Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

nghiên cứu giải pháp tích hợp trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn qua mạng viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực,
không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai,
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

1


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU ..............................................5
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ................................................................................7
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 9
Lý do chọn đề tài........................................................................................................9
Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................9
Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................10
Tóm tắt cơ bản và đóng góp mới của tác giả ........................................................ 10
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
CHƯƠNG I. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HIỆN TẠI CỦA TRUNG
TÂM ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ CỨU NẠN ....11
1.1.Khái quát công tác PCCC thành phố Hà Nội .................................................11
1.2.Tổng quan Trung tâm chỉ huy điều hành PCCC ...........................................11
1.2.1.Trung tâm điều hành tỉnh/thành phố ......................................................... 13
1.2.2.Các trạm chữa cháy ..................................................................................... 15
1.2.3.Thiết bị di động trên xe................................................................................17
1.2.4.Trung tâm chỉ huy điều hành Quốc gia kết hợp chức năng đào tạo và bảo
trì ........................................................................................................................... 18
1.3.Mô hình sắp đặt trung tâm chỉ huy .................................................................19


1.3.1.Trung tâm chỉ huy điều hành PCCC&CHCN Quốc gia ........................... 19

2


1.3.2.Trung tâm chỉ huy điều hànhPCCC &CHCN tại thành phố Hồ Chí Minh
............................................................................................................................... 21
CHƯƠNG II CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRONG TRUNG TÂM
CHỈ HUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ CỨU NẠN.................... 22
2.1 Tổng quan các thành phần chức năng trong trung tâm chỉ huy PCCC và
CHCN ....................................................................................................................... 22
2.2 Hệ thống điều động với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống thông tin địa lý
CAD/GIS................................................................................................................... 22
2.2.1 Hệ thống quản lý sự cố................................................................................22
2.2.2 Hệ thống thông tin địa lý .............................................................................23
2.2.3 Quản lý nguồn lực ....................................................................................... 24
2.2.4 Dịch vụ xác định vị trí xe ............................................................................24
2.2.6 Báo cáo .........................................................................................................25
2.3 MDS – Hệ thống điều động di động .................................................................26
2.4 ICCS – Hệ thống Điều khiển Thông tin Liên lạc Tích hợp ........................... 27
2.5. DVR – Hệ thống ghi âm giọng nói kỹ thuật số ..............................................28
2.6. IT – Cơ sở hạ tầng và Khung An toàn An ninh .............................................29
2.6.1 Quyền truy cập đa phương (Multi-Level Access-Rights) .......................... 29
2.6.2. Thông tin liên lạc được đảm bảo thông qua cơ sở hạ tầng công cộng ....30
2.6.3. Trao đổi dữ liệu .......................................................................................... 30
2.7. Hệ thống hiển thị thông tin ..............................................................................31
2.9. Hệ thống cung cấp điện .................................................................................... 32
CHƯƠNG III CHỨC NĂNG CỦA MẠNG VIỄN THÔNG TRONG GIÁM SÁT
VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC PCCC .......................................................................34
3.1. Mạng nội bộ trong trung tâm chỉ huy điều hành PCCC và CHCN (LAN) 34

3


3.2.1 Tổng quan ....................................................................................................35
3.2.2. Thiết kế và an ninh VPN ............................................................................37
3.2.3 Thiết bị an ninh mạng tích hợp ..................................................................39
3.3. Chi tiết giải pháp mạng riêng ảo trong trung tâm chỉ huy điều hành
PCCC&CHCN .........................................................................................................41
3.3.1. Mô tả giải pháp ........................................................................................... 41
3.3.2. Mô hình kết nối mạng ................................................................................41
3.3.3. Thiết kế chi tiết ........................................................................................... 44
3.3.4. Bảo mật đường truyền kết nối các trung tâm thông tin, chỉ huy điều hành
Phòng cháy Chữa cháy và Cứu hộ Cứu nạn ...................................................... 48
CHƯƠNG IV MÔ PHỎNG PHẦN MỀM CHỈ HUY ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ CỨU NẠN ...................................................................55
4.1 Quy trình triển khai chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khi xảy ra hỏa hoạn tại
các cơ sở .................................................................................................................... 55
4.1.1. Công tác tổ chức chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại chỗ .......................... 55
4.1.2 Công tác tổ chức chữa cháy và cứu hộ cứu ạn đối với các đám cháy lớn56
4.2 Mô phỏng phần mềm chỉ huy điều hành Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ
cứu nạn ..................................................................................................................... 58
4.2.1. Giao diện phần mềm................................................................................... 58
4.2.2. Chức năng chính của phần mềm .............................................................. 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 69

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU

ACD

Phân phối cuộc gọi tự động

ANI/ALI

Xác định số điện thoại tự động / xác định địa điểm cuộc gọi
tự động

AVL

Tự động xác định vị trí xe

CAD

Điều động nguồn lực với sự hỗ trợ của máy tính

CLIP

Hiển thị đường dây gọi đến

CCTV

Closed Circuit Tele-Vision

DDI

Gọi vào trực tiếp

DTMF


Dual Tone Multiple Frequency

DVR

Ghi âm giọng nói kỹ thuật số (Digital Voice Recording)

FRQ

Frequentis

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GUI

Giao diện với người sử dụng

HMI

Giao diện người và máy

IP

Internet Protocol

ISP

Nhà cung cấp dịch vụ Internet


LAN

Mạng nội bộ

MSAG

Master Street Address Guide

NENA

National Emergency Number Association (US)

