Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

xây dựng cổng thông tin mã nguồn mở dựa trên kiến trúc soa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN MÃ NGUỒN MỞ
DỰA TRÊN KIẾN TRÚC SOA
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐINH QUANG HƯNG

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Kim Khánh

Hà Nội - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng Cổng thông tin điện tử dựa trên
kiến trúc SOA” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Kim Khánh và Tiến sĩ Tạ Tuấn Anh. Các kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn là trung thực, không sao chép toàn văn của bất kỳ một công
trình nghiên cứu nào khác. Mọi trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2012
Tác giả luận văn

Đinh Quang Hưng
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của luận văn tốt
nghiệp và cho phép bảo vệ.
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn


Tiến sĩ Nguyễn Kim Khánh

3


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ
tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn:
- Các thầy giáo, cô giáo Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.
- Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, tiến sĩ Nguyễn Kim
Khánh; thầy giáo, tiến sĩ Tạ Tuấn Anh đã trực tiếp hướng dẫn và cho tác giả
những ý kiến quý báu để tác giả có được thành quả này.
Trong một khoảng thời gian ngắn, những nội dung được trình bày trong
luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế. Nội dung của luận văn sẽ còn được tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện; tác giả hy vọng tiếp tục nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2012
Tác giả luận văn

Đinh Quang Hưng

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 4

MỤC LỤC...................................................................................................... 5
Danh mục các hình ảnh .................................................................................. 9
Danh mục các chữ viết tắt..............................................................................10
Phần mở đầu
1. Bối cảnh hiện nay ......................................................................................11
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................11
3. Bố cục của luận văn ...................................................................................12
Phần I
Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu
Chương 1
Tổng quan về Portal
1.1 Định nghĩa Portal .....................................................................................13
1.2 Sự phát triển của Web Portal ...................................................................14
1.3 Kiến trúc nền tảng của Portal ...................................................................16
1.4 Các đặc trưng cơ bản của Portal...............................................................17
1.4.1 Khả năng tìm kiếm của Portal ...........................................................17
1.4.2 Khả năng cá nhân hóa của Portal ......................................................18
1.4.3 Khả năng tối ưu hiệu năng ................................................................18
1.4.4 Khả năng tích hợp .............................................................................18
1.4.5 Khả năng hỗ trợ đa ngữ .....................................................................19
1.4.6 Xuất bản thông tin.............................................................................19
1.4.7 Hỗ trợ nhiều thiết bị hiển thị thông tin ..............................................19
1.4.8 Khả năng đăng nhập một lần .............................................................19
1.4.9 Quản trị Portal ..................................................................................20
1.5 Lợi ích của hệ thống Portal ......................................................................20
1.6 Phân loại Portal........................................................................................21
1.6.1 Phân loại Portal theo phạm vi ...........................................................21
1.6.2 Phân loại Portal theo chức năng ........................................................21
1.7 Các kỹ thuật của hệ thống Portal..............................................................22
1.7.1 Giao diện của Portal ..........................................................................22

5


1.7.2 Portlet ...............................................................................................23
1.7.3 Chuẩn của Portlet ..............................................................................23
1.7.4 Portal Server .....................................................................................24
1.8 Portal và SOA..........................................................................................24
Chương 2
Nghiên cứu mô hình kiến trúc SOA
2.1 Định nghĩa ...............................................................................................27
2.2 Về mối liên hệ với kiến trúc tổng thể EA .................................................28
2.3 Khái niệm định hướng dịch vụ .................................................................29
2.4 Bốn nguyên tắc chính của hệ thống SOA .................................................31
2.4.1 Sự phân định ranh giới rạch ròi giữa các dịch vụ ..............................31
2.4.2. Các dịch vụ tự hoạt động .................................................................32
2.4.3. Các dịch vụ chia sẻ lược đồ..............................................................32
2.4.4 Tính tương thích của dịch vụ dựa trên chính sách .............................32
2.5 Các tính chất của một hệ thống SOA .......................................................32
2.5.1 Loose coupling – Kết nối lỏng ..........................................................32
2.5.2 Sử dụng lại dịch vụ ...........................................................................33
2.5.3 Quản lý các chính sách......................................................................33
2.5.4 Coarse granularity .............................................................................34
2.5.5 Khả năng cộng tác.............................................................................35
2.5.6 Tự động dò tìm và ràng buộc động....................................................35
2.5.7 Tự hồi phục .......................................................................................36
2.6 Lợi ích của SOA ......................................................................................37
2.6.1 Sử dụng lại những thành phần có sẵn ................................................37
2.6.2 Tính linh hoạt và khả năng triển khai cài đặt .....................................38
2.6.3 Hỗ trợ đa thiết bị và đa nền tảng .......................................................38
2.6.4 Tăng khả năng mở rộng và khả năng sẵn sàng cung cấp ...................39

2.7 Các thành phần logic của mô hình SOA ..................................................39
2.7.1 Tầm nhìn mức khái niệm của mô hình SOA .....................................39
2.7.2 Dịch vụ .............................................................................................39
2.7.3 Công nghệ tạo khả năng (Enabling Technology)...............................40
2.7.4 Quản trị và chính sách trong mô hình SOA .......................................41
2.7.5 Các chuẩn đo (metrics) .....................................................................42
2.7.6 Mô hình tổ chức và ứng xử ...............................................................42
6


