Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.73 KB, 102 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Trong hai thập kỷ trở lại đây, nền văn học Việt Nam đã và đang tự
làm “mới mình” với sự xuất hiện của một thế hệ nhà văn đầy tài năng trẻ trung,
giàu tâm huyết. Họ được coi là “thế hệ thứ tư” của nền văn học nước nhà. Đó là
những con người không phải chứng kiến sự hiện hữu của chiến tranh, những con
người ý thức được sứ mệnh “tiếp bước cha anh” làm nên diện mạo mới cho một
nền văn học có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong số đó có
nhiều người đã và đang trở thành cây bút đáng giá của nền văn học Việt Nam
như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị
Thu Huệ và đặc biệt là Nguyễn Ngọc Tư.
1.2. Trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại,
Nguyễn Ngọc Tư giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, tiếng tăm của chị vang xa
trên văn đàn Việt Nam và xuyên qua nước ngoài. Người ta xem Nguyễn Ngọc
Tư là một hiện tượng lớn của văn học nước nhà năm 2005 - 2006.
Bên cạnh truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn viết tiểu thuyết, tản văn
…nhưng mảng sáng tác nổi bật và thu được nhiều thành tựu hơn cả vẫn là truyện
ngắn . Đây là thể loại đã phát huy được sự độc đáo trong phong cách Nguyễn
Ngọc Tư. Sự độc đáo mới lạ ấy nằm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã đóng góp nhiều khía cạnh mới cho truyện
ngắn Việt Nam đương đại: từ cách chọn đề tài, cách dựng truyện, ngôn ngữ,
giọng điệu… Song đặc điểm cơ bản, nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư là vấn đề tính cách và số phận con người. Chính vì vậy, hệ thống nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc
giới phê bình văn học.


2


1.3. Nhân vật là sự kết tinh của các mối quan hệ trong đời sống được phản
ánh trong tác phẩm. Với vai trò là một phương diện không thể thiếu được trong
mỗi sáng tác văn học, nhân vật còn là nơi tập trung “mọi giá trị tư tưởng nghệ
thuật’’, thể hiện đặc điểm cũng như cá tính sáng tạo của văn. Thông qua nhân
vật, nhà văn vừa miêu tả thế giới một cách hình tượng, vừa thể hiện quan niệm
của mình về hiện thực cuộc sống. Thế giới nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ
thuật của tác phẩm một sự thống nhất. Đồng thời quan hệ giữa các nhân vật
trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của
con người.
Trong truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một thế giới nhân
vật có tính cách, có số phận riêng khá độc đáo. Quả thật, những nhân vật của chị
luôn gây cho chúng ta những day dứt, ám ảnh khi đọc xong tác phẩm. Phần lớn
những nhân vật trong tác phẩm đều thuộc những kiếp người bình thường nhỏ bé,
nhưng lạ thay họ đều không hề tầm thường.Thậm chí, không ít nhân vật có sự hi
sinh đầy cao thượng, có tính cách có thể nói là cao cả. Ngoài ra, điều chúng ta ít
ngờ tới, đó chính là những con người lao động nhỏ bé kia lại là kẻ suốt đời ôm
mộng, chạy theo một niềm say mê của mình. Do đó, việc tìm hiểu “Thế giới
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng sự
sáng tạo của chị trong truyện ngắn đương đại.
Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một cách triệt để sự phong phú của ngôn
ngữ Việt và đặc trưng thể loại truyện ngắn để biểu đạt một cách cao nhất ý tưởng
của mình trong việc sáng tạo nên nhiều nhân vật độc đáo. Đây chính là sức hút
không nhỏ từ một tài năng văn chương, tạo nên niềm đam mê cho chúng tôi
mạnh dạn khi lựa chọn đề tài : “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư”


3

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Nguyễn Ngọc Tư có mặt trong làng văn từ đầu thế kỷ XXI, khoảng
thời gian chưa nhiều song vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương
đại đã được xác định và được khẳng định dứt khoát.
2.2. Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện với vài ba truyện ngắn đăng ở Tạp chí
Văn nghệ Bán đảo Cà Mau, Nguyễn Ngọc Tư đã gây được sự chú ý của bạn đọc.
Năm 2001, tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của chị đạt giải nhất Văn học
tuổi hai mươi, giải B của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam.
Ngay lập tức, tác phẩm chiếm được cảm tình của nhiều bạn đọc và các nhà
nghiên cứu. “Nhiều tiếng khen, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về
Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu” [28;1]. Trong bài viết
“Nguyễn Ngọc Tư như thế nào”, nhà văn Dạ Ngân “thú vị nhớ đến lời khen
người ta từng dành cho Solokhov: “Trên bầu trời văn học nước Nga, một con đại
bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông” [28;1].
Sau Ngọn đèn không tắt, các tác phẩm của chị xuất hiện liên tục trên các
báo. Chưa kể đến tạp văn, ký, chỉ riêng truyện ngắn, trong khoảng 4 năm (từ
2001 đến 2005), Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời 6 tập: Ông ngoại (2001); Biển
người mênh mông (2003); Giao thừa (2003); Nước chảy mây trôi ( 2004);
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005); Cánh đồng bất tận- Những truyện ngắn
hay và mới nhất ( 2005). Các nhà nghiên cứu, phê bình và bạn đọc biết nhiều,
viết nhiều về Nguyễn Ngọc Tư.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc
lên giữa rừng tràm hay rừng nước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho
văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc
biệt "Nam Bộ" một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác


4

giả Nam Bộ đi trước...” [34;1].
Nhà văn Chu Lai đánh giá: “Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của

miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam”
[19;1].
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thì khẳng định: “Nếu được chọn người có tác
phẩm văn học xuất sắc nhất Việt Nam năm 2005, tôi sẽ chọn nữ nhà văn trẻ
Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất tận”[46;1].
Tháng 4 năm 2006, xảy ra “sự cố cánh đồng”. Bắt đầu là việc Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Tỉnh Cà Mau đề nghị Hội VHNT kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư. Rồi
đến bài viết của ông Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao tỉnh. Có thể nói đó là
sự kiện hâm nóng không khí văn chương vốn buồn tẻ trước đó. Các báo mở diễn
đàn tranh luận. Độc giả và các nhà chuyên môn trong và ngoài nước lên tiếng,
tham gia. Thành phần người tham gia rất đa dạng, số lượng các ý kiến cũng
phong phú, bề bộn. Điểm lại các bài viết, các ý kiến về Nguyễn Ngọc Tư và
“Cánh đồng bất tận”, chúng tôi tạm chia thành hai nhóm cơ bản sau:
1. Những bài viết thể hiện quan điểm phản đối, phê phán.
2. Những bài viết, ý kiến ủng hộ, ngợi ca.
Ở nhóm thứ nhất thì cho rằng tác phẩm “Cánh đồng bất tận” không có tính
giáo dục, bôi nhọ người nông dân, viết về cái xấu, cái ác, về sex… Nhóm thứ hai
lại ca ngợi, đánh giá cao quan điểm và sự đổi mới về phong cách của tác giả.
2.3. Cả hai luồng quan điểm này đều đã ít nhiều đề cập đến thế giới nhân
vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận tại “Hội nghị lí
luận, phê bình văn học” khẳng định : “Cánh đồng bất tận không chỉ là truyện
ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện ngắn


5

xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại” [10; 17].
Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Cánh đồng bất tận là một truyện hay, nó
chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc

sống, khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ
Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người
bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng
sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người”
[34;1]. Quả là Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào thân phận con người, khai thác
tình người. Ở đấy, chị bộc lộ cái nhìn nhân văn về con người, cuộc sống. Những
điều chị viết, không mới nhưng đôi khi “Người đọc đã được bất ngờ trước những
phận người, kiếp người hôm nay, tại đây như trong truyện kể(...), Nguyễn Ngọc
Tư đã bắt đầu chạm được vào những vỉa tầng cuộc sống của vùng đất cô sống và
viết văn. Dữ dội và nhân tình, văn Tư bắt đầu là như thế” [32;1 ]. Và cái cách chị
viết cũng vậy.
Trần Hữu Dũng phát biểu: “Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là
cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở những sinh hoạt thân thuộc trước mắt. Nguyễn
Ngọc Tư không “vén màn” cho người đọc thấy cái chưa từng thấy, cô không dẫn
dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội tâm mà ta chưa từng biết (một điều
cũng rất cần, nhưng để những nhà văn khác). Cô chỉ đưa ra một tấm gương rất
trong, thật sáng, để chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt, tình tự rất thường. Và
qua đó, lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của
chính đời ta.” [8;1].
Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có chung nhận xét Nguyễn Ngọc Tư về cơ
bản thuộc về “một cái gì đó đã cũ, một thế giới tinh thần và giá trị đã ổn định”.
Ông cho rằng nếu muốn xếp loại các tác phẩm của Ngọc Tư thì cũng không phải


6

khó lắm, bởi vì “Đã có một thứ thang bậc tương đối ổn định để xếp cây bút này
vào đó...” [30;1]. Nét nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là
cái nhìn nhân ái về con người.
Nhà văn Dạ Ngân còn gọi đó là “quặng” Ngọc Tư. Nghĩa là thế mạnh để

chị khai thác, là nguồn năng lượng dồi dào, là bản sắc làm nên thành công cho
tác giả và là yếu tố hấp dẫn người đọc.
Nhà văn Nguyễn Hữu Quý nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư cũng viết về cái
xấu. Nhưng sau những dòng văn quằn quại ấy là thông điệp mà Nguyễn Ngọc Tư
muốn gửi đến chúng ta: Trong cuộc sống này những người tốt, những người vô
tội chưa chắc đã được sống đàng hoàng, được đền đáp xứng đáng, được hưởng
hương vị ngọt ngào của cuộc đời. Xã hội phải thiết lập sự công bằng và phải biết
bảo vệ, nâng niu cái tốt. Cũng cần nhớ rằng kẻ xấu, cái ác vẫn còn nhởn nhơ, có
mặt mọi nơi”.
Bên cạnh những ý kiến trên thì cũng có những bài viết phản đối, tập trung
vào tác phẩm “Cánh đồng bất tận”của chị. Một độc giả thân thiết từng theo dõi
sát sao các tác phẩm của chị đã “Im lặng thở dài” khi đọc “Cánh đồng bất tận” và
cho rằng: “đó sẽ là một tiếng thở dài bất tận nếu Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục thổi
phồng lên, tiếp tục khai thác, tiếp tục tô đậm phần “con”, phần cái ác, cái xấu,
cái sex” [29-1]. Gay gắt nhất có lẽ là bài viết “Có một vũng lầy bất tận” đăng
trên báo Tuổi trẻ của ông Vưu Nghị Lực. Trong bài viết của mình, ông cho rằng
Nguyễn Ngọc Tư đã bôi nhọ người dân nghèo, đã “giẫm đạp” và “phóng uế” lên
cánh đồng quê hương. Rằng Ngọc Tư đã viết sai sự thật về nông thôn Nam Bộ.
Theo nhận thức của chúng tôi thì ông Vưu Nghị Lực đòi hỏi nhân vật văn học
phải giống như ngoài đời và hiện thực ngày nay thì không thể còn những cảnh
đời như Ngọc Tư viết. Nhìn chung, tất cả những ý kiến phản đối đều có chung


