Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Lâm Ngọc Chiến

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ GIÁM SÁT HÌNH ẢNH
QUA MẠNG INTERNET

Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG DŨNG
Trang phụ bìa

Hà Nội – 2015


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

LỜI CAM ĐOAN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô trong Viện
Điện tử viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo ra một môi trường
thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn trong quá trình tôi thực hiện đề
tài. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Đào tạo sau đại học đã quan tâm
đến khóa học này, tạo điều kiện cho các học viên như tôi có điều kiện thuận lợi để
học tập và nghiên cứu. Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
TS.Nguyễn Hoàng Dũng đã tận tình chỉ bảo, định hướng khoa học và hướng dẫn,


sửa chữa cho nội dung của luận văn này.
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của luận văn này là hoàn toàn do tôi tìm
hiểu, nghiên cứu và viết ra. Tất cả đều được tôi thực hiện cẩn thận và có sự định
hướng và sửa chữa của giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những nội dung trong luận văn này.
Tác giả

Lâm Ngọc Chiến

2
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ..............................................................................................................1
MỤC LỤC ...................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................8
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................10
Chương 1

LÝ THUYẾT MẠNG ...........................................................................13

1.1

Sơ lược về mạng Internet.............................................................................13


1.2

Giao thức RTP .............................................................................................15

1.3

Giao thức RTCP ..........................................................................................18

1.4

Kết luận chương ..........................................................................................25

Chương 2

LÝ THUYẾT VỀ XỬ LÝ VIDEO .......................................................26

2.1

Sơ lược về xử lý tín hiệu..............................................................................26

2.2

Sơ lược về xử lý video .................................................................................26

2.3

Chuẩn nén video H264 ................................................................................27

2.3.1


Cấu trúc ảnh ..........................................................................................30

2.3.2

Nhóm ảnh GOP .....................................................................................32

2.3.3

Cấu trúc bittream video.........................................................................32

2.3.4

Thuật toán nén H.264............................................................................34

2.3.5

Mã hóa H.264 .......................................................................................35

2.3.6

Giải mã H.264 .......................................................................................41

2.3.7

Cấp hồ sơ và ứng dụng .........................................................................43

2.4

Thư viện ffmpeg ..........................................................................................43


2.5

Kết luận chương ..........................................................................................45

Chương 3

THIẾT KẾ PHẦN CỨNG ....................................................................46

3.1

Sơ đồ khối hệ thống .....................................................................................46

3.2

Khối điều khiển trung tâm ...........................................................................47

3
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

3.2.1

Raspberry Pi B+ ....................................................................................47

3.2.2

Giới thiệu LAN9514 .............................................................................57


3.3

Khối cảm biến hình ảnh ...............................................................................62

3.4

Khối cảm biến nhiệt DS18b20 ....................................................................65

3.5

Khối điều khiển thiết bị ...............................................................................68

3.6

Khối động cơ bước ......................................................................................69

3.7 Kết luận chương ..............................................................................................74
Chương 4

LẬP TRÌNH PHẦN MỀM ...................................................................75

4.1

Giới thiệu về Rasbian ..................................................................................75

4.2

Ngôn ngữ lập trình python...........................................................................75

4.3


Lưu đồ thuật toán .........................................................................................78

4.3.1

Lưu đồ thuật toán lúc đăng nhập ..........................................................78

4.3.2

Lưu đồ thuật toán điều khiển thiết bị ....................................................79

4.3.3

Lưu đồ thuật toán điều khiển camera....................................................80

4.3.4

Lưu đồ thuật toán hẹn giờ theo thời gian ..............................................81

4.3.5

Lưu đồ thuật toán hẹn giờ theo nhiệt ....................................................82

4.3.6

Lưu đồ thuật toán thu thập dữ liệu nhiệt độ ..........................................83

4.3.7

Lưu đồ thuật toán thu thập dữ liệu video. .............................................84


4.3.8

Lưu đồ thuật toán tải trang quản trị ......................................................85

4.4

Giới thiệu giao diện điều khiển ...................................................................85

4.5

Kết luận chương ..........................................................................................89

Chương 5

KẾT LUẬN...........................................................................................90

5.1

Kết luận chung .............................................................................................90

5.2

Đánh giá chất lượng truyền tải hình ảnh .....................................................90

5.3

Những điểm hạn chế và hướng khắc phục ..................................................92

5.3.1


Những điểm hạn chế .............................................................................92

5.3.2

Hướng khắc phục và mở rộng...............................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94

4
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình của mạng LAN. ...........................................................................13
Hình 1.2: Mô hình đơn giản của mạng WAN............................................................14
Hình 1.3: Header cố định gói RTP. ..........................................................................15
Hình 1.4: Heaer phần mở rộng. ................................................................................17
Hình 1.5: Cấu trúc gói SR. ........................................................................................20
Hình 1.6: Xác định độ delay khứ hồi. .......................................................................22
Hình 1.7: Cấu trúc của gói RR (Receiver Report). ...................................................23
Hình 1.8: Cấu trúc của gói SDES (System Description). .........................................23
Hình 1.9: Cấu trúc của SDES Items. ........................................................................23
Hình 1.10: Cấu trúc gói BYE. ...................................................................................24
Hình 1.11: Cấu trúc gói APP. ...................................................................................25
Hình 2.1:Sơ lược hệ thống CODEC..........................................................................27
Hình 2.2: Biểu đồ PSNR của H.264 so với MPEG-4 và JPEG ................................30
Hình 2.3: Dự đoán bù chuyển động một chiều và hai chiều. ....................................31

