Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ki thuat tham canh cay cong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.6 KB, 26 trang )

Kỹ thuật thâm canh cây chè công nghiệp
Chương I: Qui định chung
1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật
1.1. Quy trình kỹ thuật này áp
dụng cho các vùng trồng chè
ở Nghệ An cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến
chè.
1.2. Quy trình kỹ thuật này
nhằm đảm bảo cho việc thâm
canh diện tích chè hiện có và
trồng mới đạt năng suất cao.
1.3. Nhiệm kỳ kinh tế thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3 năm, thời kỳ
kinh doanh 25 - 50 năm.
2. Yêu cầu sinh thái
2.1. Điều kiện đất đai, địa hình
Cây chè là cây không yêu cầu khắt khe lắm về đất. Nhưng đất
trồng chè tốt phải đạt những yêu cầu sau đây: đất tốt, sâu, có
phản ứng chua, nhiều mùn, thoát nước và có độ dốc thoải. Cây
chè có thể trồng trên đất có độ pH(kcl) từ 4-6,5, nhưng thích
hợp nhất là pH(kcl) từ 4,5-5,5.
Cây chè sinh trưởng tốt trên đất có thành phần cơ giới từ cát
pha đến thịt nặng, đất có kết cấu viên, tơi xốp, có tầng dày ³ 1m.
Dưới hạn cuối cùng về tầng dày đất trồng chè là 0,5m. Mạch
nước ngầm phải sâu hơn 1m.
Chè được trồng ở nơi có độ cao thường có chất lượng tốt hơn
những vùng thấp.
2.2. Lượng mưa


Cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ


1.000 - 4.000mm và trung bình là 1.500 - 2.000mm. Lượng mưa
phân phối đều, xen kẽ ngày mưa ngày nắng, rất phù hợp cho
cây chè sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa tập trung phân
phối không đều có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây chè,
gây xói mòn đất trồng chè.
2.3. ẩm độ không khí
ẩm độ không khí cần thiết cho cây chè là 70 đến 90%, thích hợp
nhất là từ 80 đến 85%. ẩm độ không khí thấp chè cằn cỗi, búp
chóng già, tỷ lệ mù xoè cao, sức chống chịu sâu bệnh giảm (đặc
biệt là với nhện đỏ).
2.4. ánh sáng
Cây chè ở vùng nguyên sản sống dưới tán rừng rậm cho nên
có tính chịu bóng cao, cây chè quang hợp tốt trong điều kiện ánh
sáng tán xạ. ánh sáng trực xạ và nhiệt độ không khí cao không
có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của cây chè.
Yêu cầu của cây chè với ánh sáng có sự khác nhau giữa các
tuổi chè, giống chè. Chè con cần ánh sáng ít hơn chè lớn, các
giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn các giống chè lá nhỏ.
Do vậy các nương chè kiến thiết cơ bản người ta thường trồng
cây che bóng cho chè bằng các loại cây họ đậu. Cây trồng xen
che bóng cho chè con thích hợp nhất là cây cốt khí.
2.5. Nhiệt độ không khí
Cây chè ngừng sinh trưởng ở 100C, từ 15-180C cây chè sinh
trưởng chậm, từ 22-250C cây chè sinh trưởng mạnh, trên 300C
cây chè sinh trưởng chậm lại, ở nhiệt độ 400C các bộ phận non
của chè bị cháy. Các giống chè khác nhau phản ứng khác nhau
với nhiệt độ. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và
tích luỹ tanin trong chè.
2.6. Mùn và dinh dưỡng



Mùn là chỉ tiêu quan trọng đối với đất trồng chè. Trong quá trình
thiết kế trồng chè cần có biện pháp bảo vệ, bổ sung hàm lượng
mùn cho đất trồng chè như trồng cây phân xanh, cây họ đậu,
bón phân hữu cơ, tỉa bớt cành lá già, hạn chế rửa trôi, xói mòn.
Trong chè có tới 17 nguyên tố hoá học, song quan trọng nhất
vẫn là N.P.K. Các nguyên tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng, năng suất, phẩm chất chè, nên cần bổ sung cho
chè qua đường bón phân.
Chương II:Chọn và nhân giống chè
1. Chọn giống
Chè trồng bằng các giống tốt có chọn lọc, đảm bảo cho năng
suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất
thuận và sâu bệnh.
Giống được chọn trên các vườn giống được chăm sóc đặc biệt.
2. Tiêu chuẩn giống chè tốt
Để đánh giá được một giống chè tốt cần phải dựa vào các tiêu
chuẩn dưới đây.
2.1. Tiêu chuẩn về sinh trưởng:
Giống chè tốt phải có khả năng phân cành mạnh. Vị trí phân
cành thấp, cây sinh trưởng khoẻ, thích nghi với điều kiện ngoại
cảnh. Về hình thái: lá to mềm, phiến lá gồ ghề, màu xanh sáng,
mật độ búp trên tán cao và trọng lượng búp lớn. Thời gian sinh
trưởng trong năm dài.
2.2. Tiêu chuẩn về năng suất:
Giống chè tốt phải có năng suất cao và ổn định, năng suất giống
mới phải cao hơn giống đối chứng từ 15% trở lên.
2.3. Tiêu chuẩn về chất lượng.



