Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.63 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ THANH XUÂN

HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ VAÌ NHÆÎNG RUÍI RO
TRONG SAÍN XUÁÚT HÄÖ TIÃU
TRÃN ÂËA BAÌN TÈNH QUAÍNG TRË

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62 62 01 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

HUẾ - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản
xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là công trình do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực,
chính xác và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Phạm Thị Thanh Xuân


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan,
các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả tập thể
và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau
đại học – Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các
phòng ban chức năng và tập thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Dũng Thể - Trưởng phòng
Đào tạo Sau đại học và PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh
tế đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị;
UBND, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ;
UBND các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Kim, Cam Chính, Cam Nghĩa và hộ gia đình sản
xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài
liệu và thông tin cần thiết về cây hồ tiêu để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án

Phạm Thị Thanh Xuân


ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Việt

Tên đầy đủ tiếng Anh

AE

Hiệu quả phân bổ

Allocative efficiency

BCR

Chỉ số lợi ích chi phí

Benefit cost rate

BQC

Bình quân chung

BVTV

Bảo vệ thực vật


CLB

Câu lạc bộ

CRS

Doanh thu không đổi theo quy mô

Constant returns to scale

DEA

Phân tích màng bao dữ liệu

Data envelopment analysis

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

EE

Hiệu quả kinh tế

Economic efficiency


GO

Giá trị sản xuất

Gross output

GAP

Sản xuất nông nghiệp tốt

Good agricutural pratices

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IRR

Hệ số hoàn vốn nội bộ

Internal rate of return

IPC

Hiệp hội hồ tiêu thế giới

International pepper community

KH & CN


Khoa học và công nghệ

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KTXH

Kinh tế xã hội

MI

Thu nhập hỗn hợp

Mixed income

MP

Sản lượng cận biên

Marginal product

MPV

Giá trị sản phẩm cận biên

Marginal product value

NN & PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NPV

Giá trị hiện tại thuần

Net present value

SE

Hiệu quả theo quy mô

Scale efficiency

SFA

Phân tích tối đa ngẫu nhiên

Stochastic frontier analysis

iii


SL

Số lượng

TE


Hiệu quả kỹ thuật

TKKD

Thời kỳ kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

VPA

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

Viet Nam pepper association

VRS

Doanh thu thay đổi theo quy mô

Variable returns to scale

Technical efficiency

iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................... i

Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình .............................................................................x
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................4
Phần 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................6
1. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu trên
thế giới .........................................................................................................................6
2. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu ở
Việt Nam ...................................................................................................................11
3. Kết luận .................................................................................................................16
Phần 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................18
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU .............................................................................18
1.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu .......................................................................18
1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế............................................18
1.1.2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ..............22
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu .....................25
1.1.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ................................30
1.2. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ..............................................................................34
1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về rủi ro ............................................................34
1.2.2. Phân loại rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................................36
1.2.3. Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................40
1.3. Phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro ..........................44
1.3.1. Sự cần thiết phải phân tích HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro .............44

1.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong điều kiện có rủi ro .................45

v


Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........51
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...............................................................................51
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................51
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................52
2.1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến sản xuất hồ tiêu ..............55
2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .........................................................56
2.2.1. Phương pháp tiếp cận ......................................................................................56
2.2.2. Khung phân tích ..............................................................................................57
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................59
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................59
2.3.2. Thu thập thông tin ...........................................................................................61
2.3.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................62
Chương 3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU
Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................67
3.1 Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị ....................................67
3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị .......................67
3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện ............................69
3.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra .................................................70
3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra .................................................70
3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu .......................................................71
3.2.3. Đặc điểm vườn hồ tiêu ....................................................................................72
3.2.4. Chi phí sản xuất hồ tiêu ...................................................................................74
3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu .......................................................................81
3.3.1. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm ................... 81
3.3.2. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn ............. 83