Hình 2.4: Thứ tự các frame ảnh trong nén video. .....................................................31
Hình 2.5:Mô hình biểu diễn các thành phần trong mã hóa video. ...........................33
Hình 2.6: Cấu trúc header và data cho từng thành phần trong mã hóa video. ........34
Hình 2.7: Mô hình tiến trình Coding and Decoding trong H.264. ...........................35
Hình 2.8: Mô hình hoạt động của hệ thống CODEC H.264. ....................................35
Hình 2.9: Mô hình chi tiết quá trình H.264 Encoder. ...............................................35
Hình 2.10: Mô hình cấu trúc Slice trong H.264. ......................................................37
Hình 2.11: Mô hình các kiểu dự đoán Intra 4x4. ......................................................38
Hình 2.12: Mô hình các kiểu dự đoán Intra 16x16. ..................................................39
Hình 2.13: Mô hình chi tiết quá trình H.264 Decoder. ............................................42
Hình 2.14: Ví dụ chuyển đổi hệ số lượng tử. ............................................................42
Hình 2.15: Mô hìn htái cấu trúc (Reconstructors)....................................................42
Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống. ...........................................................................46
Hình 3.2: Hình ảnh của Raspberry Pi B+. ...............................................................47
Hình 3.3: Sơ đồ khối của Raspberry PiB+. ..............................................................48
Hình 3.4: Bản đồ bộ nhớ của BCM2835...................................................................49
Hình 3.5: Sơ đồ khối một chân GPIO. ......................................................................53
Hình 3.6: Sơ đồ các chân GPIO của raspberry pi b+. .............................................54
Hình 3.7: Sơ đồ chân kết nối của CSI-2....................................................................55
Hình 3.8: Sơ đồ nội khối của LAN9514. ...................................................................58
Hình 3.9: Sơ đồ cấu trúc chân của LAN9514. ..........................................................58
Hình 3.10: Cổng kiểm soát nguồn với chuyển mạch nguồn USB. ............................59
5
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Hình 3.11: Kết nối nguồn của LAN9514...................................................................61
Hình 3.12: Module camera của Raspberry Pi. .........................................................62

Hình 3.13: Sơ đồ chân DS18B20. .............................................................................65
Hình 3.14: Sơ đồ khối DS18B20. ..............................................................................65
Hình 3.15: Cấu trúc của ROM code của DS18B20. .................................................66
Hình 3.16: Tổ chức bộ nhớ của DS18B20. ...............................................................66
Hình 3.17: Cấu trúc byte4 bộ nhớ Scratchpad. ........................................................67
Hình 3.18: Cấu trúc 2 thanh ghi nhiệt độ ở bộ nhớ Scratchpad. .............................68
Hình 3.19: Sơ đồ ghép nối của DS18B20. ................................................................68
Hình 3.20: Hình ảnh module relay 4 kênh. ...............................................................68
Hình 3.21: Sơ đồ nguyến lý khối relay 4 kênh. .........................................................69
Hình 3.22: Cấu tạo động cơ lưỡng cực.....................................................................70
Hình 3.23: Moment xoắn tổng hợp khi cấp điện nhiều mấu. ....................................70
Hình 3.24: Nguyên lý điều khiển vi bước. .................................................................71
Hình 3.25: Module điều khiển động cơ bước TB6560. .............................................72
Hình 3.26: Sơ đồ khối chức năng của module TB 6560. ..........................................72
Hình 3.27: Sơ đồ ghép nối với module TB6560. .......................................................73
Hình 4.1: Lưu đồ thuật toán lúc đăng nhập. .............................................................78
Hình 4.2: Lưu đồ thuật toán điều khiển thiết bị. .......................................................79
Hình 4.3: Lưu đồ thuật toán điều khiển camera. ......................................................80
Hình 4.4: Lưu đồ thuật toán hẹn giờ theo thời gian. ................................................81
Hình 4.5: Lưu đồ thuật toán hẹn giờ theo nhiệt. .......................................................82
Hình 4.6: Lưu đồ thuật toán thu thập dữ liệu nhiệt độ. ............................................83
Hình 4.7: Lưu đồ thuật toán thu thập dữ liệu video. ................................................84
Hình 4.8: Lưu đồ thuật toán tải trang quản trị. ........................................................85
Hình 4.9:Giao diện đăng nhập của raspi. ................................................................86
Hình 4.10: Giao diện control panel của raspi. .........................................................86
Hình 4.11: Giao diện biểu đồ nhiệt của không gian giám sát. .................................87
Hình 4.12: Giao diện video của raspi. ......................................................................87
Hình 4.13: Trang quản trị hệ thống. .........................................................................88
Hình 4.14: Giao diện thay đổi các thiết lập mặc định của lưu trữ video. ................88
Hình 4.15: Giao diện phân cấp người dùng của raspi. ............................................88

Hình 4.16: Giao diện thiết lập thiết bị điều khiển. ...................................................89
Hình 4.17: Giao diện lưu trữ video. ..........................................................................89
Hình 5.1: PNSR qHD sau khi truyền. .......................................................................91
Hình 5.2: PNSR HD 720p sau khi truyền. ................................................................91
Hình 5.3: PNSR HD 1080p sau khi truyền. ..............................................................92

