TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
------------o0o------------
DỰ ÁN
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
Người thực hiện: Cấn Đình Thái
Giảng viên chuyên ngành TV-TT
Sơn La 2008
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
MỤC LỤC
1.1.1.1.1.1. NỘI DUNG TÓM TẮT.......................................................................3
1.1. Tên dự án........................................................................................................................3
1.2. Cơ quan chủ đầu tư và địa điểm đầu tư.......................................................................3
1.3. Thời gian thực hiện dự án.............................................................................................3
1.4. Mức đầu tư......................................................................................................................3
1.5. Nguồn vốn.......................................................................................................................3
1.1.1.1.1.2. TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG CĐ SƠN LA....................4
1.6. Hoạt động thông tin – thư viện.....................................................................................4
1.6.1. Chức năng, nhiệm vụ...........................................................................................................4
1.6.2. Ứng dụng công nghệ thông tin.............................................................................................4
1.6.3. Công tác hoạt động..............................................................................................................5
1.6.4. Đánh giá chung...................................................................................................................5
1.1.1.1.1.3. CƠ SỞ, SỰ CẦN THIẾT VÀÀ MỤC
Ụ TIÊU ĐẦU TƯ.........................5
1.7. Cơ sở xây dựng dự áá n....................................................................................................5
Các văn bản định hướng và pháp lý của Nhà nước:.....................................................................5
1.8. Sự cần thiết phải đầu tư.................................................................................................5
1.8.1. Xu hướng phát triển chung..................................................................................................5
1.8.2. Nhu cầu của trường CĐ Sơn La...........................................................................................6
1.8.3. Lợi ích của thư viện điện tử.................................................................................................7
1.9. Mục tiêu dự án................................................................................................................8
1.9.1. Mục tiêu chung....................................................................................................................8
1.9.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................8
1.1.1.1.1.4. NỘI DUNG DỰ ÁN............................................................................9
1.10. Các hoạt động chính của dự án...................................................................................9
1.11. Hiện đại hoá trung tâm thông tin – Thư viện............................................................9
1.11.1. Bổ sung trang thiết bị thư viện...........................................................................................9
1.11.2. Phần mềm thư viện điện tử..............................................................................................10
1.11.3. Đào tạo nguồn nhân lực..................................................................................................17
1.11.4. Tổ chức xây dựng dữ liệu.................................................................................................18
1.1.1.1.1.5. KINH PHÍ DỰ ÁN............................................................................19
1.1.1.1.1.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA DỰ ÁN.......................20
1.12. Hiệu quả, tác động.....................................................................................................20
1.13. Lợi ích dự kiến đối với các đối tượng thụ hưởng cụ thể.........................................22
2
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
1.1.1.1.1.1.
1.1.
NỘI DUNG TÓM TẮT
Tên dự án
Dự án “Thư viện điện tử Trường CĐ Sơn La”
1.2.
Cơ quan chủ đầu tư và địa điểm đầu tư
Cơ quan chủ đầu tư:
Trường CĐ Sơn La
Địa điểm đầu tư:
Trường CĐ Sơn La
Địa chỉ:
Thành Phố Sơn La
Số điện thoại:
(022) 7655391
Fax:
(022) 7655261
1.3.
Thời gian thực hiện dự án
12 tháng (chia làm 2 giai đoạn)
1.4.
Mức đầu tư
Tổng kinh phí:
5 tỷ đồng
Trong đó:
Giai đoạn I: Phần mềm quản lý thư viện điện tử
440.000.000
Giai đoạn II: Trang thiết bị CNTT và dịch vụ
4,5 tỷ đồng
1.5.
đồng
Nguồn vốn
Kinh phí xây dựng dự án lấy từ nguồn kinh phí đầu tư của nhà Trường
3
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
1.1.1.1.1.2.
1.6.
TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG CĐ SƠN LA
Hoạt động thông tin – thư viện
1.6.1. Chức năng, nhiệm vụ
+ Chức năng: Thư viện giúp Hiệu trưởng về công tác Thư viện và thông tin khoa học,
bao gồm công tác tổ chức, quản lý Thư viện và phục vụ bạn đọc.
+ Nhiệm vụ:
- Tổ chức và quản lý tốt Thư viện nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu đọc, tham khảo,
nghiên cứu của cán bộ công chức và sinh viên trong Trường.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung sách, báo, giáo trình, tạp chí... trong và ngoài nước thuộc
các ngành chuyên môn và các ngành có liên quan của Trường.
- Có kế hoạch hiện đại hoá Thư viện từng bước, tăng cường khả năng lưu trữ, tổ chức
quản lý chặt chẽ sách, báo,... theo quy chế của Thư viện.
- Tổ chức lưu trữ và phục vụ tham khảo những kết quả các công trình nghiên cứu (luận
án Tiến sĩ, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và các dự án lơn của cán bộ và sinh viên trong
Trường).
- Xây dựng thư mục, sắp xếp khoa học, ngăn nắp. Tổ chức phòng mượn phòng đọc
thuận lợi cho cán bộ và sinh viên đọc để nghiên cứu và tham khảo tài liệu.
- Tăng cường công tác tìm kiếm và khai thác, cập nhật các thông tin khoa học, sách và
tài liệu mới. Định kỳ ra thông tin thư mục và giới thiệu sách, tài liệu, tạp chí và thông tin khoa
học công nghệ mới cho bạn đọc.
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức bán những sách và tài liệu cho sinh viên và cán bộ có
nhu cầu theo giá quy định.
- Tổ chức ngoại khoá cho sinh viên năm thứ nhất về việc sử dụng tài liệu Thư viện.
- Xây dựng quy tắc làm việc của Thư viện, nội quy phòng mượn, phòng đọc. Lập thẻ
thư viện cho cán bộ và sinh viên trong Trường.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý các trường hợp nợ sách, tài liệu của cán bộ
và sinh viên.
1.6.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
Hiện tại đang kết hợp áp dụng phần mềm thư viện của BSC trong quản lý và biên mục
tài liệu, thiếu rất nhiều các chức năng của một phần mềm thư viện, hiện tại trong CSDL có
khoảng 70.000 biểu ghi
Phần mềm Thư viện của BSC bộc lộ hạn chế là không mang tính tích hợp, hạn chế về
giao diện, chức năng, đặc biệt phần mềm chạy không ổn định khi số lượng biểu ghi tăng.
4
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Đã đưa máy tính ra phục vụ tìm tin tại phòng đọc, phòng mượn . Tuy nhiên vẫn sử dụng
phương thức tìm tin truyền thống là chủ yếu.
1.6.3. Công tác hoạt động
Đối tượng phục vụ: cán bộ giảng dạy, quản lý, cán bộ công nhân viên và sinh viên trong
trường.
Hàng ngày thư viện phục vụ một số lượng bạn đọc rấtt lớn (từ 1500 – 2000 lượt đọc,
mượn) nên đang trong tình trạng thường xuyên bị quá tải.
Cung cấp tất cả các nguồn tài nguyên hiện có trong thư viện theo nhiều hình thức khác
nhau: đọc tại chỗ, mượn dài ngày, cung cấp thông tin theo yêu câu.