2.7.7 Hệ thống vật lý điển hình ..................................................................42
2.8 Ứng dụng mô hình SOA để giải quyết bài toán tích hợp ..........................43
2.8.1 Nhu cầu giải quyết bài toán tích hợp .................................................43
2.8.2 Chuyển đổi sang ứng dụng dịch vụ ...................................................44
2.9 Mối tương quan giữa mô hình SOA và dịch vụ Web ...............................44
2.10 Những thách thức khi xây dựng mô hình SOA ......................................46
2.10.1 Yêu cầu từ xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể .............................46
2.10.2 Sự phát triển không đồng bộ ...........................................................47
2.10.3 Yêu cầu sự quản lý ..........................................................................47
2.10.4 Thách thức trong xác định, phân tích và thiết kế dịch vụ.................47
2.10.5 Thách thức khi triển khai SOA một cách toàn diện .........................48
2.10.6 Xây dựng môi trường SOA .............................................................48
2.11 Kết luận .................................................................................................49
Phần II
Xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC
Chương 3
Phân tích yêu cầu xây dựng Cổng thông tin điện tử
phục vụ CCHC theo kiến trúc hướng dịch vụ
3.1 Hiện trạng và cơ sở hạ tầng CNTT ..........................................................50
3.2 Nhu cầu đặt ra..........................................................................................50

3.3 Quy trình nghiệp vụ công tác QLHC về TTXH .......................................51
3.4 Phương pháp luận thiết kế .......................................................................52
3.5 Kiến trúc thiết kế .....................................................................................53
3.6 Phần mềm nền và nhân cổng thông tin.....................................................55
3.6.1 Phần mềm nền ..................................................................................55
3.6.2 Nhân cổng thông tin ..........................................................................55
3.6.3 Công nghệ J2EE ...............................................................................58
3.6.4 Kiến trúc SOA ..................................................................................60
3.6.5 Nền tảng ứng dụng MVC ..................................................................61
3.6.6 Các chuẩn mở XML/XSL/WSDL/SOAP ..........................................62
3.6.7 Các chuẩn giao tiếp Webservice/WSRP ............................................63
3.6.8 Chuẩn giao tiếp Message Queue .......................................................65
3.6.9 Đăng nhập một lần ............................................................................66
3.6.10 Hỗ trợ RSS trong việc phân phối thông tin......................................66
7


3.6.11 Công nghệ AJAX ............................................................................67
3.6.12 Các dạng chuẩn áp dụng .................................................................68
3.6.13 Kỹ thuật clustering ..........................................................................69
3.6.14 Bảo mật...........................................................................................70
Chương 4
Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC
4.1 Kiến trúc tổng quan và mô hình kết nối ...................................................75
4.2 Mô hình kiến trúc thành phần ..................................................................77
4.3 Mô hình kiến trúc vận hành .....................................................................79
4.4 Mô hình phân lớp chức năng ...................................................................80
4.5 Kiến trúc triển khai ..................................................................................80
4.6 Các module thành phần đã được xây dựng...............................................81
4.6.1 Trang thông tin điện tử......................................................................81

4.6.2 Dịch vụ khai báo khách lưu trú trực tuyến ........................................84
4.6.3 Dịch vụ hành chính công trực tuyến ..................................................86
Phần Kết luận
1. Kết quả triển khai hệ thống ........................................................................92
2. Đánh giá chung..........................................................................................92
3. Kết luận .....................................................................................................94
4. Hướng phát triển ........................................................................................94
Tài liệu tham khảo .........................................................................................97

8


Danh mục các hình ảnh
Hình 1.1: Mô hình Cổng thông tin điện tử (Portal)
Hình 1.2: Kiến trúc logic n-tier của một Portal
Hình 1.3: Cơ sở hệ thống Portal theo chiều ngang
Hình 1.4: Portal Server
Hình 1.5: Kiến trúc SOA của Portal
Hình 1.6 : Kiến trúc của khung ứng dụng Portal
Hình 2.1: Khái quát mô hình hướng dịch vụ SOA
Hình 2.2: Sơ đồ cộng tác trong SOA
Hình 2.3: Các đối tượng coarse-grained
Hình 3.1: Mô hình quy trình nghiệp vụ công tác QLHC về TTXH
Hình 3.2: Mô hình kiến trúc vòng đời Portal
Hình 3.3: Các mô đun lõi của cổng thông tin
Hình 3.4: Mô hình Cổng thông tin
Hình 3.5: Mô hình kiến trúc J2EE
Hình 3.6: Mô hình MVC
Hình 3.7: Mô hình mô phỏng dịch vụ Message Queue
Hình 3.8: Mô hình hoạt động đăng nhập một lần SSO

Hình 3.9: Mô hình cơ chế hoạt động Load Balancing
Hình 4.1: Kiến trúc tổng quan hệ thống
Hình 4.2: Mô hình kết nối
Hình 4.3: Mô hình triển khai vật lý
Hình 4.4: Mô hình kiến trúc thành phần
Hình 4.5: Mô hình kiến trúc vận hành
Hình 4.6: Mô hình phân rã các chức năng thành phần của hệ thống
Hình 4.7: Mô hình kiến trúc triển khai
Hình 4.8: Sơ đồ đặc tả quy trình khai báo, quản lý khách lưu trú
Hình 4.9: Giao diện chính của dịch vụ khai báo khách lưu trú trực tuyến
Hình 4.10: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký CMND
Hình 4.11: Giao diện dịch vụ đăng ký CMND trực tuyến
9


Hình 4.12: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký hộ khẩu thường trú
Hình 4.13: Giao diện dịch vụ đăng ký hộ khẩu thường trú trực tuyến
Hình 4.14: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký hộ khẩu tạm trú
Hình 4.15: Giao diện dịch vụ đăng ký hộ khẩu tạm trú trực tuyến
Hình 4.16: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký NNKD có điều kiện về ANTT
Hình A: Giao diện tham khảo chức năng tích hợp bản đồ số
Hình B: Mô hình trao đổi thông tin giữa các Sở, Ngành liên quan
Hình C: Mô hình các thành phần thông tin cần đồng bộ giữa các Sở, Ngành
Danh mục các chữ viết tắt
STT