6
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Giá trị các trường PT. ..............................................................................18
Bảng 2.1: Độ phân giải của và các tốc độ bit yêu cầu trên môi trường Internet của
các chuẩn video. ........................................................................................................26
Bảng 2.2: Các loại slice trong H.264. ......................................................................37
Bảng 2.3: Các thành phần trong cấu trúc Macroblock. ...........................................38
Bảng 2.4: H.264 profile level. ...................................................................................43
Bảng 3.1: Sơ đồ chi tiết kết nối CSI của Raspberry Pi. ............................................56
Bảng 3.2: Các chân của LAN9514 ...........................................................................59
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật của Raspberry Pi Camera. .........................................63
Bảng 3.4: Tính năng phần cứng của raspicam. ........................................................63
Bảng 3.5:Tính năng phần mềm của raspicam. .........................................................64
Bảng 3.6: Bảng các độ phân giải của DS18B20.......................................................67
Bảng 3.7: Bảng cấu hình dòng điều khiều động cơ bước của module. ....................74
Bảng 3.8: Bảng cấu hình dòng giữ (Stop current). ...................................................74
Bảng 3.9: Bảng cấu hình góc quay.(Excitation Mode). ............................................74
Bảng 3.10: Bảng cấu hình suy hao của module TB6560. .........................................74


7
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AJAX
ALSA
ARM
ARPANET
ASO
AVC
AXI
B
CABAC
CAVLC
CMDTM
CODEC
CPU
CRC
CSI
CSMA/CD
DCT
DMA
DREQ
DSI
DVD
EEPROM
EMMC

FIFO
FMO
GNU
GOP
GPIO
GPU
HDMI
HTML5
HTTP
I
I2C
IC
LAN
MAC
MAN
MB
MCN
MCP

Asynchronous JavaScript and XML
Advanced Linux Sound Architecture
Advanced RISC Machines
Advanced Research Projects Agency Network
Arbitrary Slice Order
Advanced Video Coding
Advanced eXtensible Interface
Bidirectionally Picture
Context-Adaptive Binary Arithmetic Coding
Context-Adaptive Variable Length Coding
Command and Transfer Mode

enCOder/DECoder
Central Processing Unit
Cyclic Redundancy Check
Camera Serial Interface
Carrier Sense Multiple Access Collision Detect
Discrete Cosine Transform
Direct Memory Access
Data request
Display Serial Interface
Digital Video Disc
Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory
embedded MMC
First In First Out
Flexible Macroblock Order
General Public License
Group of Picture
General-Purpose Input/Output
Graphics Processing Unit
High-Definition Multimedia Interface
Hyper Text Markup Language 5
Hyper Text Transfer Protocol
Intra-Code Picture
Inter-Integrated Circuit
Integrated Circuit
Local Area Network
Media Access Control
Metropolitan Area Network
Macroblock
MIPI Clock negative
MIPI Clock Positive

8

Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

MDN
MDP
MIPI
MMC
MMU
MPEG
NAL
NoIR
NSFNET
NTP
OS
P
PC
PCB
PCI
PCM/I2S
PSNR
HD
QVGA
RTCP
RTP
SCCB
SD

SubLVDS
SDRAM
SEC
SPI
TCP
UDP
USB
VfW
VGA
VS
WAN
ZIF

MIPI Data negative
MIPI Data Positive
Mobile Industry Processor Interface
MultiMediaCard
Memory Management Unit
Moving Picture Experts Group
Network Abstraction Layer
No Infrared
National Science Foundation Network
Network Time Protocol
Operating system
Predictive Code Picture
Personal Computer
Printed Circuit Board
Peripheral Component Interconnect
Pulse-code modulation and Inter-IC sound
Peak signal-to-noise ratio

Hhigh-Definition
Quarter Video Graphics Array
Realtime Transport Control Protocol
Realtime Transport Protocol
Serial Camera Control Bus
Secure Digital
Low Voltage Differential Signalling
Synchronous Dynamic Random Access Memory
Sequence End Code
Serial Peripheral Interface
Transmision Control Protocol
User Datagram Protocol
Universal Serial Bus
Video for Windows
Video Graphics Array
Video Sequence
Wide Area Network
Zero Insertion Force

9
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

MỞ ĐẦU
Điều khiển từ xa đã và đang là một xu hướng phát triển mang tính quy luật vì
sự tiện ích mà nó đem lại. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật nói chung,
ngành viễn thông nói riêng và đặc biệt là sự bùng nổ và phổ biến nhanh chóng của
mạng Internet đã tạo nền tảng vững chắc cho xu hướng này. Sự tiện lợi, xóa đi mọi

khoảng cách về không gian địa lý do đó nên nó đã trở thành một nhu cầu tất yếu của
cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi lao động chân tay đang dần chuyển sang cho máy
móc mà phần lớn đều sử dụng nguồn năng lượng điện.
Hiện nay, xu thế này trên thế giới đã rất phổ biến và có rất nhiều ứng dụng
khác nhau trong nhiều lĩnh vực phục vụ đời sống. Ở Việt Nam chỉ mới manh nha
nhưng chủ yếu vẫn là các ứng dụng theo dõi, giám sát truyền hình ảnh qua Internet
sử dụng thiết bị nước ngoài. Vì giá thành thiết bị cao nên vẫn chưa phổ biến ở nước
ta và hầu hết là các giải pháp không đồng bộ, tách rời giữa điều khiển và giám sát,
không tiết kiệm chi phí triển khai và năng lượng sử dụng. Do đó cần kết hợp vào
một hệ thống tích hợp tối ưu thực hiện hai chức năng trên và đáp ứng được các yêu
cầu sau:
 Điều khiển và kiểm tra trạng thái thiết bị điện qua mạng Internet.
o Chính xác và tin cậy cao: Các thông tin truyền tải có độ tin cậy, bảo
mật, nhanh chóng và chính xác. Có cơ chế lưu trữ thông tin.
o Hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường nước ta có nhiệt độ dao
động từ 2.7 tới 48oC, độ ẩm
o Điều khiển tối thiểu 10 thiết bị sử dụng điện xoay chiều có điện áp
110V tới 250V AC và dòng tối đa 10A với chế độ bật/tắt đơn giản.
o Tiết kiệm điện năng: công suất tiêu thụ tối đa 10W/h.
o Kính thước tối đa 25cm x25cm x20cm.
o Có trang quản trị cấp cao để cấu hình các tham số chuẩn, cũng như
thêm, sửa hay xóa thiết bị.
 Thiết lập các chế độ tự động của thiết bị về thời gian hay nhiệt độ.

