Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội- HALICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.06 KB, 50 trang )

Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Lời mở đầu
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, kế toán luôn giữ vai trò
là công cụ quản lý kinh tế sắc bén trên cả phương diện vi mô và vĩ mô. Đặc biệt trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, công tác kế toán
càng khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động, mọi loại hình doanh
nghiệp.
Bên cạnh hoạt động xản xuất kinh doanh ,Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội –
Halico cũng hết sức trú trọng đến công tác kế toán. Có thể nói, kế toán là nhu cầu khách
quan của bản thân quá trình sản xuát cũng như của toàn xã hội. Riêng đối với khoa học
kiểm toán, kế toán trở thành cơ sở quan trọng, là đối tượng kiểm toán chủ yếu. Là một
sinh viên chuyên ngành kiểm toán, hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán với
sự phát triển của nền kinh tế nói chung, đến quá trình nâng cao kiến thức nghề nghiệp
nói riêng; trên cơ sở lý luận đã được học ở trường, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ :
Nguyễn Thị Phương Hoa, em đã thực hiện quá trình kiến tập công tác kế toán tại Công
ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội và hoàn thành báo cáo kiến tập gồm những nội dung chính
sau:
• Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội- HALICO
• Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà NộiHALICO
• Chương III: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu
Hà Nội- HALICO
Qua quá trình kiến tập tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nôi, em đã tích lũy
được nhiều kiến thức kế toán thực tế để hoàn thành bản báo cáo này. Mặc dù đã hết sức
cố gắng, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên Báo
Cáo Kiến Tập của em không tránh khỏi những thiếu sót.

1

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B



GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Em kính mong nhận được sự góp ý từ phía các thày cô giáo, các anh, chị phòng kế
toán của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nôi để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nôi- HALICO, đặc
biệt là Phó Giám Đốc -Kiêm Kế toán trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, và các anh, chị
trong phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện và cung cấp các số liệu cần thiết cho
em trong thời gian qua
Em xin cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa đã tận tình hướng dẫn em thực
hiện Báo cáo này!

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2010
Sinh Viên
Dương Thành Trung

2

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI
HALICO
1. Lịch sử hình thành và phát triển
 Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội – Halico
• Địa chỉ : 94 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


Vốn điều lệ : 70.623.000.000 đồng



Giấy ĐKKD : 0103014424 do Sở KH&ĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 06/12/2006, thay
đổi lần 01 ngày 19/08/2008. lần 02 ngày 12/01/2009, lần 3 ngày 29/05/2009

• Mã số thuế : 0100102245
• Số lượng phát hành : 7.062.300 cp
• Tài khoản ngân hàng :
• Lịch sử hình thành và phát triển :
Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội –Halico; tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội
được thành lập năm 1898, xuất phát điểm là nhà máy lớn nhất trong hệ thống năm nhà
máy được hãng rượu Fontaine xây dựng tại Đông Dương. Trong suốt thời gian hoạt động
từ năm 1903 đến năm 1933, công ty nắm độc quyền sản xuất rượu, phân phối khắp trong
năm ngoài bắc, nên nhanh chóng là một trong những công ty giàu mạnh nhất Đông
Dương. Cho đến năm 1942, tình trạng thiếu lương thực, nguyên liệu sản xuất khan hiếm
khiến nhà máy ngừng hoạt động.
Ngày 19/5/1956, công ty đã đánh dấu sự kiện trọng đại, khôi phục nhà máy, sản
xuất cồn phục vụ y tế dân sinh và quốc phòng.
Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là một công ty Cổ phần được thành lập dưới

hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHHNN Một thành viên Rượu Hà Nội theo quyết
định số 1626/QĐ-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về
3

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

việc chuyển công ty TNHHNN Một thành viên Rượu Hà Nội thành công ty cổ phần
Rượu Hà Nội.
Công ty cổ phần Rượu Hà Nội chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ
phần từ ngày 06/12/2006.
Ngay từ những năm đầu, công ty đã coi trọng đến việc nâng cao năng lực sản
xuất, chất lượng sản phẩm và tìm biện pháp đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Đầu
tiên, năm 1957-1958, công ty đã thực hiện việc tìm kiếm, tháo dỡ, vận chuyển hệ thống
máy móc của Lò than Mạo Khê, máy cất Hải Dương về lắp đặt nâng cao năng lực sản
xuất của nhà máy. Năm 1958, hưởng ứng theo lời Bác Hồ căn dặn phải giải quyết những
khó khăn vì thiếu nguồn lương thực cho dân, cho cuộc kháng chiến còn gian khổ, công ty
đã nghiên cứu thành công, mở rộng nguồn nguyên liệu giàu tinh bột như ngô, khoai, sắn
thay thế cho nguyên liệu gạo ban đầu, giải quyết thiếu nguyên liệu và đảm bảo sản xuất .
Bên cạnh đó, HALICO là đơn vị đầu tiên chú ý đến việc tìm giải pháp để loại bỏ các độc
chất gây nhức đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh như: metanol, andehyd bằng việc xây
dựng hệ thống tháp tinh chế ngay từ năm 1958. Hệ thống tháp tinh chế này gồm tháp thô,
tháp trung gian, tháp tinh luyện, tháp tách dầu Fusel ester của rượu bậc cao được duy trì
cho đến khi đổi mới công nghệ bằng tháp tinh chế " Sodecial" của Pháp năm 1985. Dưới

sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, công ty đã kết hợp với chuyên gia đầu ngành
sinh học người Đức Hau_Rost và chuyên gia người Trung Quốc Trung Gia Trang nghiên
cứu và ứng dụng phương pháp lên men rượu Mycomalte. Đây là cuộc cách mạng kỹ
thuật sâu sắc mà nhà máy đã tiến hành từ năm 1960 đến năm 1973, thay thế phương pháp
Alylo bằng phương pháp Mycolmate đầu tiên của nghành Rượu Việt Nam. Phương pháp
lên men Mycolmate giúp nhà máy Rượu Hà Nội có thể sản xuất rượu từ bất cứ nguyên
liệu tinh bột nào, rút ngắn chu kỳ sản xuất ( từ 7-8 ngày xuống còn 5-6 ngày), nâng cao
năng lực sản xuất từ 15-20%, hiện tượng nhiễm trùng, chua, thối không còn nữa, hiệu
suất thu hồi được nâng cao. Không dừng tại đây, công ty đã tiếp tục nghiên cứu phương
pháp mới từ năm 1987, khả thi năm 1990 cho đến nay, công ty đã kí hợp đồng với hãng
Novo Nordit của Đan Mạch nhập Enzyme ( gồm Termanyl và San Super) giúp
HALICO đảm bảo chất lượng ổn định, hạ giá thành sản xuất, đáp ứng với tiêu chuẩn
quốc tế chung.
4

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Trải qua hơn 50 năm khôi phục và phát triển, đến nay, thương hiệu Rượu Hà Nội
đã được khẳng định, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn tới những thị
trường lớn trên thế giới. Bạn bè quốc tế nhắc đến Công ty là người ta nhớ ngay đến
những sản phẩm nổi tiếng như Lúa Mới, Nếp Mới đã thân thuộc với các thị trường xuất
khẩu Tây Âu ngày trước như: Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc và ngày nay là Vodka Hà Nội tại
thị trường mới mở rộng như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan,...

Công ty không chỉ chú trọng tới việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước gắn
liền với những thương hiệu nổi tiếng sẵn có mà HALICO đã không ngừng phát triển, tạo
sự khác biệt với các công ty khác khi tung ra sản phẩm thuộc dòng cao cấp mới như Blue
Bird, Vina Vodka, sản phẩm Zuz, Rượu Cà phê hướng đến khách hàng nữ giới. Chất
lượng thơm ngon của rượu được cất đựng trong chai ruợu có thiết kế bắt mắt, bao bì túi
hộp sang trọng là một phần của kế hoạch marketing của công ty, thúc đẩy tiêu thụ, mở
rộng kênh phân phối, chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng đã đang được
người tiêu dùng ghi nhận và đánh giá cao.
Kết quả doanh thu của công ty tính đến năm 2004 đạt 114,3 tỷ đồng, tăng gấp 10
lần so với doanh thu năm 1991 chỉ đạt 11,1 tỷ đồng. Ngày 6/12/2006, công ty đã chính
thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hóa, với tên gọi là Công ty Cổ phần Cồn
Rượu Hà Nội ( HALICO). Khởi đầu, công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn do sự
chuyển đổi mô hình hoạt động, về giá cả vật tư, nguyên liệu liên tục tăng cao và triển
khai dự án di chuyển khu vực sản xuất sang KCN Yên Phong ( Bắc Ninh). Bên cạnh đó,
thay đổi của Chính phủ về chính sách vĩ mô, Việt Nam gia nhập WTO phải tuân thủ lịch
trình, giảm thuế nhập khẩu rượu, tăng thuế rượu trong nước lên 55%, khiến các sản phẩm
cùng nghành trong và ngoài nước cạnh tranh gay gắt, HALICO đứng trước những khó
khăn, thách thức cần phải vượt qua. Sự nỗ lực, đồng lòng, nhất trí của toàn thể CBCNV
đã đem lại cho Công ty năm 2007 thắng lợi lớn về sản xuất, kinh doanh. Sản lượng rượu
đạt 15 triệu lít, doanh thu đạt trên 500 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 160 tỷ đồng.
Đây là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Và kết quả kinh doanh của năm
2008 cũng sẽ là kết quả toàn thể CBCNV cùng chung sức xây dựng nhằm đạt mục tiêu
phát triển chung.
5