Ký hiệu

Giải thích


1

SOA

Service Oriented Architechture – Kiến trúc hướng dịch vụ

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

CCHC

Cải cách hành chính

4

NNKD

Ngành nghề kinh doanh

5

ANTT

An ninh trật tự


6

LDAP

Lightweight Directory Access Protocol

7

CSDL

Cơ sở dữ liệu

10


Phần mở đầu
1. Bối cảnh hiện nay
Trong sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thì các Website giữ một vai trò
đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại. Với đam mê sáng
tạo và chinh phục thế giới, CNTT đã và đang thay đổi từng ngày. Các thế hệ
Website ra đời, cải tiến liên tục, cùng với Web Service, sự trợ giúp của công
nghệ Mobile Agent - một chương trình thay mặt người dùng thực hiện công việc
tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet - khái niệm Website truyền thống được
chuyển thành “Website thông minh” với sự trợ giúp của dịch vụ Search Engine,
một công cụ cho phép tìm kiếm và lọc thông tin trên cơ sở các từ khoá được xác
lập bởi người dùng và dịch vụ phân loại thông tin – Category. Từ đó, thuật ngữ
“Website thông minh” hay “Cổng điện tử” - Portal được hình thành.
Bên cạnh đó, để tạo ra một môi trường Portal thống nhất có thể phục vụ
tất cả người dùng, một hướng để thiết kế Portal là sử dụng kiến trúc hướng dịch
vụ (SOA). Kiến trúc này dựa trên một tập hợp các thành phần chung, được chia

sẻ sử dụng lại trong các ứng dụng và dịch vụ.
Cách tiếp cận SOA trong việc thiết kế Portal cho phép các hệ thống mềm
dẻo hơn, dễ tích hợp, có khả năng mở rộng, dễ thay đổi hơn, và hướng tiến trình.
Thực hiện các tiến trình nghiệp vụ như các dịch vụ Web, SOA làm cho các
thành phần này dùng được trong môi trường Portal. Thêm vào đó, bởi vì các
dịch vụ này có thể được sử dụng lại, SOA tăng năng suất phát triển và tăng tốc
khả năng phản ứng lại với nhu cầu. Việc xây dựng Portal dựa trên SOA sẽ giảm
khối lượng lập trình cần để hoàn thành Portal hay mở rộng các Portal đang tồn
tại.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi hướng nghiên cứu của mình vào các vấn đề
liên quan tới thiết kế, xây dựng các cổng điện tử, đặc biệt là chính phủ điện tử
với các dịch vụ hành chính công phục vụ công dân, doanh nghiệp và các nhà đầu
tư tại Việt Nam dựa trên kiến trúc SOA và chọn đề tài:
“XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN MÃ NGUỒN MỞ
DỰA TRÊN KIẾN TRÚC SOA”
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu các vấn đề sau:

11


- Giới thiệu, phân tích những hướng cơ bản của công nghệ Cổng thông tin
điện tử, lịch sử phát triển; khái niệm tổng quan và kiến trúc thiết kế Portal.
- Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản, lợi ích của hệ thống Portal; phân loại
Portal, kỹ thuật xây dựng Portal và sự kết hợp giữa Portal và kiến trúc hướng
dịch vụ (SOA).
- Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của kiến trúc hướng dịch vụ (SOA)
thông qua việc tìm hiểu khái niệm về “kiến trúc hướng dịch vụ”, các nguyên tắc,
tính chất cùng với những lợi ích đạt được của hệ thống SOA.
- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống SOA, bao gồm

việc tìm hiểu các thành phần logic của SOA, những thách thức gặp phải, những
nguyên tắc thiết kế và các bước cần thực hiện khi triển khai hệ thống SOA.
- Tìm hiểu về nhu cầu và các thách thức gặp phải trong việc tích hợp hệ
thống. Từ đó, ứng dụng SOA và Web service để giải quyết vấn đề tích hợp.
- Phân tích các yêu cầu, các nền tảng công nghệ để xây dựng Cổng thông
tin điện tử phục vụ CCHC.
- Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC của Công an
tỉnh Khánh Hòa.
3. Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn được trình bày gồm:
- Phần mở đầu: nêu bối cảnh hiện nay của ngành công nghệ Web và công
nghệ phần mềm, phân tích và đưa ra lý do lựa chọn đề tài.
- Phần I: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu
+ Chương 1: Tổng quan về Portal
+ Chương 2: Nghiên cứu mô hình kiến trúc SOA
- Phần II: Xây dựng Cổng thông tin phục vụ CCHC
+ Chương 3: Phân tích yêu cầu xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ
CCHC.
+ Chương 4: Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC
của Công an tỉnh Khánh Hòa.
- Phần kết luận: Đánh giá kết quả triển khai, kết luận và hướng phát triển
của đề tài.

12


Phần I
Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu
Chương 1
Tổng quan về Portal

1.1 Định nghĩa Portal
Portal, tên đầy đủ là Web Portal, là một hệ thống hoạt động trên Web,
định danh và xác thực người dùng đăng nhập, từ đó sẽ cung cấp một giao diện
Web để người dùng dễ dàng truy cập, khai thác thông tin và dịch vụ cũng như
thao tác, tuỳ biến các công việc tác nghiệp của mình một cách nhanh chóng và
đơn giản.
Portal có các tính năng giúp người quản trị thu thập, quản lý nhiều nguồn
thông tin khác nhau, từ đó phân phối chúng dưới dạng các dịch vụ cho từng
người dùng khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm quyền, vào nhu cầu cũng như mục
đích của người dùng đó.