10
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet


o Sai số nhiệt độ tối đa 1oC, tần suất lấy mẫu tối thiểu 1 mẫu /1 giây và
dải nhiệt đo được từ 0 tới 100oC.
o Lưu trữ thông tin nhiệt độ ít nhất 30 ngày và vẽ biểu đồ nhiệt độ trung
bình tối thiểu 1 phút.
o Đồng bộ thời gian với hệ thống NTP.
o Hỗ trợ ít nhất 3 bộ định thời và 1 ngưỡng nhiệt.
o Cập nhật liên tục thông tin về các bộ định thời và ngưỡng nhiệt.
o Có hệ thống cảnh báo khi đạt ngưỡng nhiệt.
 Truyền được hình ảnh thời gian thực về không gian đang giám sát.
o Hỗ trợ ghi hình vào ban ngày hoặc điều kiện thiếu sáng nhẹ (không hỗ
trợ ban đêm).
o Độ trễ hình ảnh tối đa 1.5 giây.
o Băng thông tối đa khi truyền hình ảnh dưới 1Mbps.
o Hỗ trợ các độ phân giải qHD (960x540), HD (1280x720) và Full HD
(1920x1080) trong đó số khung hình tối thiểu là 24 khung hình, tốc độ
bit tối thiểu 0.4 Mb.
o Góc quay tối thiểu 270 độ.
o Góc ngẩng tối thiểu 60 độ.
o Ghi hình liên tục khu vực giám sát, hỗ trợ lưu trữ tối thiểu 12 giờ và
cho phép phát lại qua mạng Internet (định dạng mp4).
Từ những yêu cầu trên ta xây dựng mô hình thực hiện như sau:

11
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Trong đó Raspberry Pi đóng vài trò trung tâm: thu nhận dữ liệu từ cảm biến
nhiệt (DS18b20) và cảm biến hình ảnh (Omnivision 5647), nhận lệnh điều khiển,

thực hiện điều khiển, gửi phản hồi thông tin và hình ảnh khu vực giám sát tới người
dùng qua môi trường mạng Internet. Nhằm đạt được yêu cầu về độ trễ truyền tải
hình ảnh và yêu cầu băng thông tối đa khi truyền tải, ta lựa chọn sử dụng chuẩn
H.264 để nén hình ảnh và giao thức RTP để truyền tải hình ảnh.
Cấu trúc luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết mạng
Sơ lược về mạng Internet, các ưu điểm của giao thức RTP.
Chương 2: Lý thuyết về xử lý video
Sơ lược về xử lý ảnh, các ưu điểm nổi bật của chuẩn nén H.264 và thư
viện ffmpeg
Chương 3: Thiết kế phần cứng
Phân tích các lựa chọn, cung cấp thông tin các thành phần trong thiết kế
phần cứng của hệ thống.
Chương 4: Lập trình phần mềm
Phân tích các lựa chọn ngôn ngữ lập trình, các thuật toán sử dụng trong
xây dựng phần mềm.
Chương 5: Kết luận
Phân tích, đánh giá các kết quả đạt được, các điểm mạnh và điểm yếu.
Đồng thời đề xuất hướng khắc phục, ý tưởng phát triển và mở rộng ứng
dụng.

12
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Chương 1 LÝ THUYẾT MẠNG
1.1 Sơ lược về mạng Internet
Nguồn gốc của Ethernet được phát triển từ những thí nghiệm đối với cáp đồng

trục được thực hiện ở tốc độ truyền 2.96 Mbps và sử dụng nghi thức CSMA/CD vào
năm 1975 bởi tập đoàn Xerox. Sau đó, Xerox đã cùng Digital Equipment và Intel
xây dựng một chuẩn 10Mbit/s – Ethernet, và phát hành như một chuẩn mở vào năm
1980. Đây chính là cơ sở cho IEEE 802.3 sau này. Vào năm 1985, ủy ban tiêu chuẩn
IEEE cho mạng địa phương và đô thị công bố tiêu chuẩn cho mạng LAN. Các tiêu
chuẩn này bắt đầu với số hiệu 802 và 802.3 là cho Ethernet, chuẩn này được biết với
nghi thức CSMA/CD.
Ethernet tạo ra phần lớn các mạng LAN (hiện tại đang được sử dụng cho gần
85% cho mạng LAN để nối PC và các máy trạm). Bởi vì giao thức của nó có một số
đặc điểm sau:
 Dễ dàng sử dụng, triển khai, quản lý và bảo trì.
 Tốc độ kết nối cao.
 Cung cấp rất đa dạng mô hình mạng.
 Bảo mật tốt các kết nối chung.
Hiện nay, bên cạch việc sử dụng cáp đồng trục, đôi dây xoắn và cáp quang,
Ethernet không dây (Wireless LAN, IEEE802.11) cũng đã phát triển mạnh mẽ do sự
tiện lợi mà nó mang lại.