Giống mới được công nhận là giống chè tốt phải có hàm lượng
tanin cao hơn giống chè đối chứng từ 1-3% và hàm lượng chất
hoà tan cao hơn từ 2-3%.
2.4. Tiêu chuẩn về tính chống chịu:
Giống là biện pháp cơ bản và kinh tế nhất với chỉ tiêu về tính
chống chịu, do vậy giống tốt phải có khả năng thích nghi cao với
điều kiện ngoại cảnh, phải có khả năng chống chịu tốt với sâu
bệnh, giống tốt phải là giống chịu hạn chịu rét tốt.
Từ 2001 trở đi tỉnh Nghệ An chỉ sản xuất chủ yếu bằng 2 giống
chè LDP1, LDP2. Đồng thời khảo nghiệm các giống chè nhập
nội để tìm ra những giống thích hợp với điều kiện Nghệ An
nhằm bổ sung vào cơ cấu giống trong những năm tới. Về
phương pháp nhân giống hiện nay có 2 phương pháp phổ biến
là nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng hom cành. Do có
nhiều ưu điểm, đặc biệt là khả năng cho năng suất cao nên ở
Nghệ An chỉ tập trung nhân giống bằng phương pháp giâm
cành. Do đó trong tài liệu này chúng tôi chỉ giới thiệu nhân giống
bằng phương pháp giâm cành.
3. Kỹ thuật sản xuất cây chè con bằng phương pháp giâm
cành
3.1. Vườn sản xuất hom giống: Là vườn chè (nương chè) mà
từ đó người ta thu hoạch hom chè đem giâm cành.
- Địa điểm: Nơi đặt vườn sản xuất hom giống phải thoả mãn các
yêu cầu về đất đai, khí hậu đối với cây chè. Nên đặt vườn sản
xuất hom giống ở trung tâm khu vực trồng chè và gần đầu mối
giao thông, tránh nơi đầu gió đầu bão.
- Vườn sản xuất hom giống phải được trồng bằng giống đã
được chọn lọc, có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Mật độ trồng: 1,75 cm x 0,6 cm x 1 cây (có thể trồng 2
cây/hốc).



- Phân bón: bón lót 30-40 tấn phân hữu cơ/ha, những năm sau
bón 2 năm một lần 20-30 tấn phân hữu cơ/ha.
Phân vô cơ khác: 200 kg đạm sunfát + 800 kg super lân + 200
kg kali clorua/ha. Chè dưới 2 tuổi bón một năm 2 lần vào tháng
2, tháng 8; chè trên 3 tuổi bón một năm 4 lần vào tháng 2, tháng
5, tháng 8, tháng 10.
Ngoài ra quản lý vườn sản xuất hom giống cần chú ý các biện
pháp sau:
+ Đốn tạo hình: Cuối năm thứ nhất cắt tỉa 1 số hom không đốn
để nuôi cây. Cuối năm thứ 2 ( không kể thời gian ở vườn ươm)
đốn cao 25cm. Cuối năm thứ 3 đốn cao 45 cm. Các năm sau
mỗi năm đốn cao hơn năm trước 5cm. Đốn sau khi cắt hom vụ
Đông xuân.
+ Tỉa cành bấm ngọn:
Ngừng hái búp từ trung tuần tháng 9, đốn bằng nương chè, khi
đợt mầm đầu tiên mọc lên cũng bấm tỉa từ 1-2 lần búp 1 tôm 2
lá thật. Thu hom giống để giâm vào vụ Đông xuân.
Trước khi cắt hom 15-20 ngày, tiến hành bấm ngọn 1 tôm 2 lá
để tập trung dinh dưỡng vào các lá còn lại trên cành.
+ Phòng trừ sâu bệnh hại khác với chè sản xuất, vườn chè sản
xuất hom giống có quần thể rậm rạp, có điều kiện cho sâu hại
phát triển, hơn nữa đối với chè giâm cành, lá là cơ quan quang
hợp, nên hom chè không có lá hoặc lá bị sâu hại nặng sẽ không
thể phát triển thành cây chè con khi giâm cành. Do vậy việc
phòng trừ sâu hại có ý nghĩa rất quan trọng.
Các biện pháp kỹ thuật khác, tiến hành như chè sản xuất.
3.2. Vườn giâm cành



Hom chè có thể giâm trực tiếp xuống luống đất, phương pháp
này tỷ lệ sống và xuất vườn cao, tuy vậy chỉ nên dùng ở những
nơi nương chè cần trồng gần với vườn ươm.
Giâm vào túi đất Polietylen (PE), phương pháp này có ưu điểm
là: Có thể vận chuyển cây con đi xa nhưng yêu cầu kỹ thuật cao
hơn, giá thành cao hơn.
Khi xây dựng vườn ươm cần chú ý những vấn đề sau:
+ Địa điểm: Có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với yêu cầu
của cây chè. Nằm ở trung tâm khu vực trồng chè, gần nguồn
nước tưới, gần đường giao thông, thuận tiện cho vận chuyển.
Tránh nơi đầu gió, đầu bão.
+ Thời vụ: Một năm có 2 vụ giâm chè bằng cành, nhưng ở Nghệ
An chỉ giâm vào vụ Đông xuân, thời gian giâm cành chè từ cuối
tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau, chậm nhất vào đầu tháng 2.
+ Làm đất - thiết kế hệ thống tưới tiêu.
Vườn ươm cần chia lô để tiện quản lý, chăm sóc, xung quanh
thiết kế hệ thống mương dẫn nước (tưới, tiêu). Trung bình cứ 23 vạn hom nên bố trí một hố dự trữ nước.
- Nếu cắm trực tiếp (không có túi PE) thì tiến hành làm đất theo
quy trình sau: cày bừa sâu 20-25 cm, làm đất nhỏ, sạch rễ cây,
đá, sỏi, san bằng, lên luống cao 15-20cm. Chiều rộng luống 1,11,2m, luống dài từ 15-20m. Rãnh luống hình thang, rộng 3540cm. Luống thiết kế theo hướng Đông-Tây để tránh nắng 2
sườn luống, phủ lên trên mặt luống một lớp đất cái dày 5cm,
dùng cào san phẳng mặt luống, sau đó dùng con lăn hoặc cây
để nén (đập). (Đất cái là đất đỏ vàng có pH (kcl) 4,5-5,5 lấy ở
tầng đất dưới 10cm không có rễ cây cỏ, không có tuyến trùng).
- Nếu sử dụng bầu PE thì làm theo quy trình sau: dùng túi PE có
đường kính 8cm, đóng 2/3 phía dưới là đất mặt và 1/3 phía trên
là đất cái (có thể đóng bầu hoàn toàn bằng đất cái). Sau đó xếp
thành luống với chiều rộng từ 1,1-1,2 m. Xếp hàng ngang xen