Hình 1.1: Mô hình Cổng thông tin điện tử (Portal)
Portal thực hiện việc này hết sức linh động, từ những công việc như tìm
xem và đặt mua sách trong một kho hàng trực tuyến, xem và thay đổi thông tin
về sinh viên và giáo viên trên các ứng dụng quản lý giảng dạy, đến việc đăng và
chia sẻ các thông tin, tài nguyên, bài viết trên các diễn dàn hay cung cấp việc
13


truy cập thống nhất và thuận lợi đến các thông tin nội bộ trong một Website của
công ty...
Portal như một cổng vào vạn năng cho người dùng tìm kiếm thông tin và
tác nghiệp một cách thuận lợi và dễ dàng.
1.2 Sự phát triển của Web Portal
Khái niệm “Web Portal” đã xuất hiện từ khá lâu, chỉ sau khi ra đời WWW
(World Wide Web) một thời gian ngắn. Ban đầu, các Website chỉ như các báo
quảng cáo điện tử, chứa các thông tin của một doanh nghiệp để khách hàng của
họ có thể truy cập để xem và theo dõi một cách thuận tiện. Lúc đó, Portal được
dùng để chỉ một trang chủ, chứa các liên kết đến các nội dung trong một
Website nào đó. Ngoài ra, nó còn chứa một công cụ tìm kiếm nội bộ, cho phép

người dùng dễ dàng tìm các thông tin nằm trong nội dung các trang Web. Chính
vì vậy, cái tên Web Portal mang ý nghĩa: một cái “cổng” để truy nhập vào
Website. Web Portal tựa như một danh bạ Web (Web directory) liên kết với một
search engine đơn giản, tất cả chỉ dùng nội bộ trong một Website.
Sau thời gian đầu, các Website không chỉ mang ý nghĩa đại diện để giới
thiệu của các công ty, chúng trở thành những công cụ tác nghiệp trực tuyến rất
thuận tiện dành cho cả khách hàng, đối tác và các nhân viên cũng như ban quản
trị doanh nghiệp. Do đó các tính năng quan trọng nên tích hợp vào một Website
như các tính năng đăng nhập và xác thực người dùng, các tính năng quản lý nội
dung, tính năng cá nhân hoá, đa ngôn ngữ cũng như các tính năng tác nghiệp cụ
thể đối với từng Website. Web Portal cung cấp khả năng tích hợp các tính năng
này một cách dễ dàng thành một trang Web duy nhất. Web Portal đầu tiên kiểu
này là Americal Online (AOL – />Hiện tại, Web Portal không chỉ là một “cổng vào”, dẫn đường người dùng
truy cập Website, mà đã trở thành một siêu Website, nghĩa là ngoài chứa đựng
mọi thông tin và dịch vụ cần có như một Website thông thường, nó còn có khả
năng quản trị giao diện cũng như nội dung của nhiều Website, thêm bớt không
những nội dung mới mà còn các dịch vụ mới, tích hợp các module thông dụng
nhất như các forum, chat room, blog hay RSS feed…và quan trọng là, cung cấp
việc truy cập các nguồn thông tin rất đa dạng và khác nhau này chỉ thông qua
một lần đăng nhập duy nhất (single sign-on). Sang Tiếng Việt, Web Portal được
dịch là “Cổng giao tiếp điện tử”, “Cổng giao dịch điện tử” hoặc ngắn gọn hơn

14


“Cổng điện tử”. Tuy nhiên, các từ này thật sự chưa thể phản ánh hết được chính
xác thế nào là một Portal.
Để làm rõ bản chất của Portal chúng ta đưa ra bảng so sánh giữa Portal
với một Website thông thường sau đây.
+ Portal hỗ trợ khả năng đăng nhập một lần tới tất cả các tài nguyên được

liên kết với Portal. Nghĩa là, người dùng chỉ cần một lần đăng nhập là có thể vào
và sử dụng tất cả các ứng dụng đã được tích hợp trong Portal đó mà người dùng
này có quyền. Các chức năng trên được thực hiện theo cách an toàn và kiểm soát
được. Một Website thông thường không có được khả năng đăng nhập một lần.
+ Portal hỗ trợ khả năng cá nhân hóa theo người sử dụng. Đây là một
trong những khả năng quan trọng của Portal, giúp nó phân biệt với một Website
thông thường. Portal cá nhân hóa nội dung hiển thị, thông thường đây là sự lựa
chọn một cách tự động dựa trên các quy tắc tác nghiệp, chẳng hạn như vai trò
của người sử dụng trong một tổ chức. Ví dụ khi một người mua hàng đăng nhập
vào hệ thống, Portal sẽ hiện ra một danh sách các sản phẩm mới. Hoặc nếu cần
quan tâm đến các lĩnh vực khảo cổ thì Portal có thể cung cấp các thông tin bảng
danh sách các đồ cổ. Web thông thường không hỗ trợ, nếu có chỉ ở mức độ rất
nhỏ, không phải là đặc điểm nổi bật.
+ Khả năng tùy biến. Trong một giao diện Portal có thể bỏ phần thông tin
nếu không quan tâm đến nó. Cách hiển thị của Portal cũng có thể thay đổi. Đây
là một khả năng tiêu biểu của một Portal.
Một vài Website có nhưng chỉ dừng lại ở mức độ dựng sẵn, người dùng
chỉ có thể lựa chọn một vài giao diện đã có, mà không tự mình thay đổi từng
mục một cách tùy ý.
+ Liên kết truy cập tới hàng trăm kiểu dữ liệu, kho dữ liệu, kể cả dữ liệu
tổng hợp hay đã phân loại.
Portal có khả năng liên kết tới tài nguyên dữ liệu rộng lớn, gồm nhiều
kiểu dữ liệu từ dữ liệu thông thường đến siêu dữ liệu.
Web thường chỉ sử dụng các liên kết để tới các site khác nhưng nội dung
chủ yếu vẫn chỉ tập trung trong trang đó.
+ Portal hỗ trợ rất tốt khả năng liên kết và hợp tác người dùng.
Portal không chỉ liên kết chúng ta với những gì chúng ta cần mà còn liên
kết với những người mà chúng ta cần. Khả năng liên kết này được thực hiện bởi

