Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài học bán hàng từ chị bán vé số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.69 KB, 3 trang )

Bài học bán hàng từ chị bán vé
số
By Phạm Quốc Khánh July 17, 2015
0
274

Bán vé số là một nghệ thuật và bắt buộc phải có nghệ thuật.
Vì sao ư? Có hàng nghìn người bán vé số trên đường, nếu không có một bí
kíp riêng chắc hẳn người ta không thể kiếm sống được.
Hầu hết ai cũng nghĩ người ta mua vé số phần lớn xuất phát từ lòng
thương người. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, người bán vé số không thể
chỉ trông cậy vào lòng thương mà sống qua ngày. Nếu thấy tội nghiệp, tôi
có thể mua 1 tờ, 2 tờ chứ hiếm khi mua 10 tờ. Nếu chỉ mong chờ vào lòng
thương ở những người như tôi (và hẳn là cả bạn nữa) thì một ngày một


người bán vé số có thể bán được bao nhiêu chứ? Làm sao họ kiếm sống
đây?
Gần nhà tôi có một chị bán vé số nọ. Hằng ngày, cứ tầm sáng sớm và tầm
chiều tà, chị ấy lại đi ngang nhà tôi và rao:
“15, 10, 73 đây!”
Tại sao chỉ rao lớn 3 con số này trong khi có rất nhiều số khác? Ba tôi là
một người “nuôi số” – người mà ngày nào cũng chỉ mua đúng một số đó.
Con số yêu thích của ba tôi là 10 và 15, con số yêu thích của tôi lại là 73.
Chỉ cần đi ngang và rao như vậy, hầu như ngày nào chị này cũng bán được
cho nhà tôi 15 tới 20 vé. Chỉ bằng việc nhớ trong đầu con số ưa thích của
từng khách hàng, một người bán vé số có thể nâng cao doanh thu của
mình một cách nhẹ nhàng như thế.
Tại sao chị ta lại đi ngang nhà tôi hai bận vào lúc sáng sớm và lúc chiều tà?
Lúc sáng sớm là thời điểm ngồi uống café, lúc tinh thần sảng khoái và tâm
trạng thoải mái. Chưa có một thống kê chính thức nào nhưng hầu hết


người bán vé số tôi hỏi đều thừa nhận rằng, thời gian bán được nhiều nhất
là tầm sáng sớm.
Thế còn bận chiều, tại sao đã đi ngang lúc sáng rồi mà còn quay lại lúc
chiều, không phải như thế là phí phạm thời gian hay sao? Không, không,
không có gì là dư thừa cả. Phần lớn người bán vé số có một cuốn album lưu
trữ giấy dò theo ngày. Tuy nhiên, đỉnh cao nghệ thuật của chị này không
phải là mang cuốn sổ giấy dò đến cho khách hàng xem mà là phát miễn
phí một tờ giấy dò cho khách hàng thân thiết. Thử nghĩ xem, nếu theo quy
luật 80/20, chị này có 100 khách hàng mua vé thường xuyên, chị ta chọn
ra 20 khách VIP nhất và tặng họ miễn phí 20 tờ giấy dò, chi phí chăm sóc
khách hàng chỉ là 10.000 cho 20 tờ giấy dò nhưng lợi ích vô hình mang lại
vô cùng lớn. Chính tờ giấy dò miễn phí này là sợi dây vô hình kết nối khách
hàng và chị ta, mỗi khi có một người bán vé số khác mời chào, khách hàng
sẽ nghĩ đến chị và từ chối hoặc mua của người mới rất ít. Chỉ 500đ một tờ
giấy dò là đủ chi phí chăm sóc khách hàng như thế đó.


Hầu như mọi người bán vé số đều đi bộ, chị bán vé số gần nhà tôi lại đi xe
đạp. Chiếc xe đạp cũ kĩ được chị mua lại không đáng bao nhiêu lại là một
phương tiện vô cùng đắc lực. Bằng chiếc xe đạp, chị có thể mở rộng phạm
vi tiếp cận khách hàng thân thiết của mình. Hàng ngày, cứ sáng sáng chị
ưu tiên đạp tới khu có khách lớn nhất, rồi di chuyển lần lượt theo lộ trình
đã tính sẵn sao cho doanh thu tiềm năng là lớn nhất có thể. Đối với những
khách hàng mà đường đi ngược nhau, chị này còn một vũ khí khác, đó là
chiếc điện thoại di động loại rẻ nhất. Chiếc điện thoại này là phương tiện
kết nối của chị tới khách ở xa và tiếp nhận đơn hàng qua tin nhắn của
những khách “nuôi số.” Chỉ bằng sự trợ giúp của vài phương tiện đơn giản
như vậy, chị bán vé số đã tự nâng mình lên một tầm cao mới so với những
đồng nghiệp quanh đó.
Một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng chẳng hề dễ dàng và từ

chính những công việc đơn giản như thế cũng ẩn chứa nhiều bài học đáng
suy ngẫm.



×