1.6.4. Đánh giá chung
Trang thiết bị và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển của thư viện:
thiếu và lạc hậu.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chủ yếu do phần mềm chưa đáp ứng được
chức năng của một thư viện lớn nên việc quản lý vẫn mang tính thủ công là chính
Các bất cập trên đã hạn chế rất nhiều vai trò, chức năng của thư viện trong công tác
phục vụ hoạt động giáo dục vào đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
CƠ SỞ, SỰ CẦN THIẾT VÀÀ MỤC
Ụ TIÊU ĐẦU TƯ
1.1.1.1.1.3.
1.7.
Cơ sở xây dựng dự áá n
Các văn bản định hướng và pháp lý của Nhà nước:
Chỉ thị 58/CT/TW ngày 17/02/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nghị quyết 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 của Chính phủ về việc xây dựng và phát
triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005.
Pháp lệnh thư viện được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 11/1/2001
Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý
đầu tư về xây dựng; và Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ bổ sung
Nghị định 52/1999/NĐ-Cp.
1.8.
Sự cần thiết phải đầu tư
1.8.1. Xu hướng phát triển chung
Xu hướng hiện nay của các Thư viện là: chuẩn hoá, thống nhất, trao đổi - chia sẻ và
cung cấp dữ liệu số.
5
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Xu hướng thống nhất: các cơ quan trong một hệ thống luôn có nhu cầu thống nhất về
mặt nghiệp vụ và nguồn dữ liệu. Nhu cầu này bắt nguồn từ yêu cầu thông tin của người sử
dụng mong muốn tiếp nhận được nguồn tin chính xác, nhanh chóng và đầy đủ.
Xu hướng chuẩn hoá: để thống nhất được tất yếu phải chuẩn hoá các hoạt động nghiệp
vụ, phương thức trao đổi.
Xu hướng trao đổi - chia sẻ: các Thư viện không thể có đầy đủ nguồn lực và tiềm lực
thông tin để cung cấp cho người sử dụng. Cách duy nhất là hợp tác trao đổi thông tin giữa các
trung tâm.
Xu hướng dữ liệu số: với sự phát triển của công nghệ thông tin, các tài liệu phi truyền
thếng: văn bản điện tử, âm thanh, hình ảnh, phim... gọi chung là các tài liệu số đã và đang
xuất hiện ngày càng nhiều và có ưu thế vượt trội trong việc sử dụng. Tài liệu số là một phần
quan trọng trong vốn tài liệu (nguồn lực thông tin) của một Thư viện.
Ở các nước phát triển trên thế giới, hệ thống Thông tin – Thư viện đã được phát triển
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ Thư viện truyền thống hoàn toàn thủ công sang Thư
viện điện tử một phần (với một số tác nghiệp được tự động hoá và gần đây nhất đó là Thư
viện điện tử số. Thư viện điện tử số với khả năng lưu trữ lượng dữ liệu số khổng lồ, hầu hết
các thao tác nghiệp vụ được thực hiện hoàn toàn tự động trở nên phổ biến ở hầuu hết các quốc
gia tiên tiến. Cùng với sự phát triển của mạng Internet và hệ thống hạ tầng truyền thống, hệ
thống các Thư viện điện tử số được kết nối với nhau trở thành một hệ thống Thông tin – Thư
viện liên thông. Hệ thống Thông tin – Thư viện liên thông này đã trở thành nguồn Thông tin
– Tư liệu khổng lồ cung cấp tới bạn đọc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới không phụ thuộc vào vị
trí địa lý hay vùng lãnh thổ.
1.8.2. Nhu cầu của trường CĐ Sơn La
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Thư viện, trước hết phải được thể hiện
bằng việc hoàn chỉnh nhanh chóng việc xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) cho vốn tài liệu.
Xây dựng một số CSDL đặc thù bao gồm: Các loại hình thông tin tư liệu dạng nghe nhìn
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về văn hoá, nghệ thuật, CSDL thư mục, CSDL toàn văn,
CSDL quản lý người dùng tin ...
Tăng cường năng lực hoạt động của Thư viện thông qua việc đầu tư trang thiết bị
chuyên dụng và phần mềm quản lý thư viện. Đây chính là xương sống của một thư viện điện
tử. Thông qua các trang thiết bị hiện đại và các phần mềm thư viện chuyên dụng, thư viện sẽ
thay đổi hoàn toàn cách tổ chức và phục vụ tài liệu cho bạn đọc. Qua đó sẽ làm thay đổi cách
6
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
sử dụng và khai thác tài liệu của bạn đọc, kích thích và thúc đẩy nhu cầu sử dụng tài liệu khai
thác thông tin.
Có thể nói trong xu thế hiện đại hoá các cơ quan thông tin – thư viện hiện tại, yếu tố cơ
sở vật chất - kỹ thuật được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sự thành công hay thất bại của
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Thư viện phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất kỹ
thuật nói chung và trang thiết bị hiện đại nói riêng.
Dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Thư viện của nhà trường để
nâng cao chất lượng phục vụ của Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập
và nghiên cứu của cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường là vấn đề rất cần thiết.
Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin mà cụ thể là áp dụng phần mềm quản lý thư
viện điện tử, thư viện số và các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại cho Thư viện thực sự bức
bách và cần thiết. Nó thể hiện rõ sự hoà nhập cùng cuộc cách mạng thông tin đang diễn ra
trong nước và trên thế giới, thể hiện sự hoà nhập và trao đổi thông tin giữa trường Đại học
Công nghiệp Hà nội với các trường đại học trong và ngoài nước. Trên thực tế nó giúp cho
công tác quản lý hoạt động thư viện được chặt chẽ; tăng cường khả năng cung cấp và phục vụ
thông tin – tài liệu cho sinh viên, giáo viên và cán bộ trong nhà trường, trực tiếp là nâng cao
chất lượng giáo dục – đào tạo tại Trường cao đẳng Sơn La.
1.8.3. Lợi ích của thư viện điện tử
Xây dựng thư viện điện tử, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động thư viện sẽ mang
lại những lợi ích thiết thực cho công tác thông tin thư viện
-
Chất lượng tài liệu được nâng cao do việc kết hợp các thông tin hình ảnh, âm thanh
vào nội dung tài liệu.
-
Khả năng chia sẻ thông tin rộng cả về không gian và thời gian cho một hoặc không
hạn chế số lượng độc giả.
-
Không lệ thuộc vào không gian lưu trữ và phục vụ, do đó khối lượng thông tin, tư
liệu tăng lên nhưng kích thước kho chứa và phòng đọc giảm xuống.
-
Phương thức khai thác tài liệu nhanh chóng thuận lợi, phù hợp cho nhiều mục đích
sử dụng khác nhau, nhiều loại đối tượng khác nhau, rút ngắn qúa trình tìm kiếm và
nhanh chóng cung cấp thông tin, tư liệu đến độc giả.