kẽ, thẳng đứng, trước khi xếp cần đóng cọc định hình luống.
Sau khi xếp luống xong vun đất xung quanh luống cao bằng 2/3
chiều cao bầu chè và có thể bỏ cọc định hình luống. Việc vun
đất xung quanh luống không những có ý nghĩa giữ cho bầu khỏi
đổ mà còn có tác dụng giữ ẩm, giữ nhiệt cho bầu chè.
- Làm giàn: Giàn có tác dụng che mưa, nắng và chắn gió, giữ
ẩm, giữ nhiệt cho vườn ươm (Giàn làm 1 năm có thể dùng được
vài năm. Những năm sau chỉ cần sửa chữa và lợp lại). Khung
giàn bằng tre hoặc bê tông, giàn cao 1,7-1,8m, mái che tốt nhất
dùng phên nứa để dễ điều chỉnh ánh sáng. Ngoài ra có thể lợp
giàn bằng cỏ tranh, lá cọ… Các loại vật liệu lợp trên được cặp
thành phên, có 3 loại phên sau:
+ Phên che luống dài 2m, rộng 1,1-1,2m.
+ Phên che rãnh dài 2m, rộng 0,3-0,4m.
+ Phên che xung quanh 2m x 1,8m.
- Chọn cành: chọn cành khoẻ, không sâu bệnh, đường kính 0,4 0,6 cm, cành màu xanh, phía gốc đỏ nâu, mức độ nâu tuỳ giống.
Giâm cành ngày nào, cắt ngày đó là tốt nhất, dùng dao hoặc kéo
sắc để cắt cành, không làm dập nát cành, bó thành bó nhỏ
chuyển về chỗ giâm mát để cắt thành hom, không làm dập lá,
không để cành dưới ánh nắng. Trên nương chè chọn cành tốt
cắt trước.
- Cắt hom: dùng kéo sắc cắt hom, hom dài 3-5cm, có một mầm
nách và một lá nguyên, không làm dập thân hom, lá và mầm
chè. Vết cắt vát song song với mặt lá cách mầm nách 0,5 0,8cm, cắt xong cắm ngay là tốt nhất.
Hom màu xanh nhạt tỷ lệ sống cao hơn hom gốc có màu nâu,
xám. Hom gốc thường ra rễ, nảy mầm kém. Mầm nách lá có thể
như hạt gạo hoặc dài hơn, nếu mầm nách dài 5 cm thì dùng kéo
cắt bỏ phần ngọn. Lá chè yêu cầu không dập, nát, nếu lá to quá
cắt bỏ 1/3 lá.



Trong quá trình cắt cần phân loại hom đem cắm riêng từng loại
để tiện cho việc chăm sóc sau này, có thể chia làm 3 loại hom
như sau:
- Loại A: hom bánh tẻ, 1lá, 1 mầm dài < 5cm.
- Loại B: hom bánh tẻ 1lá, 1 mầm dài ³ 5 cm.
- Loại C: Hom chớm nâu, 1 lá, 1 mầm.
- Bảo quản hom, vận chuyển hom: Hom chè cắt xong đem cắm
ngay là tốt nhất. Nếu số lượng lớn cần bảo quản thì: đựng hom
chè trong túi Polietylen, kích thước 80 x 100 cm, mỗi túi chứa
2.000 - 3.000 hom để ở nơi râm mát. Thời gian bảo quản không
quá 5 ngày ở vụ Thu, 8-10 ngày ở vụ Đông, nếu vận chuyển đi
xa cần che nắng và gió.
- Cắm hom: Trước khi cắm hom cần tưới toàn bộ vườn ươm
trước 4 giờ. Cắm ở luống đất theo mật độ 10 x 6cm (160
hom/1m2). Cắm xuôi theo chiều gió, cắm đứng hom, cắm ngập
đến sát cuống lá, cắm xong mỗi luống cần tưới nhẹ ngay. Cắm
hom vào túi PE cũng cắm như trên.Trong điều kiện sẵn hom có
thể cắm 2 hom 1 bầu.
- Quản lý và chăm sóc vườn ươm: Thời gian hom chè mọc trong
vườn ươm từ 9 - 12 tháng. Yêu cầu tỷ lệ sống trên 80%. Tỷ lệ
cây xuất vườn ³ 70%, việc quản lý và chăm sóc vườn ươm cần
chú ý các biện pháp sau:
+ Tưới nước: Đảm bảo ẩm độ đất thường xuyên 75 - 80%, ẩm
độ không khí 80 - 85%.
Sau khi cắm hom từ 1 - 15 ngày, mỗi ngày tưới 2 lần bằng bình
phun con gà và tưới bằng thùng tưới ô doa.
Khi hom bắt đầu ra mô sẹo có thể tưới mỗi ngày 1 lần hoặc 2
ngày 1 lần, tuỳ theo điều kiện thời tiết sao cho ẩm độ đất thường

xuyên 75 - 85%.


Khi hom chè đã có rễ, số lần tưới có thể giảm hơn. Trong suốt
thời gian từ khi cắm hom đến khi xuất vườn trung bình cứ 7 - 10
ngày tưới rãnh 1 lần.
+ Điều chỉnh ánh sáng: Việc điều chỉnh ánh sáng có ý nghĩa rất
lớn đến tỷ lệ sống và xuất vườn của chè giâm cành, đặc biệt là
đối với tỷ lệ nảy mầm. Do vậy phải chú ý ngay từ khi thiết kế
giàn che và luống chè. Khi làm giàn không nên làm giàn che dày
quá làm dàn bị tối. Khi làm luống chè phải làm theo hướng
Đông-Tây để ánh nắng không chiếu thẳng góc vào hai sườn
luống chè.
Thời gian 60 ngày đầu che cả rãnh luống và xung quanh, chỉ mở
vào buổi sáng sớm, chiều tối lúc trời râm.
Những ngày sau đó mở giàn che từ ít đến nhiều tạo điều kiện đủ
ánh sáng cho chè quang hợp và quen dần với ánh sáng trực xạ.
Cần chú ý rằng khi chè chưa ra rễ và khi rễ chưa phát triển cần
rất thận trọng khi điều chỉnh ánh sáng, chỉ mở lúc râm mát, nhất
thiết phải che giàn khi trời nắng gắt.
Khi chè con đã được 5 - 6 tháng có thể mở 1/2 giàn và dần dần
mở hoàn toàn khi chè con 6-7 tháng tuổi.
+ Bón phân: Nếu tưới nước và điều chỉnh ánh sáng là hai biện
pháp quyết định đến tỷ lệ sống và tỷ lệ nảy mầm của hom chè
trong giai đoạn vườn ươm thì bón phân là biện pháp quyết định
đến tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cành xuất vườn. Nguyên tắc
bón phân là bón từ ít đến nhiều, cụ thể như sau:
Lượng phân bón cho chè trong vườn ươm ( gam/ 1m2)
Thời gian
bón

