Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.69 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------

NGUYỄN DANH THỊNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
KINH ĐÔ MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------

NGUYỄN DANH THỊNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH
ĐÔ MIỀN BẮC

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
HÀ NỘI - 2009




Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua, chính sách đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đã và
đang tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận khoa học – công
nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó cũng tạo ra những thách thức lớn - đó là môi trường cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt. Để tồn tại, đứng vững, phát triển thì mỗi doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến kết quả kinh
doanh mà còn phải chú trọng tới hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được hình
thành từ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp vì nếu sử
dụng nguồn vốn hiệu quả sẽ tạo nên những cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là một trong những Công ty hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm. Mặc dù luôn chú trọng tới việc huy động và sử
dụng nguồn vốn kinh doanh nhưng hiệu quả đem lại vẫn chưa tương xứng với quy mô của Công ty.
Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng nêu
trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm
Kinh Đô miền Bắc” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền
Bắc, tuy nhiên các đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu về tình hình nhân sự của Công ty, hay chế độ đãi ngộ
đối với nhân viên trong Công ty… Đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến
thực phẩm Kinh Đô miền Bắc” sẽ nghiên cứu lĩnh vực quản trị tài chính ở một khía cạnh đó là phân tích
hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ:
Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền
Bắc, luận văn nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động sử dụng vốn tại Công ty
cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc để đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong thời gian

tới.
4. Đối tượng và phạm vi:


+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp sản xuất.
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Là tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp định tính và định lượng để phân tích thực trạng tình hình sử dụng
vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc. Phương pháp định tính để phân tích tính
chất của các yếu tố qua việc sử dụng các thông tin định tính sau khi tổng hợp và hệ thống hoá. Phương
pháp định lượng nhằm để lượng hoá các yếu tố qua việc sử dụng các thông tin định lượng sau khi phân
tích và so sánh.
6. Dự kiến đống góp của luận văn:
Đề tài làm căn cứ và tài liệu tham khảo cho Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền
Bắc có thể vận dụng để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển của Công ty trong thời
gian tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong điều kiện môi
trường cạnh tranh ngày càng tăng.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực

phẩm Kinh Đô miền

Bắc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực
phẩm Kinh Đô miền Bắc.



Chương 1

Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn
trong doanh nghiệp
1.1.

Vốn trong doanh nghiệp

1.1.1.

Khái niệm, đặc trưng của vốn trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước tiên, doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn

bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý và sử dụng
vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra
đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Vậy vốn doanh nghiệp là gì ?
Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những
quan niệm khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của Marx, ông cho rằng: “ Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư,
là một đầu vào của quá trình sản xuất ”. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn, tuy nhiên do hạn chế
về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế mà Marx quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo
ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Paul.A.Samuelson, nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển đã kế thừa các quan điểm của
trường phái cổ điển về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố của đầu vào sản xuất thành ba bộ phận là
đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình
sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, đó có thể là máy
móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ…Trong quan niệm về vốn của Samuelson không

đề cập đến các tài sản tài chính, những tài sản có giá có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, ông đã
đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.
Trong cuốn kinh tế học của David Beeg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa về vốn: Vốn hiện vật và
vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá, sản phẩm đã sản xuất ra để sản xuất
các hàng hoá khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp. Như vậy David Beeg
đã bổ sung định nghĩa vốn tài chính cho định nghĩa vốn của Samuelson.


Nhìn chung, các nhà kinh tế đã thống nhất ở điểm chung cơ bản: Vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của
quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị trường.
Như vậy, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản, được đầu tư vào sản
xuất kinh doanh. Chính vì vậy vốn là một loại hàng hoá đặc biệt.
Trước hết, vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của vốn thể hiện ở chi phí mà
chúng ta bỏ ra để có được nó. Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào quá
trình sản xuất kinh doanh ( mua máy móc, thiết bị, hàng hoá…)
Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Khi
vay vốn chúng ta chỉ có quyền sử dụng vốn còn quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó. Tính đặc
biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ vốn không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả
năng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chính vì vậy, giá trị của vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố của môi trường kinh tế vĩ mô, không phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều
này đặt ra nhiệm vụ đối với nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả vốn để đem lại
một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí bỏ ra để vay vốn và có lợi nhuận tối đa.
Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành liên tục do vậy vốn của doanh
nghiệp cũng được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Trong quá trình tuần
hoàn và chu chuyển vốn, vốn thay đổi cả về hình thái và lượng giá trị. Vốn trong các doanh nghiệp sản
xuất được vận động như sau:
TLLĐ
T

