Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuyết minh về Phích nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.5 KB, 2 trang )

PHÍCH NƯỚC
Phích nước (hay còn gọi là bình thủy) là một dụng cụ gia đình dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm.
NGUỒN GỐC
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt
lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó
khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối
đa giữa nhiệt độ bên trong bình và môi trường bên ngoài. Từ đó, ông Dewar chế tạo thành loại bình có khả
năng cách ly nhiệt, dùng cho giữ nước nóng và có hình dáng như phích nước hiện nay. Ngoài ra, chiếc phích
nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1904.
CẤU TẠO
Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của
phích. Vỏ có thể làm bằng nhựahoặc bằng kim loại và đi với đó là các loại nắp (phích nhựa dùng nút nhựa
có ren, phích kim loại dùng nút gỗ). Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối
lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng
tên thương hiệu. Phần đáy có độ hở để thoát hơi.
Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức
xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra
bên ngoài. Đáy ruột phích có 1 núm nhỏ là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột bình nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt
giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, nước giữ được hơi nóng trong vòng 6 tiếng đồng hồ
nước từ 100 độ còn giữ được 60-70 độ.
CÁCH DÙNG
Phích nước khi sử dụng mở nắp rót nước vào và đậy nắp lại.Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, không
nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyền nhiệt của nước
lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới
của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.Mới mua về thì không nên
rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích,chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃. Ruột phích là phần quan
trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng
xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được
nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt
ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
CÁCH BẢO QUẢN


Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên. Khi mua phích mới về nên rót nước ấm vào phích trước
khoảng 30 phút sau đó mới đổ nước sôi để tránh vỡ phích.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị
nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột
phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc
trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, cần thay ngay
ruột phích. Khi dùng, nên tránh các khu vực có nhiều trẻ em. Nếu buộc phải sử dụng ở khu vực đó, nên để
phích trong các giá hoặc nơi cao để tránh tai nạn. Trong trường hợp nguồn nước trong vùng bị nhiễm các
chất như Ca, Mg,... sẽ xuất hiện các kết tủa đóng cặn dưới đáy phích, khi đó có thể dùng giấm, chanh để loại
bỏ chúng.
* Thông tin phụ thêm: Bình thủy hay còn gọi là phích nước do Sir James Dewar đã phát minh.
Sơ lược về Sir James Dewar (1842-1923): Sir James Dewar đồng thời là một nhà hóa học và nhà vật lý học. Ông nổi
tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, ông sinh ra tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường
Đại học Edinburgh. Năm 1875 ông là giáo sư giảng dạy thực hành khoa học tự nhiên tại trường Đại học Cambridge
của nước Anh, giảng viên môn hóa học tại Học viện Hoàng Gia Anh và ở đây ông đã được chỉ định làm trưởng phòng
Thí nghiệm nghiên cứu Davy-Faraday.Sir chính là người đã phát triển công thức hóa học của benzen vào năm 1867.
Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu tỷ nhiệt của hyđro. Đến năm 1898 ông là người đầu tiên sản xuất thành công hyđro ở
dạng lỏng và năm 1899 thì tìm ra cách làm đông đặc loại khí này. Năm 1891 ông lại chế tạo ra chiếc máy sản xuất ôxy
hóa lỏng với số lượng lớn. Năm 1892 ông thành công với phát minh ra "Bình Dewar hay còn gọi là bình nhiệt ". Sir


được phong tước hiệu hiệp sĩ vào năm 1904.
Cấu tạo và công dụng : Bình Dewar hay còn gọi là bình nhiệt là một bình đựng các chất nóng hoặc lạnh, chẳng hạn
như không khí lỏng. Nó gồm hai chiếc bình, một chiếc nằm trong chiếc còn lại, cách biệt nhau bởi một khoảng chân
không. Chân không làm giảm sự truyền nhiệt và giúp giữ nhiệt độ của chất đựng trong bình. Thành bình thường được
làm từ thủy tinh bởi vì thủy tinh là một chất ít truyền nhiệt bề mặt thành bình lại được tráng thêm một lớp kim loại
phản chiếu để ngăn ngừa bức xạ nhiệt (Dewar đã sử dụng bạc để tráng). Toàn bộ chiếc bình thủy tinh dễ vỡ ấy lại
được đặt vào một vỏ làm bằng kim loại hoặc nhựa và không khí giữa ruột với vỏ lại càng làm tăng tính cách nhiệt.
"Chiếc phích" thông dụng ngày nay là một ứng dụng từ phát minh của Dewar mặc dù phát minh này của Dewar vào
năm 1892 ban đầu là nhằm mục đích hỗ trợ cho nghiên cứu của ông về khí hóa lỏng.Đến năm 1904 hai thợ thổi thủy
tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong

gia đình (chiếc phích). Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập
là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited ở Tottenham, Anh và Canadian
Thermos Bottle Co. Ltd ở Montreal, Canada. Để bảo quản bình thủy (phích nước), khi sử dụng ta phải rửa sạch bình
khi chất chứa trong đó (thí dụ: cháo, cà fe,…)
1. Mình tròn hình trụ, Bụng chứa nước sôi, Mọi nhà dùng tôi, Giữ cho nước nóng. Là cái gì?
…..

Nút đậy

Chân không

Vỏ

Mô tả cấu tạo phích nước (Ảnh minh hoạ)



×