MPS

Bộ Công An Việt Nam

CWP

Trạm làm việc của điều hành viên

OWP

Trạm làm việc của người vận hành

PC

Máy tính cá nhân / để bàn

PCCC&CHCN


Phòng cháy Chữa cháy và Cứu hộ Cứu nạn

POTS

Dịch vụ điện thoại truyền thống

PSTN

Mạng tổng đài điện thoại công cộng

PTT

Push-To-Talk (radio frequency carrier control)

QoS

Quality of Service

5


RMS

Hệ thống quản lý bản ghi

RTP

Giao thức vận chuyển thời gian thực


SMS

Dịch vụ quản lý hệ thống

SW

Phần mềm

UA

Cơ quan người sử dụng

UI

Giao diện với người sử dụng

UPS

Lưu điện dự phòng sự cố mất điện

VLS

Dịch vụ xác định vị trí xe chữa cháy

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Tốc độ đường truyền của từng đơn vị

6



DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 1-1

Tổng quan Trung tâm chỉ huy điều hành PCCC

Hình 1-2

Các thành phần của trung tâm chỉ huy điều hành

Hình 1-3

Các thành phần của trạm chữa cháy

Hình 1-4

Thiết bị di động trên xe

Hình 1-5

Các thành phần của trung tâm chỉ huy Điều hành Quốc gia kết hợp
chức năng đào tạo và bảo trì

Hình 1-6

Trung tâm chỉ huy điều hành quốc gia kiêm đào tạo và bảo trì

Hình 1-7

Trung tâm chỉ huy điều hành tại thành phố Hồ Chí Minh


Hình 2-1

Hệ thống điều khiển thông tin Liên lạc tích hợp

Hình 2-2
Hình 3-1

Tích hợp hệ thống Video IVMS
Mô hình mạng logic

Hình 3-2

VPN dành cho trung tâm chỉ huy điều hành cấp tỉnh và quốc gia

Hình 3-3

VPN cho trạm chữa cháy

Hình 3-4

Mô hình kết nối tổng thể MPLS L2VPN

Hình 3-5

Mô hình kết nối tổng thể từ Cục Cảnh sát PCCC đến Cảnh sát PCCC
các tỉnh, thành phố

Hình 3-6

Mô hình kết nối tổng thể từ Cảnh sát PCCC đến Phòng Cảnh sát

PCCC Quận, huyện

Hình 3-7

Mô hình kết nối tổng thể

Hình 3-8

Mô hình kết nối từ Cục Cảnh sát PCCC đến các sở Cảnh sát PCCC
tỉnh

Hình 3-9

Mô hình kết nối từ sở Cảnh sát PCCC tỉnh đến các phòng Cảnh sát
PCCC Quận/Huyện

Hình 4-1

Các menu trong phần mềm

Hình 4-2

Menu Hành động

Hình 4-3

Menu Thông tin

Hình 4-4


Menu Đăng ký

Hình 4-5

Submenu Các thiết lập cơ bản

7


Hình 4-6

Submenu Vị trí

Hình 4-7

Submenu Điểm đến

Hình 4-8

Giao diện thông tin báo cháy khi có cuộc gọi báo cháy đến trung tâm

Hình 4-9

Giao diện khi có cháy tại khách sạn OASIS

Hình 4-10

Camera giám sát giao thông

Hình 4-11


Định tuyến đến địa điểm cháy (Khách sạn OASIS)

Hình 4-12

Định tuyển từ nhiều trạm chữa cháy

8


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) có một vai trò hết sức quan trọng trong
việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người. Với tình hình xã hội càng ngày càng
hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng vật chất của con người càng tăng dẫn đến các nguy cơ
cháy nổ càng lớn. Đã có nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do đó công tác PCCC rất cần thiết với cuộc
sống con người.
Ở Việt Nam, hầu hết các công trình cơ sở nhà máy, nhà cao tầng, một số khu vực
công cộng đều có hệ thống báo cháy tự động. Tuy nhiên, các hệ thống đó chỉ báo động
ở cục bộ trong phạm vi cơ sở đó và đòi hỏi cần có người trực thường xuyên. Việc thông
báo đến cơ quan cảnh sát PCCC thường rất muộn và khi đó đám cháy đã xảy ra rất lớn.
Ngoài ra, người thông báo cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, việc này cũng
góp phần tăng thời gian hỏa hoạn làm tăng thiệt hại do đám cháy gây ra. Vì vậy, việc
xây dựng một hệ thống báo cháy tự động đến cơ quan PCCC trên một vùng hoặc trên cả
nước là một việc hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn
(CHCN) diễn ra được nhanh chóng, kịp thời, từ đó sẽ giảm được tối đa thiệt hại mà đám
cháy gây ra. Đồng thời, hệ thống này phài đồng bộ được với hệ thống trước đây và phục
vụ cho công tác chỉ huy và điều hành PCCC & CHCN. Trên cơ sở đó, đề tài luận văn
cao học: “Nghiên cứu giải pháp tích hợp Trung tâm điều hành Phòng cháy chữa cháy và

Cứu hộ cứu nạn qua mạng viễn thông” được thực thi và phát triển trên cơ sở đề tài
nghiên cứu khoa học cấp thành phố Hà Nội "Nghiên cứu công nghệ chế tạo hệ thống
cảnh báo tự động và phương tiện hỗ trợ cứu hộ cứu nạn phục vụ phòng cháy chữa cháy
trên địa bàn thành phố Hà Nội", mã số 01C-02/04-2013-2 do TS. Đỗ Trọng Tuấn
chủ trì.
Lịch sử nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là trung tâm PCCC & CHCN được đặt tại Cục Cảnh
sát Phòng Cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (Số 2A Đinh Lễ - Quận Hoàn Kiếm - TP
Hà Nội) nên chắc chắn có hồ sơ vật chất của trung tâm này.