3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ................................................................. 84
3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ........................88
3.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................................94
3.4.1. Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu............................................................94
3.4.2. Các biện pháp quản lý rủi ro ........................................................................104
3.5. HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro ...............................108
3.5.1. Sự biến động năng suất hồ tiêu .....................................................................108
3.5.2. Các kịch bản hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu .............................................110
3.5.3. Phân tích Mô phỏng Monte Carlo .................................................................116

vi


Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ
GIẢM THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ........121
4.1. Căn cứ thiết lập các giải pháp ..........................................................................121
4.1.1. Nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam .......121
4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị........................122
4.1.3. Thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ....................................122
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu .....125
4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất ......................................................................125
4.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu ...........................................130
4.2.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh .......................................................131
4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất ...............................................132
4.2.5. Giải pháp về chính sách vĩ mô ......................................................................133
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................137
1. KẾT LUẬN .........................................................................................................137
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ .......................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 140

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp SFA và DEA ...............33

Bảng 1.2

Rủi ro và ảnh hưởng của nó sản xuất nông nghiệp .............................39

Bảng 2.1

Quy mô và cơ cấu đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2013....................53

Bảng 2.2

Giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2013 ................54

Bảng 2.3


Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2011 -2013 ..........................................................................55

Bảng 2.4

Phân bố các hộ và vườn hồ tiêu điều tra theo địa bàn huyện ..............61

Bảng 3.1

Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị ................67

Bảng 3.2

Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện ................69

Bảng 3.3

Tình hình chung của các hộ điều tra ...................................................70

Bảng 3.4

Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ...........................................71

Bảng 3.5

Một số đặc điểm của vườn hồ tiêu ......................................................72

Bảng 3.6


Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ................75

Bảng 3.7

Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh .........................78

Bảng 3.8

HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm ..........82

Bảng 3.9

HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn ...............85

Bảng 3.10

Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu .....................................................86

Bảng 3.11

Số lượng vườn tiêu phân theo tính chất công nghệ và theo huyện .....87

Bảng 3.12

Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu ..............................89

Bảng 3.13

Hiệu quả đầu tư thêm phân bón trong sản xuất hồ tiêu .......................91


Bảng 3.14

Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ....93

Bảng 3.15

Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị ...........................95

Bảng 3.16

Tần suất và ảnh hưởng của gió bão đến sản xuất hồ tiêu ....................97

Bảng 3.17

Tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác trong sản xuất hồ tiêu ............99

Bảng 3.18

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ....................105

Bảng 3.19

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường .......................................107
viii


Bảng 3.20

Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR ..............................112


Bảng 3.21

Kịch bản phân tích tình huống NPV, IRR, BCR ..............................115

Bảng 3.22

Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................117

Bảng 3.23

Phân phối xác suất của chỉ tiêu NPV và IRR ....................................117

ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Tên sơ đồ,
biểu đồ
Sơ đồ 2.1

Nội dung

Trang

Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu .......................................58

Biểu đồ 1.1 Ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất ...................................................37
Biểu đồ 1.2 Mối quan hệ và trình tự các bước trong tiến trình quản lý rủi ro ........42
Biểu đồ 1.3 Các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro ............................43
Biểu đồ 3.1 Mức độ đầu tư sản xuất hồ tiêu so với định mức kỹ thuật ..................81

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu .....................................87
Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất hồ tiêu....................................98
Biểu đồ 3.4 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013....................................102
Biểu đồ 3.5 Năng suất hồ tiêu tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2013 .................109
Biểu đồ 3.6 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị ...........................118
Biểu đồ 3.7 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị ............................118

x


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị”[78].
Hiện nay, hồ tiêu là một trong những mặt hàng chiến lược xuất khẩu của các nước
vùng nhiệt đới đặc biệt ở Châu Phi và Châu Á [29]. Việt Nam là nước giữ ngôi vị
đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Năm 2013, hồ tiêu Việt
Nam chiếm 32,9% tổng sản lượng và 62,68% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới.
Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ [20],[21].
Ở Việt Nam, hồ tiêu đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh vì đem lại giá
trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Nó được đánh giá là cây trồng có hiệu quả cao
nhất trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam [20]. Trong chiến lược
phát triển, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các chỉ tiêu chính: sản xuất ổn định 50.000
ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000
tấn, chú trọng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu phục vụ xuất khẩu [7]. Hiệp
hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu theo
quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền
vững, bảo vệ môi trường và xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam chất
lượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới [19].

