Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thế giới nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.76 KB, 91 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRUYỆN NGẮN BÙI HIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam bước vào thế kỉ XX đã có những sự chuyển biến
mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là từ những năm 1930-1945, nhờ
có những điều kiện văn hóa lịch sử mới, nhịp độ phát triển của nó càng khẩn
trương hơn. Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam không chỉ phát triển về đội
ngũ nhà văn, nhà thơ mà còn đạt được nhiều thành tựu văn học xuất sắc. Có
thể nói quá trình hiện đại hóa nền văn học đã đẩy văn học Việt Nam phát triển
thêm một bước với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc ở các thể loại. Văn
xuôi nghệ thuật giai đoạn này đã có bước phát triển vượt bậc so với văn học
trung đại. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn giai đoạn này, đã có những thành
tựu phong phú và vững chắc với hàng loạt phong cách độc đáo, nối tiếp nhau
đưa thể văn này đạt đến trình độ cao. Một số truyện ngắn thời kỳ này có thể
so sánh với những thành tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới. “Truyện ngắn
Việt Nam 1930-1945 thực sự đa dạng về phong cách và bút pháp. Có thể nói


trong lịch sử truyện ngắn hiện đại thế kỉ XX, chưa bao giờ có sự nở rộ phong
cách, giọng điệu như mười lăm năm đáng ghi nhớ của Văn học – đó là sự ghi
tạc của thế hệ sau tên tuổi của các nhà văn danh tiếng: Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân …” { 61,
tr.182}. Thế nhưng không phải nhà văn nào mà sự nghiệp sáng tác của họ
cũng được độc giả biết đến một cách đầy đủ, có hệ thống. Đó là trường hợp
của nhà văn Bùi Hiển. Mọi người biết đến tên tuổi của ông với tập truyện
ngắn Năm vạ (1941), còn những tập truyện ngắn sau này thì ít người biết đến
hoặc có chăng là một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học bàn chung về các
truyện ngắn mà họ cho là tâm đắc.
Bùi Hiển (1919-2009) là nhà văn vốn được đặt trong nhóm các nhà văn
viết truyện phong tục sinh hoạt trước Cách mạng tháng Tám ( Tô Hoài, Kim


3

Lân, Bùi Hiển …). Với cách viết nhẹ nhàng, dí dỏm, pha chút trữ tình, Bùi
Hiển đã đem đến cho người đọc những trang văn về cuộc sống quê hương
mình, làm sốnglại những phong tục của người dân quê với con mắt quan sát
sắc sảo, hóm hỉnh. Bên cạnh mảng truyện ngắn về phong tục, Bùi Hiển còn
viết nhiều truyện ngắn về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân
tộc. Những ngày Cách mạng tháng Tám, Bùi Hiển tham gia tổng khởi nghĩa ở
Vinh rồi sau đó làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc đồng thời là Trưởng ty
Thông tin tuyên truyền Nghệ An . Từ giữa năm 1949 đến 1950, nhà văn đi
vào công tác ở vùng địch hậu Bình Trị Thiên. Cuối năm 1950, Bùi Hiển được
bổ sung vào thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Cũng vào dịp này, nhà
văn Bùi Hiển được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngay tại chiến
khu Thừa Thiên. Chính từ hình ảnh của những người phụ nữ kháng chiến
thông qua sự tiếp xúc gặp gỡ nhiều cán bộ kháng chiến Thừa Thiên, mà Bùi
Hiển đã có những truyện ngắn hay. Truyện ngắn Gặp gỡ (1954) là một trong

những truyện ngắn như thế. Tập truyện ngắn Ánh mắt được viết trong 10 năm
(1951-1961) bằng tất cả vốn sống phong phú, tình cảm đậm đà và những kỉ
niệm sâu lắng của nhà văn về chiến trường Bình Trị Thiên ( chủ yếu là Thừa
Thiên ).
Tập truyện và kí Trong gió cát (1965) đánh dấu mới, khiêm tốn nhưng
đầy nhiệt tình của Bùi Hiển vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc trong bước đi ban đầu những năm 60.
Nhà văn có mặt ở vùng tuyến lửa ngay từ những ngày đầu giắc Mỹ điên
cuồng bắn phá miền Bắc. Chính những năm tháng sống, gắn bó ở các vùng
đất: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh …, Bùi Hiển đã có dịp quan
sát, ghi chép, tái hiện biểu dương những tấm gương chiến đấu anh hùng của
quân và dân ta. Và tác giả đã cho ra đời các tập truyện Những tiếng hát hậu
phương (1970), Hoa và thép (1972), Giản dị (1975) …


4

Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đánh giá rất cao sở trường
truyện ngắn của Bùi Hiển, cũng như sự đóng góp to lớn của ông vào sự
nghiệp văn học nước nhà. Họ cho rắng: “Bùi Hiển chuyên viết truyện ngắn …
Nhắc đến sự phát triển của thể truyện ngắn hiện đại Việt Nam, người ta nhớ
ngay đến ông”( 37, tr.13-14).
Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển từ trước Cách mạng tháng
Tám, chúng ta nhận thấy ông là một cây bút truyện ngắn có nhiều kinh
nghiệm. Nói về số lượng tác phẩm, kể cả các tập truyện ngắn dành cho thiếu
nhi nhà văn Bùi Hiển đã để lại khoảng 16 tập truyện ngắn. Có được thành tựu
đó, chúng ta có thể khẳng định Bùi Hiển không chỉ “nhờ tư tưởng thái độ
sống và có phần nhờ nghệ thuật viết của anh”. Riêng Hoàng Minh Châu
khẳng định: “Anh là một trong những bậc thầy viết truyện” ( 4,tr.13).
Lòng say mê công việc và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã

giúp Bùi Hiển ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp sáng tác văn học.
Dù được đánh giá, phê bình như thế nào Bùi Hiển trước sau vẫn là một nhà
văn khiêm tốn, luôn học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho nghề. Mỗi truyện
cho xuất bản in thành sách đều đã được đăng báo và được đánh giá cao,
nhưng đối với nhà văn thì chúng chỉ ở trên “mức trung bình”. Thật đúng như
lời nhận định của Chu Nga: “ … Bùi Hiển là một nhà văn viết truyện ngắn có
nhiều kinh nghiệm. Anh thận trọng và có tinh thần trách nhiệm. Ít khi anh viết
nhanh, viết vội, lấy tay nghề thay cho chất sống …”. Và Bùi Hiển từng nói:
“Tôi không dám hạ bút viết một cái gì, nếu tôi chưa biết và hiểu kĩ lưỡng”
(49,tr.391).
Khi đánh giá sự đóng góp về mặt văn học của nhà văn Bùi Hiển cho
nền văn xuôi Việt Nam, Quang Tuấn đã viết bằng những lời văn thán phục,
trân trọng: “ Hơn 60 năm cầm bút với khoảng 40 đầu sách và đều có thành
công nhất định ở các thể loại bút ký, truyện thiếu nhi, sách dịch, tiểu luận văn