7

cách cảm thụ là đem câu chữ văn chương so sánh đối chiếu với ngoài đời, cái gì
không có ngoài đời mà có trong văn là bảo xuyên tạc thực tế, là bôi đen. Quan
điểm của họ là văn chương không nên chỉ nhìn vào cái xấu, rằng cuộc đời không
chỉ màu xám u ám. Họ đã hiểu cái đẹp của văn học đồng nghĩa với những điển
hình, những gương người tốt việc tốt. Đó là quan niệm phù hợp với báo chí hơn

là văn học nghệ thuật. Bởi vì, khi văn học khi nói về cái xấu, dù có dù không
ngoài đời thực thì đó cũng chỉ là sự miêu tả tìm hiểu cái xấu cái ác. Còn trong
cuộc sống thì chỉ là cái ác mà thôi. Điều đó cũng giống với cách nhìn nhận của
GS Nguyễn Văn Tuấn (Sydney, Autralia) là, tác phẩm văn chương hay sẽ lay
động được con người trước cái ác, cái xấu, và qua đó cứu rỗi cái đẹp. Người đọc
có thể thảng thốt giật mình nhìn lại bản thân mà không cần câu chuyện được kể
phải giống y như cuộc sống .
Điểm lại những quan niệm trái chiều xung quanh “Sự cố cánh đồng”,
chúng tôi rất đồng tình với quan điểm của nhạc sĩ Dương Thụ: “Một xã hội dân
chủ thật sự cần phải tôn trọng sự khác nhau, không nên lấy cách đọc này để đàn
áp những tác giả viết theo một cách khác cho những bạn đọc của họ. Và ngược
lại, cũng không nên chế giễu trên công luận những bạn đọc cũ, những người
không có cơ hội hay đúng hơn là không thể làm mới mình được.”
2.4. Tất cả những ý kiến, quan điểm trên đây được trình bày trong các bài
viết rải rác trên các báo, chủ yếu là mang tính tranh luận, bày tỏ tình cảm với tác
giả, tác phẩm mình yêu thích là chính. Sự nghiên cứu mang tính khoa học khách
quan cũng đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư. Đó là
những cứ liệu quý báu đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.


8

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư” nhằm làm nổi bật những thành công của nhà văn trong việc xây dựng
nhân vật truyện ngắn. Từ đó chúng tôi muốn khẳng định tài năng, phong cách và
những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn học Việt Nam đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dựa trên những khái niệm về nhân vật văn học đã được các công trình

nghiên cứu chuyên biệt xây dựng, chúng tôi sẽ tìm hiểu yếu tố nhân vật trong tác
phẩm văn học của nhà văn từ góc độ ứng dụng những lý thuyết đó vào một
trường hợp cụ thể, mang tính điển hình, đồng thời cũng góp phần kiểm nghiệm
tính khoa học của những lý thuyết đó.
- Khảo sát và phân tích các truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư,
đặt chúng trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học đương thời. Trên
cơ sở đó, thấy được quan niệm nghệ thuật về con người và chỉ ra được những
kiểu loại nhân vật chủ yếu trong sáng tác của chị.
- Phát hiện ra những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Nguyễn Ngọc Tư.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này trong phạm vi: Truyện của Nguyễn Ngọc Tư và
những tranh luận xung quanh tác phẩm của chị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư gồm :
1. Ngọn đèn không tắt (Tập truyện- NXB Trẻ- 2000)


9

2. Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi- NXB Trẻ-2001)
3. Biển người mênh mông (Tập truyện- NXB Kim Đồng-2003)
4. Giao thừa (Tập truyện-NXB Trẻ- 2003)
5. Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí- NXB Văn nghệ TPHCM- 2004)
6. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện- NXB Văn hóa Sài Gòn2005)
7. Cánh đồng bất tận- Những truyện ngắn hay và mới nhất (Tập truyệnNXB Trẻ-2005)
Đề tài khảo sát chủ yếu trên ba văn bản:
1. Cánh đồng bất tận -Những truyện ngắn hay và mới nhất - NXB Trẻ
2005

2. Giao thừa - NXB Trẻ 2003.
3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện- NXB Văn hoá Sài Gòn2005)
Đây là ba văn bản tập hợp những tác phẩm đặc sắc,có giá trị và tiêu biểu
cho văn chương Nguyễn Ngọc Tư.
5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn phối hợp những phương pháp sau đây
để giải quyết đề tài:
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn:
Luận văn tập trung tìm hiểu về Thế giới nhân vật trong truyện ngắn


10

Nguyễn Ngọc Tư
Khẳng định cái nhìn mới mẻ và táo bạo của Nguyễn Ngọc Tư về con
người thông qua cách xây dựng thế giới nhân vật một cách đa dạng và độc đáo.
Thông qua những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư để
khẳng định tài năng và phong cách của nhà văn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn triển khai
trong 3 chương sau:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong bối cảnh văn xuôi Việt
Nam đương đại.
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc tư.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư.



11

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI
CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Diện mạo chung của truyện ngắn đương đại
Là thể loại năng động, truyện ngắn luôn thay đổi do tác động của điều kiện
lịch sử, văn hoá, xã hội. Trước 1975, do tác động của chiến tranh và yêu cầu của
Đảng về một nền văn nghệ cổ vũ, động viên cho hai cuộc kháng chiến giải phóng
dân tộc, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng mang đặc trưng “ký hoá” và
“sử thi hoá” rõ nét. Trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước sau 1975, thể
loại nhạy cảm này đã có những thay đổi quan trọng.
Giới nghiên cứu cũng như giới sáng tác hầu như đều thống nhất sau 1975,
truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại”. Nhà văn
Nguyên Ngọc cho rằng tiếp theo “những vụ được mùa của truyện ngắn, đây có
thể coi là giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam”[1;174].
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong công trình Truyện ngắn, những vấn đề lý
thuyết và thực tiễn thể loại cũng khẳng định sự thành công của truyện ngắn sau
1975: “...truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng”, “truyện
ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới” [5;201203].
“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có
dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều
sâu chưa nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc
tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh
hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt
tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn



12

xuất sắc của mình” [23;134].
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX)
nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của
nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm,
truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên
Hiện đại, Hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết.
Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức
nhỏ, gọn, và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng
là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.
Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn
liền với truyện ngắn. Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và
vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng
góp của: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi
Hiển, Vũ Bằng…Từ sau cánh mạng tháng Tám truyện ngắn với tên tuổi: Vũ Tú
Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh
Châu…Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình
trong sự khám phá đời sống. Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc
chiếm toàn bộ văn đàn. Hằng ngày, trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai
mươi truyện ngắn được in. Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê
bình - lý luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện
ngắn được khởi xướng. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các
nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên
một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên
tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà
văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các