Hình 1.1: Mô hình của mạng LAN.

13
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN, MAN và WAN trên
thế giới kết nối với nhau. Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông
qua một router. Tạo nên một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng.


Hình 1.2: Mô hình đơn giản của mạng WAN.
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Năm 1983, giao
thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất
cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984,
ARPANET được chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET,
dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng
dùng cho các mục đích quân sự.
Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet. Mốc lịch
sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa
học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau
gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET.Sự
hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một
môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại
thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất
trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính
trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội… Cũng từ đó, các dịch vụ trên
Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên
thương mại điện tử trên Internet.

14
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

1.2 Giao thức RTP
Giao thức RTP cung cấp các chức năng giao vận phù hợp cho các ứng dụng
truyền dữ liệu mang đặc tính thời gian thực như là thoại và truyền hình tương tác.

Những dịch vụ của RTP bao gồm trường chỉ thị loại tải trọng xác định loại, đánh số
thứ tự các gói, điền tem thời gian (phục vụ cho cơ chế đồng bộ khi phát lại tín hiệu
ở bên thu) và giám sát việc cung cấp.
Giao thức RTP hỗ trợ việc truyền dữ liệu tới nhiều đích, sử dụng phân bố dữ
liệu multicast nếu như khả năng này được tầng mạng hoạt động bên dưới nó cung
cấp.
Giao thức RTP không cung cấp cơ chế đảm bảo việc phân phát kịp thời dữ
liệu tới các trạm mà nó dựa trên các dịch vụ của tầng thấp hơn để thực hiện điều
này. Và giao thức RTP cũng không đảm bảo việc truyền các gói theo đúng thứ tự và
độ tin cậy của gói tin. Bên thu sử dụng số thứ tự trong mào đầu gói RTP để xây
dựng lại gói đúng thứ tự như gói bên phát, và số thứ tự cũng có thể được sử dụng để
xác định vị trí thích hợp của một gói tin, ví dụ như trong việc giải mã video, mà
không nhất thiết phải giải mã các gói tin theo thứ tự.
Đi cùng với RTP là giao thức RTCP có các dịch vụ giám sát chất lượng dịch
vụ và thu thập các thông tin về những trạm tham gia vào phiên truyền RTP đang
tiến hành.
Cấu trúc gói RTP
Phần header cố định

Hình 1.3: Header cố định gói RTP.
Trong đó, 12 octets (byte) đầu tiên của phần header có trong mọi gói RTP còn
các octets còn lại thường được chèn thêm vào trong gói khi gói đó được chèn
chuyển tiếp đến đích.

15
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet


Version (V): có độ dài 2 bit. Chỉ ra phiên bản của RTP.
Padding (P): có độ dài1 bit. Nếu bit padding có giá trị 1, gói dữ liệu sẽ có một
vài octets thêm vào cuối gói dữ liệu. Octets cuối cùng của phần thêm vào này sẽ chỉ
kích thước của phần thêm vào này (tính theo byte). Những octets này không phải là
thông tin. Chúng được thêm vào để đáp ứng các yêu cầu sau:
 Phục vụ cho một vài thuật toán mã hóa thông tin cần kích thước của gói cố
định.
 Dùng để cách ly các gói RTP trong trường hợp nhiều gói thông tin được
mang trong cùng một đơn vị dữ liệu của giao thức tầng dưới.
Extension (X): có độ dài1 bit. Nếu như bit X có giá trị 1, theo sau phần tiêu đề
cố định sẽ là một tiêu đề mở rộng.
Marker (M): có độ dài 1 bit. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bit này mang
những ý nghĩa khác nhau ý nghĩa của nó được chỉ ra trong một profile đi kèm.
Payload Type (PT): có độ dài 7 bit. Trường này chỉ ra loại tải trọng mang
trong gói. Các mã sử dụng trong trường này ứng với các loại tải trọng được quy
định trong một hồ sơ đi kèm.
Sequence Number: có độ dài 16 bit. Mang số thứ tự của gói RTP. Số thứ tự
này được tăng lên một sau mỗi gói RTP được gửi đi. Trường này có thể được sử
dụng để bên thu phát hiện được sự mất gói và khôi phục lại trình tự đúng của các
gói. Giá trị khởi đầu của trường này là ngẫu nhiên.
Timestamp (tem thời gian): có độ dài 32 bit. Tem thời gian phản ánh thời
điểm lấy mẫu của octets đầu tiên trong gói RTP. Thời điểm này phải được lấy từ
một đồng hồ tăng đều đặn và tuyến tính theo thời gian để cho phép việc đồng bộ và
tính toán jitter. Bước tăng của đồng hồ này phải đủ nhỏ để đạt được độ chính xác
đồng bộ mong muốn khi phát lại và sự chính xác của việc tính toán jitter.
Số nhận dạng nguồn đồng bộ SSRC (Synchronization Source Identifier):
có độ dài 32 bit. SSRC chỉ ra nguồn đồng bộ của gói RTP, số này được chọn một
cách ngẫu nhiên.