H


SX

H’

T’

ĐTLĐ
(T’ > T)
Bắt đầu là hình thái vốn tiền tệ sang hình thái vốn sản xuất (TLLĐ, ĐTLĐ). Sau quá trình sản
xuất vốn chuyển hoá thành hình thái vốn hàng hoá. Cuối cùng trở lại hình thái vốn tiền tệ.
Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc
vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Đặc trưng của vốn trong doanh nghiệp
Quá trình sản xuất kinh doanh chỉ được tiến hành khi có vốn, vốn quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, nó bao gồm những đặc trưng sau:


Vốn là một loại hàng hoá đặc biệt, nó có giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị của vốn chính là giá trị của

-

bản thân nó, còn giá trị sử dụng là thông qua việc mua bán trên thị trường, vốn sẽ tạo ra một giá trị sử
dụng lớn hơn.
- Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản thực trong doanh nghiệp, hay nói cách khác, vốn thể hiện
giá trị của tài sản. Không phải mọi tài sản đều được coi là vốn, chỉ những tài sản có giá trị được sử dụng
vào quá trình sản xuất kinh doanh mới được coi là vốn.
-

Vốn luôn vận động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn được biểu hiện bằng tiền


nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để biến thành vốn thì tiền phải được vận động trong quá trình
sản xuất kinh doanh, biến đổi qua các hình thái khác nhau và trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn
hơn.
-

Vốn có giá trị về mặt thời gian, một đồng vốn ở thời điểm hiện tại sẽ lớn hơn một đồng vốn trong

tương lai, do đó xem xét hiệu quả kinh doanh là xem xét mỗi đồng vốn bỏ vào kinh doanh phải không
ngừng vận động và tăng trưởng.
-

Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn phải có chủ thì mới sử dụng hiệu quả, những đồng

vốn không có chủ thường bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Do đó, việc xác định rõ chủ sở hữu sử dụng
vốn là vấn đề quan tâm của không những nhà đầu tư mà còn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và
ngoài nước khi doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư.
-

Vốn phải được tập trung đến một luợng nhất định mới có thể tác dụng đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Nếu đồng vốn phân tán, rải rác không đủ lớn thì việc thực hiện đầu tư không thành, doanh nghiệp mất cơ
hội tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm cách tập trung và thu hút vốn tạo một lượng
vốn đủ lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả các doanh
nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tuỳ vào mục đích và loại hình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh
nghiệp phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển.
Phân loại theo cách này vốn trong doanh nghiệp được chia thành hai loại:

động.
a. Vốn cố định.

vốn cố định và vốn lưu


Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, đặc
điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần
hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định của doanh nghiệp gồm tài sản cố định hữu hình và
tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật
chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc…
Theo chế độ quy định hiện hành những tư liệu lao động nào đảm bảo đủ hai điều kiện sau đây sẽ
được gọi là tài sản cố định hữu hình:
- Giá trị >= 10.000.000 đồng.
- Thời gian sử dụng >=1 năm.
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá
trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành
lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại …
Đặc điểm chung của các tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng
ban đầu của tài sản cố định không thay đổi, song giá trị của nó lại chuyển dịch dần dần từng phần vào giá
trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và được bù đắp khi sản phẩm được tiêu thụ.


Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính của Công ty Kinh Đô miền Bắc từ năm 2004 đến 2008
2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Đinh Thế Hiển (2008), Quản trị tài chính - đầu tư lý thuyết và ứng dụng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Trần Văn Hùng (2004), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.
5. Lưu Thị Hương (2005), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội
6. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (2008), Kiểm toán báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
8. Nguyễn Công Nghiệp, Phùng Thị Đoan (1992), Bảo toàn và phát triển vốn, Nxb thống kê, Hà Nội.
9. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp lý thuyết và thực hành, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
10. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội.
11. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội.
12. Đoàn Xuân Tiên (2005), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
13. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (1991), Giải pháp huy động, sử dụng nguồn vốn, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh
14. Brigham, E., F (2002), Financial Managament, South-Westen.
15. Moosa, A.I (2004), International Finance, McGraw-Hill Western College Publishing.
16. Shapiro, A (1999), Multinational Financial Management, Prentice-Hall.




×