9


Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu mô hình tổng quan Trung tâm điều hành Phòng cháy chữa cháy và
cứu hộ cứu nạn.
- Nghiên cứu từng thành phần cụ thể trong Trung tâm điều hành Phòng cháy chữa
cháy và cứu hộ cứu nạn.
- Nghiên cứu về vai trò mạng viễn thông trong giám sát và điều hành công tác
PCCC.
- Mô phỏng phần mềm chỉ huy điều hành Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu
nạn.
Tóm tắt cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Nội dung các vấn đề cần giải quyết:
- Đưa ra được mô hình trung tâm Điều hành Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu
nạn.
- Đưa ra được các chức năng của từng thành phần trong trung tâm Điều hành Phòng
cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn.
- Nêu lên vai trò của mạng viễn thông trong giám sát và điều hành công tác PCCC.
- Mô phỏng phần mềm chỉ huy điều hành Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu

nạn và nêu được ý nghĩa và vai trò của phần mềm trong công tác PCCC&CHCN.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn, tham khảo các mô
hình thực tế, các tiêu chuẩn liên quan NFPA và TCVN. Và với những yêu cầu cụ thể
của đề tài, tác giả đã xác định những yêu cầu cụ thể cần thực hiện để thiết kế mô phỏng
phần mềm trung tâm chỉ huy và điều hành phòng cháy chữa cháy qua mạng viễn thông
nhằm hoàn thành các yêu cầu đặt ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Trọng Tuấn, các thầy giáo trong Viện
Điện tử - Viễn thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các cán bộ chiến sĩ cảnh sát
Phòng cháy chữa cháy thuộc cục cảnh sát PC66, Phòng nghiệp vụ thuộc cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy Hà Nội và Phòng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Số 2 đã giúp đỡ
tôi hoàn thành nội dung luận văn này.

10


CHƯƠNG I. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HIỆN TẠI CỦA TRUNG
TÂM ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ CỨU NẠN
1.1.Khái quát công tác PCCC thành phố Hà Nội
Ở Việt Nam, công tác PCCC và CHCN là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cá nhân,
mọi tổ chức, nhưng đơn vị quản lý và điều hành là Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH). Hiện nay, Cục cảnh sát PCCC & CNCH có 8 cảnh
sát PCCC thành phố và 55 Phòng cảnh sát trực thuộc trợ giúp việc điều hành của cục.
Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH là đơn vị trực tiếp quản lý các hoạt động về PCCC của
tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, … trong địa bàn
được giao.
Năm 2014, xảy ra 2.375 vụ cháy (2.025 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương
tiện giao thông và 350 vụ cháy rừng). Thiệt hại do cháy gây ra: làm chết 90 người, bị
thương 143 người, về tài sản ước tính trị giá 1.307,078 tỷ đồng và 1.352 ha rừng. Trong
đó có 31 vụ cháy lớn, gây thiệt hại tài sản 907,801 tỷ đồng.

Xảy ra 42 vụ nổ làm chết 29 người, bị thương 30 người, thiệt hại tài sản trị giá
3.432 triệu đồng.
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã thực hiện 694 vụ cứu nạn cứu hộ, trong
đó có 397 vụ CNCH trong đám cháy; 108 vụ CNCH dưới nước; 42 vụ cứu hộ phương
tiện giao thông; 7 vụ cứu nạn sụp đổ công trình; 10 vụ cứu nạn, cứu hộ hang hầm, giếng
sâu; 40 vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao; 90 vụ tai nạn sự cố khác. Tổ chức hướng dẫn thoát
nạn được hàng nghìn người; trực tiếp cứu được 255 người (không tính số người cứu
được trong các vụ cháy, nổ); tìm được 163 xác nạn nhân bàn giao cho lực lượng chức
năng xử lý.
1.2.Tổng quan Trung tâm chỉ huy điều hành PCCC
Hiện nay các trung tâm chỉ huy điều hành ở Việt Nam bao gồm 1 trung tâm chỉ
huy điều hành quốc gia, 4 trung tâm chỉ huy điều hành cấp tỉnh/thành phố, 21 trạm chữa
cháy.
Mỗi trung tâm được cung cấp các thành phần cơ sở hạ tầng chính sau:

11


- Ứng dụng trả lời điện thoại và điều động lực lượng (CAD) kết hợp với hệ
thống thông tin địa lý (GIS) dựa trên hệ thống Frequentis Protect™
- Các thiết bị thông tin liên lạc và dữ liệu dựa vào hệ thống ICCS và DIVOS
của Frequentis
- Hệ thống trang thiết bị văn phòng (Phần cứng máy tính và phần mềm văn
phòng).
Các trạm chữa cháy theo sự chỉ huy của các trung tâm được trang bị máy tính để
bàn, nhằm thực hiện không giới hạn ở các mục đích sau:
- Tiếp nhận thông tin sự cố và báo cáo tình trạng cùng các thông tin chủ yếu
về trung tâm chính.
- Thực hiện các công việc hành chính và văn phòng khác
Trang bị thiết bị di động cho tổng cộng 64 xe chữa cháy và sau đó hoàn thiện hệ

thống, cho phép các cán bộ trên xe tìm cách tìm ra địa điểm sự cố, tiếp nhận các tín hiệu
cập nhật, thực hiện các hoạt động đánh dấu thời gian (time-stamp), và gửi thông tin trở
về trung tâm để xử lý và lưu trữ thông tin.
Việc kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các trung tâm, trạm chữa cháy, và xe được
thực hiện qua mạng VPN trên phạm vi toàn quốc sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của công
cộng hoặc mạng riêng của Bộ Công An.
Ngoài thiết bị, lắp đặt, nghiệm thu, đào tạo và chuyển giao công nghệ là một
thành phần quan trọng. Chuyển giao công nghệ được hỗ trợ thông qua gói dịch vụ đào
tạo toàn diện với mục đích:
- Thiết lập và đào tạo các đội bảo trì và xây dựng phương án phản ứng
(tactical).
Đào tạo vận hành viên và cán bộ giám sát sử dụng các ứng dụng
- Tổ chức các cuộc hội thảo đào tạo người đào tạo để tăng cường năng lực của
các cán bộ đào tạo giúp họ tự thực hiện các khóa đào tạo khác sau này.
Cách tiếp cận này cho phép vận hành viên tự bảo trì hệ thống, theo cách tập trung
hóa hoạt động bảo trì tại Trung tâm chỉ huy điều hành quốc gia kết hợp chức năng đào

12


tạo và bảo trì. Điều đó có nghĩa là không cần không cần nhân sự bảo trì làm việc trực
tiếp tại các trung tâm chỉ huy điều hành khác hoặc trạm chữa cháy.

Hình 1-1: Tổng quan Trung tâm chỉ huy điều hành PCCC

1.2.1.Trung tâm điều hành tỉnh/thành phố
Trung tâm chỉ huy điều hành được xây dựng để giúp Cơ quan phòng cháy chữa
cháy thực hiện các hoạt động trong thẩm quyền của mình trong việc tiếp nhận các cuộc
gọi và quản lý việc phản ứng với các cuộc gọi/sự cố. Trung tâm chỉ huy điều hành sẽ
thực hiện các chức năng sau:

- Truy cập các thông tin báo cháy khẩn cấp:
+ Tiếp nhận thông tin báo cháy khẩn cấp và các thông tin liên quan
+ Tìm kiếm đối tượng trên bản đồ, xác định địa điểm cháy
- Tập hợp các khuyến nghị về phương án huy động nguồn lực dựa trên quy
trình công việc đã thiết lập:
+ Tập hợp các kế hoạch và thông tin liên quan tới các hoạt động chữa cháy
tại địa điểm đám cháy đang diễn ra
13


+ Xác định các tuyến đường đi tới địa điểm đám cháy
+ Khuyến nghị phương án / kế hoạch huy động và sử dụng nguồn lực.
+ Hiển thị thông tin vị trí xe chữa cháy
+ Hiển thị thông tin về các cột nước, bể nước, hồ nước gần đó
+ Theo dõi, phối hợp, và chỉ huy các nguồn lực tới / tại địa điểm đám cháy
- Thông tin và cập nhật tình hình:
+ Tình trạng các cột nước và nguồn nước khi có thay đổi mang tính hệ
thống tại tỉnh / thành phố
+ Cập nhật những thay đổi về chính sách phòng cháy, chữa cháy tại các
trạm chữa cháy, các đối tượng quản lý khi có thay đổi mang tính hệ thống
tại tỉnh / thành phố.
+ Cập nhật những thay đổi về đường phố khi có thay đổi mang tính hệ
thống tại tỉnh / thành phố
+ Tìm kiếm, báo cáo và lọc thông tin:
+ Lập báo cáo tình hình các cột nước, bể nước phân theo phường / xã, quận
/ huyện, tỉnh / thành phố.
+ Lập báo cáo thống kê và phân tích quản lý tình hình cháy nổ
+ Lập báo cáo tổng hợp thông tin về lực lượng PCCC theo lãnh thổ
+ Lập báo cáo công tác PCCC tại các cơ sở đối tượng quản lý
+ Lập báo cáo các vụ cháy xảy ra trên địa bàn theo thời gian

Trái tim của Trung tâm chỉ huy Điều hành là Giải pháp Frequentis Protect™
CAD/GIS, giải pháp này được củng cố thêm bởi hệ thống thông tin liên lạc Frequentis
ICCS, Giải pháp lưu trữ Frequentis DIVOS, và một số phần cứng, phần mềm khác cần
thiết để tạo nên một giải pháp trung tâm chỉ huy điều hành thống nhất tích hợp và linh
hoạt tùy biến. Các chức năng này được truy cập qua các trạm làm việc với giao diện
thông minh và tự động hóa cao nhằm đảm bảo dễ dàng khi sử dụng.
Tất cả các trung tâm được kết nối qua một mạng diện rộng (WAN), được xây
dựng trên cơ sở hạ tầng IP kết nối có dây và không dây trên cả nước, và bởi vì trung tâm

14


sẽ hoạt động 24 giờ một ngày, nên trang bị các trạm làm việc bổ sung và cán bộ giám
sát để hỗ trợ các cán bộ và nhân sự chủ chốt trong công việc của họ.

