Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bán hàng đa cấp tốt hay xấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 5 trang )

Bán hàng đa cấp tốt hay xấu?
By Nguyễn Hạo Nhiên September 27, 2013
61
515

Ma túy có thể dùng làm chất giảm đau trong y học.
Ma túy cũng có thể làm con người chết dần chết mòn.
Vậy thì ma túy là tốt hay xấu?
Có lẽ thật khó trả lời, bởi bất kì một phương tiện nào cũng không có
tốt hay xấu. Việc nó trở thành công cụ phục vụ cái thiện hay cái ác
phụ thuộc vào người dùng.
Thiết nghĩ, để phán xét một thứ gì đó tốt hay xấu, ta nên dựa vào 2
mặt: 1) Thứ đang được phán xét đang tạo nhiều lợi ích hay chi phí
hơn?, và 2) Liệu người ta có dễ lầm tưởng rằng mình đang sử dụng
theo cách tốt nhưng thực ra đang đi theo hướng tiêu cực?
Xét về ma túy: 1) Lợi ích < chi phí, và 2) Người ta rất dễ sa ngã và lầm lẫn
dù ban đầu có thể dùng ma túy với mục đích tốt. Vậy ma túy xấu.


Và do đó, ma túy bị liệt vào thứ bị cấm sử dụng, bị coi như mối họa khôn
lường trong bất kì xã hội nào, bởi ma túy được quá nhiều kẻ xấu lợi dụng,
mặt khác, cũng khiến người ta dễ sử dụng theo hướng tiêu cực.
Giờ ta xét về kinh doanh theo mạng, hay còn gọi là bán hàng đa cấp.
1) Kinh doanh đa cấp mang lại nhiều lợi ích hay nhiều chi phí cho
xã hội hơn?
Do ta đều ở Việt Nam, nên có lẽ những kết quả của việc ứng dụng kinh
doanh theo mạng ở Việt Nam sẽ dễ dàng thấy hơn cả. Không khó để thấy:


Thiên Ngọc Uy Minh dọa đánh hội đồng cộng tác viên muốn rút
khỏi mạng lưới.





Thiên Ngọc Uy Minh và quái chiêu trói tiền khách hàng.

Thiên Ngọc Uy Minh: 1 công ty đa cấp điển hình cho cái xấu.
Tiếp:


Agel Việt Nam bỗng dưng đóng cửa, gây thiệt hại cho một mạng
lưới gồm 20.000 thành viên.

Có lẽ Agel Việt Nam không thể cho thấy mặt tốt của đa cấp được.
Thật không khó để liệt kê thêm vài vụ:


Muaban24h.



GoldenRock.



Diamond Holiday Travel.


Thật khó có thể tìm ra bất kì ngành nghề hay mô hình phân phối nào có số
lượng công ty sa vào lùm xùm nhiều như đa cấp.



Liệu những thứ mà mô hình đa cấp đã làm thay đổi ở Việt Nam là tốt nhiều
hơn hay xấu nhiều hơn? Biết rằng mô hình nào cũng có những con sâu, thế
nhưng có lẽ số lượng sâu trong mô hình đa cấp đang dần lấn át số lượng
người.
Và rõ ràng, một khi hậu quả quá lớn so với lợi ích nhận được, ta có thể
khẳng định kinh doanh đa cấp mang đến nhiều chi phí hơn là lợi ích
cho xã hội, chí ít là ở Việt Nam.
2) Liệu có dễ lầm lẫn giữa kinh doanh đa cấp tốt và kinh doanh đa
cấp xấu?
Không có gì để bàn cãi, ta có thể khẳng định dân trí ở Việt Nam không thể
bằng Mỹ và châu Âu, nhất là trong việc nhận định mô hình kinh doanh bất
kì, và hơn nữa là ở một mô hình xuất phát từ phương Tây như mô hình đa
cấp.
Thế nhưng, ở một nước dân trí cao và rất quan tâm đến mô hình kinh
doanh như Mỹ, người ta cũng rất khó phân biệt được đâu là mô hình đa cấp
chân chính và mô hình đa cấp ảo.
Năm 2012, Ackman, một chuyên gia tài chính ở Mỹ, đã tuyên bố với công
chúng rằng ông phát hiện ra mô hình kinh doanh đa cấp của Herbalife là
mô hình tháp ảo (Pyramid Scheme, một dạng thiếu bền vững của đa cấp),
và đồng thời bán khống hàng loạt cổ phiếu Herbalife. Vài ngày sau, ảnh
hưởng của tuyên bố này đã khiến cổ phiếu Herbalife giảm 12%.
Dù việc mô hình của Herbalife là mô hình bền vững hay tháp ảo vẫn chưa
ngã ngũ (nghĩ thử xem, thậm chí các chuyên gia Mỹ còn không phân biệt
được đâu là tốt đâu là xấu!), nhưng cách mà dân đầu tư đáp lại tuyên bố
của Ackman cho thấy họ không thực sự hiểu rõ mô hình kinh doanh đa cấp
của một công ty lớn như Herbalife. Một cú hích nhẹ là đủ khiến họ lung lay.
Thậm chí, CNBC cũng đã từng đăng bài nói về sự khó khăn trong việc phân
biệt mô hình đa cấp tốt và mô hình đa cấp xấu.



