Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà mau của nam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.28 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THỊ QUỲNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP TRUYỆN “HƢƠNG RỪNG CÀ MAU”
CỦA SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THỊ QUỲNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP TRUYỆN “HƢƠNG RỪNG CÀ MAU”
CỦA SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phƣơng



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Diêu Thị Lan Phương. Những nhận xét, đánh giá của các tác
giả mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Học viên

Hoàng Thị Quỳnh.


LỜI CẢM ƠN!
Trải qua hơn hai năm học dưới mái trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Lý
luận văn học nhờ sự giúp đỡ và động viên chân thành của thầy cô, gia đình và
bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả.
Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cố nhà văn
Sơn Nam, người đã viết lên những tác phẩm huyền diệu về mảnh đất rừng
Nam Bộ và nhen nhóm trong chúng tôi tình yêu với mảnh đất và con người
nơi đây.
Luận văn “Thế giới nghệ thuật trong tập truyện “Hương rừng Cà Mau”
của Sơn Nam” là ý tưởng mà Tiến sĩ Diêu Thị Lan Phương khai mở cho tôi
ngay từ những ngày đầu theo học chương trình thạc sĩ. Em xin gửi tới cô lời
cám ơn chân thành nhất vì sự tận tình giúp đỡ của cô đã giúp em hoàn thành
luận văn này.
Kính chúc cô sức khỏe, công tác tốt và có nhiều cống hiến cho sự

nghiệp giáo dục.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016.
Học viên
Hoàng Thị Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu.............................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ TẬP
TRUYỆN HƢƠNG RỪNG CÀ MAU CỦA SƠN NAMError! Bookmark not
defined.
1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong truyện ngắnError!
Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật ............... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn . Error! Bookmark not defined.
1.2. Sơn Nam và tập truyện Hƣơng rừng Cà MauError!

Bookmark

not

defined.
1.2.1. Sơn Nam trong dòng chảy văn học Nam BộError! Bookmark not defined.
1.2.2. Tập truyện “Hương rừng Cà Mau”...... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ CON NGƢỜI MANG ĐẬM

DẤU ẤN NAM BỘ ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1 Không gian nghệ thuật trong tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau của Sơn
Nam................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Không gian hoang dã ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Không gian sông nước, miệt vườn. ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Không gian đô thị.................................. Error! Bookmark not defined.


2.2. Thời gian nghệ thuật trong tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau của Sơn
Nam................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Thời gian mang màu sắc lịch sử ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Thời gian tâm lý ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Thời gian sự kiện.................................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Đặc điểm, tính cách con ngƣời Nam Bộ Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Con người dũng cảm, gan góc ............... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Con người hào hiệp, nghĩa khí .............. Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Con người bao dung, độ lượng, vị tha ... Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Con người giàu lòng yêu nước.............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN SƠN NAM ....................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Ngôn ngữ trần thuật ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần gũi với cuộc sốngError! Bookmark not
defined.
3.2 Giọng điệu trần thuật ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Giọng điệu chậm rãi ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Giọng điệu triết lý, suy tư ...................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11



MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Văn học Nam Bộ là một bộ phận không tách rời của văn học Việt Nam. Bạn đọc