Sau cắm 2
tháng
Sau cắm 4
tháng

Đạm sunfát Super lân

Kali clorua

9

4

7

13

6

10


Sau cắm 6
tháng
Sau cắm 8
Tháng

17

8


14

21

12

19

Phương pháp bón: Hoà phân vào thùng tưới để tưới, hoặc rải
phân trên mặt luống sau đó dùng nước lã để tưới rửa lá. Ngoài
bón trực tiếp có thể phun phân urê 2% kết hợp khi phun thuốc
trừ sâu.
+ Phòng trừ sâu hại: Cũng như đối với chè sản xuất, trong vườn
ươm thường có các loại sâu như: Bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy xanh,
bọ cánh tơ, bọ xít muỗi,...các loại sâu này cỏ thể phun thuốc diệt
trừ như với chè sản xuất.
Về bệnh: Bệnh thường gặp là bệnh thối búp. Để phòng bệnh này
cần làm vườn thoáng, sạch, không bị đọng nước. Nếu bệnh xuất
hiện ngắt bỏ hết búp bị bệnh, phun thuốc trừ cục bộ và toàn bộ
vườn ươm ( dùng Booc đô 1% hoặc Benlat 0,1%).
- Phòng trừ cỏ dại: Phòng trừ cỏ dại bằng cách không dùng đất
có lẫn hạt cỏ, thân cỏ để đóng bầu, diệt trừ cỏ dại thường xuyên
bằng tay và xới đất ở mặt luống hoặc bầu chè.
- Dặm hom và vê nụ, bấm ngọn: Việc dặm hom có thể tiến hành
ngay trong 10 -15 ngày đầu sau cắm, ngoài ra có thể dự trữ hom
bằng cánh cắm nhiều hom ngoài luống đất sau đó dặm vào bầu.
Hom chè gồm một lá, một đoạn cành. Mầm nụ và mầm dinh
dưỡng cùng mọc ở nách lá, mầm nụ phát triển sẽ lấn át mầm
dinh dưỡng, do vậy khi giâm cành cần chú ý vặt bó mầm nụ tạo

điều kiện cho mầm dinh dưỡng phát triển.
Trước khi xuất vườn 15 - 20 ngày, bấm ngọn ở độ cao ³ 20cm
nhằm làm cho cây con cứng cáp, phân cành mạnh và phân cành
thấp.
Chương III: Trồng mới chè


1- Chọn đất và thiết kế
1.1- Chọn đất
Chọn được đất phù hợp với yêu cầu của cây chè có ý nghĩa rất
quan trọng, nó đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt, có khả
năng cho năng suất cao, ổn định, nương chè có nhiệm kỳ kinh tế
dài, cây chè có khả năng chống chịu tốt, đặc biệt là chịu hạn,
chịu sâu bệnh hại. Căn cứ vào yêu cầu về đất của cây chè để
chọn đất trồng chè:
- Chọn đất có độ dốc dưới 250, tầng dày ³ 1m, đất có độ pH(kcl)
từ 4,5 - 5,5 (nhiều cây chỉ thị độ chua như sim, mua, cỏ tế
guột...) và có mực nước ngầm sâu hơn 1m.
1.2.Thiết kế khu vực sản xuất chè
- Bố trí mặt bằng khu vực sản xuất chè: Là thể hiện việc bố trí
tổng thể vị trí các công trình và các mối liên hệ tương quan giữa
chúng, nhằm thoả mãn các yêu cầu thâm canh, chuyên canh. Vì
vậy, khi bố trí mặt bằng khu sản xuất chè cần phải thể hiện đầy
đủ các mặt qui hoạch của toàn khu, các yếu tố cần thể hiện là:
+ Hệ thống đồi, nương chè.
+ Phương thức canh tác.
+ Hệ thống các công trình phục vụ: nhà kho, chuồng trại, nhà
làm việc, hệ thống đường...
+ Hệ thống các công trình khác như: hệ thống chống xói mòn,
hệ thống đai rừng chắn gió...

Bố trí mặt bằng tổng thể phải thể hiện được đầy đủ các mối
tương quan, liên hệ giữa các yếu tố với nhau. Phải chọn được
phương án tối ưu trên cơ sở lợi dụng các điều kiện tự nhiên sẵn
có nhằm giảm vốn đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng đất đai.


- Thiết kế đồi chè (nương chè): Đồi chè được thiết kế sao cho
tiện cho việc quản lý, chăm sóc và thu hoạch, tận dụng được đất
đai. Những đồi độc lập, được bố trí thành 1 đồi chè, nương chè
sau khi thiết kế xong đặt tên cho đồi chè ví dụ như: 1-2002,
2-2002, 3-2002... Trong 1 đồi chè có thể được chia thành các lô
chè khác nhau.
- Thiết kế lô chè: Lô chè có diện tích từ 0,5-1ha tuỳ theo địa
hình phức tạp hay bằng phẳng. Lô chè dài từ 50-100m và gồm
từ 20-50 hàng chè tuỳ theo địa hình.
- Thiết kế hàng chè: Hàng chè là đơn vị nhỏ nhất trong nương
chè. Hàng chè có thể là hàng đơn hay hàng kép tuỳ theo điều
kiện canh tác. Trong điều kiện đất tốt, bằng phẳng, thâm canh
cao nên bố trí hàng đơn và ngược lại đất xấu không có điều kiện
thâm canh, độ dốc lớn, có thể bố trí hàng kép.
Không nên bố trí hàng chè quá dài, thường hàng chè dài từ 5075m là hợp lý, tối đa là 100m. Tuỳ theo độ dốc mà hàng chè
được bố trí như sau:
+ ở độ dốc < 60 hàng chè được bố trí thẳng hàng, hàng xép đưa
ra rìa lô.
+ ở độ dốc 6-200 hàng chè được bố trí theo đường đồng mức,
hàng xép được bố trí xen kẽ giữa các hàng chè.
+ ở độ dốc 20 - 250 hàng chè được bố trí theo kiểu bậc thang
hẹp.
Dụng cụ để thiết kế hàng chè là thước chữ A. Dùng thước chữ A
cắm một hàng chuẩn, sau đó giữa vào hàng chuẩn đó để cắm

tiếp 5-10 hàng tiếp theo. Cắm hàng chè đặc biệt là cắm hàng
xép phải tiến hành cẩn thận, chính xác để có nương chè đẹp,
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
1.3- Thiết kế hệ thống đường


