấn ) năm 2007 lên 534,552 (nghìn
tấn) năm 2013.
Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nƣớc trồng chè. Chè tập trung
nhiều nhất ở Châu Á sau đó đến Châu Phi. Các nƣớc có diện tích trồng chè
lớn nhƣ Kenia, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka…Sản lƣợng chè của thế giới
và một số nƣớc có sản lƣợng chè cao đƣợc thể hiện qua bảng 1.3:
Bảng 1.3: Tình hình sản lƣợng chè của thế giới và một số nƣớc
có sản lƣợng chè cao từ năm 2005-2012
(Đơn vị tính: nghìn tấn)
Năm
Tên nƣớc
2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

2012

Trung Quốc 953,66

1.047,34 1.183,00 1.257,34 1.375,80 1.467,46 1.640,31 1.714,90

Turkey

217,54

201,86

206,16

1.100,27 198,60

235,00

221,60


225,00

Ấn Độ

893,00

928,00

949,22

805,18

972,70

991,18

966,73

1.000

Kenya

328,50

310,58

369,60

345,80


314,10

399.00

377,91

369,40

Sri Lanka

317,20

310,80

305,22

318,47

290,00

282,30

327,50

330,00

Việt Nam

132,52


151,00

164,00

174,90

185,70

198,46

206,60

216,90

Indonesia

177,70

146,85

150,22

150,85

146,44

150,00

150,20


150,10

Nhật Bản

100,00

91,80

94,10

94,10

86,00

85,00

82,10

85,90

Bangladesh 57,58

58,00

58,50

59,00

59,50


60,00

60,50

61,50

Myanmar

25,00

26,00

27,70

29,00

30,25

31,06

31,00

32,00

Toàn TG

3.650,52 3.703,17 3.978,84 4.207,70 4.261,72 4.572,25 4.624,40 4.818,18

(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2015)[24]
Bảng 1.3 cho thấy: Năm 2012, Trung Quốc là nƣớc có sản lƣợng lớn

nhất với 1.714,90 nghìn tấn, tiếp đó là Ấn Độ với sản lƣợng là 1.000 nghìn


17

tấn. Việt Nam đứng thứ 6 về sản lƣợng trong tổng số 10 nƣớc có sản lƣợng
chè lớn trên thế giới năm 2012.
Qua số liệu bảng 1.3 cho thấy, hai nƣớc có diện tích và sản lƣợng chè
cao nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, cũng là hai nƣớc có khả năng tiêu thụ chè
lớn nhất thế giới. Các nƣớc còn lại nhƣ Anh, Mỹ, Canada ... sẽ là thị trƣờng
tiềm năng cho những nƣớc xuất khẩu chè.
Sản xuất chè trên thế giới tập trung chủ yếu ở Châu Á. Trong số 10
nƣớc dẫn đầu về sản lƣợng (chiếm khoảng 90% ổng sản lƣợng trên thế giới)
thì có tới 7 nƣớc Châu Á. Trong những năm qua, diện tích trồng chè thế giới
tăng không đáng kể nhƣng năng suất chè có sự cải thiện vƣợt bậc nên sản
lƣợng vẫn gia tăng. Trong khi đó chè đang bị cạnh tranh gay gắt từ các loại
đồ uống khác nên giá chè có xu hƣớng giảm từ năm 1998-1999 đến nay
(Nguyễn Hữu Khải, 2005) [7].
2.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam
Ở nƣớc ta có lịch sử phát triển chè lâu đời từ năm 1939 Việt Nam đã
là một trong những nƣớc xuất khẩu chè của thế giới, sau hơn 20 năm phát
triển kể từ khi nƣớc nhà thống nhất cả nƣớc có hơn 7,5 vạn ha chè trong khi
đó diện tích chè thu hoạch là 5,5 vạn ha, tổng sản lƣợng búp chè tƣơi đạt
198.000 tấn tiêu dùng trong cả nƣớc hơn 21000 tấn với tổng giá trị là 450 tỉ
đồng. Những con số này đã phần nào nói lên chè có một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế nƣớc nhà. [5]
Cây chè hiện nay đƣợc phân bố trên địa bàn 40 tỉnh thành trong cả
nƣớc, tập chung chủ yếu ở những vùng chè trọng điểm nhƣ: Thái Nguyên,
Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái…[1]
Ngành chè Việt Nam thừa hƣởng sự ƣu đãi của thiên nhiên và xã hội.

Tuy nhiên cây chè mới chỉ thực sự đƣợc ngƣời Việt Nam đầu tƣ phát triển


×