16

Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Các số nhận dạng nguồn đóng góp (CSRC list – Contributing Source list)
Có từ 0 đến 15 mục trong đó mỗi mục có độ dài 32 bit. Các số nhận dạng nguồn
đóng góp trong phần tiêu đề chỉ ra những nguồn đóng góp thông tin và phần tải
trọng của gói. Các số nhận dạng này được Mixer chèn vào tiêu đề của gói và nó chỉ
mang nhiều ý nghĩa trong trường hợp dòng các gói thông tin là dòng tổng hợp tạo
thành từ việc trộn nhiều dòng thông tin tới mixer. Trường này giúp cho bên thu
nhận biết được gói thông tin này mang thông tin của những trạm nào trong một
cuộc hội nghị.
Số lượng các số nhận dạng nguồn đóng góp được giữ trong trường CC của
phần tiêu đề. Số lượng tối đa của các số nhận dạng này là 15. Nếu có nhiều hơn 15
nguồn đóng góp thông tin vào trong gói thì chỉ có 15 số nhận dạng được liệt kê vào
danh sách.
Mixer chèn các số nhận dạng này vào gói nhờ số nhận dạng SSRC của các
nguồn đóng góp.
Phần mở rộng
Cơ chế mở rộng của RTP cho phép những ứng dụng riêng lẻ của giao thức
RTP thực hiện được với những chức năng mới đòi hỏi những thông tin thêm vào
phần header của gói. Cơ chế này được thiết kế để một vài ứng dụng có thể bỏ qua
một số ứng dụng khác lại có thể sử dụng được phần nào đó. Cấu trúc của phần tiêu
đề mở rộng như hình sau:

Hình 1.4: Heaer phần mở rộng.
Nếu như bit X trong phần header cố định được đặt bằng 1 thì theo sau phần
header cố định là phần header mở rộng có chiều dài thay đổi. Trong đó:
16 bit đầu tiên trong phần tiêu đề được sử dụng với mục đích riêng cho từng

ứng dụng được định nghĩa bởi profile. Thường nó được sử dụng để phân biệt các
loại header mở rộng.

17
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Length: có độ dài 16 bit. Mang giá trị chiều dài của phần tiêu đề mở rộng tính
theo đơn vị 32 bit. Giá trị này không bao gồm 32 bit đầu tiên của phần tiêu đề mở
rộng.
1.3 Giao thức RTCP
Giao thức RTCP dựa trên việc truyền đều đặn các gói điều khiển tới tất cả các
trạm tham gia vào phiên truyền. RTCP sử dụng có chế phân phối gói dữ liệu trong
mạng giống như giao thức RTP, tức là cũng sử dụng các dịch vụ của giao thức UDP
qua một cổng UDP độc lập với việc truyền các gói RTP.
Các loại gói điều khiển RTCP
Giao thức RTCP bao gồm các loại gói sau:
 SR (Sender Report): Mang thông tin thống kê về việc truyền và nhận
thông tin từ những người tham gia trong trạng thái tích cực gửi.
 RR (Receiver Report): Mang thông tin thống kê về việc nhận thông
tin từ những người tham gia không ở trạng thái tích cực gửi.
 SDES (Source Description items): Mang thông tin miêu tả nguồn
phát gói RTP.
 BYE: Chỉ thị sự kết thúc tham gia vào phiên truyền.
 APP: Mang các chức năng cụ thể cửa ứng dụng.
Giá trị của trường PT (Packet Type) ứng với mỗi loại gói được liệt kê trong
bảng sau:
Bảng 1.1: Giá trị các trường PT.

Loại gói

SR

RR

SDES

BYE

APP

PT (Decimal)

200

201

202

203

204

Mỗi gói thông tin RTCP bắt đầu bằng một phần tiêu đề cố định giống như gói
RTP thông tin. Theo sau đó là các cấu trúc có chiều dài có thể thay đổi theo loại gói
nhưng luôn bằng số nguyên lần 32 bit. Trong phần tiêu đề cố định có một trường
chỉ thị độ dài. Điều này giúp cho các gói thông tin RTCP có thể gộp lại với nhau
thành một hợp gói (compound packet) để truyền xuống lớp dưới mà không phải


18
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

chèn thêm vào các bit cách ly. Số lượng các gói trong hợp gói không quy định cụ
thể mà tùy thuộc vào chiều dài đơn vị dữ liệu lớp dưới.
Mọi gói RTCP đều phải được truyền trong hợp gói cho dù trong hợp gói chỉ
có một gói duy nhất. Khuôn dạng của hợp gói được đề xuất như sau:
Tiếp đầu mã hóa (Encription Prefix): (32 bit) 32 bit đầu tiên được để dành nếu
và chỉ nếu hợp gói RTCP cần được mã hóa. Giá trị mang trong phần này cần chú ý
tránh trùng với 32 bit đầu tiên trong gói RTP.
Gói đầu tiên trong hợp gói luôn luôn là gói RR hoặc SR. Trong trường hợp
không thu, không nhận thông tin hay trong hợp gói có một gói BYE thì một gói RR
rỗng dẫn đầu trong hợp gói.
Trong trường hợp số lượng các nguồn được thống kê vượt quá 31 (không vừa
trong một gói SR hoặc RR) thì những gói RR thêm vào sẽ theo sau gói thống kê đầu
tiên. Việc bao gồm gói thống kê (RR hoặc SR) trong mỗi hợp gói nhằm thông tin
thường xuyên về chất lượng thu của những trạm tham gia. Việc gửi hợp gói đi được
tiến hành một cách đều đặn và thường xuyên theo khả năng cho phép của băng
thông.
Trong mỗi hợp gói cũng bao gồm SDES nhằm thông báo về nguồn phát tín
hiệu. Các gói BYE và APP có thể có thứ tự bất kỳ trong hợp gói trừ gói BYE phải
nằm cuối cùng.
Khoảng thời gian giữa hai lần phát hợp gói RTCP
Các hợp gói của RTCP được phát đi một cách đều đặn sau những khoảng thời
gian bằng nhau để thường xuyên thông báo về trạng thái các điểm cuối tham gia.
Vấn đề là tốc độ phát các hợp gói này phải đảm bảo không chiếm hết lưu lượng
thông tin dành cho các thông tin khác. Trong một phiên truyền, lưu lượng tổng cộng