Hệ thống đường là một trong những hệ thống công trình phục vụ
nhằm tăng năng suất lao động, thực hiện thâm canh đồi chè. Hệ
thống đường cần được thiết kế thủ công ngay từ đầu. Bao gồm
các loại đường sau:
- Đường trục: Là đường nối liền các khu vực sản xuất với nhau,
với khu trung tâm và với khu vực bên ngoài (với đường quốc lộ,
thị trấn, nhà ga,...). Mặt đường trục thường rộng từ 5-6 m để các
loại ô tô, xe máy có thể đi lại thuận lợi, hai bên đường có rãnh
thoát nước và trồng cây bóng mát.
- Đường liên đồi (lô): Là đường nối đường trục tới các đồi chè,
lô chè và nối các đồi chè, lô chè với nhau. Đường liên đồi, liên lô
thường được thiết kế rộng 4-5m. Nếu đường liên đồi được bố trí
ở sườn đồi thì đường phải nghiêng vào phía trong đồi, mép
ngoài có trồng cây bóng mát, có độ dốc dưới 60.
- Đường lên đồi: Là đường nối liền chân đồi với đỉnh đồi, dùng
để đi lại, vận chuyển phân bón, nước, búp chè. Đường lên đồi
thường rộng 2-3m, nghiêng vào phía trong đồi có độ dốc từ 6-7 0.
Đường lên đồi được bố trí theo đường xoáy trôn ốc nhằm hạn
chế dòng chảy, chống xói mòn và thuận tiện cho đi lại.
- Đường quanh đồi: Là đường vành đai được bố trí theo đường
bình độ vòng quanh đồi, khép kín. Mặt đường rộng 2,5-3m,
nghiêng vào phía trong đồi. Theo sườn dốc cứ 30-50m lại bố trí
1 đường quanh đồi, tuỳ theo độ dốc cao hay thấp.
- Đường lô: Là đường ranh giới giữa các lô chè với nhau.

Đường lô thường được cắt thẳng góc (nếu độ dốc nhỏ) và cắt
chéo (nếu độ dốc lớn) với các hàng chè. Đường lô thường rộng
từ 1-1,5m.
- Đường viền chân đồi: Trong trường hợp đồi dốc, có sườn đồi
dài, nên bố trí đường viền ở chân đồi nhằm hạn chế cát xô
xuống ruộng ở dưới chân đồi, thuận tiện cho việc đi lại. Đường
viền chân đồi có thể rộng từ 2,5-3m.


Ngoài 6 loại đường chính trên, ở những lô chè lớn có thể bố trí
thêm các đường chăm sóc phụ để cho người lao động đi vào
chăm sóc, thu hái dễ dàng.
1.4. Thiết kế đai rừng chắn gió
Đai rừng chắn gió có tác dụng cải thiện tiểu khí hậu, giảm tốc độ
cuả gió, làm tăng ẩm độ không khí, chống xói mòn và cải tạo
đất. Đai rừng chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự di chuyển,
lây lan của sâu bệnh hại.
ở các hướng gió chính, cứ khoảng 200-500m lại bố trí 1 đai
rừng chắn gió. Đai rừng chắn gió có thể bằng các loại cây như
keo lá chàm, keo tai tượng (kết hợp cải tạo đất) hoặc các loại
cây lâm nghiệp khác. Hạn chế dùng bạch đàn làm đai rừng chắn
gió.
1.5. Các công trình phụ khác
Ngoài các công tình phục vụ trên, trong khu vực trồng chè cần
thiết kế một số công trình phục vụ khác như: Bể chứa nước, hố
ủ phân, lán cân chè, lán che mưa, che nắng...
2. Làm đất
đất phải khai hoang sớm, tiến hành đào rãnh từ chân đồi lên,
rộng 40cm, sâu 40cm, lấy đất mặt của rãnh trên đổ vào đáy rãnh
dưới. Đào rãnh xong tiến hành xả thành đảm bảo miệng rãnh

rộng trên 60 cm. Trong quá trình xả phải tạo bờ gờ giữ nước
phía dưới rãnh cao hơn rãnh 15 - 20 cm.
Đảo đất: Trước khi trồng một tháng tiến hành cày đảo đất, đảm
bảo rãnh chè phải tơi xốp, sạch cỏ dại nhằm giải phóng khí độc
và ổn định lý tính đất tăng khả năng giữ ẩm. Cuốc hố trồng
cách nhau 40-50cm, sâu 15 - 20 cm.
3. Bón lót phân
Phân chuồng 15-20 tấn/ha.


Super lân: 500 - 600 kg/ha.
Hai loại phân trộn đều, bón vào hố, đảo kỹ đất phân trước
trồng 10-15 ngày.
4. Trồng chè bằng cành
4.1. Tiêu chuẩn cây xuất vườn
Cây cao trên 20 cm, có 8-10 lá thật, đường kính thân 4-5mm,
không sâu bệnh, có nhánh sớm càng tốt.
Đối với dâm trực tiếp: Trước khi nhổ phải tưới nước thật đậm,
dùng xuổng nong rễ nhổ một lúc 4-7 hom, rửa sạch trứơc khi
trồng.
Đối với dâm bầu: Vận chuyển đi trồng không vỡ bầu, cẩn thận
cắt bỏ túi PE trước khi đặt xuống hố.
Tuyệt đối không để rễ chè tiếp xúc trực tiếp với phân bón khi
trồng. Trồng xong nếu trời không mưa phải tưới, có điều kiện
nên tủ gốc.
4.2. Trồng cây họ đậu, cây che bóng
- Trong những năm đầu khi chè chưa giao tán, trồng xen cây họ
đậu vào giữa hai hàng chè. Các loại cây dùng để trồng xen là
cốt khí, muồng, điền thanh, lạc, cỏ stylo, các loại đậu như đậu
trắng, đậu đen, đậu xanh…

- Trồng cây che bóng giữa hàng chè: Muồng lá nhọn, tròi, trẩu,
trám... Với mật độ 300-350 cây/ha, sau đó tỉa dần chỉ để lại 150200 cây/ha.
Chương IV: Chăm sóc vườn chè
1. Dặm cây mất khoảng, làm cỏ
- Tiến hành liên tục cả 3 năm đầu. Đào hố rộng 30x30x30cm,
bón lót phân hoai mục trước dặm.