15



các dịch vụ hợp tác thông qua các mô hình làm việc cộng tác hay cộng đồng ảo
(Collaboration or virtual community).
Web thông thường không hỗ trợ.
+ Hỗ trợ mô hình tự động xử lý công việc theo qui trình đã xác định từ
trước (workflow). Cung cấp một giao diện chung, tích hợp đến các luồng công
việc và cho phép tương tác với các quy trình công việc.
+ Ngoài ra, với sự ra đời của các thiết bị có khả năng Web như điện thoại
di động, thiết bị PDA, Portal trở nên linh hoạt và tiện dụng hơn. Nhờ có chức
năng cá nhân hóa hiển thị dữ liệu ở dạng phù hợp, người dùng có thể truy cập
vào Portal từ bất cứ chỗ nào, bằng bất cứ trình duyệt chuẩn nào.
1.3 Kiến trúc nền tảng của Portal
Portal cung cấp một cửa truy nhập vào các thông tin và ứng dụng đa dạng
chạy nền bên dưới. Portal có các dạng khác nhau nhưng tất cả đều đòi hỏi sự mở
rộng được hạ tầng cơ sở khi cần thiết. Điều đó đòi hỏi Portal cần được xây dựng
dựa trên một kiến trúc khung để có thể kết hợp các thành phần của Portal một
cách dễ dàng.
Có nhiều loại kiến trúc Portal khác nhau, phụ thuộc vào nhà cung cấp sản
phẩm khác nhau. Tuy nhiên, các kiến trúc này có chung một số khối chính như
khối dịch vụ Portal (Portal services), khối môi giới dịch vụ (service broker), máy
chủ ứng dụng (application server). Ngoài ra còn có khối an toàn bảo mật thường
được xây dựng dựa trên công nghệ Giao thức rút gọn truy cập thư mục (LDAP).
Các khối này được nối với một hệ thống nền cung cấp nội dung và các khối hỗ
trợ khác để đảm bảo hiệu năng hoạt động của Portal.
Trong hình 1.2 mô tả một mô hình kiến trúc logic tổng quát của Portal.
Mô hình này gồm các lớp :
- Lớp DMZ gồm máy chủ Web, chức năng tối ưu tải hoạt động, cơ chế
xác định danh tính,...
- Lớp cộng tác

- Lớp Portal
- Lớp an ninh
- Lớp nội dung
- Lớp nền.
Hai hệ thống tường lửa được thiết lập để đảm bảo an ninh cho Portal,
được cài đặt trước và sau lớp DMZ.
16


Hình 1.2: Kiến trúc logic n-tier của một Portal
Dựa trên kiến trúc này, các tính năng của Portal có thể được bổ sung để
mở rộng, tích hợp CSDL và tích hợp các ứng dụng có sẵn. Portal phối hợp, quản
lý và điều khiển các Portlet cài đặt trong hệ thống nhằm xử lý, cung cấp và trình
bày thông tin trên màn hình theo yêu cầu, sở thích của từng cá nhân người sử
dụng, quản lý người sử dụng trong suốt quá trình tham gia vào hệ thống Portal
để khai thác thông tin. Portal thường được xây dựng theo một khung. Khung
Portal giúp đơn giản hóa việc phát triển và bảo trì Portal bởi vì:
- Cấu trúc trang chỉ định nghĩa một lần.
- Khối cơ bản trong các khung Portal là Portlet được định nghĩa độc lập
và có thể thay đổi không làm ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của trang Portal.
- Tính năng đa trình duyệt và truy cập bằng thiết bị di động được thực
hiện một cách dễ dàng.
1.4 Các đặc trưng cơ bản của Portal
Mỗi loại Portal có thể cung cấp loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau,
nhưng tất cả các loại Portal đều có chung một số tính năng. Các tính năng này là
đặc trưng của Portal khác với một Website hoặc một ứng dụng chạy trên nền
tảng Web.
1.4.1 Khả năng tìm kiếm của Portal
Cơ chế tìm kiếm (search engine) trong Portal rất mạnh và có các tính năng
đa dạng, bao gồm các đặc tính như sau:

- Đánh chỉ mục toàn văn cho tất cả các văn bản trong CSDL của Portal.
- Cho phép tìm kiếm đơn giản/nâng cao, tìm theo thuộc tính (metadata).
- Xử lý các dạng văn bản thường gặp.
17


- Tìm kiếm với các nguồn dữ liệu bên ngoài (các CSDL, văn bản,
emails…)
- Tích hợp với các cơ chế tìm kiếm bên ngoài như Google.
1.4.2 Khả năng cá nhân hóa của Portal
Một trong các tính năng mạnh của Portal là khả năng cung cấp các nội
dung khác nhau với các người dùng khác nhau. Việc này được thực hiện thông
qua cá nhân hóa và tùy biến hóa. Cá nhân hóa cho phép thiết đặt các thông tin
khác nhau hiện lên màn hình cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu
cầu. Các tính năng này được điều chỉnh dựa trên hoạt động thu thập thông tin về
người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại
thời điểm được yêu cầu. Các thành phần có thể cá nhân hóa như sau:
- Các Portlet có khả năng cá nhân hoá trên một trang của Portal (thêm bớt,
dịch chuyển, hiển thị/không hiển thị các Portlet…)
- Cho phép cá nhân hoá hình thức các trang (thông qua các style)
- Phân quyền rõ ràng: toàn bộ quyền, ẩn - hiển thị, chỉ xem (view-only)
- Khả năng tự động tuỳ biến đối với người dùng, nhóm người dùng khác
nhau (có nhiều trang chủ ngầm định cho các nhóm khác nhau)
1.4.3 Khả năng tối ưu hiệu năng
Để có thể tăng cường hiệu năng hoạt động, Portal có các chức năng sau:
- Caching: Nhằm giảm lượng dữ liệu vào ra thông qua việc lưu một phần
nội dung của các kết quả xử lý trước đó nhằm có thể sử dụng để thực hiện các
yêu cầu sau này.
- Phân tải công việc xử lý (Load Distribution): Tránh hiện tượng nghẽn cổ
chai ở một số module của hệ thống.