-
Nhân bản, sao chụp tài liệu thuận tiện, rẻ tiền, trích dẫn tài liệu thuận lợi
-
Khả năng bảo quản lâu dài, ổn định, bền với thời gian
-
Giảm đáng kể kinh phí bổ sung tài liệu
7
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Về lâu dài, Thư viện điện tử là nền tảng phát triển hệ thống tin học hoàn chỉnh của nhà
trường, phục vụ công tác cập nhật, tìm kiếm và trao đổi thông tin giữa Ban Giám hiệu các
khoa, bộ môn và phòng ban trong toàn trường trong điều kiện nhanh gọn, hiệu quả và an toàn.
1.9.
Mục tiêu dự án
1.9.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của dự án là thông qua việỤc triên khai và ứng dụỤng các thành tựu mới
nhất của CNTT xây dựng thánh công một Trung tâm Thông tin – Thư viện hiện đại có nguồn
thông tin tư liệu phong phú, liên thông liên kết được với các hệ thống bên trong vàÀ các trung
tâm thông tin – thư viện ngoài.
Hiện đại hoá Trung tâm Thông tin – Thư viện hiện đại nhằm xây dựng một môi trường
nghiên cứu, học tập và đào tạo hiện đại, khoa học. Quan đó nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo của nhà, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
1.9.2. Mục tiêu cụ thể
Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, hiện đại hoá cơ sở vật chất về công nghệ thông tin cho
trung tâm thông tin thư viện
Kết nối liên thông trao đổi giữa trung tâm thông tin – thư viện với hệ thống các thư viện
trong và ngoài nước.
Tạo ra một hệ thống cung cấp, chuyển tải thông tin để tất cả các phòng ban trong Nhà
trường.
Tăng cường khả năng xử lý và lưu trữ thông tin của trung tâm thông tin – thư viện: thu
thập được nhiều nguồn tài liệu, xây dựng được CSDL số, toàn văn.
Tăng cường khả năng khai thác thông tin trực tuyến trên mạng. Tạo ra một cổng khai
thác thông tin duy nhất, mà từ đó giáo viên, sinh viên và bạn đọc ngoài trường có thể khai
thác các thông tin về văn hoá, khoa học, lịch sử,…phục vụ nhu cầu học, đọc và nghiên cứu.
Tự động hoá các hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng năng suất lao động. Tăng cường năng
lực phục vụ của thư viện.
Bảo tồn và phát huy lợi ích của nguồn tài liệu. Số hoá nguồn tài liệu này nhăm lưu trữ
vĩnh viễn.
Tăng cường khả năng đáp ứng thông tin. Cung cấp nhiều hình thức khai thác tài liệu
hợn nữa cho người dùng. Mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu bạn đọc thông qua việc phục vụ
khai thác trực tuyến trên mạng, tổ chức các phòng đọc tự chọn, các phòng đọc đa phương tiện,
phồng khai thác dữ liệu số.
8
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn cao về
nghiệp vụ thư viện hiện đại, tin học, ngoại ngữ.
Nâng cao năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả
năng lực thông tin sẵn có, cập nhật và khai thác những kiến thức thông tin mới nhất phục vụ
nhu cầu thông tin của cán bộ giáo viên và sinh viên trong toàn trường.
1.1.1.1.1.4.
NỘI DUNG DỰ ÁN
1.10. Các hoạt động chính của dự án
Nội dung dự án tập trung vào việc hiện đại hoá Trung tâm Thông tin – Thư viện
nhằm mục đích nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý nhà trường đáp
ứng xu hướng phát triển của Đại học Công nghiệp Hà Nội trong những năm tới. Dự án bao
gồm các hoạt động cơ bản sau đây:
Hiện đại hoá Trung tâm Thông tin – Thư viện thông qua việc tăng cường đầu tư trang
thiết bị hiện đại, phần mềm Thư viện.
-
Xây dựng nguồn lực thông tin cho Trung tâm Thông tin Thư Viện.
-
Bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác quản lý Thư viện
-
Xây dựng Phần mềm Quản lý Thư viện đáp ứng được các yêu cầu chức năng và
quy mô của Trường Đại học Công nghiệp
-
Đào tạo nguồn nhân lực vận hành và phát triển hệ thống thông tin, đào tạo và
bồi dưỡng người sử dụng hệ thống thông tin.
1.11. Hiện đại hoá trung tâm thông tin – Thư viện
1.11.1. Bổ sung trang thiết bị thư viện
Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Công nghiệp Hà nội được xây dựng hiện đại và
phương thức hoạt động đáp ứng yêu cầu của trung tâm Thư viện với nền tảng là một Thư viện
điện tử. Việc xây dựng hạ tầng CNTT cho Thư viện là một trong các hoạt động được tập
trung thực hiện của dự án và đây là cơ sở quan trọng cho một trung tâm Thông tin Thư viện.
Máy in mạng khổ A3 để cán bộ thư viện in sổ sách, tài liệu có khổ lớn
Máy in A3 : (số lượng 02 chiếc)
Khổ giấy in
Độ phân giải
Tốc độ in
Bộ nhớ
Khay giấy
Paper size: A3, A4
Print quality: FastRes 1200 and ProRes 1200 (1200 by 1200 dpi)
Print speed: 35 ppm (A4); 18.5 ppm (A3)
Memory: 64 MB RAM (Up to 512 MB RAM)
Input tray include:
- 100-sheet multipurpose tray 1, 250-sheet input tray 2
9
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
NIC
Fast Ethernet embedded print server
Port: Hi-Speed USB 2.0 port, IEEE 1284 parallel port, one open
EIO slot, Jetdirect Fast Ethernet embedded print server
Cổng kết nối
Các thiết bị phục vụ công nghệ mã vạch là các loại máy đọc mã vạch, máy in mã vạch
(cùng với phần mềm chuyên dụng để truyền thông tin về hệ thống máy tính).
Máy đọc mã vạch và in mã vạch kết nối trực tiếp với máy tính sử dụng tại các quầy cho
mượn sách. Cấu hình như sau :
Máy in mã vạch: (số lượng 01 chiếc)
In trên
Tốc độ
Độ phân giải
Bộ nhớ
Giao tiếp
giấy thường, polyeste
~260mm/s
203dpi
8MB RAM
USB hoặc paranell
Máy đọc mã vạch: (số lượng 06 chiếc)
Công nghệ
Tốc độ quét
Cự ly quét
Kích thước
Cổng kết nối
Laser 1 tia tự động
500 scans/giây
35cm
106.7 cao X 155 sâu X 58 mm rộng
PS/2 hoặc USB 1.1
Thiết bị thu gom dữ liệu di động (số lượng 02 chiếc)
Công nghệ
Tốc độ đọc
Khoảng cách đọc
Bộ nhớ
Cổng kết nối
Laser 1 tia tự động
100 scans/giây
25-310mm
2MB
RS232 hoặc USB 1.1
1.11.2. Phần mềm thư viện điện tử
Chức năng chính của phần mềm quản lý thư viện
-
Quản lý cơ sở dữ liệu lớn (hơn 1 triệu bản ghi) với tốc độ tra cứu nhanh.
-
Hỗ trợ đầy đủ 2 chuẩn biên mục USMARC (MARC 21) hoặc UNIMARC.
-
Quản lý dữ liệu đa ngữ bằng mã UNICODE và cung cấp giao diện làm việc theo nhiều
bảng mã tiếng Việt và ngôn ngữ khác nhau.