đã từng biết đến văn học Nam Bộ qua những cây viết nổi tiếng như Nguyễn Đình Chiểu,
Bình Nguyên Lộc, Anh Đức, Đoàn Giỏi… hay gần đây nhất là cây bút trẻ Nguyễn Ngọc
Tư với cách viết nhẹ nhàng, tinh tế.
Tuy nhiên, nói đến văn học Nam Bộ chúng ta không thể không nhắc tới Sơn
Nam, ông là một nhà văn đa tài, viết thành công ở nhiều thể loại khác nhau. Trải qua hơn
nửa thế kỷ cầm bút, Sơn Nam đã để lại cho chúng ta khoảng hơn 300 tác phẩm viết về đề
tài thiên nhiên, đất nước con người Nam Bộ. Mỗi tác phẩm của Sơn Nam như một cuốn
từ điển thu nhỏ, ghi chép lại những phong tục tập quán, cách ăn mặc ở, đi lại của đông
đảo cộng đồng dân tộc Việt trong mối quan hệ chan hòa với các dân tộc xung quanh. Tìm
về mảnh đất Nam Bộ qua những sáng tác của Sơn Nam giúp chúng ta có cái nhìn toàn
vẹn hơn về một vùng quê ở cả bề rộng lẫn bề sâu tình đất và tình người. Đối với nhiều thế
hệ bạn đọc, Sơn Nam được biết đến qua những tác phẩm thú vị viết về mảnh đất Nam Bộ.
Với mảng đề tài rất riêng về không gian sông nước và cuộc sống bình dị cùng giọng văn
chân thành, dung dị, Sơn Nam đã tạo được dấu ấn riêng không phai mờ trong lòng bạn
đọc.
Có thể nói, nền văn học viết Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong
chương trình phổ thông trung học, số lượng tác phẩm viết về đề tài miền Nam được đưa
vào giảng dạy còn rất ít. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về những công trình nghiên cứu khoa
học và các bài viết về Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy đa phần những công trình mới chỉ


dừng lại ở việc nghiên cứu về đặc trưng ngôn ngữ, con người Nam Bộ. Về phần thế giới

nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam, ít thấy một công trình nào nghiên cứu thấu
đáo. Việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật, ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Sơn
Nam một cách có hệ thống, thiết nghĩ là một công việc hết sức cần thiết, nhằm chỉ rõ
những giá trị đích thực trong truyện ngắn của ông, đồng thời cũng góp phần quan trọng
khẳng định vị trí của Sơn Nam trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong
tập truyện “Hƣơng rừng Cà Mau” của Sơn Nam” làm hướng nghiên cứu chính của
mình. Qua đó, chúng tôi mong muốn đóng góp những góc nhìn mới mẻ trong sự nghiệp
văn học của nhà văn Sơn Nam nói riêng và làm nổi bật những nét đặc sắc về mảnh đất
Nam Bộ nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sơn Nam là một trong những tác giả xuất sắc viết về đề tài Nam Bộ, đã từng một
thời ông nổi lên như một hiện tượng. Trong những năm gần đây, sáng tác của Sơn Nam
đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc. Nhiều nhà nghiên cứu đã
đề cập đến ông trong những công trình nghiên cứu, bài báo, luận văn, luận án…
Ngay từ khi tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau ra đời, đã có nhiều nhà nghiên cứu
chú ý đến truyện ngắn của Sơn Nam. Trong cuốn sách đầu tiên do nhà xuất bản trẻ ấn
hành năm 1986, nhà thơ Viễn Phương viết lời tựa cho tập truyện, ông nhận định đây là
một cây bút viết truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi Nam Bộ thế kỉ XX và ông tin vào giá
trị của tập truyện ngắn này. Hơn 30 năm qua, niềm tin của nhà thơ Viễn Phương vẫn còn
vẹn nguyên giá trị. Cũng tại thời điểm đó, tác giả Hồ Sĩ Hiệp đã đăng một bài viết trên
tạp chí Văn nghệ Quân đội với tựa đề “Vài nét về văn xuôi kháng chiến Nam Bộ”, trong
đó ông quan tâm và đánh giá cao những tác phẩm đầu tay của nhà văn Sơn Nam như Tây
đầu đỏ, Cây đàn miền Bắc.
Về công trình sách: Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú,
Nguyên An trong công trình Tác gia văn học Việt Nam (Nxb Giáo dục, 1992, tập 3) đã
dành một vị trí đặc biệt cho nhà văn Sơn Nam với nhận định Hƣơng rừng Cà Mau là tập
truyện tiêu biểu, đặc sắc nhất của Sơn Nam và ông xứng đáng là một nhà văn, nhà khảo