5

học, song nói cho đến cùng truyện ngắn mới là cái “nghiệp” thất sự của ông
“[49, tr.14].
Kết thúc cuộc họp trao đổi về truyện ngắn chống Mỹ, nhà văn Vũ Tú
Nam đã phát biểu: “ Nhà văn Bùi Hiển là một trong những nhà văn viết
truyện ngắn tốt nhất của chúng ta hiện nay,. Nhưng đối với Bùi Hiển nói riêng
và những người viết văn chúng ta nói chung, bạn đọc còn muốn đòi hỏi cao
hơn nữa…” [64,tr.14].
Điều trên đây cho thấy việc nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của nhà văn
Bùi Hiển là một một điều cần được chú trọng đúng mực. Chọn đề tài tìm hiểu
Thế giới nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển, mà đa số trong đó là những người
dân “bám” biển trời của Tổ quốc, chúng tôi nhận thấy đó là một việc làm cần
thiết và có ích.

2. Mục đích nghiên cứu
Truyện ngắn Bùi Hiển được các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu
đánh giá từ hơn nửa thế kỷ qua. Phần lớn truyện ngắn của ông được nghiên
cứu, đánh giá khái quát ở nhiều góc độ: thời dại, nội dung tư tưởng, phong
cách nghệ thuật. Trong đó, chúng ta phải nhắc các nhà nghiên cứu, các nhà
văn tên tuổi như: Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức … đã có
những đóng góp đáng kể trong việc khẳng định tên tuổi và sự nghiệp truyện
ngắn của Bùi Hiển.
Nhìn chung việc khảo sát truyện ngắn Bùi Hiển chưa phải là nhiều.
Tính đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về đặc điểm
truyện ngắn Bùi Hiển. Do đó, vấn đề này cần sự tìm tòi, khám phá kỹ hơn.
Chúng tôi nghĩ rằng, những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê
bình về truyện ngắn Bùi Hiển là cơ sở để chúng tôi vận dụng khảo sát có hệ
thống về truyện ngắn Bùi Hiển. Mục đích của việc tìm hiểu, khảo sát này làm
nổi bật Thế giới nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển.


6

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của Bùi hiển thể hiện trong
tác phẩm, bởi điều này chi phối việc lựa chọn nhân vật, cách thể hiện nhân vật
của tác giả.
Phân tích thế giới nhân vật, đặc biệt tập trung làm rõ các kiểu nhân vật,
chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bùi Hiển.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu nhân vật, và nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong truyện ngắn Bùi Hiển
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Bùi Hiển viết văn rất sớm và những tác phẩm của ông đã được in trước
Cách mạng tháng Tám trên các báo chí Hà Nội như: Ngày nay, Hà Nội tân
văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc Chủ nhật, Thanh Nghị, Bạn đường. Ở thể
loại truyện ngắn, ông đã có những tập truyện viết trước và sau Cách mạng
tháng Tám.
Năm 1941, tập truyện ngắn Nằm vạ của Bùi Hiển được Nhà xuất bản
Đời nay, HN ấn hành gồm 8 truyện. Xuất bản lần thứ 2 (1957), Nxb Hội nhà
văn, HN bỏ bớt ba truyện: Thế sự thăng trầm, Nắng mới, Phán và giáo
thêmmột số truyện: Làm cha, Ác cảm, Cái đồng hồ, Nhà xác. Xuất bản lần
thứ 3 (1984), Nxb Văn học, HN gồm 17 truyện. Ngoài các truyện đã in trong
lần tái bản (1957), lấy lại truyện Nắng mới ( bản in đầu) và thêm các truyện:
Chiều sương, Về làng, nỗi oan của bác đồ gàn, Một trận bão cuối năm, Người
chồng, Những nỗi lòng. Vào năm 1969, một nhà sách tư nhân đã in lại Nằm
vạ đúng như bản in (1941) của Nxb Đời nay. Năm 1990, Nxb Đồng Nai in lại


7

lấy tên sách là Kẻ hô hoán, tác giả có thêm bớt một số truyện ngắn, cộng lại là
20 truyện ngắn.
Năm 1999, tập truyện ngắn Nằm vạ, do Nxb Văn nghệ Tp.HCM tái bản
gồm 8 truyện: Nằm vạ, Phán và Giáo, Hai anh học trò có vợ, Nắng mới,
Thằng xin, Một người thanh niên, Thế sự thăng trầm, Ma đậu. Như vậy, tập
truyện Nằm vạ của Bùi Hiển đã được bạn đọc hoan nghênh, nhưng qua đó
chúng ta cũng nhận thấy: chưa có sự thống nhất về số lượng tác phẩm trong
tập truyện. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người viết luận văn. Hơn nữa,
các tập truyện ngắn khác của Bùi Hiển được viết rải rác vào các thời kỳ,
nhưng việc lưu trữ, bảo quản chưa tốt ( bản thân nhà văn không còn lưu giữ
đủ ). Các nhà xuất bản chưa tái bản lại, hoặc có tái bản thì các truyện lại được
lựa chọn sắp xếp theo chủ ý riêng. Vì thế, chúng tôi không thể tìm đầy đủ tất

cả các truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Bùi Hiển. Vì những nguyên
nhân trên, nên khi viết luận văn chúng tôi chúng tôi chủ yếu dựa vào số lượng
truyện ngắn đã được tuyển chọn trong Tuyển tập Bùi Hiển I (1987) và Tuyển
tập Bùi Hiển II (1997).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm lịch sử của
chủ nghĩa Mác nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử và
hoàn cảnh xã hội, đồng thời cũng nghiên cứu tác phẩm văn học (truyện ngắn
Bùi Hiển) như một cấu trúc văn bản toàn vẹn, một chỉnh thể nghệ thuật thống
nhất giữa nội dung và hình thức.
Trước hết, chúng tôi vận dụng những thành tựu của khoa học, lí luận
văn học, thi pháp học, phong cách học… Chúng tôi còn sử dụng phối hợp các
phương pháp cụ thể và chủ yếu như:


8

5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Khảo sát từng tác phẩm, khảo sát các yếu tố chính để nêu bật nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển. Từ đó chúng tôi rút ra
những nhận xét chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của nhà
văn Bùi Hiển.
5.2. Phương pháp hệ thống
Từ việc phân tích những giá trị nội dung tư tưởng và những thủ pháp
nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng trong mỗi tác phẩm để sau đó với cái nhìn
hệ thống tổng hợp lại thành những nét đặc trưng nội dung, nghệ thuật xuyên
suốt trong cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển.
5.3. Phương pháp thống kê
Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại một số yếu tố về nội dung và
hình thức tác phẩm, xác định tần số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát

tổng hợp, hệ thống hóa và chỉ ra những đặc điểm riêng, ổn định ở nhà văn.
5.4. Phương pháp so sánh
Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Bùi Hiển cũng như sự
đóng góp của Bùi Hiển trong nền văn học hiện đại Việt Nam, trong quá trình
phân tích người viết có so sánh, đối chiếu với một số cây bút truyện ngắn
như: Tô Hoài, Kim Lân, Nam Cao, Thạch Lam … về từng vấn đề có liên quan
để thấy được những nét tương đồng và dị biết giữa các nhà văn này.
6. Đóng góp luận văn
Luận văn tập trung vào tìm hiểu Thế giới nhân vật truyện ngắn Bùi
Hiển, thấy được nét đặc trưng của nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển, những yếu
tố làm nên đặc điểm phong cách của Bùi Hiển, cũng như sự thống nhất cao độ
giữa bút pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm của
nhà văn.


9

Đặc biệt, xét từ góc độ thi pháp, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn đặc điểm
truyện ngắn Bùi Hiển. Với luận văn này, chúng tôi sẽ góp một tiếng nói
khẳng định những đóng góp của Bùi Hiển về thể loại truyện ngắn trong nền
văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói
chung.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Nhân vật văn học và nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển.
Chương 2: Kiểu nhân vật trong truyện ngắn Bùi Hiển.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bùi
Hiển.



10

Chương 1
NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT TRUYỆN NGẮN BÙI HIỂN
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học rất đa dạng, có thể là con người nhưng cũng có thể là
những sự vật, loài vật mang bóng dáng, tính cách con người. Nhân vật văn
học là đối tượng cụ thể được tác giả miêu tả trong tác phẩm văn học nhằm
phản ánh hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ngôn từ. Theo quan niệm của
Trần thuật học, nhân vật là “một hiện tượng phức tạp, nhiều thành phần, nằm
ở chỗ giao nhau của những bình diện khác nhau của các chỉnh thể giao tiếp là
tác phẩm nghệ thuật” [12, tr.235]. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là những
tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tiểu thuyết, nhân vật giữ vị trí và vai trò
quan trọng, bên cạnh cốt truyện và chủ đề, trong việc thể hiện tư tưởng nghệ
thuật của tác giả. Trong văn học dân gian và văn học cổ điển, cốt truyện
thường giữ vai trò chủ đạo nhưng trong văn học hiện đại, với xu hướng sáng
tác truyện không có chuyện thì vai trò đó là của nhân vật.
Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ
hứng thú với con người. Đọc tác phẩm văn học, ta sẽ gặp những con người
trần thuật, miêu tả cụ thể. Đó chính là những nhân vật văn học. Hình tượng
nghệ thuật về con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân
vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường
được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật văn học có thể
có tên riêng hoặc không có tên riêng như nhân vật người đàn bà hàng chài hay
gã đàn ông trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn
Minh Châu.
Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật đầy tính ước lệ,
không thể đồng nhất nó hoàn toàn với con người thật trong cuộc sống. nó thực



11

chất là những hình tượng khái quát nhất về bản thân con người được tái hiện
trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy cho
nên sáng tác văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật chính là người dẫn
dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử
nhất định. Theo Phêđin, nhân vật là một công cụ , nhà văn sáng tạo ra nhân
vật để trình bày quan điểm của mình về một cá nhân, một người hay một hiện
trạng nào đó trong xã hội. Còn B.Brecht lại cho rằng các nhân vật của tác
phẩm nghệ thuật không giản đơn là những bản dập của những con người
sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của
tác giả.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật là phương tiện tất yếu quan trọng để
thể hiện tư tưởng (đặc biệt là tác phẩm tự sự và kịch). Nhân vật là phương
diện có tính thứ nhất trong hình thức của các tác phẩm văn học, có vai trò
quyết định phần lớn đối với cốt truyện, chi tiết, sự lựa chọn phương tiện ngôn
ngữ biểu đạt và thậm chí có thể cả kết cấu của tác phẩm.
Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, nhân vật văn học
là hiện tượng hết sức đa dạng, là yếu tố phong phú, biến hóa vô cùng vô tận.
Khả năng sáng tạo nhân vật rất dồi dào, đòi hỏi nhiều công phu của người
viết. Tên tuổi của nhà văn gắn với tác phẩm chủ yếu là thông qua nhân vật.
Sức sống của nhân vật, giá trị điển hình của nhân vật thể hiện rõ tài năng sáng
tạo nghệ thuật và bản lĩnh người nghệ sĩ. Theo Bùi Hiển “Những nhân vật
thành công thường là kết quả một sự hiểu biết sâu sắc về con người, một sự
phát hiện độc đáo những vấn đề quan trọng, mới mẻ của cuộc sống, của thời
đại” [19, Tr.122].
Những nhân vật thành công của các nhà văn lớn thường là những sáng
tạo độc đáo không lặp lại. Tuy nhiên xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức



12

năng, nhân vật có thể chia thành nhiều loại. Lý luận văn học căn cứ vào một
số tiêu chí nhất định để phân loại các kiểu nhân vật văn học như sau:
Căn cứ vào phương pháp sáng tác có nhân vật cổ điển, nhân vật lãng
mạn và nhân vật hiện thực.
Căn cứ vào chức năng nghệ thuật có loại nhân vật chính, nhân vật phụ,
nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Căn cứ vào thể loại văn học có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân
vật kịch.
Căn cứ vào cấu trúc hình tượng, nhân vật chia thành kiểu nhân vật
chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách.
Căn cứ vào thành phần xã hội có các loại nhân vật như: người nông
dân, người công dân, chiến sĩ, phụ nữ, trẻ em, người làm thuê, lưu manh,
giang hồ hảo hán, thương nhân, thầy tu …
Theo các nhà nghiên cứu, mỗi tác giả thường có một hoặc một số kiểu
loại hình nhân vật nổi bật trong sáng của mình.
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại hình tính cách xã
hội. Với chức năng này, nhân vật thể hiện được ưu thế của các loại tác phẩm
văn học trong việc phản ánh bản chất của đời sống xã hội qua một hiện tượng
xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng
mang tính lịch sử. Tìm hiểu các nhân vật được xây dựng thành công trong văn
học ta có thể nhận thấy những con người đó giống như vừa từ cuộc đời bước
vào trang văn, ở họ toát lên đặc điểm riêng của mỗi thời đại lịch sử.
Nhân vật văn học có chức năng tương tự chức năng của một chiếc chìa
khóa, giúp nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những
đề tài, chủ đề mới mẻ Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật
văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trườn khác nhau của đời sống