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa



Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Uy tín của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO) không chỉ ở trong
nước mà đã vươn ra thị trường thế giới. Nhiều tổ chức cung cấp đồ uống danh tiếng như
hãng Diago (sở hữu một loạt các nhãn hiệu có cồn như Johnnie Walker, J&B) đã đàm
phán cùng muốn bắt tay hợp tác với Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, họ đánh giá
HALICO là đối tác tin cậy, đôi bên cùng có lợi.
Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO) phát triển được như hôm nay là
do Nhà nước có chính sách cởi mở, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật, thúc đẩy sản phẩm rượu
tinh chế trong thời gian qua. HALICO đã , đang xây dựng được chiến lược phát triển rõ
ràng trong thời kỳ hội nhập, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết, làm việc tận tuỵ,
chuyên nghiệp của hơn 500 nhân viên cũng như được sự ủng hộ, hợp tác của cổ đông,
cùng chia sẻ giá trị cốt lõi của công ty " Khơi nguồn cảm hứng" làm việc " Chuyên
nghiệp, tận tâm và hiệu quả"
Tầm nhìn của HALICO trong những năm tới: " Trờ thành nhà sản xuất đồ uống
có cồn hàng đầu Châu Á"
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Là một công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất cồn,rượu, Công ty Halico luôn đề
cao những nhiệm vụ của một doang nghiệp :
- Tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả đem lại lợi nhuận từ đồng vốn đầu tư ban
đầu của các cổ đông.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên và công nhân
- trong toàn doanh nghiệp.
- Tạo công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định cho một số lượng lớn lao động
phổ thông, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ về thuế với nhà nước, tăng nguồn thu cho ngân sách.
2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh

 Ngành nghề kinh doanh:
6

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

- Sản xuất cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn,
thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các mặt hàng tiêu
dùng, công nghiệp, thực phẩm.
- Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây truyền sản xuất rượu cồn.
- Sản xuất kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực phẩm
- Kinh doanh vận tải hàng hóa
- Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng
( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường ).

 Các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của Công ty: như Lúa Mới, Nếp
Mới,Thanh Mai, và gần đây là rượu Vodka Hà Nội … được khách hàng trong và
ngoài nước mến mộ, để lại những ấn tượng khó phai về hương vị nồng đượm,
dịu êm thấm đẫm nền văn minh lúa nước của người Việt.

 Hiện nay, Công ty Rượu Hà Nội có hệ thống đại lý phân phối và tiêu thụ tại các
tỉnh, thành phố trong cả nước.Công ty tham gia rộng rãi vào các hoạt động xúc
tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam

và đạt nhiều giải thưởng cao. Sản phẩm của Công ty Rượu Hà Nội đã được xuất
khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường truyền thống như các nước
khu vực Đông Âu. Những năm gần đây, sản phẩm của Công ty đã được các
nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao như các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Thái
Lan. Đặc biệt là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, thì sản
phẩm của công ty cũng đã có mặt để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người
tiêu dùng Nhật Bản.
2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, Halico sản xuất rất nhiều sản phẩm theo quy
trình công nghệ khác nhau. Do đó công ty có rất nhiều phân xưởng và nhà máy. Trong
đó, mỗi phân xưởng hoặc nhà máy là một chu trình sản xuất khép kín của một loại sản
phẩm với quy trình công nghệ phức tạp. Các nhà máy hiện đang được trang bị những
7

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Trong các sản phẩm của
Halico,rượu nói chung là sản phẩm chính,dưới đây là quy trình sản xuất rượu
Quy trình sản xuất:
Nguyên liệu thô (gạo) → Ngâm nước → Đun sôi và làm chín → Trộn
đường → Lên men → Chưng cất → Tinh chỉnh và tái chưng cất → Nơi chứa
rượu → Đóng chai.
Quá trình xử lý:

- Nguyên liệu thô: Sử dụng những loại gạo hay những tinh bột có chất lượng cao
để làm nguyên liệu thô sản xuất rượu. Những nguyên liệu thô này đợc chở từ hầm kín
bằng loại thùng chuyên dụng.
- Ngâm và làm sạch: Cho nguyên liệu thô từ những chiếc thùng chuyên dụng ra
để làm sạch với thời gian dai vừa đủ để loại bỏ hết các chất bẩn. Dưới sự tác động của
một số chất từ bên ngoài sẽ làm cho nguyên liệu thô trở lên mềm hơn. Thời gian cần thiết
là từ 3h-6h tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của nơi mua nguyên liệu thô đợc bảo quản.
- Nấu sôi: đặt nguyên liệu thô đã được làm, vớt vào nồi hơi hoặc thùng đun sôi
cho đến khi nguyên liệu thô được nấu chín hoàn toàn.
- Trộn đường: Khi đã kết thúc quá trình làm chín nguyên liệu thô sau đó tiến hành
quá trình làm ngọt.
- Lên men: Cho một chút men rượu vào với nguyên liệu đã được làm ngọt và giữ
trong một khoảng thời gian để sau đó nguyên liệu sẽ lên men.

- Chưng cất: Cho những nguyên liệu đã được lên men vào máy chưng cất và sau
đó sản phẩm rượu từ gạo sẽ được hoàn thiện và sẽ được cất vào thùng chứa chuyên dụng.
3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Halico
Một nguyên tắc cần tuân thủ khi tổ chức cơ cấu công ty là phải đảm bảo cho công
ty được tổ chức theo một hình thức có thể làm tăng khả năng thực hiện các chức năng đã
định.Vì thế, việc tổ chức bộ máy quản lý trong một công ty trước tiên cần quan tâm đến
những mục tiêu chiến lược của công ty, trên cơ sở đó xác định mức độ tạo ra giá trị, lợi
nhuận của các phòng, ban chuyên trách. Các vị trí công việc phải có đủ quyền hạn để
thực thi nhiệm vụ có hiệu quả, đồng thời mối quan hệ giữa người có nghĩa vụ báo cáo và
người lập báo cáo được xác lập rõ ràng. Bên cạnh đó, việc tổ chức các cấp độ kiểm soát
8