-
Hỗ trợ giao thức kết nối liên thư viện Z39.50 ở cả hai phía Client và Server.
-
Hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ với khả năng sắp xếp, tìm kiếm phân biệt hoặc không phân biệt
hoa thường.
-
Khả năng tuỳ biến trong kết xuất thông tin biên mục theo HTML/XML với định dạng
template tự xây dựng.
10
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
-
Giao diện 100% trên Web.
-
Tích hợp với mọi dạng dữ liệu số hóa.
-
Một phiên bản duy nhất với mọi tính năng tương đương cho cả hai hệ quản trị cơ sở dữ
liệu MS SQL Server và Oracle 8/9i.
-
Khai thác một cơ sở dữ liệu chung nhưng dễ dàng liên kết với những phần mềm khác hoặc
bổ sung thêm tính năng, giao diện, cấu trúc dữ liệu mới. Về mặt nghiệp vụ, Libol 6.0 áp
dụng các chuẩn thư viện quốc tế UNIMARC, MARC21, ISO 2709, AACR-2, ISBD tuy
nhiên vẫn cung cấp các tính năng đặc thù cho thư viện Việt nam.
4.2.1.1. Phân hệ bổ sung ấn phẩm
Phân hệ này hỗ trợ cho hoạt động bổ sung của thư viện. Các yêu cầu của phân hệ này như
sau:
-
Cho phép ghi nhận mọi thay đổi liên quan đến số lượng của các ấn phẩm có trong thư
viện. Các thay đổi này gồm có việc mua, nhập ấn phẩm mới; bổ sung ấn phẩm đang
có; khai báo những mất mát, thất lạc, thanh lý ấn phẩm. Thông tin cần được ghi nhận
gồm có thời điểm bổ sung; số lượng và đơn giá của ấn phẩm được bổ sung; lý do bổ
sung; tên người khai báo thông tin.
-
Cho phép tra cứu quá trình thay đổi số lượng của một ấn phẩm bất kỳ trong thư viện
kể từ thời điểm ấn phẩm này được bổ sung lần đầu.
-
Cho phép tiến hành các thống kê và hiển thị kết quả dưới dạng đồ thị hoặc danh sách
chi tiết các thông tin liên quan đến số lượng ấn phẩm. Các thống kê có thể được đặt ra
gồm có: thống kê số đầu ấn phẩm có trong thư viện và phân loại của chúng (theo dạng
tài liệu) theo định kỳ hoặc theo khoảng thời gian; thống kê số bản ấn phẩm trong thư
viện theo định kỳ hoặc theo khoảng thời gian; thống kê về tương quan bổ sung ấn
phẩm và chi phí cho việc bổ sung ấn phẩm giữa các ngày trong tháng, giữa các tháng
trong năm và giữa các năm.
-
Cho phép tạo danh mục ấn phẩm để phục vụ cho việc thông báo sách mới đến cộng
đồng bạn đọc. Danh mục đưa ra có thể được lựa chọn trình bày hoặc theo chuẩn quốc
tế về mô tả sách (ISBD) hoặc tuỳ ý người dùng (người dùng tự lựa chọn các thông tin
thuộc tính của sách cần hiển thị).
-
Cho phép tạo fiche cho ấn phẩm theo các khuôn dạng riêng của thư viện.
4.2.1.2. Phân hệ biên mục dữ liệu
Phân hệ này hỗ trợ cho hoạt động biên mục (cataloging của thư viện). Các yêu cầu của
Phân hệ này như sau:
-
Cho phép biên mục chi tiết các ấn phẩm đã được bộ phận bổ sung cập nhật vào
chương trình.
-
Cho phép thay đổi (sửa chữa, xóa) thông tin biên mục của một ấn phẩm đã được biên
mục trước đó.
11
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
-
Cho phép biên mục nhiều dạng tài liệu khác nhau: sách và các tài liệu dạng sách, bài
trích, luận án, tiêu chuẩn, tài liệu sáng chế, ấn phẩm định kỳ, báo cáo khoa học, báo
cáo hội nghị, các ấn phẩm dạng phim, bản đồ, bản vẽ, các tài liệu catalog, quảng
cáo,...
-
Cho phép đơn giản hoá và gia tăng mức độ chính xác của quá trình biên mục thông
qua việc tạo từ điển tra cứu nhanh với các trường thông tin có thể lặp lại (tác giả, nhà
xuất bản, từ khóa, các khung phân loại...).
-
Hỗ trợ các khung phân loại thông dụng của Việt nam và quốc tế (BBK, DDC, UDC,
LC, khung phân loại đề mục quốc gia)
-
Hỗ trợ tiêu đề đề mục (subject heading).
-
Tuân theo các chuẩn Việt nam về quản lý thư viện và công tác lưa trữ và tương thích
với các hệ quản trị thư viện dùng CDS/ISIS (có khả năng dùng lại dữ liệu, có cấu trúc
các trường thuộc tính tương đương).
-
Hỗ trợ ấn phẩm đa ngữ trong cùng một môi trường quản lý chung (Việt, Anh, Pháp,
Nga, Trung, ...).
-
Hỗ trợ quản lý các thông tin đa phương tiện đi kèm theo ấn phẩm (hình ảnh, âm thanh,
video, các tệp văn bản đính kèm...).
-
Có khả năng in mã vạch cho các ấn phẩm được biên mục.
-
Phân quyền sử dụng tới các chức năng khác nhau trong module (nhập, sửa, xóa).
4.2.1.3. Phân hệ quản lý bạn đọc
Phân hệ quản lý thẻ đọc hỗ trợ cho công tác quản lý bạn đọc của thư viện. Các yêu cầu
của Phân hệ này như sau:
-
Cho phép quản lý thông tin liên quan đến bạn đọc. Các thông tin này bao gồm thông
tin về người đọc (ảnh, ngày sinh, dân tộc, cơ quan công tác, địa chỉ liên lạc...) và các
thông tin quản lý (số thẻ, ngày cấp và ngày hết hạn).
-
Có khả năng in mã vạch cho các người đọc được quản lý.
-
Có khả năng tra cứu và thống kê cộng đồng người đọc theo các tiêu thống kê khác
nhau (đối tượng độc giả: sinh viên, cán bộ; cơ quan công tác;...).
4.2.1.4. Phân hệ lưu thông
Phân hệ Mượn trả ấn phẩm hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động cho mượn sách của thư
viện. Các yêu cầu của Phân hệ này như sau:
-
Ghi nhận mọi hoạt động cho mượn, hoàn trả ấn phẩm diễn ra tại bàn mượn của thư
viện.
-
Có khả năng kiểm tra thông tin của ấn phẩm cần cho mượn (kiểm tra tình trạng rỗi của
các bản ấn phẩm, đưa ra danh sách người đang mượn ấn phẩm, danh sách mã xếp giá
12
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
của các bản còn rỗi, thời điểm giải phóng ấn phẩm sớm nhất nếu tất cả các bản đều
đang bị mượn).
-
Có khả năng kiểm tra thông tin của người đọc muốn mượn ấn phẩm (thẻ còn thời hạn
sử dụng không, danh sách các ấn phẩm người đọc đang giữ, danh sách các ấn phẩm
người đọc đang giữ quá hạn và khoảng thời gian quá hạn với từng ấn phẩm nếu có).