Hình 1-2 : Các thành phần của trung tâm chỉ huy điều hành
Bên cạnh các chức năng vận hành, các trung tâm chỉ huy điều hành cũng phục
vụ như một trung tâm phụ tùng trong khu vực địa bàn thuộc thẩm quyền của mình, các
trạm làm việc cũng cho phép thực hiện các nhiệm vụ hành chính khác nhau (báo cáo,
thống kê,…)
1.2.2.Các trạm chữa cháy
Các trung tâm chỉ huy điều hành đóng vai trò như nút HUB trong mạng lưới chỉ
huy điều hành. Các trạm chữa cháy và thiết bị di động đặt trên xe chữa cháy đại diện
cho các nút bổ sung có thể truy cập và chia sẻ thông tin và trao đổi tin nhắn.
Trạm chữa cháy sẽ thực hiện các hoạt động sau:
- Tiếp nhận lệnh và / hoặc chỉ thị từ cấp trên và điều hành lực lực lượng tham
gia chữa cháy
- Điều phối và chỉ huy lực lượng chữa cháy.
- Cập nhật thông tin vào hệ thống:


15


+ Nguồn nhân lực, số lượng, chủng loại và tình hình hoạt động của xe và
phương tiện chữa cháy …
+ Thực trạng và tình hình hoạt động của hệ thống trụ nước và các nguồn
nước khi có sự thay đổi tại địa phương quản lý.
+ Cập nhật thông tin về công tác PCCC ở các cơ sở và các đối tượng quản
lý.
+ Cập nhật thông tin về sự thay đổi nhỏ của các đường giao thông… tại địa
phương mình quản lý.
- Truy vấn thông tin, thiết lập báo cáo thống kê:
+ Lập báo cáo về hiện trạng các trụ nước, bể nước theo lãnh thổ.
+ Lập báo cáo tổng hợp thông tin về lực lượng CS PCCC theo lãnh thổ.
+ Lập báo cáo công tác PCCC các cơ sở đối tượng quản lý.
+ Lập báo cáo về các vụ cháy xảy ra trên địa bàn theo thời gian.
+ Lập bản thống kê, phân tính tình hình cháy nổ.
Hệ thống sử dụng công nghệ mạng phân phối (distributed), các trạm chữa cháy
được trang bị tính năng khởi tạo, điều động, chỉnh sửa, và loại bỏ sự cố trong khu vực
địa bàn của mình với các nguồn lực của mình, trong khi Trung tâm Chỉ huy Điều hành
vẫn được thông báo đầy đủ về sự cố và các hoạt động liên quan, nó cũng có thể hành
động hoặc can thiệp khi cần. Các trạm chữa cháy được kết nối với mạng lưới chỉ huy
điều hành và cung cấp thông tin về Trung tâm Chỉ huy Điều hành một cách chính xác
và kịp thời, điều này đến lượt nó giúp tối ưu hóa quá trình ra quyết định trong hệ thống.
Nguyên lý chia sẻ dữ liệu cũng được áp dụng đối với bất kỳ dạng thông tin nào
mà Trạm chữa cháy thu thập được, ví dụ như thông tin về tòa nhà, điểm đáng chú ý, thủ
tục báo cháy đã lập sẵn, nguồn lực, ca kíp… Việc được kết nối vào mạng lưới chỉ huy
điều hành cũng cho phép tham gia vào mạng lưới thông tin liên lạc và nhắn tin của hệ
thống chỉ huy điều hành (ví dụ thực hiện các cuộc gọi điện thoại), và cũng có thể bị truy
cập từ xa bởi các cán bộ làm việc tại Trung tâm Chỉ huy Điều hành Quốc gia.


16


Hình 1-3: Các thành phần của trạm chữa cháy

1.2.3.Thiết bị di động trên xe
Thiết bị di động bổ sung thêm tính năng vào hệ thống vận hành vì nó cho phép
cán bộ chỉ huy xe đó theo dõi thông tin chi tiết về sự cố, địa điểm sự cố, tuyến đường
tới sự cố khi đang ở ngoài trạm chữa cháy. Thiết bị di động sẽ tự động báo cáo vị trí xe
trở về trung tâm để giúp theo dõi sự cố tốt hơn.

Hình 1-4: Thiết bị di động trên xe

17


1.2.4.Trung tâm chỉ huy điều hành Quốc gia kết hợp chức năng đào tạo và bảo trì
Các trung tâm chỉ huy cấp tỉnh, trạm chữa cháy, và xe chữa cháy lo xử lý tốt
nhiệm vụ của mình, còn Trung tâm Chỉ huy Điều hành Quốc gia kết hợp chức năng đào
tạo và bảo trì thực hiện các hoạt động sau:
- Hỗ trợ theo dõi giám sát hoạt động PCCC trên quy mô quốc gia.
- Chỉ huy điều hành các vụ cháy lớn, sự cố, thảm họa mang tính quốc gia.
- Truy suất thông tin, hỗ trợ lập báo cáo, phân tích, thống kê.
- Đưa ra các chính sách, quy trình, phân quyền cho các users.
- Có quyền truy cập thông tin không hạn chế, có thể truy cập và sử dụng bất
cứ loại dữ liệu nào từ tất cả các trung tâm khác (các trung tâm cấp dưới).
- Ngoài ra, Trung tâm Chỉ huy Điều hành Quốc gia có vai trò như một trung
tâm đào tạo và bảo trì hỗ trợ kỹ thuật với các vai trò chức năng chính sau:
+ Giám sát, theo dõi và khắc phục sự cố kỹ thuật và bảo đảm kỹ thuật đối