13


tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện
ngắn đã được đổi mới.
Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống như
một cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành vi sáng
tạo, từ tư tưởng đến thi pháp. Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến những nỗ lực
cách tân nhằm đổi mới thể loại. Về mặt hình thức, truyện ngắn Việt Nam sau
1975 đổi mới rõ rệt nhất ở ba phương diện: dạng thức cấu trúc cốt truyện, trần
thuật và ngôn ngữ truyện. Những cách tân ở ba phương diện ấy đã góp phần tạo
nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam, thể loại vốn được xem là thể loại
“năng động” của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam.
1.2. Những chuyển đổi trong quan niệm về con người
1.2.1. Những quan niệm thời đổi mới
Văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới đã từ chối cái nhìn xuôi chiều về
con người. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi là cách nhìn đa chiều, phức hợp.
Không còn kiểu nhân vật bổ đôi. Quan niệm con người kiểu sử thi chuyển sang
con người đời tư, cá nhân và được nhà văn mổ xẻ không thương tiếc. Hình ảnh
những mẫu người anh hùng lý tưởng, thần thánh và tuyệt đối ít đi. Thay vào đó
là hình ảnh con ngưòi cá nhân xuất hiện với sự phức tạp, đa diện như vốn có.
Con người được miêu tả như một thực thể với những “cái đã biết” và với cả
những “cái chưa biết”. Để phản ánh con người đa dạng như thế, nhà văn đã nhìn
ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều mối quan hệ phức tạp: con người xã hội, con
người gia đình, họ tộc, con người với thiên nhiên, phong tục, con người với
những người khác và đặc biệt là với cả chính mình. Bởi vậy, con người không
còn nhất phiến, đơn trị mà là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân. Có sự đan cài
chen lẫn giữa “bóng tối và ánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ


14


sứ, cao cả và tầm thường” trong một con người. Từ chỗ miêu tả nhân vật với
những biểu hiện và hành động bên ngoài có tính chất xã hội, các tác giả truyện
ngắn chuyển sang tìm hiểu, lí giải con người với những biểu hiện của đời sống
nội tâm có tính chất cá nhân, phức tạp. Từng mảnh đời, từng lát cắt số phận âm
thầm lặng lẽ hay ồn ào sôi động được nhìn nhận ở nhiều ngóc ngách tình cảm.
Bằng nhiều cách khai thác và tiếp cận khác nhau, nhà văn đã hướng vào thế giới
nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được những cung bậc: buồn, vui, đau
khổ, cô đơn, đam mê, hi vọng và thất vọng… Miêu tả tâm lí trở thành phương
thức hiệu quả trong xây dựng nhân vật với độc thoại nội tâm, đối thoại chất vấn,
dòng ý thức, đặc biệt là mở rộng khám phá con người ở những phương diện bản
năng, vô thức, tâm linh.
Văn học ngày càng quan niệm đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về con người.
“Con người như một thế giới bí ẩn” (Đôtxtôiepxki). Bởi vậy, văn học khai thác,
khám phá mãi không thôi về thế giới ấy. Và chưa bao giờ, con người trở thành
đối tượng trung tâm và là mối quan tâm hàng đầu của văn học như giai đoạn này.
Tiếp cận với thế giới nhân vật trong các sáng tác, người đọc như được tiếp xúc
với con người thực ở ngoài đời, sinh động, phong phú và không kém phần phức
tạp. Sự chuyển hướng trong nhận thức, tư duy về bản thể người đã tạo nên cái
nhìn mở về con người. Chính sự đa dạng trong thể hiện, trong các góc nhìn đó đã
nói lên rằng: con người đang được thông hiểu, đang được nhìn nhận từ nhiều
phía để hiện lên đúng như những gì nó có. Truyện ngắn đóng vai trò quan trọng
trong hành trình đưa văn học trở về viết cho con người,vì con người.
Bắt đầu từ Nguyễn Minh Châu, với tuyên bố “Hãy đọc lời ai điếu cho một
giai đoạn văn học”, quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi. Ông cho rằng :
“con người trong văn học cũng như ngoài đời sống, có cả rồng phượng lẫn rắn


15

rết, có bóng tối và ánh sáng, thiên thần và quỷ dữ”. Nhân vật của ông không “sử

thi”, không “bổ đôi”. Con người thời kỳ này với bước dè dặt, vừa đi vừa vấp ngã
trước một thế giới đa chiều đầy biến ảo. Con người phải đối diện với chính mình,
với số phận của mình với tư cách là một con người riêng lẻ, không nhân danh ai,
không dựa vào ai. Nhưng nói như ý của nhà nghiên cứu La Khắc Hòa, sự đổi
mới trong văn Nguyễn Minh Châu mới chỉ dừng lại ở “Cái nhà ta dột, sửa lại, ở
tiếp”.
Đến Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài thì văn học Việt Nam mới thực
sự đổi mới. Có thể nói, quan niệm nghệ thuật về con người bước sang cực khác.
Truyện ngắn có xu hướng nghiêng nhiều về cảm hứng khai thác, khám phá mặt
trái đời sống. Văn học rung tiếng chuông cảnh tỉnh con người về sự đổ vỡ những
giá trị đạo đức truyền thống, tập trung tô đậm tình cảnh tha hóa sâu sắc của con
người thời hiện đại.
Quan niệm đưa con người trong văn học trở về gần gũi và áp sát hiện thực
trở thành khuynh hướng tất yếu của văn học thời kỳ đổi mới. Con người cá nhân
được miêu tả, mổ xẻ. Nhà văn bộc lộ cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về con
người. Nhiều giá trị mới được thiết lập, con người được nhìn nhận với những
tiêu chí, chuẩn mực khác, không tròn trịa, mẫu mực. Dường như trong cuộc
sống hiện đại, con người đang cạn dần khả năng yêu thương, đánh mất những giá
trị cơ bản của con người. Con người hiện lên với những thói xấu: Loạn luân, vô
luân. Hỗn láo, độc ác. Mưu mô xảo quyệt. Hèn nhát, ích kỷ, thực dụng… Tất
thảy những thói xấu của con người được văn học phơi bày, tường tận và cặn kẽ.
Văn học đã khẳng định lại những giá trị làm người bằng cách giúp người đọc
nhận diện, cảm nhận rõ ràng cái xấu để tránh. Làm cho con người ghê sợ trước
cái ác chính là đích hướng thiện của văn học.