-
Có khả năng thiết lập các tham số đối với chính sách lưu thông cho các dạng tài liệu
khác nhau trong thư viện.
-
Cho phép lập lịch làm việc của thư viện và công bố cho bạn đọc biết trong quá trình
hoạt động của thư viện.
-
Có khả năng quản lý tiền phạt đối với các trường hợp mất ấn phẩm, làm hỏng ấn
phẩm, mượn quá hạn…
-
Có khả năng quản lý các yêu cầu photocopy tài liệu.
-
Có khả năng báo cáo và thống kê các ấn phẩm đang được cho mượn hoặc đã từng
được cho mượn theo khoảng thời gian, theo tên ấn phẩm hoặc theo người đọc, số
lượng bạn đọc vào thư viện.
-
Có khả năng tạo thông báo yêu cầu hoàn trả ấn phẩm (với các ấn phẩm giữ quá hạn...).
-
Có khả năng xử lý nhanh bằng cách đọc dữ liệu về ấn phẩm và người đọc từ mã vạch
được dán trên ấn phẩm và trên thẻ đọc).
4.2.1.5. Phân hệ tra cứu, tìm kiếm
Phân hệ tra cứu cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như sau:
-
Có khả năng phân quyền tìm kiếm theo cấp độ mật của tài liệu và thẩm quyền của
người dùng: người dùng bất kỳ có thể truy xuất các bản ghi biên mục và tư liệu toàn
văn không mật, với những tài liệu mật (có các cấp độ mật khác nhau) người dùng phải
đăng nhập và có mật khẩu do thư viện cấp, căn cứ theo cấp độ mật tối đa người dùng
được phép truy cập.
-
Cho phép tìm theo các từ khóa, có thể thiết đặt các tiêu chí tìm kiếm bằng cách nhập
từ khóa cần tìm vào tên trường thích hợp.
-
Cho phép tìm kiếm nâng cao với các toán tử Boolean, có thể kết hợp các tiêu chí tìm
kiếm bằng các toán tử logic AND, OR và NOT.
-
Cho phép tìm kiếm toàn văn trên mọi trường thông tin biên mục.
-
Cho phép đưa vào điều kiện tìm kiếm trong một khoảng thời gian, ví dụ: 01/01/2004
đến 31/12/2004.
-
Cho phép tìm kiếm theo các lớp chỉ số phân loại.
-
Cho phép tìm kiếm kết hợp với từ điển trợ giúp cho người dùng tìm đúng các thuật
ngữ được sử dụng trong quá trình biên mục.
-
Có các mẫu tìm kiếm đặc thù dành cho một số dạng tài liệu phổ biến nhất.
13
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
-
Cho phép lựa chọn tiêu chí sắp xếp tập kết quả trả về.
-
Cho phép lựa chọn cách thức hiển thị kết quả: trang kết quả là ISBD hoặc là đơn giản,
trang chi tiết là LC Catalog Card hoặc MARC.
-
Hiển thị thông tin xếp giá cho biết vị trí xếp giá, trạng thái (bận, rỗi hoặc khóa) của
từng đơn vị lưu trữ (kho).
-
Cho phép liệt kê các ấn phẩm có liên quan đến ấn phẩm đang xem.
-
Cho phép tìm kiếm nhanh các ấn phẩm tương tự thông qua các mục từ truy cập (chẳng
hạn: từ khóa, chỉ số phân loại, subject heading, tác giả).
-
Cho phép tải về các dữ liệu số của ấn phẩm đang xem xét được đưa vào trong quá
trình biên mục.
-
Các văn bản toàn văn thỏa mãn điều kiện tìm kiếm cần được hiển thị cùng với dữ liệu
biên mục mô tả ấn phẩm này trong trang kết quả trả về.
-
Cho phép thư viện có thể quyết định có cần chia sẻ dữ liệu biên mục một cách trực
tuyến hay không.
-
Cho phép hiển thị vị trí vật lý của các giá sách cất giữ ấn phẩm tương ứng với từng
khu vực lưu trữ trên sơ đồ mặt bằng của các khu vực này.
4.2.1.6. Phân hệ mượn liên thư viện
Phân hệ Mượn liên thư viện của Phần mềm cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau đây:
-
Phân hệ Mượn Liên thư viện được phải được xây dựng trên nền tảng của giao thức
ISO 10161.
-
Mọi trạng thái, mã số, tiền trình trao đổi và cấu trúc định dạng của các thông điệp
mượn liên thư viện đều phải tuân thủ theo mô tả của ISO 10161.
-
Đảm bảo tính liên thông trong nghiệp vụ giữa Phần mềm Thư viện và Quản trị Nội
dung số và các phần mềm thư viện khác trên thế giới.
-
Thông điệp trao đổi phải được mã hóa theo các chuẩn quốc tế như BER, EDIFACT và
XML.
-
Quản lý đồng thời cả địa chỉ giao nhận vật lý và địa chỉ giao nhận điện tử.
-
Tự động cập nhật danh sách các thư viện đối tác dựa trên các yêu cầu mượn được gửi
tới.
-
Cho phép quản lý địa chỉ giao nhận và thanh toán khác nhau được thư viện đối tác sử
dụng cho từng giao dịch cụ thể.
-
Cho phép bạn đọc lập yêu cầu mượn liên thư vịên: Bạn đọc có thể tự lập yêu cầu
mượn liên thư viện trong quá trình tra cứu liên thư viện qua Z39.50.
-
Hỗ trợ mọi giao dịch mượn liên thư viện trong vai trò là đơn vị yêu cầu: có thể thực
hiện các giao dịch: Duyệt yêu cầu, Nhân bản yêu cầu, Gửi yêu cầu, Xin hủy yêu cầu,
14
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Từ chối gửi yêu cầu, Gửi yêu cầu, Sửa chữa địa chỉ truyền thông, Trả lời thông báo
điều kiện cung cấp, Gửi thông báo nhận được, Xin gia hạn, Xem lịch sử yêu cầu, Đổi
trạng thái, Gửi thông báo hoàn trả, Báo mất, Gửi thông điệp, Hỏi trạng thái, Xóa yêu
cầu.
-
Quản lý tính logic của quá trình xử lý yêu cầu qua cơ chế máy trạng thái (state
machine).
-
Tự động cập nhật trạng thái: chương trình phải có khả năng tự động cập nhật lại trạng
thái của yêu cầu căn cứ trên nội dung thông điệp phản hồi.
-
Cho phép bạn đọc lập yêu cầu mượn liên thư vịên.
-
Hỗ trợ mọi giao dịch mượn liên thư viện trong vai trò là đơn vị cung cấp: Các giao
dịch và hành động có thể thực hiện được bao gồm: Chuyển yêu cầu sang nơi khác, Đặt
điều kiện cung cấp, Thông báo không cung cấp, Thông báo sẽ cung cấp, Thông báo
chi phí mượn, Thông báo giao hàng, Thông báo chấp nhận hủy bỏ, Thông báo chấp
nhận gia hạn, Thông báo đòi lại ấn phẩm, Thông báo quá hạn mượn, Thông báo nhận
được ấn phẩm gửi trả, Sửa chữa địa chỉ truyền thông, Xem lịch sử yêu cầu, Đổi trạng
thái, Gửi thông báo hoàn trả, Báo mất, Gửi thông điệp, Hỏi trạng thái, Xóa yêu cầu.