1.4.4 Khả năng tích hợp
Portal cho phép tích hợp nhiều loại thông tin (content aggregation) thông
qua việc xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối
tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua
các ngữ cảnh hoạt động của người dùng (user-specific context). Từng đối tượng
sử dụng, sau khi thông qua quá trình xác thực, sẽ được cung cấp các thông tin
khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình
cá nhân hóa thông tin. Tích hợp với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng, các
Website hiện có, các ứng dụng, các Webservices, hệ quản trị nội dung (CMS),
các cơ chế tìm kiếm…
18


Cho phép những người dùng không am hiểu về kỹ thuật cũng có thể tích
hợp dữ liệu và tuỳ biến nội dung Portal (thông qua Omni Portlets, Web
Clipping)
1.4.5 Khả năng hỗ trợ đa ngữ
Portal còn có khả năng bổ sung sau đây nhằm hiển thị thông tin một cách
tốt nhất cho người sử dụng:
- Hỗ trợ Unicode: hiển thị font tiếng Việt tốt.
- Giao diện, nội dung hiển thị đa ngôn ngữ
1.4.6 Xuất bản thông tin
Khả năng xuất bản thông tin (content syndication) của Portal có liên quan
đến khả năng tích hợp. Portal có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
và cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức
(protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp
phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ
như RDF (Resource Description Format), RSS (Rich Site Summary), NITF
(News Industry Text Format) và NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên
XML cũng phải được áp dụng để quản lý nội dung một cách thống nhất, xuyên

suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho
phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác thông tin trên các Website khác
nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã
được quy chuẩn.
1.4.7 Hỗ trợ nhiều thiết bị hiển thị thông tin
Portal cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết
bị như màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone,
PDA), sử dụng để in hay cho bản fax… một cách tự động bằng cách xác định
thông qua các thuộc tính khác nhau.
Ví dụ, cùng một nội dung khi hiển thị trên máy tính thì sử dụng HTML,
nhưng khi hệ thống xác định được thiết bị hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ
thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang
định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên
màn hình của thiết bị di động.
1.4.8 Khả năng đăng nhập một lần
Portal cho phép người dùng khi sử dụng các dịch vụ không cần đăng nhập
lại mỗi khi chuyển sang dịch vụ mới. Vì các ứng dụng và dịch vụ trong Portal có
19


thể được phát triển thêm khi xuất hiện nhu cầu, phần lớn trong số đó có các nhu
cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin người dùng, tính năng đăng nhập một
lần rất quan trọng, làm giảm thao tác cho người sử dụng.
1.4.9 Quản trị Portal
Portal cung cấp khả năng xác định cách thức hiển thị thông tin cho người
dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người
dùng với các chi tiết đồ họa (look-and-feel). Với tính năng quản trị, người quản
trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người
sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử
dụng thông tin khác nhau.

Portal cũng có chức năng Quản trị người dùng cuối (user management)
cung cấp các khả năng quản trị người dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tượng sử
dụng của Portal, người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một
Portal công cộng (như Yahoo, MSN…) hoặc được người quản trị tạo lập và gán
quyền sử dụng tương ứng đối với các Portal như trong một doanh nghiệp. Hiện
tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai trò (role-based security) được
sử dụng như một tiêu chuẩn để cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau
trong các Portal cũng như các ứng dụng Web.
1.5 Lợi ích của hệ thống Portal
Hệ thống Portal hỗ trợ cộng đồng người dùng trực tuyến, các cán bộ, nhân
viên, các đối tác và các nhà cung cấp... dưới nhiều hình thức kết hợp khác nhau.
Cơ sở hạ tầng Portal giúp việc khởi tạo, tích hợp, quản lí và cá nhân hóa toàn
diện các thông tin và ứng dụng cho mỗi người dùng riêng biệt phục vụ các nhu
cầu và sở thích của một cộng đồng riêng biệt. Các lợi ích thực sự của hệ thống
Portal này đem lại nhìn từ khía cạnh hiệu quả ứng dụng thực tế đó là:
- Nâng cao hiệu quả làm việc cho các cá nhân và tổ chức, đối tác... nhờ
truy cập bảo mật, tích hợp tới các thông tin và ứng dụng liên quan, cũng như
truy cập tổng thể tới tất cả các cá nhân, thông tin, tổ chức và các nhà cung cấp từ
bất kì đâu, bất kì khi nào.
- Cải thiện các tiến trình hợp tác nhờ luồng thông tin tốt hơn giữa con
người và các ứng dụng, và nhờ các môi trường cộng tác giúp giảm thời gian để
chuyển đổi thông tin thô thành tri thức.
- Giảm gánh nặng của việc triển khai và quản lí thông tin và các dịch vụ
ứng dụng trong một tổ chức.
20


- Duy trì, quản lý, mở rộng, nâng cấp, tái sử dụng dễ dàng, tiết kiệm chi
phí đầu tư để xây dựng lại hệ thống.
- Cho phép các hãng thứ 3 tham gia vào việc cung cấp ứng dụng hệ thống,

các dịch vụ trung gian... Khả năng này làm phong phú, đa dạng khả năng úng
dụng và triển khai của hệ thống Portal.
1.6 Phân loại Portal
Portal có thể được phân loại theo phạm vi ứng dụng hay theo chức năng.
Do không có một định nghĩa chính xác về Portal nên cách phân loại trên chỉ là
tương đối. Sau đây là chi tiết về cách phân loại của Portal:
1.6.1 Phân loại Portal theo phạm vi
Portal theo chiều dọc (Vertical Portal): VPortal là những Portal mà nội
dung thông tin cùng các dịch vụ của nó được thiết kế để phục vụ cho một lĩnh
vực xác định cho một chuyên ngành xác định, do vậy khách hàng của nó là diện
hẹp. Theo đánh giá, hiện nay trên thế giới, Vertical Portal là loại hình Portal có
tốc độ phát triển nhanh nhất.
Portal theo chiều ngang (Horizontal Portal): HPortal là những Portal có
nội dung thông tin cũng các dịch vụ phục vụ cho nhiều loại khách hàng khác
nhau. Các Portal nổi tiếng như Yahoo, Netcenter, Altavista là những ví dụ điển
hình cho loại Portal này. Khác với các Portal chuyên ngành thường tập trung vào
một lĩnh vực hẹp nhưng sâu, thông tin do một Portal công cộng cung cấp bao
trùm nhiều lĩnh vực, hoặc nhiều chủ đề trong một lĩnh vực lớn như kinh tế, khoa
học, công nghệ, y học, thể thao, âm nhạc... Portal công cộng tích hợp thông tin
từ rất nhiều nguồn khác nhau.