16

Con người còn hiện lên trong văn học với thế giới nội tâm sâu sắc được
khám phá ở những chiều kích, ngõ ngách khác nhau. Ở mảng này, phải ghi nhận

sự tinh tế của những cây bút nữ. Hàng loạt tên tuổi được khẳng định: Lê Minh
Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn
Ngọc Tư... Sự nở rộ của các cây viết nữ trẻ khiến các nhà nghiên cứu phải thốt
lên rằng: Văn học Việt Nam đang mang gương mặt nữ. Thế mạnh và thành công
của những cây bút nữ là đã đi sâu khai thác những ngõ ngách tâm hồn của con
người. Cuộc sống càng hiện đại, những mối quan hệ càng phức tạp. Có thể nói,
chưa bao giờ con người lại hiện lên trong văn học phong phú và sinh động đến
vậy. Phong phú, sinh động và chân thực hơn cả đời thực. Con người còn là thế
giới bí ẩn của tâm linh. Trước đây, thế giới tâm linh ít được đề cập thì nay đang
được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Văn học đổi mới đã phải thừa nhận nó như
một phần không thể tách rời của cuộc sống con người.
Nếu ở giai đoạn trước, văn học miêu tả con người lạc quan đầy tin tưởng,
luôn tin vào ý chí, sức mạnh, thì giờ đây, con người nhận ra rằng thế giới vẫn
mang trong mình nó nhiều điều bí ẩn, những điều con người chưa thể biết trước
và đầy bất trắc. Nó có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng
cũng có khi là nỗi đau, sự bất hạnh và những tấn bi kịch. Con người trở nên nhạy
cảm hơn trước những biến động của cuộc sống. Và hoang mang, yếu đuối, nghi
ngờ, lo sợ, bất an… là tâm lý có thật trong xã hội.
Văn học đổi mới, vì thế có xu hướng đa thanh hóa, hội tụ trong mình sự
phong phú đa dạng của các dòng mạch. Cốt lõi sâu xa của sự chuyển động ấy là
những thay đổi trong ý thức con người, trong cách nhìn nhận về con người. Đó là
một trong những cơ sở của các khuynh hướng quan niệm về con người trong
truyện ngắn trẻ đương đại. Mặt khác, cũng cần khẳng định rằng những quan


17

niệm trên về con người không phải đã hết cũng như những quan niệm truyền
thống chưa bao giờ đứt đoạn trong văn học. Văn học như một dòng sông hợp lưu
của nhiều dòng chảy. Và những khuynh hướng chúng tôi đưa ra dưới đây chỉ xét

trong phạm vi văn học trẻ.
1.2.2. Những khuynh hướng cơ bản của văn học trẻ
Sau sự phục sinh của cái tôi cá nhân trong văn học đổi mới, văn học đi
vào khám phá con người trong khuynh hướng hưởng thụ vật chất, tình dục, bù
đắp những năm tháng dài hy sinh nhu cầu và quyền lợi cá nhân. Những vấn đề
tủn mủn, vụn vặt, riêng tư bung phá. Nhu cầu khẳng định, hưởng thụ mãnh liệt
hơn bao giờ hết. Theo quan sát bước đầu, chúng tôi thấy văn học trẻ (với nội
hàm là tác phẩm của những tác giả mới, trẻ tuổi, thuộc thế hệ sinh sau 75: Đỗ
Hoàng Diệu, Cấn Vân Khánh, Ngọc Cầm Dương, Phạm Vân Anh… ) nổi lên ba
khuynh hướng quan niệm về con người sau:
- Con người nổi loạn.
- Con người bản năng tính dục.
- Con người “vụn vặt”.
Ba khuynh hướng quan niệm về con người trên đây không phải tách bạch
trong từng tác giả, từng tác phẩm hay từng nhân vật. Chúng ta có thể thấy
khuynh hướng này rõ nét trong tác giả nọ và khuynh hướng khác cụ thể trong tác
giả kia. Ở từng tác phẩm, nhân vật cụ thể cũng vậy. Nhân vật nổi loạn cũng có
thể là nổi loạn trong quan niệm và đời sống tình dục và ngược lại. Tuy nhiên,
cũng có thể thấy rõ sự tồn tại của ba khuynh hướng trên trong văn học trẻ đương
đại. Lịch sử văn học cho thấy không phải con người tủm mủn vụn vặt, con người
nổi loạn, con người bản năng tính dục bây giờ mới xuất hiện, song cần khẳng
định rằng ở những thời điểm lịch sử khác nhau thì mức độ xuất hiện, quan điểm


18

đậm nhạt khác nhau. Vậy đâu là cơ sở của sự tồn tại những khuynh hướng quan
niệm này?
Sự xuất hiện của ba khuynh hướng trên không phải không có cơ sở. Xã hội
hiện đại như một cỗ máy chạy hết tốc lực để làm ra của cải vật chất và con người

thì tìm mọi cách tranh thủ hưởng lạc. Những người trẻ tuổi hăm hở bước vào
cuộc sống, hăm hở hưởng thụ không giấu diếm. Họ muốn giàu có, muốn được
nếm trải mọi lạc thú, muốn tự khẳng định mình. Khi mà những chuẩn mực, chân
lí chỉ còn là tương đối, thì con người càng cần khẳng định bản lĩnh cá nhân. Sự
thụ hưởng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông
tin tạo điều kiện cho cái tôi cá nhân thể hiện mãnh liệt. Sự ra đời của Bloc (nhật
ký điện tử) giúp con người có điều kiện bộc lộ mọi điều sâu kín. Ở đó, họ có thể
nói những chuyện riêng tư, nhỏ nhặt mà không e ngại, sự tiếp xúc với những
thông tin mạng cũng giúp con người ta dày dạn hơn, đặc biệt là ở phương diện
sex - tình dục. Những điều trước đây chỉ được viết ra một cách e dè trong văn
học đổi mới, nhờ đó cũng mạnh bạo hơn, khai thác sâu hơn. Và cũng không phải
ngẫn nhiên mà không gian đô thị, con người đô thị xuất hiện nhiều trong tác
phẩm của các nhà văn trẻ. Đó là không gian, con người đặc trưng của xã hội hiện
đại.
Đặc điểm bao trùm của văn học đổi mới có thể nói là tính “phi sử thi hóa”
(chữ dùng của GS Trần Đình Sử). Khuynh hướng phi sử thi hóa đưa văn học
thâm nhập sâu hơn những khía cạnh bộn bề, phức tạp của đời sống và thế giới
tinh thần con người, đặc biệt là con người cá nhân. Sự xuất hiện những khuynh
hướng quan niệm về con người trên đây như là một bước đi tiếp của con người
cá nhân trong văn học đổi mới. Sự vận động ấy còn chịu tác động của những
nhân tố khác như: yêu cầu hội nhập văn học Việt Nam với văn học thế giới, hay