-
Quản lý tính logic của quá trình xử lý yêu cầu qua cơ chế máy trạng thái (state
machine).
-
Tự động cập nhật trạng thái: chương trình phải có khả năng tự động cập nhật lại trạng
thái của yêu cầu căn cứ trên nội dung thông điệp phản hồi.
-
Cho phép thư viện quản lý các danh mục thông tin khác nhau để phục vụ cho công tác
mượn liên thư viện: Danh mục các phương thức giao nhận điện tử, Danh mục các
phương thức giao nhận vật lý, Danh mục các địa chỉ giao nhận, Danh mục các địa chỉ
giao nhận/thanh toán, Danh mục các phương thức thanh toán, Danh mục các chế định
bảo vệ bản quyền, Danh mục các lý do từ chối phục vụ, Danh mục các máy chủ/CSDL
Z39.50.
-
Cung cấp các mẫu báo cáo thống kê về hoạt động mượn liên thư viện: Cho phép thư
viện theo dõi được hoạt động và hiệu quả của tiến trình mượn liên thư viện thông qua
các số liệu tổng hợp về các giao dịch đã được thực hiện.
4.2.1.7. Phân hệ phát hành (Ấn phẩm định kỳ)
Phân hệ Phát hành của Phần mềm cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như sau:
-
Cho phép quản lý các tài khoản khách hàng bao gồm các thông tin về tài khoản và địa
chỉ giao nhận của khách hàng.
-
Cho phép kết hợp với Phân hệ Tra cứu trực tuyến OPAC để khách hàng có thể tìm
kiếm và đăng ký mua ấn phẩm điện tử và liệt kê danh sách các giao dịch đã thực hiện,
danh sách chọn mua hiện thời.
-
Cho phép nhận các yêu cầu đặt mua của khách hàng gửi về và có khả năng theo dõi,
xử lý quá trình thực hiện của yêu cầu cho đến khi kết thúc.
15
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
-
Có khả năng phân loại, sắp xếp và đưa đầy đủ các thông tin liên quan đến yêu cầu đặt
mua một cách mềm dẻo và tiện lợi.
-
Có khả năng hiển thị tình trạng hiện thời của yêu cầu đặt mua và có những thao tác
nghiệp vụ phù hợp với các tình trạng đó.
-
Cho phép định nghĩa các hình thức giao nhận ấn phẩm điện tử.
-
Có khả năng tạo các khuôn dạng như: tem, nhãn đóng gói, thư từ chối, hóa đơn thanh
toán,…
-
Có khả năng kế toán về tài chính về nghiệp vụ phát hành và báo cáo về tình trạng tài
chính theo các khoảng thời gian yêu cầu.
-
Có khả năng thống kê các yêu cầu đặt mua theo các tiêu chí như: theo thời gian (ngày,
tháng, năm), theo thuộc tính (tài liệu được yêu cầu đặt mua nhiều nhất, những đối
tượng yêu cầu, …).
4.2.1.8. Phân hệ quản lý
Phân hệ Quản trị hệ thống của Phần mềm cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như sau:
-
Tạo mới, gán quyền truy cập và gán quyền sử dụng cho người dùng vào từng chức
năng của từng phân hệ.
-
Thay đổi quyền của người dùng.
-
Xóa tài khoản của người dùng.
-
Có thể thiết đặt cụ thể danh sách những điểm lưu thông mà một tài khoản người dùng
có quyền quản lý.
-
Thiết đặt các tham số hệ thống để chương trình sử dụng trong quá trình làm việc
-
Thiết đặt các tham số về hệ thống email của thư viện.
-
Thiết đặt các tham số về bảng mã tiếng Việt mặc định, khung phân loại mặc định.
-
Thiết đặt các tham số về địa chỉ IP cho phép của các máy trạm tới một phân hệ nào đó
-
Nhật ký hệ thống phải lưu lại các thao tác trên các tính năng khác nhau của chương
trình. Nhật ký phải cho biết ai làm việc gì vào thời điểm nào.
-
Bật/Tắt chế độ ghi nhật ký: Người quản trị có thể bật/tắt chế độ ghi nhật ký tới từng
chức năng cụ thể trong từng phân hệ cụ thể.
-
Tra cứu nhật ký: Người quản trị có thể tra cứu nhật ký theo từng người dùng, thời
điểm và nội dung công việc.
-
Sao lưu nhật ký: Phần nhật ký cũ có thể được sao lưu.
-
Thống kê: Cho phép đưa ra các biểu đồ thống kê hoạt động của hệ thống hàng tháng,
hàng tuần, hàng ngày và trong từng phân hệ.
-
Người quản trị có thể thực hiện các lệnh sao lưu dữ liệu một cách định kỳ.
16
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
1.11.3. Đào tạo nguồn nhân lực
4.2.3.1.
Đào tạo cán bộ quản lý
Mục tiêu – yêu cầu :
Hình thành một đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp cho Trung tâm Thông tin – Thư
viện.
Có năng lực quản lý và điều hành một thư viện điện tử, hiện đại. Biết và sử dụng thành
thạo các công cụ công nghệ thông tin điện tử vào công tác thư viện.
Nội dung đào tạo :
Trang bị kiến thức quản lý và điều hành một thư viện điện tử, hiện đại.
Tổ chức hoạt động của một hệ thống thư viện trong một đại học đa ngành và trong thời
đại tin học hoá, toàn cầu hoá, và thông tin tri thức.
Công nghệ thông tin và các kỹ năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật điện tử phục vụ công
tác thư viện.
Biện pháp thực hiện
Thiết kế chương trình, nội dung các khoá đào tạo và huấn luyện (phối hợp với các
chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước).
Chuẩn bị cán bộ cho các khoá đào tạo, huấn luyện ( tuyển chọn, chuẩn bị khả
năng ngoại ngữ, tin học... trước khi tham gia các khoá đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ
thư viện).
Các nhóm đào tạo bao gồm các giảng viên thuộc khoa thư viện, CNTT, xây
dựng chương trình, đề cương, nội dung các môn học để tổ chức các khoá học cho các
học viên trung tâm.
4.2.3.2.
Đào tạo cán bộ nghiệp vụ Trung tâm Thông tin – Thư viện
Mục tiêu – Yêu cầu
Nắm bắt được sự phát triển của hoạt động Thư viện dưới sự tác động của CNTT
Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thư viện theo hướng hiện đại hoá.
Đủ kiến thức và khả năng sử dụng công cụ tin học cơ bản.
Đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng yên cầu của công tác thư viện.
17
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Nội dung đào tạo
Các kiến thức về nghiệp vụ thư viện như : xây dựng nguồn lực tài nguyên thông tin, xử
lý và khai thác thông tin, phân tích hệ thống.
Thực hiện các ứng dụng CNTT vào công tác thư viện
Biện pháp thực hiện
Tham dự các khoá huấn luyện ngắn hạn và dài hạn do các giảng viên có kinh nghiệm về
thư viện điện tử thực hiện.
