Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tổng quan kiến thức về môn quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.06 KB, 15 trang )

Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về Hệ thống chính trị ở Việt Nam
I.

Khái niệm về HTCT

Theo nghĩa chung nhất, HTCT là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp
trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình
của đời sống xã hội, củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi
ích của giai cấp cầm quyền.
HTCT XHCN là sự kế thừa và phát triển các thành tựu về tổ chức và hoạt động
của hệ thống chuyên chính vô sản trong giai đoạn trước đổi mới, đồng thời phản
ánh một hiện thực mới về chính trị và dân chủ trong điều kiện đổi mới kinh tế - xã
hội ở nước ta hiện nay.
II.

Các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam

1. Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời
là đội tiên phông của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Leenin và tư tưởng HCM làm kim chỉ nam cho mọi
hành động. Đảng gắn bó với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân,
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với HTCT là điều kiện cần thiết và tất yếu để đảm
bảo cho HTCT giữ được bản chất của giai cấp công nhân, đảm bảo mọi quyền lực
thuộc về nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện những những nội dung chủ
yếu sau:
- Thứ nhất, Đảng đề ra cương lĩnh chính trị, xã hội, chiến lược, các định
hướng về chính sách và chủ trương lớn phát triển kinh tế - xã hội để NN thể


chế hóa bằng PL, đồng thời Đảng là lực lượng lãnh đạo và tổ chức thực hiện
cương lĩnh, đường lối của Đảng
- Thứ hai, Đảng lãnh đạo HTCT và xã hội chủ yếu thông qua NN và các đoàn
thể quần chúng, chủ trương, chính sách của Đảng được NN tiếp nhận, thể
chế hóa bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương
trình cụ thể. Vì vậy Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng NN và bộ máy
NN, đồng thời kiểm tra việc NN thực hiện các Nghị quyết của Đảng.


- Ba là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,
giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động
trong các cơ quan của HTCT.
- Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền thuyết phục, vận động, tổ chức
kiểm tra giám sát bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng lãnh đạo
thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động hoạt động trong HTCT, tăng
cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường
xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực cầm quyền
và hiệu quả lãnh đạo.
Để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao trình độ, trí tuệ,
giữ vững truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ
luật trong hoạt động của Đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình. Đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí và
mọi hoạt động chia rẽ bè phái.
Đảng phải phát huy vai trò chủ động sáng tạo và trách niệm của các cơ quan
NN, các đoàn thể nhân dân, khắc phục tệ quan liêu độc đoán, chuyên quyền, bao
biện làm thay; mặt khác, Đảng không được buông lỏng sự lãnh đạo, mất cảnh giác
trước những luận điệu cơ hội, mị dân đòi Đảng phải trả quyền lực với nhân dân,
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và làm thay đổi chế độ.
2. Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí,

quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân
quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác NN CHXHCNVN
chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của
giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là ĐCSVN.
NN là trụ cột của HTCT ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền
lực của nhân dân, thay mặt nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản
lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là NN của dân, do dân và vì
dân. NNXHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính,
vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân. Quyền lực NN là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.


NNCHXHCN có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị.
Chức năng và nhiệm vụ của NN trong HTCT, trong đời sống xã hội được thể
hiện bằng mối quan hệ giữa NN với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. NN
thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành Hiếp pháp, pháp luật và
chính sách làm công cụ để thực hiện quản lý NN đối với mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
- Trong bộ máy NN, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội cho nhân dân
trực tiếp bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, QH
quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của
bộ máy NN về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quốc hội thực
hiện quyền giám sát tối cao và toàn bộ hoạt động của NN. Với ý nghĩa đó
QH được gọi là cơ quan lập pháp.
- Thực hiện quyền hành pháp là bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương
đến địa phương đứng đầu là Chính phủ. Theo quy định tại điều 94, Hiến
pháp năm 2013, CP là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN,

thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của QH và phải báo cáo
công tác với QH, Ủy ban TVQH, Chủ tịch nước. Chính phủ thống nhất việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đối ngoại của nhà nước.
- Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của CP, thực hiện chức năng quản lý
NN đối với ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước và quản lý NN đối với các
dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực được giao
- Bộ máy chính quyền địa phương của nước ta hiện nay được tổ chức ba cấp
(tỉnh, huyện, xã) với hai cơ quan chủ yếu là HĐND và UBND
- Cơ quan tư pháp bao gồm TAND và VKSND các cấp. Đây là những cơ
quan được lập ra trong hệ thống những cơ quan nhà nước để bảo vệ pháp
luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác.
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng việc giáo
dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, vì vậy cần tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.