với tất cả các trạm và trung tâm;
+ Cập nhật CSDL bản đồ và CSDL chuyên ngành PCCC mang tính hệ
thống.
+ Kiểm tra, nâng cấp hệ thống, backup dữ liệu.
+ Giám sát an ninh và an toàn cho toàn mạng.Tạo, thay đổi và hiệu chỉnh
các mẫu, biểu báo cáo thống kê.
+ Tổ chức các khóa đào tạo về bảo trì và vận hành hệ thống.
Trung tâm này cũng có nhiều nét giống với các trung tâm khác, nhưng được
trang bị thêm trạm làm việc bổ sung và các phương tiện và chức năng cần thiết
cho các mục đích trên.
Thành phần Quốc gia của Trung tâm này tập trung vào việc thu thập dữ liệu và
báo cáo. Người sử dụng với thẩm quyền theo dõi và hỗ trợ hoạt động ở các trung tâm
khác, ví dụ như các sự kiện quy mô lớn. Chức năng đào tạo và bảo trì của Trung tâm
này có thể thực hiện song song với các chức năng quốc gia nói trên của trung tâm, với
thiết kế cho phép nhiều mức độ vận hành, quản lý hành chính, và đào tạo kỹ thuật sử
dụng cùng loại thiết bị, công cụ như ở các trung tâm khác.

18


Hình 1-5: Các thành phần của trung tâm chỉ huy Điều hành Quốc gia kết hợp chức
năng đào tạo và bảo trì
Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của Trung tâm Chỉ huy Điều hành Quốc gia được
thực hiện bởi các cán bộ bảo trì, là những người theo dõi toàn bộ hệ thống và các thành
phần của mạng lưới chỉ huy điều hành thông qua các công cụ đặc biệt để theo dõi và cấu
hình. Với các cán bộ đã được đào tạo nhiều nhất trong quá trình triển khai dự án, họ sẽ
có đầy đủ năng lực phát hiện, xác định, và chỉnh sửa phần lớn vấn đề hệ thống mà không
cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Các nhân viên bảo trì cũng thực hiện trách nhiệm hành
chính khác như tổng hợp báo cáo, lưu dự phòng, cài đặt và phân phối dữ liệu, nhập xuất
(import / export) dữ liệu cấu hình mạng, quản trị người sử dụng,… nhằm đảm bảo sự

vận hành bền vững trong suốt vòng đời của hệ thống.
Cùng với việc kết hợp chức năng đào tạo và bảo trì vào Trung tâm còn có trung
tâm phụ tùng, chịu trách nhiệm bảo trì và quản lý phụ tùng trên toàn quốc.
1.3.Mô hình sắp đặt trung tâm chỉ huy
1.3.1.Trung tâm chỉ huy điều hành PCCC&CHCN Quốc gia
Để hệ thống phát huy hết tính năng, các vận hành viên đã đề xuất ra mô hình các
phòng trong Trung tâm Chỉ huy và điều hành PCCC&CHCN Quốc gia, mô hình này là

19


một trong nhưng mô hình tiện lợi nhất, hỗ trợ cho việc tiếp nhận thông tin, cũng như
đào tạo từ xa cho các cán bộ ở trung tâm chỉ huy thành phố lớn, nhỏ và các trạm chữa
cháy khác

Hình 1-6: Trung tâm chỉ huy điều hành quốc gia kiêm đào tạo và bảo trì
Mô hình có 5 phòng kể cả phòng bếp và phòng vệ sinh cá nhân, 3 phòng làm
việc, trong đó:
 Phòng thiết bị (equipment room) dùng để đặt các tủ server, các PC, bàn ghế để
các vân hành viên làm việc.
 Phòng đào tạo từ xa (Training room) dùng để cho các cán bộ kỹ thuật có thâm
niên và kinh nghiệm đào tạo cho các cán bộ hoặc vận hành viên khác cách sử
dụng hệ thống

20


 Phòng họp (Conference room) bình thường dùng để họp, khi có đám cháy mang
tính quốc gia thì sẽ kết hợp với phòng đào tao để Chỉ huy có thể theo dõi và
điều hành, chỉ đạo các cán bộ chiến sĩ dưới quyền.

1.3.2.Trung tâm chỉ huy điều hànhPCCC &CHCN tại thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1-7: Trung tâm chỉ huy điều hành tại thành phố Hồ Chí Minh
Tương tự với các phòng ở trung tâm quốc gia, Trung tâm chỉ huy điều hành tại
thành phố lớn (ở đây cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh) có các phòng Vận hành
(Operations Room), Phòng thiết bị (equipment room), phòng bến và phòng vệ sinh cá
nhận. Tuy nhiện, nhiệm vụ của phòng Vận hành rất lớn đối với các trung tâm thành phố,
ở đây, các chỉ huy sẽ điều hành và chỉ đạo khi có các vụ cháy cần phối hợp nhiều lực
lượng. Ở đây, cũng sẽ là phòng đào tạo khi các cán bộ ở trung tâm quốc gia đào tạo cho
các cán bộ, vận hành viên của trung tâm thành phố.