Hình 1.3: Cơ sở hệ thống Portal theo chiều ngang
1.6.2 Phân loại Portal theo chức năng
a. Portal thông tin: Portal có vai trò như một hệ thống cung cấp thông tin
trên cơ sở thu gom số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn dữ liệu này
nằm rải rác có thể trên mạng toàn cầu Intemet, từ các CSDL của các mạng nội
bộ Intranet, và thậm chí cả từ các Portal khác. Ví dụ điển hình của dạng Portal
21



này là trang của Yahoo, loại cổng thông tin này được sử dụng để ghép nối các
thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho
phép cá nhân hóa giao diện tuỳ theo từng đối tượng sử dựng.
b. Portal cộng đồng (Community): Portal này lập nên "một cộng đồng
ảo" trên Internet cho các cá nhân, các doanh nghiệp trao đổi thông tin hợp tác
với nhau trong cùng một mục đích cụ thể. Portal mang lại cơ hội cộng tác cho
các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp vượt qua ranh giới địa lý.
c. Portal của một công ty (Enterprise Portal): Portal của một công ty
được dùng bởi các nhân viên trong một cơ quan hay tổ chức để chia sẻ thông tin
và cộng tác với nhau, qua đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả giải quyết
công việc. Portal của một công ty được xây dựng để cho phép tương tác trên các
thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp.
d. Portal thương mại (Commercial): Portal thương mại cung cấp “chợ
điện tử” trong thị trường thương mại điện tử, là nơi liên kết giữa người bán và
người mua. Ví dụ của cổng thương mại là eBay và ChemWeb.
e. Portal chính phủ (Government): Cung cấp các “cổng hành chính
công điện tử” để chính quyền (Trung ương và địa phương) thực hiện các chức
năng của mình đối với người dân thông qua việc cung cấp thông tin và các dịch
vụ hành chính công. Ví dụ, điển hình cho loại Portal này là việc chính phủ Đan
mạch xây dựng một Portal phục vụ cho công tác xây dựng chính phủ điện tử tại
đất nước này. Cổng Chính phủ cung cấp các “dịch vụ chính phủ” cho cộng đồng
xã hội, giúp giảm nhẹ gánh nặng giấy tờ, tạo sự tin tưởng của người dân vào
Chính phủ.
f. Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized Portals): ví dụ
như SAP Portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt
khác nhau.
Một điểm quan trọng là một giải pháp Portal cụ thể có thể bao gồm nhiều
kiểu Portal hỗn hợp tạo thành một Portal lai. Một tổ chức gồm nhiều kiểu người
dùng thì cũng phải kết hợp nhiều kiểu Portal để hỗ trợ hết các người dùng này.
1.7 Các kỹ thuật của hệ thống Portal

1.7.1 Giao diện của Portal
Giao diện của Portal được xây dựng hoàn toàn trên nền Web đối với
người dùng. Các trang của Portal được chia thành nhiều vùng, chứa các Portlet
và các mục thông tin. Portlet là một thành tố hiển thị thông tin (ví dụ để hiển thị
22


thông tin từ một nguồn dữ liệu nào đó) có thể dễ dàng tái sử dụng. Các dạng
thông tin có thể là văn bản, hình ảnh, liên kết… Thiết kế trình bày của các trang
Portal có thể được xây dựng dựa trên các mẫu (template) với bố cục, kiểu
dáng…. được xác định sẵn.
1.7.2 Portlet
Portlet là giao diện người dùng, là các module tương tác nhiều mức cho
phép tích hợp vào Portal các ứng dụng Web khác nhau. Các Portlet này sinh ra
các đoạn trang (fragment), các đoạn trang này được Portal ghép lại thành một
trang hoàn chỉnh.
Portlet thực thi trong môi trường thời gian thực được gọi là Portlet
Container, các Portlet trình bày nội dung của chúng trong một cửa sổ hiện trên
trang Portal, tương tự như cửa sổ trong màn hình (desktop). Cửa sổ của Portlet
có một thanh tiêu đề chứa các nút điều khiển cho phép người sử dụng mở rộng
và thu nhỏ nó.
Một Portlet có thể hiển thị trên một trang Web như một cửa sổ cá nhân
nhỏ, Portlet là nội dung bên trong cửa sổ, nó không phải là bản thân cửa số đó.
Các Portlet bao gồm nhiều mức, cho phép người sử dụng giao tiếp với nó
để thực hiện công việc trong môi trường Portal.
1.7.3 Chuẩn của Portlet
Hiện nay đang tồn tại đồng thời hai bộ tiêu chuẩn (Java Community
Process' Java Specification Request) JSR 168 và OASIS’S WSRP (Web Service
for Remote Portlets) cho ứng dụng chạy trên máy chủ Portal. Hai tiêu chuẩn này
giúp cho việc xây dựng các ứng dụng độc lập, không quá lệ thuộc vào kiến trúc

hạ tầng của hệ thống Portal. Lợi ích các chuẩn này là hệ thống Portal trở nên
uyển chuyển và dễ dàng nâng cấp khi thay đổi môi trường hoạt động. Nhưng do
sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này không rõ ràng, không có tính bổ sung, do
đó khó xác định được tiêu chuẩn nào là phù hợp.
Chuẩn WSRP quy định cách thức trao đổi giữa Portlet với máy chủ Portal
là thông tin dưới dạng XML do các ứng dụng Web chạy ở mức độ dịch vụ (Web
service) làm trung gian thực hiện trao đổi. Chuẩn WSRP làm cho một Portlet
hoàn toàn độc lập với kiến trúc hạ tầng của hệ thống. Ví dụ, một ứng dụng tuân
thủ tiêu chuẩn J2EE có thể trao đổi thông tin được với một máy chủ Portal xây
dựng trên kiến trúc hạ tầng .NET của Microsoft nhờ vào trung gian là hệ thống
ứng dụng Web chạy ở mức dịch vụ đã tuân thủ chuẩn WSRP. WSRP cũng tạo
23