13

Nhân vật giúp người viết nhận ra bản chất của đời sống và giúp người đọc
hiểu những quy luật chi phối những diễn biến của lịch sử xã hội.
Thông qua những nhân vật cụ thể, thái độ, quan điểm đánh giá của nhà
văn về các loại tính cách, về các vấn đề xã hội được bộc lộ rõ hơn và tập trung
hon. Nhân vật là sự khái quát các loại tính cách xã hội, như đã trình bày, song
cho dù là những nhân vật lấy nguyên mẫu từ con người thực ngoài đời thì
phần chủ quan của người viết khi xây dựng nhân vật là yếu tố quan trọng. Khi
phân tích một nhân vật văn học, chúng ta cần phải nhận ra rằng nhân vật là
sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là đứa con tinh thần của người viết. Những
suy nghĩ, hành động, diễn biến cuộc đời của nhân vật thường nhằm hướng tới
những chủ đích nghệ thuật cũng như tư tưởng riêng của tác giả.
Chính vì vậy, khi phân tích nhân vật văn học, ta không thể phán xét, áp
đặt, phê phán một cách chủ quan theo những tiêu chuẩn đời thực. Cần nhận
thức rõ rằng nhà văn khi sáng tạo nhân vật là nhằm thể hiện một tư tưởng,
quan niệm về con người và cuộc đời.
Nhân vật văn học là trung tâm tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện
trong tác phẩm và cốt truyện. Chức năng này theo các nhà nghiên cứu, cốt
truyện và nhân vật luôn gắn bó với nhau. Cốt truyện là cái sườn sự kiện trong
đó diễn ra hoạt động và quan hệ của các nhân vật. Nhờ nhân vật mà “kết cấu
nhiều tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm
năng biểu đạt của các phương từ được phát lộ…
Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác
phẩm văn học, ta cần chú ý tìm hiểu hết nội dung phản ánh đời sống xã hội và
nội dung tư tưởng mà tác giả thể hiện trong nhân vật. Nhà văn Tô Hoài đã
khẳng định vị trí trung tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học là nơi duy
nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Đây cũng là ý

kiến nhất trí của nhiều người viết trong nước và trên thế giới.Trong thực tiễn


14

sáng tác văn học, những nhân vật thành công thường là kết quả một sự hiểu
biết sâu sắc về con người, một sự phát hiện độc đáo những vấn đề chính yếu,
mới mẻ của cuộc sống.
1.2. Nhân vật truyện ngắn Bùi Hiển
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người, thi pháp học hiện đại cho rằng là
sự lý giả, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người dã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn
học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật. “Văn
học là nhân học” (M.Gorki). Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh,
nghiên cứu chủ yếu. Mục tiêu của văn học là khám phá thể hiện con người
với thế giới bên trong của nó. Lịch sử văn học là lịch sử khám phá tâm hồn
con người và sự khám phá ấy là không có giới hạn.
Trong từ điển thuật ngữ Văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Tràn Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi, cho rằng để tái hiện cuộc sống con người, nhà văn phải
hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, hiểu cách họ
sống, hành động, suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc
đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo nên mô hình nghệ thuật về thế giới và
con người mà từ đó tác giả khắc họa hình tượng của những con người và số
phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng
kết cấu tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong
cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả
năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó.
Nhân vật là kết tinh nghệ thuật của nhà văn. Là đối tượng để phản ánh
đời sống. Do đó, để hiểu nhận vật phải tìm hiểu cha đẻ tinh thần của nó. Nhà

văn sáng tạo ra nhân vật là để khái quát quy luật về đời sống con người và bộc
lộ quan niệm của mình về những con người xã hội. Cho nên việc quan trọng


15

khi tìm hiểu nhà văn để phân tích nhân vật chính là tìm hiểu quan niệm nghệ
thuật của nhà văn đó về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người của
nhà văn là nhân tố quy định trực tiếp tới nhân vật. Hiểu được quan niệm nghệ
thuật về con người của một tác giả, người nghiên cứu phê bình văn học sẽ có
cơ sở để tìm hiểu một thành phần cơ bản trong nội dung hình tượng, lý giải
được bản chất của nhân vật.
Trong sáng tác của Nam Cao có những nhân vật có ngoại hình xấu, thô
kệch, có lẽ bởi quan niệm của nhà văn muốn thể hiện những gì tất nhiên, bản
thể, bộ mặt thật trần trụi của hiện thực cuộc sống. Sáng tác của Nguyễn Tuân
thường hướng tới xây dựng những nhân vật tài hoa như Huấn Cao (Chữ người
tử tù), con người có gốc rễ văn hóa như cụ Sáu (Những chiếc ấm đất), cụ Ấm
(chén trà trong sương sớm) là do quan niệm tôn thờ “cái đẹp” của nhà văn tài
hoa họ Nguyễn. Vẻ đẹp của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân là vẻ
đẹp kết tinh truyền thống văn hóa được dồn tụ vào những nhân vật nho sĩ ưu
thời mẫn thế, tinh tế trong ứng xử và lịch lãm trong cách sống.
Quan niệm nghệ thuật về con người chính là hạt nhân của tư duy nghệ
thuật, thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của một tác phẩm, một
tác giả, một trào lưu hay một thời đại văn học: Quan niệm nghệ thuật về thế
giới và con người không chỉ là cơ sở để tìm hiểu nội dung tác phẩm hay bản
chất của một kiểu nhân vật mà còn là căn cứ để nghiên cứu sự phát triển, tiến
hóa của văn học.
Lịch sử văn học, nhìn theo một góc độ nào đó là lịch sử của những
quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người. Trong quá khứ, sáng tác của
những tác giả lớn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm …đã

góp phần đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong giai đoạn trước
đó. Các nhân vật Thúy Kiều, người chinh phụ, người phụ nữa “cố đấm ăn xôi,