Vậy thì lí do gì khiến bạn tin rằng một đất nước đang phát triển như Việt
Nam có đủ khả năng để phân biệt mô hình kinh doanh đa cấp nào là bền
vững? Có lẽ đó cũng là lí do nhiều kẻ xấu thừa nước đục thả câu đã lao vào
dụ dỗ và làm mờ mắt những người nội trợ, những em sinh viên ngơ ngác
như nai giữa dòng đời đen tối.
Lần thứ hai, ta có thể dễ dàng kết luận: Rất khó để phân biệt đa cấp tốt
và đa cấp xấu, khiến cho kẻ xấu dễ dàng lợi dụng công cụ này.
Vì hầu hết bạn đọc đều là người kinh doanh, là nhà quản trị, ta sẽ xem xét
thêm một phần nữa về đa cấp dưới góc nhìn của nhà quản trị doanh
nghiệp.
3) Liệu đa cấp có phải là mô hình tốt cho doanh nghiệp Việt Nam?
Rõ ràng, bất kì chiến lược marketing nào cũng đều có ưu nhược điểm. Tuy
nhiên, với mô hình đa cấp, ngoài ưu nhược điểm thường có, thì ở Việt Nam
(và nhiều nơi trên thế giới), nó kéo theo một bất lợi vô cùng lớn cho bất kì
doanh nghiệp nào sử dụng nó.
Đó chính là định kiến của công chúng về đa cấp.
Sử dụng đa cấp như tự dán chữ “lừa đảo” lên trán mình. Dù công ty của
bạn có lừa đảo hay làm ăn chân chính, thì trong suy nghĩ của người tiêu
dùng (cũng như nhân viên, nhà đầu tư hay công chúng nói chung), hai chữ
này cũng đã phần nào gắn ở đó. Tại sao bạn lại phải chọn một mô hình
như thế, để khi chưa kịp định vị thì đã phải tái định vị thương hiệu mình
tránh xa khỏi sự lọc lừa mà người ta đã đóng đinh cho bạn?
Biết rằng đôi khi lựa chọn mô hình bán hàng đa cấp là lựa chọn duy nhất
phù hợp với ngành hàng của bạn, nhưng có lẽ ở Việt Nam thời điểm này, đi
theo mô hình đa cấp là một lựa chọn mang lại quá nhiều thiệt hại
cho nhà quản trị doanh nghiệp, nhất là về mặt định vị thương hiệu.


Vậy thì, từ 1), 2) và 3), mọi sự đã rõ: Ở thời điểm này tại Việt Nam,

kinh doanh theo mạng là mô hình xấu cho cả doanh nghiệp nói
riêng lẫn xã hội nói chung, dù đứng ở bất kì quan điểm nào, của
nhà quản trị doanh nghiệp hay nhà quản lí xã hội.
Có lẽ, kinh doanh đa cấp không khác vũ khí hạt nhân là mấy. Dù có tốt
đấy, nhưng giờ chưa phải lúc có thể dùng. Đa cấp cần một xã hội thông
minh và ít lòng tham hơn thế này nhiều.
Tuki & Jin
Các bạn có thể tham gia bình luận, góp ý cho bài ủng hộ cũng như
phản đối bán hàng đa cấp, cũng như nhấn like để bày tỏ sự ủng hộ
quan điểm bạn cho là đúng. Tất cả những đóng góp cho cả 2 bên
tranh luận đều rất được hoan nghênh.



×