21


CHƯƠNG II CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRONG TRUNG TÂM
CHỈ HUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ CỨU NẠN
2.1 Tổng quan các thành phần chức năng trong trung tâm chỉ huy PCCC và CHCN
Hệ thống thông tin chỉ huy được chia thành bốn nhóm chức năng:
- Chỉ huy điều hành:
+ Hệ thống điều động nguồn lực được hỗ trợ bởi máy tính (CAD)
+ Hệ thống thông tin đia lý (GIS)
+ Hệ thống điều động đi động (MDS)
- Thông tin liên lạc:
+ Hệ thống điều khiển thông tin liên lạc tích hợp (ICCS)
+ Hệ thống ghi âm kỹ thuật số (DVR)
- Thông tin
+ Hệ thống hiển thị video (VDS)
+ Hệ thống hiển thông tin
- Cơ sở hạ tầng
+ Cơ sở hạ tầng IT và cơ chế an toàn An ninh (IT)

+ Mạng nội bộ (LAN)
+ Mạng riêng ảo (VPN)
2.2 Hệ thống điều động với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống thông tin địa lý
CAD/GIS
Hệ thống CAD/GIS được coi là phần chính của hệ thống chỉ huy điều hành, vì
nó là nguồn cung cấp thông tin cho người vận hành trong các trung tâm chỉ huy điều
hành, và trong các trạm chữa cháy, trên xe chữa cháy được trang bị thiết bị di động.
2.2.1 Hệ thống quản lý sự cố
Hệ thống quản lý sự cố là một hệ thống tác nghiệp định hướng quy trình, sử dụng
các thông tin tĩnh và thông tin động (ví dụ vị trí hiện thời và tình trạng xe) để hướng dẫn
người vận hành trong xử lý các sự cố. Ngoài việc thu thập thông tin về sự cố, đề xuất kế
hoạch hành động, và thực hiện các tính toán nguồn lực, nó còn ghi lại các thông tin khác

22


và hoạt động của người vận hành liên quan tới sự cố phục vụ cho việc xử lý, phân tích
và báo cáo.
Hệ thống quản lý sự cố không chỉ được truy cập bởi các trung tâm chỉ huy điều
hành, mà còn bởi các trạm chữa cháy, cho phép khởi tạo và quản lý sự cố mà không cần
sự tham gia của Trung tâm Chỉ huy Điều hành. Tuy nhiên, các cán bộ vận hành tại trung
tâm chỉ huy điều hành vẫn có thể truy cập đầy đủ toàn bộ thông tin về sự cố do Trạm
chữa cháy cung cấp, cũng như khả năng cướp quyền điều khiển hoặc can thiệp trực tiếp
vì các trung tâm có thẩm quyền cao hơn nhiều và có thông tin toàn cảnh về tình huống
sự cố trong địa bàn thuộc thẩm quyền của mình. Những xe có thiết bị di động (MDS)
cũng có thể truy cập vào hệ thống quản lý sự cố để trao đổi thông tin trạng thái hoặc để
lấy thông tin cập nhật về sự cố.
2.2.2 Hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một module bổ sung cho Hệ thống Quản lý Sự
cố bằng cách cung cấp khả năng hiển thị thông tin theo khu vực địa lý. Ví dụ nó dùng

để hiển thị vị trí xe chữa cháy nhờ tín hiệu nhận về từ module VLS. Một lợi thế quan
trọng khác của GIS là khả năng kết hợp thông tin địa lý với việc khởi tạo một số loại sự
kiện nhất định, ví dụ như gazetteer hoặc đăng ký nhân sự. Bằng cách kết hợp các tính
năng đặc biệt như “Thận trọng và đe dọa” với việc nhập dữ liệu đăng ký nhân sự, hệ
thống có thể ngay lập tức khởi tạo các lưu ý về tình huống sự cố.
Cơ sở của hệ thống GIS là hai loại thông tin, đó là bản đồ số theo định dạng raster
hoặc vector, và cơ sở dữ liệu liên quan nơi lưu thông tin tương ứng với vị trí địa lý. Chất
lượng của hai loại thông tin này quyết định tính chính xác và độ khả dụng của dữ liệu
phái sinh, tuy nhiên, kể cả với bộ dữ liệu hết sức cơ bản cũng có thể dùng để xử lý ra
kết quả khá tốt và phần lớn mọi cơ sở dữ liệu đều phải mất thời gian nhiều năm mới
hoàn thành xây dựng xong. Hệ thống thông tin GIS được tổ chức thành các lớp, để hiển
thị thông tin như lớp bản đồ hành chính các quận / huyện, phường / xã, lớp hiển thị dân
số, lớp hiển thị giao thông, lớp hiển thị trạm chữa cháy, lớp hiển thị phương án chữa
cháy, lớp hiển thị nguồn nước mặt, lớp hiển thị khu công nghiệp, lớp hiển thị siêu thị và