- Làm cỏ: ở vùng đất quá dốc, dế phá hoại mạnh, chỉ áp dụng
phương pháp làm cỏ tối thiểu ở giai đoạn đầu (chỉ nhổ cỏ bằng
tay xung quanh gốc chè). Sau khi chè đã sống qua được một
năm, tiến hành làm cỏ bằng cuốc, đảm bảo nương chè luôn
sạch cỏ. Trong quá trình làm cỏ, tiến hành kiến tạo bờ gờ chắn
nước thêm chắc chắn.
2. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Chè 1 tuổi: 60 kg urê + 60 kg kaliclorua/ha, xới sâu cách gốc
20-25 cm, bón xong lấp đất lại, bón vào tháng 3-4.
- Chè 2 tuổi: 80kg urê + 80kg kali clorua/ha. Bón vào 2 lần vào
tháng 3,4 và tháng 8,9
- Chè 3 tuổi: 100 kg urê + 100 kg kali + 300 kg supelân +10-15
tấn phân hữu cơ/ha. Bón toàn bộ phân hữu cơ vào tháng 11-12.
Đạm và kali chia để bón 2-3 lần vào tháng 3-4 và tháng 8-9.
Chú ý: Khi bón phân cần theo dõi thời tiết, tuyệt đối không bón
phân vô cơ khi trời nắng to, đất đang bị khô hạn nặng.
3. Bón phân cho chè kinh doanh
- Đạm: Mức bón đạm tuỳ năng suất đồi chè:
+ Dưới 6 tấn búp tươi/ ha bón 200-250 kg urê.
+ 6-10 tấn búp tươi/ ha bón 250-300kg urê.
+ Trên 10 tấn búp tươi/ha bón 300-400 kg urê.
Chia ra bón nhiều lần từ tháng 2 đến tháng 10, sau những lần

hái, tốt nhất rạch hàng bón xong lấp đất, không bón trên lá còn
ướt tránh gặp trời hạn dễ cháy lá.
- Phân lân: Lượng bón: 500-600kg/ha, bón vào tháng 11,12
trước khi đốn chè, rạch hàng sâu 15-20 cm theo tán chè, rải
phân xong lấp đất, 2-3 năm bón 1 lần .


- Phân kali : Mức bón kali tuỳ năng suất đồi chè:
+ Dưới 6 tấn búp tươi/năm bón 100-130 kg kali clorua.
+ 6-10 tấn búp tươi/năm bón 130-160kg kali clorua.
+ Trên 10 tấn búp tươi/năm bón 160-200 kg kali clorua.
Bón lần 1: Tháng 2,3 tác dụng chống rét thúc đẩy hút đạm ngay
từ đầu.
Bón lần 2: Tháng 8,9 tác dụng huy động dinh dưỡng trong đất
cho cây chè, tận thu và cung cấp dinh dưỡng cho chè sau khi
đốn.
- Phân hữu cơ: 2-3 năm bón 1 lần, lượng bón càng nhiều
càng tốt, thường bón 15-20 tấn/năm.
- Tấp ủ: Tác dụng giữ ẩm, chống xói mòn, tăng mùn và tạo
cho đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại, chống được sự thay đổi đột ngột
thời tiết.
4. Đốn chè
- Đốn phớt: Hàng năm trên chè kinh doanh vào tháng 12-1 cây
chè ngừng sinh trưởng thì đốn toàn bộ, đốn cao hơn vết đốn
năm trước đó là 3-5 cm.
- Đốn lững: áp dụng cho nương chè trên 20 năm tuổi, có biểu
hiện suy giảm về sinh trưởng, năng suất giảm, tán quá cao. Đốn
cách mặt đất 70-75cm, sau đốn lững phải tập trung đầu tư cao
để chè chóng hồi sức.
- Ngoài 2 phương pháp đốn trên còn có phương pháp đốn đau,

đốn trẻ lại đối với những vườn chè quá già cỗi.
5. Phòng từ sâu bệnh
5.1. Sâu hại


a. Rầy xanh:
- Triệu chứng gây hại: Rầy xanh hút nhựa cây bằng vòi châm.
Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại như nhau. Rầy
thường bám ở cuống búp, lá non dùng vòi châm hút dịch tế bào
ở cuống, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non. Các vết
châm của rầy tạo thành những vết nhỏ li ti màu thâm nâu làm
cho lá, búp non bị tổn thương, cản trở sự vận chuyển dinh
dưỡng, dẫn đến búp chè bị chùn lại. Nếu bị hại nặng lá chè khô
từ chóp lá lan dần theo 2 mép xuống giữa thành lá , thâm đen từ
1/3-1/2 lá thường gọi là cháy rầy. Những lá non bị hại có thể
rụng chỉ còn trơ cuộng búp chè. Nương chè bị rầy xanh hại ở
mức độ trung bình thì lá và búp chè có màu vàng hơi đỏ, nhìn xa
giống nương chè cằn cỗi do thiếu dinh dưỡng.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc hoá học như
Applaud10WP, Encofezin 10 WP, Butyl 10 WP với lượng 0,51,5 kg/ha, pha với 320-500 lít nước; Padan 50 SP, với lượng
1,5kg pha với 500 lít nước, Padan 4G với lượng 10-20 kg/ha rải
vào gốc; Mospilan 3 EC với lượng 0,5-0,75 lít/ha pha với 500 lít
nước; Monster 40 EC với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít
nước.
b.

Bọ cánh tơ:

- Triệu chứng gây hại: Cư trú và gây hại ở cả mặt trên và mặt
dưới lá chè non, tôm, cuộng búp (những phần non và mềm).

Chúng hút tạo thành những vết rách và chấm khi lành sẹo tạo
thành những vết sần sùi màu nâu và có những vết nứt ngang.
Bọ cánh tơ phá hại làm cho búp chè thô, cứng và cằn lại, lá biến
dạng cong queo. Khi hại nặng búp chè chùn lại, không phát triển
được. Nhìn toàn bộ nương chè từ xa như thiếu dinh dưỡng
nghiêm trọng. Trường hợp bị hại quá nặng lá non bị rụng chỉ còn
trơ lại cuộng búp.
- Biện pháp phòng trừ: dùng các loại thuốc hoá học sau: Bestox
5 EC với lượng 0,4-0,6 lít/ha pha với 400 lít nước.


c.