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :

TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

cần thực hiện linh hoạt để vừa nhằm tạo điều kiện hoạt động cho các phòng, ban vừa tạo
ra sự gắn kết, hỗ trợ giữa các phòng, ban đó với nhau.Trên cơ sở những tiêu chí trên,
công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã thiết lập mô hình tổ chức theo đúng tiêu chuẩn
của một công ty cổ phần, đồng thời có những bổ sung phù hợp với điều kiện kinh doanh,
đời sống văn hóa đặc thù của doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà NộiHalico

 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban trong
tổng công ty
9

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

 Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty.
 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, do đại hội đồng cổ đông bầu
ra, quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích và quyền lợi của

công ty, trừ những vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định. HĐQT giám sát Giám đốc và
những người điều hành khác của công ty.
 Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm
tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị , hoạt
động điều hành kinh doanh của Giám đốc ; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo
tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Giám đốc .
 Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
 Các phó Giám đốc:giúp việc GĐ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các
nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã
được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
 Phòng quản trị hành chính: Văn thư lưu trữ, phục vụ, khánh tiết, quản lý đội xe
con, công tác bảo vệ công sự và phòng chống cháy nổ.
 Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp việc cho GĐ về công tác Kế toán Tài
chính của Công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ.
 Phòng quản trị nguồn nhân lực : Tham mưu giúp việc cho GĐ về công tác quản
trị nguồn nhân lực, hành chính quản trị và an ninh an toàn của Công ty bao
gồm : Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo nguồn nhân lực, chế độ
chính sách đối với người lao động, cổ phần hoá doanh nghiệp,…
 Phòng Marketing: Tham mưu giúp việc cho GĐ về các hoạt động tiếp thị, bán
hàng, tìm và mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng,…

 Phòng kế hoạch – đầu tư: Tham mưu giúp việc cho GĐ về công tác lập, theo
dõi tình hình thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch như kế hoạch sản xuất, kế
hoạch mua vật tư, kế hoạch tiêu thụ,…

4. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây
Dưới đây là một số thông tin tài chính của năm 2007, 2008 và 2009


Bảng 1 .1: Số liệu tài chính của Halico từ 2007 – 2009
10

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Chỉ tiêu
Bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Báo cáo kết quả kinh doanh

ĐVT

2007

2008


2009

VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ

385.689.790.000
301.849.920.000
69.576.626.000
83.839.870.000
166.168.730.000
179.343.920.000
40.177.120.000

672.650.009.918
426.727.553.190
248.230.461.769
245.922.456.728
326.905.894.117
345.167.127.738
576.988.063

1.099.168.682.824

Tổng doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán

Tổng lợi nhuận trước thuế
Một số tỉ suất
Nợ trên tổng TS
Khả năng thanh toán NH
ROS
ROA
Tiền lương và lao động
Số lao động bình quân
Thu nhập CN bình quân

VNĐ
VNĐ
VNĐ

412.228.790.000
---117.987.230.000

520.304.586.857
286.796.421.313
162.370.810.554

825.721.165.548
427.364.743.560
241.301.803.495

%
Lần
%
%


56,916
1,6831
28,602
30,591

51,400
1,2363
31,206
24,139

51,321
1,2683
26,632
20,007

662
5

1296
6

Người
636
Triệu/người 5

576.387.185.800
240.617.384.636
522.781.497.204
535.062.653.790
454.450.646.053

109.655.382.981

Nhận xét : Tổng tài sản của Halico liên tục tăng mạnh qua các năm qua, các chỉ tiêu
khác cũng tăng lên đáng kể. Tỉ suất Nợ trên tổng Tài sản giảm dần và luôn giữ ở mức
trung bình chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp tốt và biết huy động,
sử dụng vốn hợp lý.Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp tuy giảm dần nhưng
luôn lớn hơn 1 ( báo động). Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đang ở mức không cao
nhưng lại đang có cu hướng giảm dần ( ROA giảm dần ).Doanh nghiệp cần có các biện
pháp mạnh mẽ để tăng cường tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình

CHƯƠNG II :

11

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN
RƯỢU HÀ NỘI HALICO
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Trong hệ thống hoạt động của công ty, bộ máy kế toán đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Chính vì thế, công tác tổ chức bộ máy kế toán được công ty hết sức quan tâm
nhằm đảm bảo cho bộ phận này hoạt động đúng chức năng và mang lại hiệu quả nhất.