16

xôi lại hẩm” (thơ Hồ Xuân Hương) thể hiện về con người tự nhiên, khao khát
hạnh phúc đời thường.
Đối với mỗi nhà văn, sự biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con
người sẽ ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác về phong cách sáng tác của họ, đặc
biệt là thể hiện rất rõ trong các kiểu nhân vật mà họ miêu tả. Điều này được
bộc lộ ở một số tác giả của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới như Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tô Hoài, Bùi Hiển …
Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học nói
chung, của nhà văn nói riêng, nguyên nhân là do tác động của các yếu tố như
thời đại, đặc tính của nền văn học đương thời và cá tính sáng tạo của nhà văn.
Truyện ngắn của Bùi Hiển khám phá những nét rất bình thường của
cuộc sống (ở xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Đó là cuộc
sống làng chài ven biển Nghệ An, là cuộc kháng chiến vùng “Bình – Trị Thiên khói lửa” khi mặt trận vỡ, đó là cuộc sống sản xuất và chiến đấu ở miền
Bắc trong những năm hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như những
năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Những năm đất nước hòa bình,
ông lại tiếp tục chiêm nghiệm, suy ngẫm để khẳng định những cái tốt, phê
phán, chỉ trích những cái xấu tồn tại trong mỗi con người và trong xã hội. Bùi
Hiển không đi vào những cái lớn lao, cái to tát mà ông đi vào cái nho nhỏ của
cuộc đời, những con người đời thường bình dị để tìm cái lớn từ những điều
nhỏ ấy.
Thông qua những đề tài đã chọn, nhà văn Bùi Hiển đã cố gắng thể hiện
những quan niệm nghệ thuật về con người mà ông tâm đắc. Dù truyện ngắn
của ông được viết trước hay sau Cách mạng tháng Tám, đều hướng đến việc
xây dựng cuộc sống và vấn đề nhân cách của con người. Mỗi con người sẽ

thích nghi dần với môi trường sống và bản chất của con người luôn bộc lộ
trong từng sự việc, lời nói, hành động thường ngày.


17

Mỗi truyện của ông đều thể hiện một khía cạnh đáng quan tâm trong
cuộc sống. Các vấn đề ấy thật ra rất nhỏ bé, hiện hữu xung quanh cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày của những người dân nơi quê hương ông và cả những
điều ông đi để mà quan sát và phát hiện được khắp mọi nơi. Song đối với độc
giả, Bùi Hiển đã để lại những quan niệm nghệ thuật, những giá trị đặc sắc
mang đậm dấu ấn của riêng ông
1.2.2. Hiện thực quê hương vùng biển và con người trong truyện ngắn Bùi
Hiển
Mỗi nhà văn thường có một vùng quê riêng để gửi gắm, kí thác, thể
hiện. Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã viết về cái làng Nghĩa Đô thật
sống động: Nam cao cũng có nhiều truyện ngắn hiện thực viết về làng Vũ
Đại. Bùi Hiển đã tìm cảm hứng cho sáng tác của mình từ chính mảnh đất quê
hương ông. Vùng biển xứ Nghệ là nơi Bùi Hiển đã từng sống gắn bó như là
máu thịt trong suốt thời tuổi trẻ. Chính mảnh đất ấy đã đem lại cho nhà văn
nhiều nhân vật truyện ngắn sinh động và có những nét rất riêng. Có thể nói:
“Ông là một nhà văn của người dân chài ở vùng biển khắc nghiệt này”[42,
tr.13-14].
Thành công của tập truyện Nằm vạ phần lớn là do nhà văn chọn được
đề tài phù hợp. Nhà văn Bùi Hiển hiểu rất rõ vai trò quan trọng của việc khai
thác đề tài. Ông đã từng nói: “Từ chỗ chứng kiến một sự việc trong thực tế
đến chỗ nảy ra một đề tài có thể nhanh, có thể chậm, nhưng bao giờ công việc
xây dựng đề tài cũng là kết quả của một quá trình suy nghĩ cảm xúc”[24,
tr.28].
Lần theo những năm tháng mà nhà văn Bùi Hiển cho ra tập truyện Nằm

vạ, chúng ta càng hiểu hơn tấm lòng của nhà văn dành cho quê hương Nghệ
An. Thời gian làm công chức ở Vinh, Bùi Hiển thỉnh thoảng có dịp về thăm
quê Phú Nghĩa Hạ - một làng chài có phong cảnh nên thơ. Bùi Hiển đã cắm


18

trại và lặng lẽ ngồi tập dượt viết truyện ngắn. Những truyện ngắn đầu tiên
gồm hai đề tài đời sống dân chài và đời sống viên chức cùng dân nghèo thành
thị. Sáng tác đầu tay của Bùi Hiển được bạn bè đồng nghiệp nồng nhiệt tiếp
nhận. Và Bùi Hiển vui sướng thổ lộ: “Truyện đầu tiên (Nằm vạ) được đăng
báo Ngày Nay tháng 9-1940. Tôi tập hợp một số truyện, tháng 12-1940 ra Hà
Nội gặp nhà văn Khái Hưng, ông vui vẻ nhận bản thảo và bảy tháng sau thì
cuốn Nằm vạ ra đời [49, tr. 261].
Nhưng có lẽ những truyện ngắn thuộc mảng đề tài đời sống người dân
chài thì nhà văn Bùi Hiển mới có những nét khám phá mới, lạ. Bởi lần đầu
tiên người đọc mới hiểu rõ về mảnh đất Nghệ An, về đặc điểm của người
nông dân và ngư dân xứ Nghệ. Và nhà văn đã tâm sự với nhà văn Hà Minh
Đức như sau: “Đối với tôi, Nghệ An là quê hương thân thiết và tôi đã sống
hơn nửa đời người ở đó … Tôi ở miền biển, nhưng cũng sống và hiểu hết về
nhiều miền quê khác ở Nghệ An …Người nông dân xứ Nghệ rất tốt … Chất
người cũng bộc trực và bộc tà bộc tuệch … Đất Nghệ An nghèo, người nông
dân trước đây làm ăn không giỏi, ít sáng kiến trong công việc” [14, tr.140141]. Ông đã từng được sống trong cái không khí sôi động tấp nập của người
làng chài. Nhưng có khi cũng tại đây Bùi Hiển lại phải chứng kiến những
cảnh tượng thương tâm gây ám ảnh khôn nguôi nơi tâm trí. Và rồi những cảnh
tang thương lại cứ lởn vởn trong tâm hồn, chúng hiện rõ mồn một không thể
nào xóa nhòa được. Cứ như thế Bùi Hiển quan sát, ghi chép, rồi buồn lo cho
số phận cuộc đời của họ. Suốt cuộc đời này nhất là là kẻ từ khi ý thức được
trách nhiệm của người cầm bút, Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Dù sống hay chết
tôi cũng không thoát khỏi sự cảm thông chan hòa ấy. Hình như nó chính là