4.2.3.3.
Đào tạo cán bộ quản trị mạng
Mục tiêu – yêu cầu
Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hệ thống thông tin một cách
có hiệu quả nhất.
Nội dung
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ( cập nhật lý thuyết và những chuẩn mới )
Kiến trúc chi tiết hệ thống thông tin thư viện.
Cài đặt và sử dụng các phần mềm quản trị mạng.
Vân hành và khắc phục sự cố.
Thay đổi và phát triển hệ thống.
Biện pháp thực hiện
Tham dự các khoá đào tạo cơ bản của các hãng cung cấp thiết bị
Mời chuyên gia trong nước tổ chức các khoá đào tạo về hệ thống mạng, các hệ thống
máy chủ và phần mềm hệ thống
1.11.4. Tổ chức xây dựng dữ liệu
Với cơ sở dữ liệu hiện tại trên Phần mềm SBC cần chuyển đổi sang hệ thống mới để
đảm bảo sự vận hành liên tục của thư viện khi triển khai dự án.
Các công việc bao gồm :
•
Khảo sát dữ liệu hiện tại
•
Hiệu đính dữ liệu trên phần mềm mới
•
Chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống mới
18
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
1.1.1.1.1.5.
KINH PHÍ DỰ ÁN
Ngân sách đầu tư dự kiến cho các hạng mục như sau :
Giai đoạn I : Phần mềm quản lý thư viện
STT
Giai đoạn I
DANH MỤC THIẾT BỊ
PHẦN MỀM THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
I. Bản quyền phần mềm
Phân hệ bổ sung ấn phẩm
Phân hệ biên mục dữ liệu
Phân hệ quản lý bạn đọc
Phân hệ lưu thông
Phân hệ tra cứu, tìm kiếm
Phân hệ mượn liên thư viện
Phân hệ phát hành (Ấn phẩm định kỳ)
Phân hệ quản lý
II. Dịch vụ đào tạo
Đào tạo sử dụng phần mềm
Quản trị hệ thống thư viện điện tử
Đào tạo cán bộ quản trị hệ thống mạng
thư viện
Cộng
ĐVT
SL
Đơn giá
VAT
Bản
1
430,000,000
430,000,000
10,000,000
10,000,000
Lớp
Lớp
Lớp
Thành tiền
VAT
1
1
1
440,000,000
Giai đoạn II : Thiết bị CNTT và dịch vụ
STT
Giai đoạn II
Khổ giấy in
Độ phân giải
Tốc độ in
Bộ nhớ
Khay giấy
NIC
Cổng kết nối
In trên
Tốc độ
Độ phân giải
Bộ nhớ
DANH MỤC THIẾT BỊ
HỆ THỐNG THIẾT BỊ CNTT
I. Máy in A3
Paper size: A3, A4
ĐVT
SL
chiếc
2
Đơn giá
VAT
Thành tiền
VAT
35,000,000
70,000,000
29,000,000
29,000,000
Print quality: FastRes 1200 and ProRes
1200 (1200 by 1200 dpi)
Print speed: 35 ppm (A4); 18.5 ppm
(A3)
Memory: 64 MB RAM (Up to 512 MB
RAM)
Input tray include: - 100-sheet
multipurpose tray 1, 250-sheet input tray
2
Fast Ethernet embedded print server
Port: Hi-Speed USB 2.0 port, IEEE
1284 parallel port, one open EIO slot,
Jetdirect Fast Ethernet embedded print
server
II. Máy in mã vạch
giấy thường, polyeste
~260mm/s
203dpi
8MB RAM
chiếc
1
19
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Giao tiếp
Công nghệ
Tốc độ quét
Cự ly quét
Kích thước
Cổng kết nối
Công nghệ
Tốc độ đọc
Khoảng cách đọc
Bộ nhớ
Cổng kết nối
1.1.1.1.1.6.
USB hoặc paranell
III. Đầu đọc mã vạch
Laser 1 tia tự động
500 scans/giây
35cm
106.7 cao X 155 sâu X 58 mm rộng
PS/2 hoặc USB 1.1
IV. Thiết bị gom dữ liệu di động
Laser 1 tia tự động
100 scans/giây
25-310mm
2MB
RS232 hoặc USB 1.1
V. Giấy cuộn cho máy in mã vạch
VI. Băng mực cho máy in mã vạch
VII. Xây dựng CSDL
Khảo sát dữ liệu
Hiệu đính dữ liệu
Chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ
Cộng
chiếc
6
3,200,000
19,200,000
chiếc
2
11,700,000
23,400,000
cuộn
băng
Biểu ghi
10
10
384,000
500,000
3,840,000
5,000,000
60,000,000
70,000
210,440,000
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA DỰ ÁN
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cần được đầu tư phát triển để thực sự trở thành
trường đại học trọng điểm với hệ thống thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên
cứu khoa học và quản lý cán bộ, giáo viên và sinh viên trong trường. Hệ thống thông tin hiện
đại sẽ góp phần giúp nhà trường nâng cao hiệu quả và chất lượng đầo tạo, nghiên cứu thông
qua việc tin học hoá các hoạt động này để phấn đấu ngang tầm với các trường đại học trong
khu vực và trên thế giới.
1.12. Hiệu quả, tác động
Sau khi xây dựng hệ thống này sẽ đêm lại các kết quả cơ bản sau đây :
Tạo bước chuyển biến mói trong công tác trao đổi thông tin nội bộ giữa các đơn vị
trong trường. Hệ thống hạ tầng sẽ liên kết các hệ thống mạng thông tin của các phòng, ban,
khoa, và các đơn vị trực thuộc nhà trường thành một hệ thống thông tin thống nhất toàn
trường đảm bảo chia sẻ nguồn lực thông tin hiện có giữa các đơn vị cũng như xử lý và phân
phát nguồn thông tin tới các đơn vị trong luồng thông tin tác nghiệp. Giảm bớt thời gian công
sức trong việc lưu trữ, trao đổi thông tin, dữ liệu truyền thống giữa các đơn vị.
Xây dựng được một cơ sở hạ tầng đủ mạnh làm tiền đề cho việc triển khai các phân hệ
hệ thống thông tin hỗ trợ công tác đào tạo, nghiên cứu và quản lý trong các giai đoạn tiếp
theo.
20
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Nâng cao tính thực tiễn của công tác giảng dạy, gắn liền lý thuyết với thực
hành thông qua việc triển khai các ứng dụng phục vụ công tác đào tạo.
Hệ thống tài nguyên phần cứng ( Đầu đọc mã vạch, Cánh tay từ...) được cung cấp đã
sẵn sàng cho việc triển khai các ứng dụng tác nghiệp không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà
còn tính đến khả năng phát triển mở rộng trong tương lai.