Nhện đỏ nâu:

- Triệu chứng gây hại: Thường tập trung gây hại trên các lá bánh
tẻ và lá già. Khi cây chè bị nhện hại nặng, mật độ nhện nâu tăng
cao, các lá chưa bị rụng nhiều, chúng có thể gây hại lên các lá
non nvà rải rác cả mặt dưới lá.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc như: Rufast 3EC với
lượng 0,15 lít/ha pha với 400 lít nước; Comite 73 EC với lượng
8-25 ml/10 lít nước và phun 400-700 lít nước thuốc/ha; Nissorun
5 EC dùng 0,4-0,6 lít/ha pha với 400 lít nước; Dandy 15 EC với
lượng 1,0-1,5 lít/ha pha với 600 lít nước.
d.

Bọ xít muỗi:

- Triệu chứng gây hại: Bọ xít muỗi tập trung chích hút búp chè
vào lúc sáng sớm và chiều tối. Khi có ánh nắng mặt trời, cả bọ

xít non lẫn trưởng thành đều lẩn trốn, ẩn mình dưới tán chè. Vết
châm lúc đầu trong như dọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển
thành màu nâu.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như
Applaud 10WP, Encofezin 10WP, Butyl 10WP với lượng 0,51,5kg/ha pha với 320-500 lít nước; Trebon 10EC với lượng 0,7
lít/ha pha với 700 lít nước.
Ngoài các sâu hại nêu trên, cây chè còn bị một số loại
sâu hại khác như: Sâu cuốn lá non, sâu cuốn búp, rệp muội, sâu
róm, sâu chùm, bọ nẹt, bọ nẹt trơ không gai, ruồi đục lá, sâu xếp
lá, bọ xít bông, nhóm sâu kèn, sâu đục thân đỏ, mối hại chè, bọ
xít hoa hại quả chè, rệp sáp. Cần phát hiện và phòng trừ kịp
thời.
5.2. Bệnh hại chè
a. Bệnh phồng lá chè.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm.


- Triệu chứng: Bệnh phát sinh ở lá non, cành non, vết bệnh phần
lớn ở mép lá. Đầu tiên trên lá xuất hiện những chấm nhỏ hình
giọt dầu màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần, màu nhạt dần.
Phía dưới vết bệnh (mặt dưới lá) phồng lên và mặt trên lõm
xuống, phía lồi có hạt phấn màu trắng có giới hạn rõ rệt với phần
lá khoẻ. Cành bị nấm hại sẽ bị chết.
- Điều kiện phát sinh bệnh: Dưới điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ
thấp bệnh phát sinh mạnh. Các thời điểm bệnh thường phát sinh
mạnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9-10. Nhiệt độ thích
hợp là 15-200C. Nhiệt độ 11-120C không có lợi cho phát sinh của
bệnh và trên 260C bệnh không phát triển.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc có gốc đồng như
Mange 5WP với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít nước; phun

ngay sau khi hái, phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Nếu trời
nắng liên tục 10 ngày thì không cần phun thuốc.
b. Bệnh phồng lá chè mắt lưới:
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm.
- Triệu chứng: Bệnh gây hại ở lá bánh té và lá già của chè
trưởng thành. Đầu tiên vết bệnh xuất hiện bằng đầu kim màu lục
nhạt, ranh giới vết bệnh không rõ ràng, sau đó vết bệnh lớn dần,
có lúc lan ra toàn bộ lá. Lá bị bệnh dày lên, màu nhạt dần đi,
biến thành nâu sẫm, đồng thời phía dưới mặt lá xuất hiện các
vết lồi lên có hình dạng mắt lưới. Trên mặt vết bệnh hình thành
các vết phấn màu trắng. Thời kỳ từ khi vết bệnh có màu nâu tía
đến màu đen tía thường khô vàng, lá chết dần và rụng. Bệnh có
lúc làm lá cuộn lên phía trên. Đó là đặc điểm để phân biệt với
bệnh phồng lá.
- Điều kiện phát sinh: Giống như bệnh phồng lá chè: ẩm độ cao,
ôn độ thấp có nhiều sương, không thoáng gió. Mùa Xuân và
mùa Thu là thời kỳ bệnh phát sinh mạnh nhất. Nấm bệnh ủ qua
đông, hàng năm phát sinh vào tháng 4, 6 và tháng 9,10.


- Biện pháp phòng trừ: Tương tự như đối với bệnh phồng lá
chè.
c. Bệnh đốm nâu:
- Nguyên nhân gây bệnh: Trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là
khối phân sinh của nấm bệnh.
-Triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá,
vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, vết bệnh có màu nâu, không
có hình giáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có
các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh; lá bị khô, có màu xám
tro, đen, lan dần theo hình gợn sóng, bánh xe. Trên cành cũng

có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra.
- Điều kiện phát sinh: Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh
vào tháng 7,8. Sau khi mưa liên tục 10-15 ngày bệnh phát triển
rất mạnh. Phát sinh mạnh nhất ở nhiệt độ 27-29 0C.
- Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm
nguồn bệnh năm sau. Nhóm ủ phân, làm sạch cỏ, chống hạn tốt
làm cho cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá (ép xanh) để
tiêu diệt nguồn bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng như Daconil
75WP với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít nước; hoặc Tilt
super 300ND/EC với lượng 0,2-0,5 lít/ha pha với 400 lít nước.
e.Bệnh đốm xám : Phòng trừ tương tự như đối với bệnh đốm
nâu.
f.Bệnh đốm trắng: Phòng trừ tương tự như đối với bệnh đốm
nâu nhưng cần tăng cường bón phân kali và lân, đốn cây hợp lý.
Ngoài ra trên chè còn có một số bệnh hại khác như thối búp,
bệnh chết loang, loét cành, đốm mắt cua, bệnh tảo, tóc đen, sùi
cành chè: cần phát hiện và phòng trừ kịp thời.
Chú ý: Ngoài ra trên chè còn bị các loài tuyến trùng gây hại như:
Tuyến trùng gây nốt sần, gây hại rễ tơ của chè.