Bộ máy kế toán của công ty được chia thành những bộ phận khác nhau, mỗi bộ
phận chịu trách nhiệm thực hiện chức năng đối với từng phần hành kế toán của công ty.
Các bộ phận này nằm dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, đồng thời có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán có sự tương tác qua lại xuất
phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy. Mỗi cán bộ, nhân viên đều được
quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí
lệ thuộc, chế ước lần nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được có hiệu quả là do sự
phân công tạo lập mối liên kết chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác
nhau của khối lượng công tác kế toán.
Sơ đồ 2.1. : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Halico

Kế toán
trưởng

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
vật tư

Kế
toán
tài sản
cố
định

Kế

toán
tiền
lương

Kế
toán
giá
thành

Kế
toán
tiêu
thụ

Kế
toán
dự án

Thủ
quỹ

Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán viên và sự phối hợp giữa các phần hành:
12

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Kế
toán
tổng
hợp


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

 Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm về toàn bộ số liệu của xí nghiệp về các
lĩnh vực như tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận… nói chung là các khoản
mục trên báo cáo tài chính. Kế toán trưởng có vai trò quan trọng trong bộ máy kế
toán của công ty nói riêng và trong tổ chức quản lý công ty nói chung vì kế toán trưởng
có những nhiệm vụ nhất định:
 Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán một cách hợp lý và hiệu quả
 Thông báo theo yêu cầu của giám đốc về tình hình tài chính của xí nghiệp
đồng thời chịu trách nhiệm về những số liệu mà mình đưa ra
 Đóng góp ý kiến của mình cho giám đốc về các vấn đề liêu quan đến tình
hình tài chính của xí nghiệp.
 Theo dõi, kiểm tra thường xuyên công việc của các kế toán phần hành
 Kế toán thanh toán:
Theo dõi biến động về tiền măt và TGNH của công ty
Tiến hành lập bảng kê số 1,2 và NKCT 1,2,3,10
 Kế toán vật tư:
 Theo dõi việc nhập –tồn – xuất của NVL
 Lập bảng kê số 3
 Kế toán tài sản cố định
 Ghi chép và phản ánh kịp thời và đầy đủ về số lượng, hiện trạng và giá trị
TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm, di chuyển trong phạm vi toàn doanh
nghiệp
 Tính toán và phân bổ số khấu hao TSCĐ

 Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ và kiểm tra
tình hình thực hiện kế hoạch sửa chữa thực tế.
 Tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ
 Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương
cho toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Lưu trữ hồ sơ, dữ liệu có liên
quan đến tiền lương.
 Kế toán giá thành : Tính toán từng loại chi phí cấu thành nên sản phẩm từ đó tính
ra giá thành của sản phẩm và có cơ sở để xác định giá bán
 Lập các báo cáo nội bộ liên quan đến chi phí sản xuất theo yêu cầu của giám
đốc
 Lập các bảng kê số 4,5,6 và NKCT số 7
 Kế toán tiêu thụ :
 Theo dõi tình hình biến động của các chỉ tiêu liên quan đến việc bán hàng
như: doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, các chi phí liên quan đến
bán hàng
13

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

 Lập các báo cáo cần thiết liên quan tới việc bán hàng theo yêu cầu của quản lý xí
nghiệp
 Tiến hành lập bảng kê 8, 10, 11 và vào nhật kí chứng từ số 8
 Thủ Quỹ :căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý hợp lệ để xuất quỹ hay nhập quỹ,

ghi sổ quỹ phần thu chi cuối ngã, đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của kế toán
tiền mặt.
 Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp công việc của các phần hành kế toán
khác
2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty Halico
2 .1 Các chính sách kế toán chung
 Tổng công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.
 Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Việt Nam đồng
 Phương pháp kế toán ngoại tệ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được
quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế của ngân hàng tại thời điểm phát sinh.
 Niên độ kế toán, kỳ kế toán: bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
 Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được khê khai thường xuyên,
giá trị hàng tồn kho xuất dùng được tính theo phương pháp giá hạch toán, cuối kỳ
kế toán tính ra hệ số giá để điều chỉnh, một số mặt hàng giá trị lớn, hoặc nguyên
đai, nguyên kiện theo lô nhập khẩu thì tính theo giá đích danh. Hạch toán chi tiết
hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.
 Nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang: giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được
tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở kiểm kê xác định số lượng
nguyên vật liệu đang trên dây chuyền sản xuất hoặc đang trong công đoạn sản
xuất.
 Phương pháp tính giá thành: phương pháp tính giá thành phân bước có tính bán
thành phẩm theo từng giai đoạn của quy trình công nghệ. Trong mỗi giai đoạn lại
sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành từng sản phẩm.
 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: tài sản cố định của doanh nghiệp được tính
theo phương pháp đường thẳng, về thời gian khấu hao như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc : 5 – 10 năm
Máy móc thiết bị

: 5 – 10 năm
Phương tiện vận tải
: 6 – 10 năm
Thiết bị dụng cụ quản lý : 3 – 8 năm
14

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Quyền sử dụng đất ( Đất thuê ) : 577 tháng
2 .2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Halico hiện đang áp dụng hệ thông chứng từ kế toán được ban hành kèm theo
Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính và một số chứng từ do
cơ quan thuế ban hành. Các chứng từ được sử dụng tại các phần hành kế toán là:
Chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán
tạm ứng , giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiền.
Chứng từ về tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý
tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao, biên bản kiểm kê tài sản cố định
Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư theo
hạn mức, biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo vật tư còn lại cuối kì, biên bản kiểm kê, bảng
kê mua hàng, bảng phân bổ vật liệu , công cụ dụng cụ.
Chứng từ về lao động, tiền lương : bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm
giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm
hoàn thành, bảng kê trích nộp theo các khoản lương, bảng phân bổ tiền lương và tiền bảo

hiểm xã hội.
Chứng từ bán hàng: hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn giá trị gia tăng kiêm phiếu
xuất kho.
Nhìn chung Công ty sử dụng gần như toàn bộ chứng từ kê toán hiện hành.
Tại công ty Halico, các chứng từ được tập hợp 1 năm một lần và được luân
chuyển theo 4 bước:
Sơ đồ 2.2 : Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
Lập chứng từ