Tác động của hệ thống thông tin được xây dựng đối với công tác đào tạo, nghiên cứu
và quản lý của Nhà nứơc được mô tả cụ thể như sau :
Đối với đào tạo
Hệ thống thông tin hiện đại cũng góp phần nâng cao trình độ tin học, khả năng ứng
dụng và khai thác công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên toàn trường
phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại
là điều kiện cơ bản giúp cán bộ, giáo viên và sinh viên trong nhà trường được tiếp cận với
nhiều nguồn thông tin trên toàn thế giới. Nâng cao năng lực tiếp cận nguồn lực thông tin là
một trong những nội dung chính của tiểu dự án với mục tiêu là xây dựng cơ sở nguồn lực
thông tin đa dạng bao gồm nhiều loại hình thông tin khác nhau từ các loại hình thông tin
truyền thống như sách, báo, băng từ cho tới các loại hình thông tin hiện đại như thông tin lưu
trữ trên hệ thống đĩa từ, đĩa CDROM,... đồng thời tổ chức các phương thức truy nhập, khai
thác thông tin nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua môi trường mạng thông tin. Tăng cường
năng lực nguồn nhân lực thông tin là nền tảng nâng cao năng lực đào tạo của Nhà trường thê
hiện qua các mặt sau :
Sinh viên được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhan do đó khắc phục được
tình trạng thiếu thông tin tư liệu, đặc biệt là các thông tin kinh tế – khoa học kỹ thuật hiện đại.
Đây là những điều kiện góp phần giúp sinh viên có thể thực hịên tự học và tự nghiên cứu
nhằm mở rộng kiến thức ngoài kiến thức được truyền thụ tại lớp.
Xây dựng một số khoá học chuẩn cho phép sinh viên có thể truy nhập từ hệ thống
mạng nội bộ hay từ hệ thống mạng Internet. Các khoá học chuẩn cho phép tiết kiệm thời gian
giảng bài của giáo viên cũng như thời gian lên lớp của sinh viên.
Giáo viên được cập nhật thông tin mới nhất, do đó có điều kiện để nâng cao chất
lượng giáo trình đào tạo, chất lượng giảng viên cũng như tư vấn.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng cộng nghệ thông tin cũng là tiền đề để cải cách, đổi mới
phương pháp giảng dạy và học truyền thống, cải cách chương trình đào tạo cho phù hợp với
yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới
Hệ thống thông tin hiện đại là nền tảng để xây dựng phương pháp học mới bên cạnh
phương thức đào tạo truyền thống theo đó giáo viên là người hướng dẫn còn học sinh là trung
tâm của quá trình giảng dạy, là người chủ động trong quá trình đào tạo, tiếp thu kiến thức.
21
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
Hệ thống thông tin điện tử hiện đại đem lại phương thức trao đổi thông tin hoàn toàn
mới, nó cho phép sinh viên có thể trao đổi thông tin cởi mở hơn với giáo viên. Thông qua các
diễn đàn, thầy và trò có thể tham gia thảo luận để nâng cao hiểu biết khoa học kinh tế và khoa
học công nghệ.
Đối với nghiên cứu khoa học
Khuyến khích cán bộ giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu, thông qua phát
triển nguồn lực thông tin, sinh viên được khuyến khích học theo phương pháp nghiên cứu
thay cho phương pháp học thụ động truyền thống, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho
cán bộ, giáo viên tăng cường năng lực nghiên cứu nhờ có được :
Nguồn lực thông tin : Hoà nhập hệ thống mạng Iternet cho phép cán bộ giảng viên nhà
trường có thể truy nhập thông tin khoa học mới nhất trên thế giới. Kết nối liên thông giữa các
hệ thống mạng của các trường đại học, cácViện nghiên cứu trên toàn thế giới là môi trường lý
tưởng cho trao đổi thông tin khoa học.
Hợp tác nghiên cứu: Sử dụng hệ thống mạng thông tin cho phép các cán bộ, giảng
viên và sinh viên cùng tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Mổt khác do khả năng trao
đổi thông tin nhanh chóng và hiệu quả đã cho phép hợp tác nghiên cứu khoa học không chỉ
giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Đây là điều kiện lý tưởng cho hợp tác nghiên cứu khoa
học giữa nhà trường với các trường đại học, các Viện khoa học của các quốc gia trên toàn thế
giới.
Đối với quản lý
Xét về khía cạnh quản lý, hệ thống thông tin điện tử cung cấp một phương tiện tác
nghiệp với hiệu quả và độ chính xác cao hơn rất nhiều lần so với hệ thống tác nghiệp thủ công
truyền thống. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý toàn trường đem lại các lợi ích sau:
Hệ thống cơ sở dữ liệu được chuẩn hoá giảm thiểu dư thừa không cần thiết gây ra do
sự rời rạc của các hệ thống thông tin quản lý.
Hệ thống cơ sở dữ liệu được chuẩn hoá và tập trung, do đó tránh được những sai sót
cũng như sự không đồng bộ dữ liệu đồng thòi giảm được thao tác thủ công không cần thiết.
Hệ thống thông tin quản lý với đầy đủ chức năng truyền thống cũng như các chức
năng hiện đại sẽ tạo ra môi trường làm việc hiện đại, hiệu quả cao đáp ứng quy mô đào tạo
của nhà trường ngày càng lớn.
Đây là một trong những biện pháp để khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất hạ
tầng cũng như thiếu hụt cán bộ quản lý.
1.13. Lợi ích dự kiến đối với các đối tượng thụ hưởng cụ thể
Thư viện được hiện đại hoá sẽ giúp cho bạn đọc được tiếp cận với nhiều nguồn thông
tin. Tạo ra một môi trường nghiên cứu và học tập tốt cho giáo viên, sinh viên và cán bộ trong
22
Dự án “Thư viện điện tử trường CĐ Sơn La
nhà trường. Thông qua đó tạo ra nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng cao phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Các đối tượng đựơc hưởng lợi từ dự án :
Sinh viên : đây là đối tượng độc giả chính của Thư viện. Với vai trò là giảng đường
thứ hai, Thư viện sẽ cung cấp cho bạn đọc các dịch vụ và sản phẩm thông tin mới đặc biệt là
khả năng khai thác trên mạng các nguồn tài liệu phong phú và đa dạng, bên cạnh đó với trang
thiết bị hiện đại sẽ tạo ra môi trường học tập nghiên cứu hiện đại, khoa học và văn minh. Xây
dựng nên thói quen tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Góp phần đắc lực nhằm nâng cao
chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Cán bộ giáo viên : Có thể xây dựng các bài giảng theo hướng mở, đổi mới phương
pháp giảng dạy : ra đề tài cho sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Đưa thông tin về bài
giảng lên mạng để sinh viên tự nghiên cứu. Thu thập tài liệu trên mạng nhằm làm phong phú
hơn bài giảng cảu mình. Cũng là nơi có thể thu thập tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiên
cứu khoa học.
Các nhà nghiên cứu : Thư viện được hiện đại hóa sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu
trong việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu thời
gian tìm kiếm tài liệu, nâng cao hiệu quả nghiên cứu.
Các nhà lãnh đạo quản lý : Có được những thông tin trực tiếp và nhanh chóng trên
mạng, đáp ứng cho công tác quản lý.
Các đối tượng khác : có tác động tích cực đến các độc giả là cán bộ, giáo viên và sinh
viên trong hệ thống ở các trường Đại học và cao đẳng ở Việt Nam.
23