19

ảnh hưởng từ những trào lưu của văn học nước ngoài, qua nguồn tiếp xúc là văn
học dịch hoặc qua mạng. Rõ ràng, trong thời đại văn minh tin học, xu hướng hội
nhập và ảnh hưởng là tất yếu. Xã hội thay đổi từng giờ, bất cứ cái gì đứng im, cô
lập, khép kín đều có thể đi đến chỗ tự hủy hoại. Nhà văn không thể làm ngơ,
quay mặt đi trước những tìm tòi sáng tạo của các trào lưu, tác giả văn học hiện

đại. Và người đọc thì có quyền đòi hỏi văn học một sự bắt nhịp với chính thời
đại này, không bị lạc hậu so với trình độ văn học thế giới. Và điều đó làm biến
chuyển những quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học.
Trở lại với ba khuynh hướng quan niệm về con người trên đây, chúng ta
thấy tinh thần chủ yếu chi phối họ là tinh thần giải phóng. Và con người nổi loạn
xuất hiện trong văn học. Nổi loạn để thoát khỏi những thiết chế xã hội; nổi loạn
để trốn khỏi ràng buộc, bổn phận; nổi loạn để thoát khỏi chính mình. Sự xuất
hiện của con người nổi loạn đồng nghĩa với sự chối bỏ con người đạo đức. Nhân
vật của họ đập phá thiết chế. Thậm chí nổi loạn đến cực đoan phủ nhận hết thảy
mọi giá trị truyền thống. Tư tưởng nổi loạn biểu hiện cả trong con người bản
năng tính dục. Theo quan sát bước đầu của chúng tôi, trong quan niệm của một
số tác giả trẻ, xây dựng con người bản năng tính dục, viết kỹ viết sâu về tình dục
như là biểu hiện của tinh thần hiện đại trong văn học. Nhà văn Văn Chinh phải
thốt lên: “Lạ thay, lại là tình dục vốn vẫn được chay tịnh hóa trong văn học Việt
từ xưa, bỗng nẩy nở, mưng mẩy; được viết với bút pháp say đắm…”. Quả vậy,
đọc họ, chúng ta thấy có những trang nhà văn miêu tả say sưa những cảm xúc về
tình dục: “Tôi phiêu du thân thể, phiêu du đêm đặc, phiêu du tâm linh. Tôi thấy
mình lặn lội vào rừng thẳm, nơi những cây chò cao vút phế hoang cổ tích… Tôi
thấy mình bì bõm giữa đầm lầy, bùn sánh đặc quệt níu làn da hực hội cơn khát...
Tôi cưỡi lên mây, tôi tắm trong sình lầy, tôi đu dây leo, tôi chuyền cành chò, tôi


20

thả mình trong vô thức, tôi thả mình trong những phần đời đã mất, tôi buông
mình trước phần đời đang trầy trật đêm nay”[73;14]. Có thể nói, cảm hứng tự tôn
là cảm hứng rõ nét khi viết về cái tôi. Nhân vật thường kiêu hãnh về vẻ đẹp
ngoại hình, tay chân tóc móng, về trí thông minh hay năng lực tình dục phi
phàm. Họ xem đó như là những đặc tính nổi bật của người phụ nữ hiện đại.
Để minh họa rõ nét hơn cho những khuynh hướng quan niệm trên, xin đi

vào cụ thể một số biểu hiện trong các tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu. Chọn Đỗ
Hoàng Diệu, chúng tôi quan niệm đây là tác giả tiêu biểu (xét ở khía cạnh được
nhiều bạn đọc biết đến, gây nhiều tranh cãi trong giới văn học) như một đại diện
đối sánh cụ thể với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Truyện “Vu quy” của Đỗ Hoàng Diệu có bối cảnh gần với “Huệ lấy
chồng” của Nguyễn Ngọc Tư. Cả hai tác phẩm đều kể về tâm trạng của cô gái
đêm trước ngày về nhà chồng. Cũng là hồi tưởng về mối tình đã qua nhưng
hướng khai thác của hai nhà văn hoàn toàn khác nhau. “Huệ” của Nguyễn Ngọc
Tư trong sáng, chân chất kiểu thôn quê. Kỉ niệm chỉ là xem phim Hồng Kông,
nói bóng gió năm câu ba điều. Biểu lộ tình yêu thì “Thi ở đằng sau, kế dãy ghế
Huệ ngồi, hít đầm đìa hương tóc cô bạn gái, mỉm cười. Ra về, Thi thả chầm
chậm theo tới chỗ quẹo vô nhà Huệ, Thi mới níu tay Huệ lại …Tay Huệ ấp vào
giữa tay Thi líu ríu”. Kỉ niệm chỉ có vậy. Mà nặng tình. Cái tình của cô gái trước
ngày đi lấy chồng cũng bộn bề. Bâng khuâng nỗi lo “Về bên nhà chồng không
biết có còn rảnh rỗi vừa đưa võng vừa ngêu ngao hát?”; Xôn xao nỗi nhớ trong
hình dung khi đã ở nhà chồng: “Nhớ cái cối xay bột dựa hàng kệ đựng tiêu tỏi,
dầu ăn, nước mắm…”. Nhớ “Con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bộ ngựa, mấy cái
võng giăng quây quẩn quanh bồ lúa”…Giản dị và chân chất. Huệ trải qua những
cảm xúc trong trẻo, bình dị. Nhân vật của Đỗ Hoàng Diệu thì được khai thác ở