Chương V: Kỹ thuật hái chè
1. Hái chè phải đảm bảo được các yêu cầu sau
- Thúc đẩy được sự sinh trưởng của cây, làm cho cây chè ra
nhiều mầm, nhiều búp, cành mọc nhiều đợt trong một năm.
- Điều hoà được mâu thuận giữa sản lượng và chất lượng,
không nên hái quá già hoặc quá non.
- Đảm bảo cây chè cho sản lượng cao, ổn định và chất lượng tốt
trong nhiều năm.
- Điều hoà được lao động, đồng bộ với chế biến đặc biệt trong

thời kỳ thu hái rộ, tránh hiện tượng thu hái hay vận chuyển, chế
biến không kịp thời.
2. Quy cách hái chè
* Đối với chè kiến thiết cơ bản:
+ Trước khi đốn tạo hình: Chè 1 tuổi, cây chè còn nhỏ chủ yếu
là để nuôi tán, có thể từ tháng 10 trở đi bấm ngọn những cây có
độ cao lớn hơn 60 cm. Chè 2 tuổi: vẫn để nuôi tán là chính, từ
tháng 6 trở đi có thể hái búp ở những cây to, khoẻ ở độ cao từ
50 cm trở lên.
+ Hái tạo hình sau đốn: Chè sau đốn lần thứ nhất, hái lần đầu
tiên cách mặt đất 40-45 cm, những lần sau hái sát lá cá. Chè
sau đốn lần thứ hai hái cao hơn đốn lần 1 từ 1-5cm, những lần
sau hái sát lá cá.
* Đối với chè kinh doanh:
+ Thời kỳ hái: Tiến hành hái chè khi tán chè có 30-40% búp đủ
tiêu chuẩn, hái 1 tôm và 2-3 lá non, không để sót, không để chè
quá lứa, hái tận thu cả những búp mù xoè, cứ khoảng 7-10 ngày
hái 1 lần với chè chính vụ, 15-20 ngày 1 lần với chè cuối vụ. Hái
như vậy người ta gọi là hái san trật.


Tuỳ theo từng vụ mà người ta quy định cách hái như sau:
- Vụ Xuân: Tháng 3-4, hái 1 tôm 2 lá non chừa lại một lá cá và
hai lá thật tạo tán bằng.
- Vụ Hè thu: Thực hiện tháng 5-10, hái 1 tôm, 2-3 lá non chừa lại
lá cá và một lá thật tạo tán bằng.
- Chè cuối vụ: Hái 1 tôm, 2-3 lá non, tháng 11 chừa lại lá cá,
tháng 12 hái cả lá cá.
* Đối với chè đốn đau và đốn trẻ lại:
- Đối với chè đốn đau: Lần hái đầu tiên chừa lại trên mỗi mầm

3-4 lá thật, những lần sau hái sát lá cá.
- Đối với chè đốn trẻ lại: Hái như chè kiến thiết cơ bản (chè
tuổi 1, chè tuổi 2).
Trong quá trình chỉ đạo kỹ thuật hái chè chúng ta cần chỉ đạo hái
chừa đủ số lá để đảm bảo sinh trưởng cho cây, hái đủ số lá để
đảm bảo sản lượng, hái đúng lứa, không hái quá non, quá già
để đảm bảo chất lượng chè./.
Định mức ktkt chăm sóc 3 năm kiến thiết cơ bản 1 ha giống
chè ldp1 + ldp2
TT Hạn mục

ĐVT Khối lượng
Năm thứ Năm thứ Năm thứ
nhất
hai
ba

I
1
2
3
4

Chi phí nhân
Công
công
Dặm bầu chè “
Làm cỏ lần

một

Làm cỏ lần hai “
Cuốc cỏ trắng “

186

188

173

10

7

30

30

30

30
80

30
80

30
80


5

6
7
8
II
1
2
3
4
5
6

2 lần
Bón phân vô

Phun thuốc
trừ sâu
Đốn ép cây
phân xanh
Đốn tạo hình
Chi phí vật tư
Đạm urê
Kali clorua
Supe lân
Phân hữu cơ
Thuốc BVTV
Bầu chè dặm



15


15

15



11

13

13



10

8


Kg


Tấn
Kg
Bầu

5

5


60
60

80
80

2
2.400

2
1.800

100
100
300
10-15
2,7

Định mức ktkt chăm sóc hàng năm đối với 1 ha chè kinh
doanh
TT Hạng mục ĐVT Năng suất ( tạ/ ha) Ghi chú
Từ 60
Dưới
Trên
đến
60
100
100
Chi phí

I nhân công Công
1 Làm cỏ

60
60
60
2 Bón phân “
20
25
25
3 Thu hái

Phun thuốc
4

20
20
20
trừ sâu
Chi phí vật
II

200 – 250 – 300 –
1 Đạm urê
Kg
250
300
400
100 – 130 – 160 2 Kali clorua “
130

160
200
3 Supe lân

500
600
600
2–3


4

Phân hữu


Tấn

5

Thuốc
BVTV

Kg

năm bón
một lần
2–3
15 15 - 18 18 - 20 năm bón
một lần
3


3

3-4

Định mức ktkt trồng 1ha giống chè LDP1 + LDP2
Hạng mục

ĐVT

I. Khai hoang
1. Phát dọn rừng loại 3
2.Đào gốc cây
3.Chuyển gốc cây ra lô+đốt
II. Xâydựng vườn đồi và trồng
mới
1. Làm đường bờ lô
2. Chia lô cắm hàng
3. Đào rãnh chè
4. Chuyển rải phân hữu cơ
vào hàng .
5. Xả thành lấp rãnh.
6. Đảo phân cuốc hố trồng
chè.
7. Vận chuyển bầu chè rải vào
hàng
8. Trồng chè và rải thuốc mối.
9. Gieo hạt cây phân xanh
10. Trồng cây che bóng
11. Đào hào bảo vệ

III. Đầu tư vật tư
1. Đạm Sunfát
2. Lân
3. Kali
4. Phân hữu cơ

Công
-

Khối
lượng
180
50
100
30
465

-

50
20
100

-

50

-

50


-

30

-

50

-

60
5
10
40

kg
tấn

160
500
100
20


×