thuận lợi để phát triển mở rộng cấu trúc thông tin trao đổi giữa Portlet với máy
chủ. Ví dụ, như sau khi biết được cấu trúc XML mà Portal dùng để trao đổi
thông tin với các Portlet, người ta có thể mở rộng thêm các cấu trúc thông tin
XML mới cho Portlet đang xây dựng.
Chuẩn JSR 168 bổ sung thêm tính năng để đảm bảo là các Portal khác có
thể hiểu được thông tin do Portlet mới xây dựng này cung cấp. Portlet tuân thủ
chuẩn JSR 168 là các Portlet được xây dựng trên J2EE và có thêm phần mở rộng
là Java servlet API. Như vậy, việc quyết định chuẩn nào cũng như việc chọn lựa
bộ phần mềm Portal nào hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích xây dựng Portal của
tổ chức hay doanh nghiệp.
1.7.4 Portal Server
Portal Server là một máy chủ ứng dụng chuyên biệt cung cấp logic tác
nghiệp cho một ứng dụng Portal, đặc biệt được xây dựng trên nền máy chủ ứng
dụng J2EE, Portal Server cung cấp sự phát triển và cơ sở hạ tầng thời gian thực
cho Portal. Một Portal Server thường làm việc liên kết với một Web Server để
xử lý yêu cầu của client. Portlet có thể được xem như là một cách mở rộng chức

năng của Portal Server.

Hình 1.4: Portal Server
Máy chủ Portal mở rộng một máy chủ ứng dụng để hỗ trợ ứng dụng
Portal.
1.8 Portal và SOA
Để tạo ra một môi trường Portal thống nhất có thế phục vụ tất cả các
người dùng, một hướng để thiết kế Portal là sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ
(SOA) như được minh họa trong hình 1.5. Kiến trúc này dựa trên một tập hợp
các thành phần chung, được chia sẻ sử dụng lại trong các ứng dụng và dịch vụ.
Cơ sở vững chắc của các thành phần trong môi trường phát triển ứng dụng
cho phép các hệ thống riêng biệt kết nối trong một môi trường có thể mở rộng
được nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Lớp an ninh của các doanh
24


nghiệp được thiết lập để đảm bảo dữ liệu về người dùng và các dịch vụ bảo mật
không bị lặp lại mỗi khi một ứng dụng được phát triển. Một khung Portal kết nối
tất cả các thành phần bên dưới của cơ sở này để cung cấp các dịch vụ khác nhau
đến một số lượng lớn người dùng theo phương thức mở rộng và an toàn. Portal
cung cấp một khung để đảm bảo kinh nghiệm của mỗi người dùng đều được cá
thể hóa và sự quản lý việc cung cấp dịch vụ được chuẩn hóa.

Hình 1.5: Kiến trúc SOA của Portal
SOA là cách tiếp cận của thiết kế kiểu này cho phép các hệ thống mềm
dẻo hơn, dễ tích hợp, có khả năng mở rộng, dễ thay đổi hơn, và hướng tiến trình.
Thực hiện các tiến trình nghiệp vụ như các dịch vụ Web, SOA làm cho các
thành phần này dùng được trong môi trường Portal. Trong kiến trúc hướng đối
tượng, mỗi lớp trong kiến trúc được cách ly khỏi các thay đổi từ các lớp khác.
Thêm vào đó, bởi vì các dịch vụ này có thể được sử dụng lại, SOA tăng năng

suất phát triển và tăng tốc khả năng phản ứng lại với nhu cầu. Việc xây dựng
Portal dựa trên SOA sẽ giảm khối lượng lập trình cần để hoàn thành Portal hay
mở rộng các Portal đang tồn tại.
Quản lý,
triển khai,
phát triển
thống nhất

Giải pháp Portal
Khung cộng đồng và dịch vụ

Kết nối và
tích hợp

Khung tích hợp ứng dụng: SOA, EDA, BPEL
J2EE, dịch vụ Web, quản lý siêu dữ liệu
Cơ sở hạ tầng mạng lưới

Hình 1.6: Kiến trúc của khung ứng dụng Portal
25


Một thách thức nảy sinh là xác định được thời điểm để xây dựng một kiến
trúc Portal thống nhất. Kiến trúc Portal thống nhất có hiệu quả quan trọng trong
việc triền khai và quản lý các Portal. Kiến trúc khung của ứng dụng Portal tích
hợp dựa trên các kiến trúc SOA, EDA4, BPEL5.
Kiến trúc khung này như là một khung mở an toàn, một khung phát triển
thống nhất, quản lý siêu dữ liệu thống nhất, vòng đời ứng dụng thống nhất, và
dựa trên tính toán mạng lưới (grid computing) để tăng hiệu năng sử dụng nguồn
tài nguyên.

Về nội dung, tương lai của Portal sẽ là các Portal ngữ nghĩa dựa trên mô
hình hóa về tri thức (Ontology-based Semantic Portal). Portal dạng này sẽ được
kiểm soát bởi một tập từ vựng dùng để mô tả các đối tượng và mối quan hệ theo
một cách hình thức, có một ngữ pháp sử dụng các từ của từ vựng này để thể hiện
những điều có nghĩa trong một lĩnh vực quan tâm đặc thù. Tập từ vựng này được
dùng để thực hiện các câu truy vấn và đánh giá. Portal này sẽ là một công cụ
hữu hiệu để biểu diễn và chia sẻ tri thức.

26


×