điều mà tôi đã tiếp nhận được Maupassant, Daudet, Nguyễn Công Hoan … từ
chủ đề thân phận con người nhỏ bé. Những trang viết của tôi bao giờ cũng
gắng giữ lại cái tình người ấm áp ấy. Nó là cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và


19

tình yêu cộng lại. Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển
với nhau”[14, tr.224].
Truyện ngắn của Bùi Hiển viết trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu
hướng về phản ánh những sinh hoạt hàng ngày của những người dân nơi quê
hương ông. Quê hương của Bùi Hiển – một vùng biển miền Trung với những
điều kiện sinh sống, phong tục tập quán riêng không trộn lẫn với các vùng quê
khác. Chính vì thế nên khi viết đời sống người dân quê hương nhưng những
trang viết của Bùi Hiển khác với những trang truyện ngắn Nam Cao, Tô Hoài,
Kim Lân … Và có nét nào đó trong thơ Tế Hanh.
“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao quanh cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Dân chài lưới làn da nâu rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm …”
( Quê Hương )
Quê hương Bùi Hiển, một làng chài ven biển – xã Quỳnh Tiến, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Một huyện nằm ở địa đầu phía bắc của tỉnh Nghệ
An. Huyện Quỳnh Lưu là huyện có đời sống văn hóa cao, có ba thế mạnh:
rừng, biển và đồng bằng và nằm trên trục quốc lộ từ Bắc vào Nam. Xã Quỳnh
Tiến của Bùi Hiển, trước Cách mạng tháng Tám (khi Bùi Hiển viết “Nằm
vạ”) có tên là Mành Sơn. Dân cư Mành Sơn phần lớn sống trong cảnh “bán
nông bán thương” (một nửa làm ruộng, một nửa buôn bán bằng thuyền được

gọi là đi trẩy), còn một ít dân đi đánh cá ở cửa sông Lạch Quyên.
Khi viết về quê hương, nhà văn Bùi Hiển không đi sâu vào miêu tả
cuộc sống nghèo khó và đặc điểm tính cách “ăn sóng nói gió” của những
người dân biển mà lại thiên về phong tục, tập quán.


20

Nhà văn Bùi Hiển không hè thi vị hóa cuộc sống, cũng không khắc sâu
cái nghèo khó, cơ cực của người dân nơi quê ông, mà chủ yếu nhà văn muốn
tái hiện cuộc sống sinh hoạt, cũng như cái không khí vui tươi, lạc quan của
họ. Những người dân chài sống quây quần bên nhau, sẵn sàng chia sẻ vui,
buồn trong cuộc sống hàng ngày. Nhà văn hiểu rất rõ cái tốt, cái hay cũng có
cái xấu, cái dở trong lối sống của người dân quê ông. Có những phong tục lạc
hậu, lỗi thời vẫn được người dân duy trì và gìn giữ. Bởi nó là sản phẩm của
nếp sống, lối suy nghĩ đơn giản, ngây ngô của người dân quê. Từ việc nằm vạ,
cách ăn nói chân chất, cách ứng xử thiên về bản năng cho đến những cách
chữa bệnh kỳ quặc, tin vào những điều huyền bí vẫn hiện diện trong tâm hồn
của họ. Đứng ở vị trí nhà văn, Bùi Hiển không hề có ý phê phán, lên án mà
ông chỉ nhìn ở góc độ cảm thông là trên hết. Chính vì thế, truyện ngắn của
Bùi Hiển là những trang viết chân thật về tâm hồn của người dân quê ông
“Tôi chỉ đơn thuần muốn phản ánh con người quê tôi đúng như họ có” [9,
tr.227]. Đặc biệt khi nói về những tật xấu của người ngư dân, Bùi Hiển không
hề có ý định bôi nhọ họ mà chỉ bộc lộ một niềm cảm thông vô hạn. Ông đã
nói rất chân thành về những điều mà mình đã thể hiện trong tác phẩm: “…
Người lao có mặt tốt, mặt xấu; và cái xấu trở thành thói quen và cũng có
nhiều cái tốt trở thành thói quen và cũng có nhiều cái tốt trở thành nếp sống.
Và khi miêu tả những người lao động nghèo khổ tôi chú ý đến mặt bản năng
của họ. Cuộc sống càng phóng khoáng thì phần bản năng cũng có nhiều nét
khỏe khoắn” [9, tr.143].

Một trong những phong tục mà người dân quê miền Trung thường nói
đến là tục nằm vạ. Vợ giận chồng, con dâu hờn dỗi mẹ chồng cũng sinh ra
nằm vạ. Nó khác việc nằm vạ của người dân miền Bắc. Người dân miền Bắc
nằm vạ khi muốn đòi một thỏa thuận vật chất nào đó.


21

Ở truyện Nằm vạ, chị Đỏ hờn dỗi chồng rồi lăn ra nằm vạ. Việc này
hoàn toàn khác với việc nằm vạ của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chi
Phèo – Nam Cao. Chí Phèo đã từng chửi nhau với Lý Cường, rạch mặt nằm
vạ tại nhà Bá Kiến chỉ vì muốn xin tiền uống rượu. Khi Bá Kiến cho tiền rồi
Chí liền thôi trò nằm vạ. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi người
nhà chị Đỏ phải mời làng phân xử. Nhưng cuối cùng chị Đỏ đã bật cười khi
thấy vẻ lóng ngóng của chồng rong lúc rót nước mời thầy lý. Buổi xử kiện đã
kết thúc một cách bất ngờ và trò nằm vạ của chị Đỏ đã chấm dứt.
Đến với truyện ngắn Bùi Hiển, lần đầu tiên người đọc được biết đến
hình ảnh con người vùng biển xứ Nghệ. Theo Bùi Hiển thì “ người dân vùng
biển có nhiều nét kỳ lạ lắm…”. Không chỉ cách làm ăn, suy nghĩ và ngay cả
đời sống tâm linh của họ cũng vậy. Bùi Hiển cố gắng tái tạo lại những con
người những con người có thân hình khỏe khoắn, rắn chắc, từng trải, sống hòa
thiện với thiên nhiên, con người. Trong hồi ký văn học, Bùi Hiển đã viết: “…
do sống kề cạnh những người dân chài, tôi nhận thấy tâm sinh lý họ phần nào
khác với những người đồng ruộng. Nói chung họ khỏe mạnh, vạm vỡ, nói rất
to (ăn sóng nói gió) cười rất lớn, cuộc đời vật lộn với sóng gió bão táp tạo cho
họ được ý chí kiên cường, khung cảnh sống giữa biển khơi khoáng đạt hình
như cũng tạo cho họ tính phóng khoáng vô tư, lạc quan yêu đời (theo cái kiểu
giản đơn thô lậu của họ)”[ 9, tr.147-148]. Chính vốn hiểu biết sâu sắc đó đã
giúp Bùi Hiển thể hiện thành công về khía cạnh tâm hồn của họ.
Người dân chài rất coi trọng đời sống tâm linh. Họ cho rằng oan hồn