Lưu trữ và bảo
quản chứng từ

Kiểm tra
chứng từ

Ghi sổ kế toán

• Lập chứng từ : Chứng từ được lập khi có nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
liên quan tới hoạt động của công ty và chứng từ kế toán chỉ được lập một lần
cho mỗi nghiệp vụ phát sinh.
15

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico


• Kiểm tra chứng từ: Trước khi dùng để ghi sổ, chứng từ được kiểm tra về các
mặt như: nội dung kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh, số liệu kế toán được
phản ánh trên chứng từ và tính hợp pháp của chứng từ ( chữ ký của những
người liên quan)
• Ghi sổ: Sau khi kiểm tra thì các chứng từ được phân loại sắp xếp và ghi vào sổ
liên quan tới chứng từ đó.
• Lưu trữ và bảo quản chứng từ: Doanh nghiệp bảo quản chứng từ trong phòng
hồ sơ của công ty, tại các tủ đựng chứng từ được phân loại theo năm và nội
dung kinh tế để tiện tra cứu.Công ty lưu trữ chứng từ ít nhất 5 năm kể từ ngày
lập chứng từ.
2 . 3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay tổng công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành kèm theo
quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Bộ phận kế toán cũng chi
tiết các tài khoản này theo mục đích quản lý. Các tài khoản thường được sử dụng là:
TK111,112,121, 131, 136, 139, 141, 142, 144, 151,152,153,154, 155, 159, 211,214,
221,222, 223, 229, 242, 311, 315, 331, 333, 334, 335, 336, 341, 342, 411, 414, 441, 415,
421, 511, 512, 521,531, 532, 515, 621, 622,627, 632, 641, 635, 642, 711, 811, 821, 911,
001, 004, 007…
Bộ phận kế toán chi tiết các TK để phục vụ nhu cầu của công tác kế toán và nhu
cầu quản lý. Nhìn chung hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng khá tốt, vừa đáp ứng
nhu cầu quản lý chi tiết, lại đảm bảo tính tổng hợp vừa phải để giảm bớt công việc kế
toán và tính phức tạp của công tác kế toán.
2 . 4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Chứng từ gốc và các
Công ty đã áp dụng hình thức Nhật
kýphân
chứngbổtừ để tổ chức hệ thống sổ kế toán. Đây là
bảng


hình thức kế toán thông minh nhất, vừa tiết kiệm công sức lại đảm bảo tính đối chiếu và độ
chính xác của thông tin. Theo hình thức kế toán này các sổ sách mà công ty sử dụng là: sổ Cái
các tài khoản, bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ và các sổ chi tiết đều theo đúng mẫu của
Bảng
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế toán
Bộ Tài chính và
theokê
trình tự ghi sổ chung.
chi tiết

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

16

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

Báo cáo tài chính

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico


Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích sơ đồ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra kế toán
lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất
phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân bổ trong các bảng phân bổ,
sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên
quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì căn
cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký
chứng từ
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số
liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết có
liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối
với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào
các sổ thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ sổ
17

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối

chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký
chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
2 . 5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
 Hệ thống báo cáo tài chính
Là một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, Công ty cổ phần Cồn Rượu
Hà Nội phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Bộ tài chính và Ủy ban chứng khoán
về vấn đề công bố thông tin tài chính. Theo đó, hàng quý, tổng công ty lập 4 loại báo cáo
chủ yếu sau theo mẫu ban hành kèm theo quyết định 15/2006- QĐ/BTC của bộ trưởng
Bộ tài chính ngày 20/03/2006 và báo cáo tài chính năm sau khi được kiểm toán tổng
công ty nộp lên cơ quan thuế, Ủy ban chứng khoán và Tổng cục thống kê.



Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh



Báo cáo lưu chuyển tiền tệ



Thuyết minh báo cáo tài chính

Ngoài ra tổng công ty còn lập các bảng khai tài chính khác như bảng kê khai tài
sản, Tờ khai quyết toán thuế TNDN, Bảng tổng hợp cân đối số phát sinh, Báo cáo tình
hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, báo cáo dòng tiền theo phương pháp trực tiếp.
 Hệ thống báo cáo quản trị
Để đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị và ra quyết định của các nhà quản lý, kế toán
tại công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội còn lập các báo cáo quản trị khi có yêu cầu của

ban giám đốc. Một số báo cáo quản trị:
 Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
 Báo cáo bộ phận
 Dự toán tiền mặt
 Dự toán giá thành
 Báo cáo chi tiết với người mua, người bán
3.

Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể
18

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

3.1 Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu
a. Đặc điểm
Đặc điểm nguyên vật liệu: NVL là một trong 3 yếu tố đầu vào của sản xuất nên việc
cung ứng NVL kịp thời và đảm bảo chất lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong thành
công của quá trình sản xuất. Tại công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, do sản phẩm sản
xuất ra rất đa dạng đòi hỏi NVL đầu vào lớn về lượng và phong phú về chủng loại và
khác biệt về tính chất cơ lý hóa nên điều kiện bảo quản cũng rất khác nhau. Doanh
nghiệp phải đẩy mạnh công tác quản lý NVL trong cả 4 khâu: thu mua, dự trữ, bảo quản
và sử dụng.
Phân loại nguyên vật liệu: NVL được phân loại dựa theo đặc điểm tự nhiên, cách

thức bảo quản và vai trò của nó trong khâu sản xuất. Theo đó NVL được chia thành 2
loại chính: NVL chính ,vật liệu phụ
Tính giá NVL nhập: NVL nhập kho được ghi nhận theo giá thực tế theo từng lần
nhập tương ứng:
 NVL mua ngoài
Giá TT = giá mua theo hóa đơn + các khoản thuế không được hoàn lại –
CKTM, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại + chi phí thu mua

Nhận góp liên doanh liên kết
Giá TT = giá trị vốn góp được chấp thuận + chi phí tiếp nhận
 Được tài trợ, biếu tặng
Giá TT = giá trị hợp lý của NVL được tài trợ, biếu tặng + chi phí tiếp nhận
 Tự chế biến
Giá TT = giá thực tế NVL xuất ra tự chế + chi phí tự chế biến


Tính giá NVL xuất: NVL xuất được tính theo giá hạch toán

b. Chứng từ sử dụng :



Nghiệp vụ nhập kho:

Hóa đơn mua hàng: do bên bán xuất, trên đó ghi rõ loại hàng mua, số lượng,
đơn giá, thuế các loại, tổng giá trị hàng mua…Đây là chứng từ gốc làm căn cứ để
ghi sổ nghiệp vụ tăng NVL.

19


Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Phiếu nhập kho: phản ánh nghiệp vụ nhập NVL, phiếu này do cán bộ phòng
kinh doanh lập thành 3 liên trong đó: liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho người
nhập hàng, liên 3 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán.
Biên bản kiểm nghiệm: dùng để xác minh tính chính xác của nghiệp vụ nhập
NVL giữa người bán, thủ kho và nhà quản lý

Bảng 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ phiếu nhập kho
Luân chuyển

Người
hàng

Công việc
Đề nghị nhập hàng
Lập biên bản kiểm nghiệm
Lập phiếu nhập kho
Ký phiếu nhập kho
Nhập kho
Ghi sổ
Bảo quản, lưu trữ


giao Cán
bộ Ban kiểm Trưởng
phòng KD
nghiệm
phòng KD

1
2

Kế toán Thủ
NVL
kho

2
3
4
5

5
6
7

Biểu 2.1: Hóa đơn mua hàng

HÓA ĐƠN GTGT
(VAT INVOICE)

Mẫu số 01 GTKT-4LL-01
Ký hiệu: AA/2010T
Số: 0006719


Liên 2: giao khách hàng
Ngày 02 tháng 6 năm 2010

PXK số: 325
Kho xuất hàng: VTP

Tên khách hàng: Tổng công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội - Halico
Địa chỉ: 94 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
20

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico
Số TK: VTB 1010-000214445-5
Hình thức thanh toán: chuyển khoản
STT

Tên hàng

Mã hàng

Mầu

Đơn vị Số lượng Đơn giá

tính

Thành tiền

1

Gạo

$19.267

Cộng

$19.267

Tỉ giá USD = 18.950 VNĐ
Cộng tiền hàng: 19.267 USD
Thuế suất 10%

Tiền thuế GTGT:1.926,7 USD

Tổng cộng tiền thanh toán: 21.194,7 USD
Số tiền viết bằng chữ: hai mươi mốt ngàn một trăm chin mươi tư đô la Mỹ và bảy mươi cents
Khách hàng

Thủ kho

Người lập phiếu

Thủ trưởng đơn vị


Ký, họ tên

Ký, họ tên

Ký, họ tên

Ký, họ tên, đóng dấu

Biểu 2.2: Phiếu Nhập kho

PHIẾU NHẬP KHO VẬT TƯ
Ngày 20 tháng 6 năm 2010

Số : 46
Mẫu số 2 – VT
QĐ liên bộ TCTK-TC
Số 583 LB ngày 1-9-1967

Đơn vị bán : ………………………………….

Định khoản………….

Chứng từ số: 0006719 ngày 02 tháng 6 năm 2010

Nợ:…………
Có:…………..