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai,
khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ
tiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản
phẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam
[51],[38]. Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba
cây công nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển
từ 5.000 – 8.000 ha [39]. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng hồ tiêu
không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích sản xuất hồ tiêu là 2.094,7 ha, tăng 4,4%
so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm 2012 [11]. Sản

1


xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu ở tỉnh
Quảng Trị chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn
do hồ tiêu được sản xuất theo quy mô nhỏ (diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ),
phân tán (trung bình mỗi hộ có 1,5 – 2 vườn hồ tiêu), việc đầu tư nguồn lực còn hạn
chế, nhiều hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất. Bên cạnh đó, hộ sản
xuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định,
chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, tình trạng thời tiết và sâu bệnh diễn
biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế [40].
Nhận thức được những vấn đề đã và đang diễn ra trong quá trình sản xuất hồ
tiêu, trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu về ngành hàng hồ tiêu. Các tác giả Jaafar [68], Radam [77], Rosli [79],
Resmi [78] đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như việc áp dụng công nghệ trong sản
xuất hồ tiêu của hộ sản xuất. Nguyễn Đức Cường [12], Nguyễn Minh Hiếu [23], Lê
Văn Gia Nhỏ [32], Nguyễn Tăng Tôn [47] sử dụng các phương pháp hạch toán
hàng năm và phân tích đầu tư dài hạn để phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Ở khía cạnh khác, các tác giả Ann
[56], Anandaraj [55], Huỳnh Văn Định [13], Lã Phạm Lân [27], Nguyễn Vĩnh
Trường [50] đã nghiên cứu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu liên quan đến sâu bệnh hại
và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, những nghiên cứu về cây hồ tiêu được tiến hành ở
nhiều khía cạnh riêng biệt. Một điểm chung của các công trình nghiên cứu là hiệu
quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được nghiên cứu trong trạng thái tĩnh. Trong khi đó, cây
hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh tế thường xuyên biến động do chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố tác động. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ở trạng thái tĩnh sẽ
không phản ảnh đúng và đầy đủ hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Vì vậy, nghiên
cứu hiệu quả kinh tế và sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có
rủi ro sẽ phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất hồ tiêu.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những
rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến
sĩ của mình.
2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả
kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức sản xuất
ở quy mô hộ gia đình. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế
và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng. Trong phạm vi nghiên
cứu, luận án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật
– một bộ phận của hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế, phân tích rủi ro, phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ. Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, việc đo lường chỉ tiêu hiệu quả phân
bổ gặp nhiều khó khăn do yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra không có sự khác biệt
3


giữa các hộ sản xuất. Theo nghiên cứu của Kalirajan [71] có mối quan hệ tỷ lệ thuận
giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả kỹ thuật cũng góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ. Vì vậy, trong
phạm vi nghiên cứu, khi đo lường mức độ hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồ
tiêu, luận án chỉ đo lường hiệu quả kỹ thuật.
Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu là một vấn đề phức tạp. Trong phạm vi nghiên
cứu, luận án không tập trung phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro.
Luận án chỉ nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro và
phân tích xem hiệu quả kinh tế sẽ biến động như thế nào nếu trong quá trình sản
xuất có các yếu tố rủi ro xảy ra.

3.2.2. Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại hai
huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ.
3.2.3. Về thời gian
Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xét
trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ
sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về
hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá
hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Đã đưa ra khái niệm về hiệu quả
kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việc
nghiên cứu cây hồ tiêu. Từ đó, luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệ
thống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro hoạt
động sản xuất hồ tiêu.
- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế
trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực
sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay còn
thấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Đây là
nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn so
4


với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước. (ii) Nhận dạng được những rủi ro
trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều loại rủi ro
xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thời tiết, sâu bệnh hại, kỹ
thuật canh tác) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu) có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. (iii) Phân tích sự biến động hiệu quả kinh
tế trong điều kiện sản xuất hồ tiêu có rủi ro. (iv) Đề xuất được năm nhóm giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa
phương và hộ sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất hồ tiêu một cách bền vững.