những người dân chài đã khuất vẫn luôn vương vấn, ẩn hiện trên cõi dương
gian. Những người dân chài thường gặp những oan hồn ấy ở biển khơi. Do
đó, họ quan niệm có một nơi giành cho những người đã mất – cõi âm. Nơi đó,
những con người kia tồn tại dưới dạng “phi hình thể” hay người ta thường gọi
là “ma”. Có điều những “con ma” ấy trong truyện ngắn Bùi Hiển thật hiền


22

lành, cũng biết trò chuyện, biết cô đơn, rất thèm hơi ấm người thân. Thỉnh
thoảng, các chú chàng nổi lên trên mặt nước đùa nghịch tí chút với người
dương, lôi kéo bạn đồng hành vào chốn hiểm nguy. Truyện ngắn Bùi Hiển
cũng khám phá mối quan hệ tình cảm lạ lẫm đó.
Người đi biển thường kể về những “con ma” ấy trong câu chuyện của
mình thật đầm ấm và gần gũi. Lão Nhiệm Bình (Chiều sương) đang kể với
“giọng kể từ tốn hiền hòa”.
“ _… Có vài lần thuyền neo người ngoài khơi, tôi ngồi câu đêm, thấy
giằng mạnh ở câu, vội kéo lên. Ái chà, sao mà nặng khiếp … Quả nhiên! Tôi
vừa kéo câu lên khỏi mặt nước, thấy hắn xòa một cái, xanh lè cả nước biển,
mình hết hồn. Nhìn lưỡi câu, con mực vẫn còn nguyên.‟‟(43, tr. 62).
Có trường hợp, có người còn được nhìn thấy, được nói chuyện với
người đã mất mà theo nhà văn Bùi Hiển gọi đó là “một sự xuất phàm” hay
“một cảnh tượng kỳ lạ”. Bởi lúc ấy duy nhất hai con người ở cõi âm và cõi
dương được gặp nhau, trò chuyện lần cuối cùng. Và nhà văn đã đưa ra những
giả định là “mọi người hoa mắt”, “loạn thị giác”. Chỉ biết rằng đối với người
dân chài nơi đây, họ tin đó là chuyện có thật “… Với suy nghĩ nông cạn, lạc
hậu, người dân quê ông còn xem các chứng bệnh như một thứ ma quái ám hại
con người và con người có thể chống chọi, đẩy lùi bằng các mẹo dân gian.
Ở truyện ngắn Ông Cúm bà Co của nhà văn Tô Hoài, chúng ta cũng bắt
gặp cái quan niệm chữa bệnh lạc hậu. Mụ Hối đã chữa bệnh đau đầu bằng lá

thầu dầu tía, chữa bệnh sốt bằng gừng giã trộn với rượu bác Hối thì chữa cho
vợ bằng việc cúng. Chỉ có điều truyện của Tô Hoài có cái kết ảm đạm, đau
buồn; còn truyện Ma đậu của Bùi Hiển thì lại có cái kết có hậu. Ở truyện Ma
đậu người bị bệnh đậu mùa được xem là bị “ma đậu” bắt, chỉ có cách canh
giữ mỗi đêm cho cẩn thận thì sẽ không bị bắt đi. Ở gia đình chị Đỏ Câu cũng
thế, lão Năm Xười được thuê để làm việc ấy. Bởi anh Đỏ Câu cũng nghĩ đơn


23

giản rằng roi dâu có thể xua đuổi được ma đậu. Mỗi lần chị Đỏ Câu đi đâu về
luôn phải vượt qua những cái roi dâu vụt túi bụi chng quanh mình từ tay của
chồng và lão Năm Xười. Chưa hết trong sân đất nhà chồng chị còn được vẽ
“trắng xóa những hình vẽ bằng vôi ngổn ngang những cung tên, những thằng
quỷ sứ đầu tròn lông lốc, những mắt hổ phù” [54, tr. 19]. Hơn nữa, chị Đỏ vẫn
còn phải “xông khói lá mỳ ky” rồi mới được vào nhà. Cả làng của chị đâu đâu
cũng có xác chết.
Đọc truyện ngắn của Bùi Hiển, chúng ta lại được biết đến một số quan
niệm khác của người dân quê ông chẳng hạn như việc lập gia đình, quan niệm
sinh nở, nuôi con theo lối quê …
Việc dựng vợ gả chồng cho con là một công việc hệ trọng đối với các
bậc cha mẹ. Bởi họ mong muốn trước khi mất được thấy con “yên bề gia
thất”, và mong có cháu bế cháu bồng. Chính vì thế, lúc nào họ cũng thúc ép
con cái lập gia đình sớm. Bởi quan niệm đó mà Vịnh và Cần, hai cậu học trò
lớn tuổi lên tỉnh học luôn bị thầy giáo và các bạn học trò chế giễu.