23


trung tâm thương mại, lớp hiển thị các cơ sở trọng điểm, lớp hiển thị các tòa nhà cao
tầng,…
Hệ thống phép bảo trì dữ liệu theo nhiều cách, cơ sở dữ liệu vị trí có thể được
truy cập từ trạm chữa cháy và nó hoàn toàn có thể nhập hoặc chỉnh sửa những thông tin
nhất định mà không cần có sự tham gia của Trung tâm Chỉ huy Điều hành. Hệ thống
được thiết kế để lưu trữ toàn bộ dữ liệu cần thiết cho trung tâm chỉ huy điều hành ở ổ
cứng, với dung lượng dự phòng đủ để hệ thống hoạt động trong nhiều năm.
2.2.3 Quản lý nguồn lực
Muốn Hệ thống Quản lý Sự cố giúp cán bộ điều hành đưa ra quyết định chính
xác, hệ thống cần có khả năng nhận biết về các nguồn lực sẵn có (ví dụ nhân sự cho
phản ứng, xe…), năng lực của chúng, vị trí chính xác của chúng, và tính sẵn sàng của
chúng. Module Quản lý Nguồn lực của hệ thống giúp người điều hành nhập, sửa, xóa

các thông tin tĩnh về nguồn lực trong cơ sở dữ liệu, lập nhóm, và tái thiết lập nhóm đối
với các đơn vị nguồn lực, cho phép cập nhật bằng tay tình trạng nếu cần. Hệ thống Quản
lý Nguồn lực có thể được truy cập từ tất cả các trạm chữa cháy nhằm giúp các trạm chữa
cháy cập nhật thông tin các nguồn lực của mình mà không cần có sự tham gia của trung
tâm chỉ huy điều hành cấp trên.
Đối với việc quản lý ca làm việc, Hệ thống hỗ trợ cán bộ chiến sĩ
trong việc xác lập các nhóm nguồn lực. Hệ thống có cơ chế giúp duy trì các mẫu thiết
lập nhóm nhân sự và có thể phân bổ ngay lập tức.
2.2.4 Dịch vụ xác định vị trí xe
Dịch vụ xác định vị trí xe (VLS) được thực hiện nhờ sử dụng Hệ thống điều độ
di động, nó báo cáo ngay lập tức vị trí của xe chỉ huy và xe chữa cháy được trang bị thiết
bị di động về Trung tâm Chỉ huy Điều hành tận dụng cơ sở hạ tầng GSM hiện có.
Việc theo dõi chính xác vị trí nguồn lực cho phép các dữ liệu liên quan hiện lên
màn hình kết hợp với thông tin địa lý (GIS) và Người Vận hành có thể chọn / điều động
những đơn vị nguồn lực tối ưu tham gia phản ứng.
2.2.5 Giao diện với người sử dụng (GUI)
Ngoài việc hệ thống có một số module phần mềm mang tính kết nối cao, nó còn

24


có giao diện (GUI) tương tác với người vận hành theo một ứng dụng duy nhất.
Màn hình GIS là thành phần chính của giao diện (GUI) hệ thống. Bất kỳ thông
tin nào được mã hóa địa lý sẽ được hiển thị đúng vị trí trên màn hình
GIS, cho phép người vận hành hiểu tình huống sự cố và sự phụ thuộc tình huống một
cách nhanh nhất có thể mà không cần phải thực hiện các tương tác không cần thiết khác
hoặc bị hiện tượng chèn lấp màn hình. Người vận hành có thể dịch chuyển trung tâm vị
trí trên bản đồ, zoom bản đồ đang hiển thị, và sử dụng các module GUI khác để chuyển
hướng qua lại, ví dụ như lựa chọn sự cố và đưa nó vào trung tâm màn hình bản đồ.
Thông tin hiển thị trên màn hình GIS được tổ chức thành các lớp và có thể thay

đổi thứ tự, bật tắt các lớp theo ý muốn của cán bộ vận hành. Thông tin hiển thị trên màn
hình bản đồ có thể được sàng lọc thêm theo các tiêu chí có thể cài đặt được. Module GIS
cũng cung cấp các công cụ như đo khoảng cách, các chức năng vẽ, và hiển thị thông tin
chi tiết về các mục trên màn hình khi cần. Ngoài màn hình GIS, hệ thống còn cung cấp
một số màn hình khác, trong đó gồm màn hình liên quan tới Hệ thống Quản lý Sự cố,
Hệ thống Quản lý Nguồn lực, Giao diện Thông tin Liên lạc bằng Giọng nói.
Dự án này nhìn thấy trước giao diện làm việc (GUI) cho người vận hành và cán
bộ giám sát bằng tiếng Việt. Giao diện làm việc (GUI) cho các cán bộ bảo trì sẽ bằng
tiếng Việt nếu có sẵn trên thị trường, nếu không thì sẽ dùng các sản phẩm, module, phần
mềm có giao diện làm việc (GUI) bằng tiếng Anh.
2.2.6 Báo cáo
Hệ thống cung cấp 2 cấp xử lý báo cáo, đó là báo cáo nội bộ và báo cáo mạng
lưới.
Báo cáo nội bộ được sản xuất bởi Module Báo cáo của hệ thống có thể được truy
cập online vào toàn bộ dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu. Công cụ này có khả năng truy cập
cơ sở dữ liệu báo cáo riêng lẻ ở Trung tâm Chỉ huy Điều hành trong mạng lưới chỉ huy
điều hành chung, chiết xuất dữ liệu cần thiết, và sau đó thì tổng hợp thành báo cáo được
cấu trúc phù hợp. Chỉ nhân sự bảo trì có thẩm quyền tại Trung tâm Quốc gia mới được
phép thiết kế mẫu báo cáo, để những người sử dụng có thẩm quyền thấp hơn dùng làm
mẫu lập báo cáo một cách tự động (ví dụ các cán bộ giám sát…)

25


×