21

một kênh khác hẳn. “Tôi” hồi tưởng về những mối tình đã qua đậm dục tính,
những cảm xúc về tình dục, về xác thịt. Đầu tiên là cảm xúc “Bồng bềnh mê man
tròng trành giữa cõi nồng nàn thân xác” cùng ông nhà văn. Rồi đến “cú thọc sâu”
của “người đàn ông đượm rát mùi phù sa sông Hồng” cắt trọn tuổi thơ biến “tôi”
thành “người đàn bà mười sáu tuổi”. Tiếp đó là hồi ức về người đàn ông Tàu có
“thân hình rắn chắc như một củ sâm”. Người đàn ông bí ẩn, khôn ngoan và đầy
ma lực đã khiến “tôi đầu hàng thể xác mình sau mỗi cuộc ân ái cùng ông”. Tiếp

nữa là mối tình với “chàng”, một Việt kiều quên tiếng mẹ đẻ. Chưa hết, còn Tim,
người đàn ông Mỹ đã giúp “tôi khám phá bản năng vẫn còn ẩn tận sâu đáy thẳm
thân xác”. Đưa tôi “đến tận cùng hang sâu, chỉ cho tôi nền văn minh hồng hoang
mà bấy lâu tự tôi che giấu”. Đỗ Hoàng Diệu đã cho nhân vật mình chìm đắm
trong hồi ức của những cuộc tình…
So sánh hai tác phẩm cụ thể như thế, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự khác
biệt trong quan niệm nghệ thuật của hai nhà văn cùng thời, hai nhà văn tiêu biểu
cho hai khuynh hướng quan niệm. Ở đây, không có sự đánh giá, chỉ là sự so sánh
để thấy nét khác biệt.
Như vậy, có thể thấy truyện ngắn trẻ Việt Nam đang quẫy cựa, tìm tòi
hướng đi với nhiều quan niệm khác nhau về con người, thậm chí trái ngược.
Điều đó phản ánh những biến chuyển tất yếu hòa nhịp cùng điều kiện kinh tế xã
hội và bối cảnh văn học.
1.3. Vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện ngắn trẻ đương đại
1.3.1. Nguyễn Ngọc Tư – luồng gió mới của truyện ngắn Nam Bộ
1.3.1.1. Sự khẳng định phong cách
“Phong cách là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối
ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói


22

lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ.
Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài
năng, có bản lĩnh mới có được phong cách độc đáo”[23;212]. Nguyễn Ngọc Tư
có duyên nợ với truyện ngắn, chị phô niềm đam mê ở thể loại này. Vì vậy, chị có
được thành công rực rỡ, được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt nhất, ưu ái
nhất, cùng với sức viết thần tốc cộng với thái độ nghiêm túc trong nghề nghiệp,
chị đã cho ra đời bảy tập truyện ngắn đắc địa và hai tập tạp văn. Giai đoạn này,
Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện một số cây bút nữ tiêu biểu, đặc biệt bộ ba

rất được yêu thích: Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai và Nguyễn
Ngọc Tư.
Nguyễn Ngọc Tư nổi bật lên trong năm 2005 - 2006, được xem là năm có
biến thiên, chấn động trong văn học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Truyện của
chị đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng của nhà văn Nguyên Ngọc) cho
văn xuôi đương đại. Chị dùng ngòi bút viết về những con người chân lấm tay
bùn, những mối tình buồn trong: Cuối mùa nhan sắc, Hiu hiu gió bấc, Mối tình
năm cũ, Thương quá rau răm…Thế nhưng, đến Cánh đồng bất tận, nhân vật
không còn cái vẻ hiền hiền, cam chịu mà là nhân vật nổi loạn.
Nguyễn Quang Sáng nhận xét: “Cổ có phong cách riêng. Mà phong cách
đó, bắt nguồn từ vốn sống độc đáo, do chính cổ tìm được. Tôi ngẫm ra, Tư có cái
cốt của người viết văn, nhưng lại theo cái nghề làm báo. Nghề bắt cổ phải lăn
lộn, đi nhiều, thấy nhiều. Tất cả những hiểu biết đó biến thành vốn sống, trộn với
tài năng riêng, mới cho ra tác phẩm ấn tượng. Tui đọc Tư nhiều và kỹ. Làm văn
chương mà có cá tính không phải dễ tìm. Chất Nam bộ trong văn cổ đậm đặc, từ
hình dáng thân thể con người, cách sống, tính cách cho tới ngôn từ. Thoại trong
văn Tư không hề bị lai, rặt Nam bộ mà người ta đọc vẫn hiểu và cảm thấu trọn


23

vẹn. Cái lớn nhất mà Tư làm được ở chỗ cổ có công nâng ngôn ngữ bình dân của
người miền Tây thành ngôn ngữ văn học” (Đắc Quý, phỏng vấn - Báo Sinh viên
Việt Nam - Tết Đinh hợi 2007). So với Ý Anh, Diệp Mai thì Ngọc Tư Nam bộ
hơn cả, chị viết rất tự nhiên thoải mái. Vì vậy, người đọc thích thú với những
phương ngữ. Phương ngữ đó tích tụ của một thính giác tinh nhạy, chị nghe âm
thanh trong trẻo xung quanh và chuyển âm thanh đó vào trong tác phẩm của
mình một cách tự nhiên.
Nguyễn Ngọc Tư trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng chị chinh phục được
độc giả bởi phong cách Nam bộ vừa quen mà rất lạ. Cái mới trong truyện chính