Viết về

quan niệm này, Tô Hoài cũng có truyện ngắn „Vợ chồng trẻ con”. Truyện đã
phần nào phản ánh được hiện thực nơi làng quê của Tô Hoài. Cùng viết về đề

tài tảo hôn, nhưng nhà văn Bùi Hiển lại dùng hình thức đối thoại để bộc lộ
quan niệm của mình. Còn với nhà văn Tô Hoài lại dùng hình thức trần thuật
lại sự việc. Mỗi câu văn của Tô Hoài đều bộc lộ thái độ chủ quan của người
kể chuyện. Bùi Hiển có cách đánh giá, nhận định vấn đề thật nhẹ nhàng, đơn
giản. Còn Tô Hoài lại nhìn nhận vấn đề gay gắt hơn. Truyện của ông khiến
người đọc cảm thấy day dứt, xót xa.
Người nhà quê thường truyền miệng nhau cách sử dụng những phương
thuốc dân gian: vừa hiệu nghiệm lại vừa rẻ tiền. Nhà văn Bùi Hiển cũng thu
nhận và phản ánh một số kinh nghiệm trong truyện ngắn của mình. Ở truyện
ngắn Hai anh học trò có vợ, Vịnh đã có con nên đã có nhiều kinh nghiệm


24

trong việc chăm sóc con cái. Vịnh thương bạn, nên bảo “chị ấy ăn nhiều canh
rau sam cho mát thai; nếu được canh rau sam nấu với cá rô càng bổ; rằng
thỉnh thoảng “chị ấy” nên xông lá dành hoa, để tránh nôn mửa mà đàn bà
chửa hay bị” [46,tr.161]. Ở truyện Làm cha, vợ chồng Thảo_ Thu lần đầu sinh
con nên mọi việc trông cậy vào bà dì Thảo. Ngoài ra, cả hai bà mẹ cũng có
mặt để nhắc nhở, bảo ban những việc cần. “…Bà bồng thằng bé một cách nhẹ
khéo léo, sai mua hoa chuối Thu ăn cho nhiều sữa, cấm nàng nằm nghiêng:
“Mới sinh xong, trong người cái gì cũng lỏng lẻo, mình mà cứ động mạnh
hoặc nằm nghiêng là nó lệch lạc đi. Hồi chúng tôi ở cữ, cứ phải nằm sấp mà
ăn kia đấy” [46, tr.137].
Với suy nghĩ đơn giản, người dân quê không quan trọng việc đặt tên.
Đối với họ, đặt tên cốt để gọi, để phân biệt. Thông thường họ lấy năm sinh để
đặt tên, còn không thì gọi bằng cái tên rất mộc mạc dễ nhớ như: cu, gái …
Truyện Hai anh em học trò có vợ của Bùi Hiển cũng phản ánh về vấn đề này.
Ngay khi vợ Cần chưa sinh con mà Vịnh đã dặn trước về việc đặt tên: “_ Cứ
theo năm đẻ mà đặt tên, anh ạ; như thế tiện, chả quên tuổi được!... Có người

lấy chữ ngũ phúc mà đặt tên con lần lượt, cũng là ý hay. Ở nhà quê cứ quen
gọi Cu, Hoe, Lòn, nghe chướng tai quá nhỉ” [46, tr.162].
Truyện ngắn của Bùi Hiển cũng phản ánh quan niệm sinh nhiều con
của người dân quê. Các bà, các mẹ cả đời phải tần tảo chăm sóc con, cháu. Ở
truyện Làm cha, mẹ Thảo, mẹ Thu bà dì Thảo “… đã có hai mươi kinh
nghiệm nuôi con”. Riêng bà dì Thảo vẫn bình tĩnh, chờ đợi để làm cái công
việc quen thuộc hàng ngày: chăm sóc những đứa trẻ. “…Bà đã dự nhiều đám
đẻ. Con gái, con dâu, cháu gọi bác, gọi dì nội ngoại xa gần, hễ sắp đến kỳ sinh
nở lại nghĩ đến bà. Bà đợi ở nhà con cháu, chăm sóc cho đứa bé lọt lòng;
khoảng vài mươi hôm một tháng, có người khác mời, bà lại xách nón ra đi,
nói: “À, ra cái người A- nam mình hay đẻ thực!”[46, tr.133].


25

Tình cảm vợ chồng của người dân quê được kết gắn một cách mộc mạc
nhưng lâu bền. Mối quan hệ thân thiết giữa tình làng xóm đã khiến họ gần gũi
với nhau hơn. Việc lấy vợ, láy chồng của họ còn do cha mẹ định đoạt. Mẹ anh
Đỏ đã chọn vợ cho con “đứa dâu mụ vẫn tự hào mát tay mới chọn được” [46,
tr.57]. Anh Can cũng được mẹ đi dạm vợ cho “ khi anh mười tám tuổi, mụ mẹ
đi dạm con Xin bên hàng xóm cho anh” [46, tr.92], chỉ có điều anh bị cô gái
từ chối bởi có dáng vẻ “như con voi”. Hoàn cảnh chị Đỏ Câu cũng thế. Chị
Đỏ không có cảm tình với anh Câu. Từ giọng nói đến tiếng cười, hình dáng
của anh đều làm chị khó gần. Thé mà cha mẹ chị vẫn ép uổng con gái. “Chưa
thấy ai cười vô duyên được đến thế.(…) bố mẹ ham của, cố dùng uy quyền
độc đoán ép uổng chị vào mối tơ duyên chênh lệch ấy” [46, tr.74].
Người dân quê rất tin vào các thế lực thần thánh. Khi gặp nguy hiểm,
gian khổ họ thường tìm đến miếu thờ. Họ quan niệm: nếu thành tâm cầu khấn
thì sẽ được toại nguyện. Vì thế họ cầu mong người thân của họ sẽ sống sót
qua cơn bão tố mà trở về. Trong nỗi mất mát, đau đơn khôn cùng, những

người dân chài như dựa vào nhau tìm một niềm cảm thông chia sẻ. “ …một
đám người tụ họp trước miếu thờ dựng cạnh ngả đường ra cửa lạch. Họ vào
miếu sì sụp khấn vái và hy vọng. Nhưng khi trở ra, tiếp xúc với bóng đêm
lạnh và nghe tiếng bể rền rĩ, ai nấy lại đều tấm tức muốn khóc. Họ đứng tần
ngần, không muốn lìa nhau. Mối lo buồn chung đã ràng buộc họ” [46, tr.87].
Tình làng xóm, bàn bè, người thân trong gia đình là những tình cảm
đáng quý, đáng trân trọng. Tuy cuộc sống ở quê còn nhiều thiếu thốn, nhưng
con người sống với nhau rất có tình, có nghĩa, có trước có sau. Trong hoàn
cảnh khó khăn, họ biết xích lại gần nhau, che chở nhau, cùng động viên nhau
sống tốt, đẹp hơn. Vịnh và Cần trở thành đôi bạn thân bởi hoàn cảnh của họ
có nhiều điểm giống nhau. Họ đều đã lớn tuổi, đã có tuổi, đều có vợ ở quê,
cùng lên tỉnh trọ học. Các bạn trong lớp thường trêu dùa và không bao giờ


×