cứu về mảnh đất cực Nam của tổ quốc. Năm 1995, khi Bộ giáo dục chủ trương tiến hành
đổi mới sách giáo khoa, tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ chính thức được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường. Qua những tư liệu này, chúng ta có thể thấy ngay từ khi ra
đời, tác phẩm của Sơn Nam đã thu hút được sự chú ý của những nhà nghiên cứu và đông
đảo bạn đọc. Nhưng phải đến năm 1997, khi nhóm tác giả Trần Hòa Bình, Lê Duy, Văn
Giá xuất bản tập sách Bình văn do nhà xuất bản giáo dục ấn hành, lúc này Sơn Nam mới
nổi lên như một hiện tượng của văn học miền Nam. Nhà phê bình Văn Giá nhận định Sơn
Nam là nhà văn có vốn kiến thức sâu rộng về lịch sử, con người, về đặc điểm tự nhiên và
xã hội của vùng đất mũi. Ông trân trọng gọi Sơn Nam là chủ nhân của rừng tràm trong
một bài giới thiệu cùng tên. Cũng từ đó, hàng loạt danh xưng gắn với tên tuổi của nhà văn
Sơn Nam lần lượt ra đời như: ông già Nam Bộ, ông già Ba Tri, ông già đi bộ, pho từ điển
sống về miền Nam hay nhà Nam Bộ học.
Năm 2000, trong công trình nghiên cứu Nhìn lại một chặng đường văn học do
Nxb Tp. HCM ấn hành, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá - Người có những đóng góp quan
trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá một chặng đường văn học, thêm một lần nữa ông
khẳng định vị trí của Sơn Nam trên văn đàn và trân trọng đánh giá nhà văn như một
người cầm bút có dáng vẻ và hương sắc riêng.
Về công trình, luận văn, khóa luận: Với đề tài Nam Bộ mà cụ thể là tác phẩm
Hƣơng rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, qua khảo sát chúng tôi tìm thấy một số đề
tài nghiên cứu liên quan như sau: Năm 2003, tác giả Lê Thị Thùy Trang trong luận văn
cao học, trường Đại học sư phạm TP HCM đã tìm hiểu về “Đặc điểm truyện ngắn Sơn
Nam giai đoạn 1954-1975”. Công trình này đã có đóng góp đáng kể trong việc khảo sát
những cảm hứng chính và những đặc điểm sáng tác của nhà văn Sơn Nam giai đoạn
1954-1975.
Năm 2004, tác giả Đinh Thị Thanh Thùy trong luận văn cao học, trường Đại học
sư phạm TP HCM đã nghiên cứu đề tài “Văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện
ngắn Sơn Nam”. Trong đề tài này, tác giả đã sưu tầm những truyện ngắn của nhà văn Sơn
Nam được đăng rải rác trên các tạp chí và những tác phẩm đã được tập hợp thành sách.
Tác giả nghiên cứu đề tài trên hai mảng chính là văn hóa và con người Nam Bộ trong

truyện ngắn Sơn Nam.


Năm 2005, tác giả Đinh Thị Ngọc Quyên trong luận văn cử nhân Ngữ văn, Đại
học Cần Thơ đã nghiên cứu vấn đề “Từ ngữ trong tập truyện ngắn Hƣơng rừng Cà Mau
của Sơn Nam”. Công trình này đã có những đóng góp quan trọng về mặt từ ngữ trong tập
truyện ngắn và liệt kê, phân tích một số nét đặc sắc của tác phẩm.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Hồng, Đại học Vinh thực hiện đề tài: “Nghệ thuật
kể chuyện của Sơn Nam trong Hƣơng rừng Cà Mau”. Với đề tài này, người viết tập
trung đi sâu khai thác về người kể chuyện, cấu trúc và giọng điệu của tập truyện. Luận
văn đã nêu bật được nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Sơn Nam qua tập truyện tiêu biểu
này.
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Điệp, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm hiểu về
Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam. Công trình này đã có những
đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu những yếu tố văn hóa và dấu ấn con người
Nam Bộ trong những mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên. Qua đó,
khẳng định dấu ấn văn hóa Nam Bộ đặc trưng trong tác phẩm của Sơn Nam.
Qua việc khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy những tác phẩm của nhà văn Sơn
Nam được nghiên cứu khá nhiều trong các công trình của cả sinh viên và học viên sau đại
học. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về luận văn tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ của sinh viên khoa
Văn- Trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi thấy số lượng
sinh viên và học viên nghiên cứu về đề tài Nam Bộ, đặc biệt là nhà văn Sơn Nam còn rất
ít. Về phương diện thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam cũng chưa được
những công trình luận văn trên đề cập đến nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn
“Thế giới nghệ thuật trong tập truyện “Hƣơng rừng Cà Mau” của Sơn Nam” làm đề tài
nghiên cứu chính của mình.
Tất cả những công trình nêu trên đã trở thành những gợi ý quý báu và cũng là
những nguồn tư liệu vô cùng quý giá giúp chúng tôi kế thừa, để hoàn thành tốt luận văn
này.