cực đại của tất cả các loại thông tin truyền trên mạng được gọi là băng thông của
phiên (session bandwidth). Lưu lượng này được chia cho các bên tham gia vào cuộc
hội nghị. Lưu lượng này được mạng dành sẵn và không cho phép vượt quá để
không ảnh hưởng đến các dịch vụ khác của mạng. Trong mỗi phần băng thông của
phiên được chia cho các bên tham gia phần lưu lượng dành cho các gói RTCP chỉ

19
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

được phép chiếm một phần nhỏ và đã biết là 5% để không ảnh hưởng đến chức
năng chính của giao thức là truyền các dòng dữ liệu đa phương tiện.
Cấu trúc gói SR

Hình 1.5: Cấu trúc gói SR.
Gói SR bao gồm 3 phần bắt buộc:
Phần tiêu đề dài 8 octet.
Ý nghĩa của các trường như sau:
Version (V) và Padding (P): Mang ý nghĩa giống như trong tiêu đề của gói
RTP.
Reception Report Count (RC): có độ dài 5 bit. Cho biết số lượng của các khối
báo cáo tin chứa trong gói. Nếu trường này mang giá trị 0 thì đây là gói SR rỗng.
Packet Type (PT): có độ dài 8 bit. Chỉ thị loại gói. Với gói SR giá trị này bằng
200 (thập phân).
Length: có độ dài 16 bit. Chiều dài của gói RTCP trừ đi 1 (tính theo đơn vị 32
bit). Chiều dài này bao gồm phân tiêu đề và phần padding thêm vào cuối gói.
SSRC: có độ dài 32 bit. Chỉ thị nguồn đồng bộ cho nơi phát ra gói SR này.


Phần thông tin bên gửi
Phần thông tin bên gửi dài 20 octet và có trong mọi gói SR. Các trường có ý
nghĩa như sau:

20
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

NTP timestamp (tem thời gian NTP): có độ dài 64 bit. Chỉ ra thời gian tuyệt
đối khi gói báo cáo được gửi đi. Tem thời gian này có cấu trúc thời gian theo giao
thức NTP (Network Time Protocol): Thời gian tính theo giây với mốc là 0h UTC
ngày 1-1-1900; phần nguyên của giá trị thời gian là 32 bit đầu tiên; 32 bit còn lại
biểu diễn phần thập phân.
RTP timestamp (tem thời gian RTP): có độ dài 32 bit. Giá trị của trường này
tương ứng với giá trị của trường NTP timestamp ở trên nhưng được tính theo đơn vị
của nhãn thời gian RTP trong gói dữ liệu RTP và với cùng một độ lệch ngẫu nhiên
của nhãn thời gian RTP trong gói dữ liệu RTP.
Số lượng gói phát đi của nguồn gửi gói SR (Sender’s packet count): có độ
dài 32 bit. Số lượng tổng cộng của các gói dữ liệu RTP được truyền từ nguồn gửi
gói SR kể từ khi bắt đầu việc truyền thông tin cho tới thời điểm gói SR được tạo ra.
Trường này được xóa về không trong trường hợp nguồn gửi đổi số nhận dạng SSRC
của nó. Trường này có thể được sử dụng để ước tính tốc độ dữ liệu tải trọng trung
bình.
Số lượng octets đã được nguồn gửi gói SR gửi đi (Sender octets count): có
độ dài 32 bit. Số lượng tổng cộng của các octet phần payload được truyền đi trong
các gói RTP bởi nguồn gửi gói SR kể từ khi bắt đầu việc truyền cho đến thời điểm
gói SR này được tạo ra.
Các khối báo cáo thu (Reception report blocks)

Phần này bao gồm các khối thông tin báo cáo về việc thu các gói từ các trạm
trong phiên truyền. Số lượng các báo cáo có thể là 0 trong trường hợp gói báo cáo
rỗng. Mỗi khối báo cáo thống kê về việc nhận các gói RTP của một nguồn đồng bộ,
bao gồm:
Số nhận dạng nguồn (SSRC_n): có độ dài 32 bit.
Tỷ lệ mất gói (fraction lost): có độ dài 8 bit. Tỷ lệ mất gói thông tin tính từ lúc
gửi gói SR hoặc RR trước đó. Tỷ lệ mất gói được tính bằng cách đem chia giá trị
của trường cho 256.