5


Phần 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Để có cơ sở
khoa học về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá
các công trình theo các nội dung:
1.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng đã được
nhiều học giả nghiên cứu. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, các phương pháp phân tích
định tính và định lượng đã được sử dụng. Trong những năm gần đây, phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên
(SFA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Một số
nghiên cứu tiêu biểu:
Bravo - Ureta [58], [59] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phân
tích hiệu quả nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Các biến đầu vào được sử
dụng trong các mô hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết của
nông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô nông
hộ. Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phương pháp sử dụng hàm sản xuất tối
đa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò

quan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Do đó, chính
sách đầu tư công để tăng cường nguồn vốn con người có thể tạo ra sản lượng tăng
thêm ngay cả trường hợp không có công nghệ mới.
Odeck [75] đã ước tính hiệu quả kỹ thuật và việc tăng năng suất bằng việc kết
hợp sử dụng phương pháp SFA và DEA thông qua phân tích 19 hoạt động sản xuất
ngũ cốc trong trong nông nghiệp ở phía Đông Na Uy. Các biến đầu vào được sử
dụng trong mô hình phân tích là loại cây trồng, lao động, vốn, giống, phân bón.

6


Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giá
hiệu quả kinh tế. Thiam [85] đã kết hợp sử dụng hàm sản xuất Cobb –Douglas và
mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông
hộ trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ligeon [74] đã sử dụng
hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên và mô hình Tobit để ước tính hiệu quả kỹ thuật và
phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật như quyết định của nông hộ, số lượng các yếu tố đầu
vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn đầu tư. Trong đó, việc sử
dụng giống và phân bón dưới mức tối ưu có thể gây ra những rủi ro cho hộ sản xuất.
Resmi [78] đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích sự tác
động của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi cây, lao động, phân bón, BVTV) đến
năng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về năng suất giữa hai mô hình sản xuất
truyền thống và mô hình công nghệ hiện đại. Kết quả phân tích cho thấy, trong mô
hình sản xuất hiện đại, các biến đầu vào như tuổi cây, số lao động và BVTV có ảnh
hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi năng suất.
Các biến mật độ và phân bón không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình sản xuất
truyền thống biến tuổi cây và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê,
các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng sự khác nhau về
năng suất hồ tiêu giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là 43,9%, trong đó 37,7% là

do tác động của yếu tố công nghệ và 6,25% là do sự khác nhau ở mức độ sử dụng
các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy, hộ sản xuất có thể tăng năng suất hồ tiêu khi
thay đổi công nghệ sản xuất.
Radam [77], Rosli [79],[ 80] đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức
độ hiệu quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu
quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia. Tác giả điều tra 678
hộ sản xuất hồ tiêu, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng
của trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn mỗi năm, tham gia hội nông dân và
tham quan trình diễn. Nhìn chung, hiệu quả kỹ thuật các hộ sản xuất đạt được còn
thấp, chưa đạt được hiệu quả trong việc sử dụng đầu vào và tối đa hóa sản lượng.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý sản xuất của hộ chưa phù hợp, các yếu tố
đầu vào sử dụng cao hơn yêu cầu, cụ thể: phân bón 1,8%, thuốc diệt cỏ 12,45%,
7