là cái cũ, cái quen thuộc, cái lạ ở tài khui mở những sinh hoạt, phong tục và
những con người sống thân thuộc bên cạnh nhà mình. Chị đưa ra một tấm gương
sáng, để chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt hàng ngày. Lạ thay, qua tấm gương
lại nhìn thấy sự cộng hưởng văn chương và cuộc đời, ở đó ta khám phá mọi ngõ
ngách tâm hồn của chính cuộc đời ta. Đặc biệt khi Cánh đồng bất tận ra đời,
ngay lập tức chị rực sáng, rộ lên mọi lời khen chê. Từ nông thôn đến thành thị, từ
trí thức đến dân cày, từ già đến trẻ… tất cả đều mua sách vì họ “bắt được sóng”
(chữ dùng của Hữu Thỉnh) từ trái tim và tài năng của chị. Chị lao tâm khổ tứ trên
con đường nhà văn, nhà báo không ngừng nghỉ. Vì vậy, tác phẩm ra đời được
các nhà chuyên môn đánh giá cao, ăn khách đối với nhà xuất bản, lọt vào tầm
ngắm các nhà đạo diễn điện ảnh. Bao nhiêu đó cũng đủ để Ngọc Tư vượt qua các
gương mặt văn học lão làng và trở thành gương mặt sáng giá và triển vọng nhất
trong đội ngũ các nhà văn đương đại (đứng sau Nguyễn Huy Thiệp).
Nguyễn Tý cho rằng: truyện ngắn Ngọc Tư thể hiện nỗi đau đời mà dẫu vô
tình hoặc cố ý khi xây dựng nhân vật, Tư tạo nên một phong cách không lẫn vào
ai. Chị trăn trở rất nhiều về con đường văn nghiệp, cái “khó nhất là vượt qua sự


24

nhàm chán lặp lại chính mình, leo qua những cái đỉnh do mình dựng nên, thoát
ra khỏi cái vòng tròn do mình vẽ. Và khó nữa là làm sao thu xếp với bản thân”
(Báo Sinh viên Việt Nam - Tết Đinh hợi 2007). Vì chị biết, con đường văn
chương “nhọc nhằn khủng khiếp, qua đoạn hoa hồng là đoạn đầy gai. Nhưng tôi
vẫn bước về phía trước, tôi tin phía ấy lại có hoa hồng”.
Nguyễn Ngọc Tư chưa đi khỏi vùng đất Nam bộ, song truyện của chị đã
vượt qua địa hạt vùng miền, đến với bạn đọc trong cả nước. Số lượng tác phẩm
chưa đồ sộ nhưng chị vừa ấn tay vào cánh cửa văn học ngay lập tức đã có tiếng
vang. Có chị, văn học Nam bộ được biết đến nhiều hơn trong cả nước. Đạt được
điều này cũng do chị biết kế thừa và cách tân trong sự thể hiện quan niệm nghệ

thuật về con người.
1.3.1.2. Sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn thể hiện một “lát cắt” của cuộc đời
con người. Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng về đời sống nhằm thể hiện tài năng
bút lực, có nhiều người cho rằng, truyện của Ngọc Tư hay trước hết do giọng văn
Nam bộ. Bản thân tôi lại không nghĩ vậy, vì truyện của các nhà văn như: Hồ
Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Diệp
Mai,…ai cũng đầy chất Nam bộ, nên về điểm này Nguyễn Ngọc Tư cũng giống
họ, cái đắc địa là chị biết tái tạo làm mới lại đề tài:
Đề tài chiến tranh là một đề tài rộng lớn trong văn học xưa nay. Chị sinh
ra sau thời chiến, nhờ có độ lùi thời gian nên con mắt nhìn về cuộc chiến và viết
về nó khác các nhà văn tiền bối. Biết rằng, đây được coi là địa hạt của Nguyễn
Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh,…họ từ cuộc chiến đi ra, chứng kiến tận mắt
những vinh quang cũng như mất mát nên viết rất thành công về đề tài này. Chiến
tranh không chỉ huỷ hoại con người về mặt thể xác mà huỷ hoại cả về mặt tinh


25

thần, thậm chí chiến tranh cắt đứt mọi ngả đường trở lại với cuộc sống bình
thường của những con người đã tham dự trực tiếp vào cuộc chiến như: Hùng
trong Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh - Bảo
Ninh,...Thông qua tác phẩm, có thể thấy sự tàn phá của chiến tranh hết sức
khủng khiếp. Những tội ác mà bọn đế quốc Pháp, Mỹ để lại trên đất nước ta thật
sự kinh hoàng, song nạn nhân chịu đau đớn trực tiếp là người Việt Nam. Để rồi,
rời cuộc chiến những vết thương hữu hình, vô hình bám lấy người dân Việt mãi
không thôi. Chính vì vậy, đọc truyện mà cứ tưởng như mình đang chứng kiến
bom rơi, đạn nổ và chết chóc do cuộc chiến gây ra.
Lĩnh hội từ thế hệ đàn anh, Ngọc Tư làm mới đề tài cũ bằng cách nhìn mới
về con người. Chị có đủ độ lùi của thời gian nên khai phá, nhìn nhận cuộc chiến

khá tinh tế và sâu sắc: “Chiến tranh, theo tôi biết, có nhiều người nhói đau khi
nhắc về nó. Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất
ở một góc lòng, có kẻ nhìn thấy, có người không…” [78;72]. Đã là người Việt
Nam thì dù sinh ra trước hay sau chiến tranh đều mang trong lòng niềm tự hào
dân tộc, nhưng đằng sau niềm vinh quang chiến thắng là gì? Ngọn đèn không tắt,
tác phẩm đầu tay này đã ghi lại dấu ấn thành công của chị. Mở đầu truyện “Kính
gửi ông Hai Tương”, thế hệ ông đã xả thân để bảo vệ Xóm Mũi, Xứ Hòn, chiến
tranh kẻ mất người còn. Trong dòng hoài niệm của Tươi, lúc ông nội còn sống,
Tươi luôn được đi cùng nội mỗi lần tỉnh mời nói chuyện khởi nghĩa. Tươi đại
diện cho thế hệ trẻ và cũng thay nội kể tiếp trang sử hào hùng ở xứ Hòn. Bên
cạnh niềm tự hào chiến thắng trộn lẫn nước mắt và máu của các bác, các chú, thế
nhưng trong trái tim chị mãi mãi Ngọn đèn không tắt. Ngọn đèn ấy thắp sáng
bằng ý chí của triệu triệu trái tim, thế hệ trẻ hôm nay được nuôi dưỡng bằng
niềm tin, nhìn vào quá khứ, sống ở hiện tại hướng đến tương lai. Luôn trân trọng


×