21

Sinh viên: Dương Thành Trung

Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Biên bản kiểm nghiệm số:……………………..
Nhập vào kho: VTP
STT
Tên, nhãn hiệu, quy ĐVT
cách vật tư
1
Gạo

Số lượng Giá đơn vị Thành tiền
nhập kho
365.129.869
VNĐ

Ghi chú

Cộng thành tiền viết bằng chữ: ba trăm sáu mươi lăm triệu một trăm hai mươi chín nghìn tám
trăm sáu mươi chín đồng.
Thuế suất GTGT: 10%

thuế GTGT: 36.512.987VNĐ

Tổng tiền: 401.642.856 VNĐ

Thủ kho

Người giao

Thủ trưởng đơn vị

Ký, họ tên

Ký, họ tên

Ký, họ tên, đóng dấu

 Nghiệp vụ xuất kho
Phiếu xuất kho: phản ánh nghiệp vụ xuất NVL, phiếu này do cán bộ phòng kinh doanh
lập thành 3 liên trong đó: liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho người lĩnh vật tư, liên 3
giao thủ kho và sau đó luân chuyển lên phòng kế toán.
Bảng 2.2 : Quy trình luân chuyển chứng từ của phiếu xuất kho
Luân chuyển

Công việc
Đề nghị xuất NVL
Duyệt lệnh xuất

Người
có Cán
bộ Trưởng
nhu cầu hàng phòng KD
phòng KD

Kế toán Kế toán Thủ kho

trưởng
NVL

1
2

2

22

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico
Viết phiếu xuất
Ký phiếu xuất
Xuất hàng
Ghi sổ
Bảo quản lưu trữ

3
4
5
6
7


Biểu 2.3: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Địa chỉ: 94 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 6 năm 2010
Số: 301
Họ và tên người nhận: Dương Đức Tùng

bộ phận: Nhà máy 2

Lý do xuất: xuất cho sản xuất
Xuất tại kho: DKMM

ĐVT: VNĐ
23

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico
STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách Mã số
vật tư


ĐVT

Số lượng
Đơn giá
Yêu
Thực xuất
cầu

Thành
tiền

1

Gạo ..........
Cộng

kg
kg

100
100

1.000.000

Thủ kho
(ký, họ tên)

SM09-077

Người lĩnh


100
100

10.000

Trưởng phòng kinh doanh

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

c. Tài khoản sử dụng
 TK152: Nguyên vật liệu
o TK1521: NVL chính
 TK1521G: Gạo
• TK1521G1: giá mua
• TK1521G2: chi phí thu mua
o TK1522: vật liệu
 TK1522H: vật liệu Hà Nội
• TK1522H1: Đường, men
 TK1522H11: giá mua
 TK1522H12: chi phí thu mua
• TK1522H2: vật tư bao gói
 TK1522H21: giá mua
 TK1522H22: chi phí thu mua
 Các TK khác: TK 621, TK627, TK 641, TK642, TK111, TK112, TK311, TK331,
TK336, TK311.
d. Hach toán chi tiết NVL
Công ty Halico sử dụng phương pháp thẻ song song đê hạch toán chi tiêt NVL

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho

Sổ chi
tiết
NVL

Thẻ kho
Phiếu xuất kho

Sổ tổng hợp
N-X-T

Kế toán tổng
hợp
24

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Đơn vị kiến tập: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội -Halico

Sổ sách sử dụng:
Thẻ kho: Do thủ kho mở cho từng thứ NVL theo dõi về mặt số lượng. Căn cứ vào PNK,
PXK, mỗi chứng từ gốc được ghi một dòng trên thẻ kho. Cuối ngày, cuối tháng thủ kho
tính ra số lượng tồn trên từng thẻ kho, số lượng nhập xuất tồn của từng thứ NVL. Số

lượng trên thẻ kho phải khớp với sổ chi tiết NVL của kế toán NVL.
Sổ chi tiết NVL: sổ này do kế toán NVL ghi, theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Căn
cứ vào PXK, PNK, mỗi chứng từ gốc ghi một dòng trên sổ chi tiết. Cuối ngày, cuối
tháng, kế toán tính ra số lượng và giá trị tiền cho từng thứ NVL. Số lượng N-X-T trên sổ
chi tiết NVL phải khớp với thẻ kho của thủ kho.
Sổ tổng hợp N-X-T : sổ này do kế toán chi tiết NVL thực hiện theo chỉ tiêu giá trị. Căn
cứ vào sổ chi tiết NVL, mỗi thứ NVL được ghi một dòng trên sổ tổng hợp N-X-T, cuối
tháng cộng sổ tổng hợp N-X-T cho từng NVL. Số này sẽ được đối chiếu với sổ cái
TK152 ở phần kế toán tổng hợp.

Giải thích sơ đồ :
Số liệu minh họa:
Biểu 2.4: Thẻ kho
THẺ KHO
Ngày lập thẻ:2/4/2010
Tờ số:6
Tên vật tư : Gạo
Đơn vị tính : kg
Mã số : 04LH452PE100230
STT
1

13

19
20

Ngày
tháng
2/4


20/6

30/6
30/6

Số hiệu CT
Nhập
Xuất

PNK46


Diễn giải

Ngày
N,X

Tồn đầu kỳ


Nhập mua


PXK301 Xuất sản xuất
Cộng


20/6


30/6

Số lượng
N
X

T
2.343



392,9
784,5



100
257,8
136.800 132.700 6.443

25

Sinh viên: Dương Thành Trung
Lớp: Kiếm toán 49B

GV hướng dẫn :
TS Nguyễn Thị Phương Hoa









×