thuốc diệt nấm 25,35%, thuốc trừ sâu 14,07%. Hiệu quả chi phí chịu ảnh hưởng của
điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của hộ như số lần tập huấn mỗi năm, tham gia
các tổ chức của nông dân, thời gian sản xuất, trình độ văn hóa. Vì vậy, hộ sản xuất
cần nâng cao kỹ năng quản lý thông qua việc tham gia các lớp khuyến nông.
Sivasankari [84] đã ước tính mức hiệu quả kỹ thuật của 100 hộ sản xuất hồ
tiêu ở quận Dindigul, Tamil Nadu trong mùa vụ 2012 – 2013 bằng phương pháp
DEA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (TECRS)
là 0,76 và hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô (TEVRS) là 0,81. Trong đó, có 81
hộ có hiệu quả tăng theo quy mô, 9 hộ có hiệu quả không đổi theo quy mô và 3 hộ
hồ tiêu giảm theo quy mô. Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả là do
sử dụng quá nhiều các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phân kali và phân lân.
Rosli [81] nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sản xuất hồ tiêu
thông qua phân tích mô hình Tobit. Theo tác giả, kỹ thuật sản xuất liên quan đến việc
bón phân, tỉa cành, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của
vườn hồ tiêu. Tác giả sử dụng mô hình Tobit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các

yếu tố giáo dục, kinh nghiệm, khuyến nông, nhân khẩu, thu nhập từ hồ tiêu đến việc
áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu. Kết quả chỉ ra kinh nghiệm và trình độ
giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng công nghệ của các hộ nông dân.
Jaafar [68] sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả kỹ
thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Malaysia. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả kỹ
thuật là do hộ sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý. Để nâng cao hiệu
quả sản xuất hồ tiêu, biện pháp quan trọng trong ngắn hạn là thông qua công tác
khuyến nông nhằm giúp cho hộ sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, trong
dài hạn cần nâng cao trình độ văn hóa cho hộ sản xuất.
Hema [66] đã phân tích mối quan hệ giữa biến động giá và lợi nhuận trong
sản xuất hồ tiêu ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố đầu vào
được đầu tư của hộ, các yếu tố bên ngoài như số lượng hồ tiêu xuất khẩu, sự biến
động giá hồ tiêu trong nước và trên thế giới, tự do hóa thương mại đều có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Một kết luận quan trọng của tác giả: với phần

8


lớn hộ nông dân trồng tiêu ở Ấn Độ là những nông dân nhỏ lẻ nên cách duy nhất để
đảm bảo giá có lợi cho hộ sản xuất trong điều kiện giá xuất khẩu duy trì ở mức cạnh
tranh là tăng năng suất.
Tóm lại, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp
phân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) là hai phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu
áp dụng để đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung
cũng như sản xuất hồ tiêu nói riêng. Đây cũng là một hướng tiếp cận để tác giả sử
dụng trong nghiên cứu của mình.
1.2. Nghiên cứu về rủi ro
Trong quá trình sản xuất, ngoài việc chịu tác động trực tiếp của các yếu tố đầu
vào và đặc điểm của người sản xuất, các ngành hàng trong nông nghiệp còn chịu

ảnh hưởng của những biến động trên thị trường cũng như sự thay đổi của điều kiện
thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại. Chính những yếu tố này đã tác động và gây ra nhiều
rủi ro cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều học giả
thực hiện các nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ở các khía
cạnh khác nhau.
Patrick [76] chỉ ra rằng hộ nông dân thường phải đối mặt với 10 loại rủi ro
chính: thời tiết, các loại dịch bệnh, giá của nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản
phẩm, vay vốn, thuê đất, sức khỏe, kế hoạch tương lai của gia đình, sự kiện thế giới
và chính sách của Chính phủ. Trong đó, yếu tố giá đầu vào và giá nông sản là hai
rủi ro mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất. Theo Hardaker [64],
trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với 5 nhóm rủi ro
chính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất; nhóm rủi ro về giá và
thị trường; nhóm rủi ro liên quan đến các chính sách liên quan của Chính Phủ;
nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân; nhóm rủi ro liên quan đến yếu tố tài
chính. Để giảm nhẹ tác động của rủi ro hộ nông dân có thể thực hiện các giải pháp
lựa chọn công nghệ ít rủi ro, đa dạng hóa sản xuất hoặc chia sẻ rủi ro thông qua việc
mua bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng, quản lý tài chính. Ngoài ra,
Chính phủ nên có các biện pháp can thiệp nhằm quản lý các rủi ro như rủi ro thời
tiết, sâu bệnh, an toàn thực phẩm và rủi ro môi trường.

9



×