3.

Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Thế giới nghệ

thuật trong tập truyện “Hƣơng rừng Cà Mau” của Sơn Nam”.


Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu
chính vào tập truyện Hƣơng rừng Cà Mau gồm 65 truyện ngắn của nhà văn Sơn
Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb TP. HCM

2.

Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.

Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoievski (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

4.


Trần Lê Bảo, (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.

5.

Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm (1-2), Nxb Giáo dục,
Hà Nội

6.

Thạch Hoàng Cương (2013), Tình đất tình người Tây Nam Bộ qua tập truyện
Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, , truy cập vào
09:00 ngày 23/5/2015

7.

Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.

8.

Trương Đăng Dung, (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội

9.

Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học, văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ, Nxb Từ điển
Bách Khoa Hà Nội

10. Phan Cự Đệ (chủ biên - 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn và giới thiệu, 2005), Tuyển tập Trần Đình Sử (tập1),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Điệp (2009), Dấu Ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam,
, truy cập vào 08:00 ngày 18/2/2015
13. Hà Minh Đức (chủ biên- 2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
14. Hà Minh Đức (chủ biên- 2007), Lý luận văn học, tái bản lần thứ 11, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
15. Văn Giá (2002), Một khoảng trời văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


16. Đoàn Giỏi (2012), Đất rừng phương Nam, Nxb Văn học, Hà Nội
17. Lê Bá Hán (chủ biên - 2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên - 2007), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
19. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
20. TS. Lý Tùng Hiếu (2009), Vùng văn hóa Nam Bộ: Định vị và đặc trưng văn hóa,
, truy cập vào 14:00 ngày 22/12/2015
21. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
22. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
23. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2008), Sơn Nam - Một đời sống và viết bằng tình yêu
Nam Bộ, Nhà văn (số 09), tr. 12-13
24. Ngô Tự Lập (2008), Văn chương như là quá trình dụng điển, Nxb Tri thức, Hà Nội.
25. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
26. Lotman, I.U (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá
Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Phương Lựu (2003), Lý luận văn học, Nxb Trẻ, TP. HCM

28. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà
Nội.
29. Sơn Nam (2014), Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ, TP. HCM.
30. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học và ngôn ngữ, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
31. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
32. Nhiều tác giả (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
33. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, tài liệu dưới
dạng bản thảo.


34. Pospelov (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, Lại
Nguyên Ân dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
36. Trần Đình Sử (2013), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
37. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học
sư phạm Hà Nội
38. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
39. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, phần 2, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội.
40. Bùi Việt Thắng (2011), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP.HCM
42. Mai Thanh Thế (2012), Đặc trưng tính cách của người Việt Nam Bộ,
, truy cập vào 09:15 ngày 15/5/2015
43. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ,
TP.HCM
44. Ngô Đức Thịnh (2008), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb
KHXH, TP.HCM
45. Đỗ Thị Minh Thúy (1997), Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội
46. Huỳnh Công Tín (2006), Cảm nhận bản sắc văn hóa Nam Bộ, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội
47. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb KHXH, TP.HCM
48. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận văn học, Nxb trẻ, Hà Nội.
49. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội
50. Mai Anh Tuấn (2007), Nước trong phim Mùa len trâu, , truy
cập vào 10:00 ngày 11/6/2015
51. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản lần thứ 10,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.



×