21
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Số lượng gói mất tổng cộng (cumulative number of packets lost): có độ dài
24 bit. Tổng số gói mất tính từ lúc bắt đầu nhận. Số gói mất bao gồm cả những gói
đến đích muộn.
Số thứ tự cao nhất nhận được: có độ dài 32 bit. Trong đó, 16 bit cao mang số
thứ tự cao nhất nhận được ứng với giá trị khởi đầu là ngẫu nhiên và 16 bit thấp
mang số thứ tự cao nhất tương ứng với giá trị khởi đầu bằng 0.
Độ Jitter khi đến đích: có độ dài 32 bit. Mang giá trị ước tính độ jitter của các
gói khi đến đích. Được tính theo đơn vị của trường timestamp và được biểu diễn
dưới dạng số nguyên không dấu. Độ Jitter được tính là giá trị làm tròn của độc
chênh lệch khoảng cách về thời gian giữa hai gói ở bên thu và bên phát.
Tem thời gian của gói SR trước đó (LSR): có dộ dài 32 bit. Mang giá trị tem
thời gian thu gọn của gói SR trước đó. Nếu trước đó không có gói SR nào thì trường
này bằng 0.
Độ delay tính từ gói SR trước đó (DLSR): có độ dài 32 bit. Độ delay (tính
theo đơn vị 1/65536 giây) giữa thời điểm nhận gói SR trước đó từ nguồn SSRC_n

và thời điểm gửi gói RR chứa thông tin báo cáo chất lượng nhận tín hiệu của nguồn
n.
Hai trường LSR và DLSR của khối báo cáo thứ r được sử dụng để xác định độ
delay khứ hồi giữa hai nguồn r và nguồn n là nguồn gửi gói SR. Hình sau minh họa
việc xác định độ delay khứ hồi giữa hai nguồn n và r. Thời điểm A nguồn n nhận
được gói RR từ nguồn r được ghi lại và trừ đi giá trị của trường LSR của khối báo
cáo r để ra được độ delay tổng cộng. Giá trị thu được lại được trừ đi trường DLSR
của khối r để tìm ra độ delay khứ hồi của gói thông tin giữa n và r.

Hình 1.6: Xác định độ delay khứ hồi.
22
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Cấu trúc gói RR
Gói RR (Receiver Report) có cấu trúc giống như gói SR ngoại trừ trường PT
có giá trị bằng 201 và không mang phần thông tin về nguồn gửi. Gói RR có cấu trúc
như sau:

Hình 1.7: Cấu trúc của gói RR (Receiver Report).
Cấu trúc gói SDES
Gói SDES (System Description). Gói SDES có khuôn dạng như trong hình
bao gồm một phần tiêu đề và các đoạn thông tin mô tả nguồn.

Hình 1.8: Cấu trúc của gói SDES (System Description).
Phần mô tả nguồn
Mỗi đoạn thông tin miêu tả nguồn bao gồm một cặp số nhận dạng nguồn
SSRC/CSRC theo sau đó là các mục miêu tả (SDES Items). Các mục miêu tả có cấu

trúc chung như hình sau:

Hình 1.9: Cấu trúc của SDES Items.

23
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

Trong đó:
Item có độ dài 8 bit.
Chỉ thị loại mục mô tả. Giá trị của trường này tương ứng với các loại mục
miêu tả sau:
 CNAME (Canonical Name) (item =1): Phần thông tin mô tả mang số
nhận dạng tầng giao vận cố định đối với một nguồn RTP.
 NAME (item = 2) User Name SDES Item: Phần thông tin mô tả
mang tên mô tả nguồn.
 EMAIL (item = 3) Electronic Mail Address SDES Item: Phần thông
tin mô tả là địa chỉ email của nguồn.
 PHONE (item = 4) Phone Number SDES Item: Phần thông tin mô tả
là số điện thoại của nguồn.
 LOC (item = 5) Geographic User Location SDES Item: Phần thông
tin mô tả là địa chỉ của nguồn.
 TOOL (item = 6) Application or Tool Name SDES Item: Phần thông
tin mô tả là tên của ứng dụng tạo ra dòng thông tin đa phương tiện.
 NOTE (item = 7) Notice/Status SDES Item: Các chú thích về nguồn.
 PRIV (item = 8) Private Extensions SDES Item: Dành cho các thông
tin khác.
Cấu trúc gói BYE

Gói BYE được sử dụng để thông báo một hay một vài nguồn sẽ rời khỏi phiên
truyền. Trường thông tin về lý do rời khỏi phiên là tùy chọn (có thể có hoặc không).

Hình 1.10: Cấu trúc gói BYE.
Cấu trúc gói APP
Các gói APP được dùng cho thí nghiệm như các ứng dụng mới và các tính
năng mới được phát triển, mà không đòi hỏi giá trị kiểu gói đăng ký. Gói APP có
24
Lâm Ngọc Chiến – CB130566


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện và giám sát hình ảnh qua mạng Internet

tên không được công nhận nên được bỏ qua. Sau khi thử nghiệm và nếu sử dụng
rộng rãi là hợp lý, nó được đề nghị để mỗi gói APP đó được định nghĩa lại mà
không có subtype và tên đăng ký với IANA sử dụng một loại gói RTCP.

Hình 1.11: Cấu trúc gói APP.
1.4 Kết luận chương
Tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của mạng Internet. Nắm
được đặc điểm truyền thông và các ưu điểm nổi bật của giao thức RTP và RTCP
trong việc truyền tải video thời gian thực so với các giao thức TCP/UDP. Đây là cơ
sở lý thuyết vững chắc và quan trọng trong việc lựa chọn giao thức truyền tải, xây
dựng và tối ưu phần mềm trong chương 4 nhằm giảm thiểu độ trễ, tăng cường chất
lượng trong truyền tải hình ảnh.

25
Lâm Ngọc Chiến – CB130566



×