3. Mặt trận Tổ quốc VN và các đoàn thể chính trị - xã hội thành viên trong
HTCT
MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội thành viên là một bộ phận của
HTCT, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. MTTQVN hoạt động theo
phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các
thành viên.
Các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội là nơi tập hợp quàn chúng,
phản ánh ý chí nguyện vọng và lợi ích của tầng lớp nhân dân, vì vậy là một bộ
phận không thể thiếu của một xã hội dân chủ.
Trong số các tổ chức quần chúng ở nước ta, MTTQVN là tổ chức nòng cốt, giữ
vai trò quan trọng.
- MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu

trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người VN định
cư ở nước ngoài. Trong đó ĐCSVN vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo
Mặt trận.
- Tổng liên đoàn lao động VN
- Đoàn thanh niên cộng sản HCM
- Hội liên hiệp phụ nữ VN
- Hội nông dân VN
- Hội Cực chiến binh VN
III.

Bản chất của HTCT ở nước ta

1. Cơ sở chính trị của hệ thống chính trị là chế độ nhất nguyên chính trị với
một đảng duy nhất cầm quyền
2. Cơ sở xã hội của HTCT là liên minh giai cấp giữa công nhân, nông dân, tầng
lớp trí thức và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
3. Cơ sở tư tưởng của HTCT là chủ nghĩa Mác – lê nin và tư tưởng HCM
IV.

Đặc điểm của HTCT ở nước ta hiện nay

1. Tính nhất nguyên chính trị của HTCT
Chế độ chính trị VN là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền, mặc dù
trong những giai đoạn lịch sử nhất định, trong chế độ chính trị VN ngoài ĐCSVN


còn có Đảng dân chủ và Đảng xã hội. Tuy nhiên 2 đảng này hoạt động như những
đồng minh chiến lược của ĐCSVN, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí duy nhất
cuả ĐCSVN. Do vậy, về thực chất chế độ chính trị không tồn tại các đảng chính trị
đối lập.

HTCTVN gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng CSVN. Mỗi tổ
chức thành viên của HTCT đều do ĐCSVN sáng lập vừa đóng vai trò là hình thức
tổ chức quyền lực của nhân dân, tổ chức tập hợp đoàn kết quần chúng, đại diện ý
chí và nguyện vọng của quần chúng, là tổ chức đóng vai trò là phương tiện để
ĐCSVN thực hiện sự lãnh đạo chính trị của mình
Toàn bộ HTCT đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng HCM. Điều đó quy định tính nhất nguyên tư tưởng, nhất
nguyên ý thức hệ chính trị của toàn bộ hệ thống và của từng thành viên trong hệ
thống chính trị
2. Tính thống nhất của HTCT
HTCTVN bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò chức năng khác
nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất. Sự
đa dạng, phong phú về tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức thành
viên trong HTCT tạo điều kiện để phát huy và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh
trong toàn bộ hệ thống để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ
chức thành viên và của toàn bộ hệ thống.
Nhân tố quyết định tính thống nhất của HTCT nước ta là sự lãnh đạo thống nhất
của một Đảng duy nhất cầm quyền là ĐCSVN theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt
động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn HTCT cũng như của mỗi tổ chức
trong HTCT. Đồng thời tính thống nhất của HTCT còn thể hiện ở mục tiêu chính
trị là xây dựng XHCNVN với nội dung: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh. HTCT được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất từ TW đến
địa phương và cấp cơ sở.
3. HTCT gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân
HTCTVN là một hệ thống không chỉ gắn với chính trị, quyền lực chính trị mà
còn gắn với xã hội. Do vậy, trong cấu trúc của HTCT bao gồm các tổ chức chính


trị như Đảng, NN và các tổ chức vừa có tính chính trị vừa có tính xã hội như

MTTQ và các đoàn thể nhân dân.
HTCT không đứng trên xã hội, tách ra khỏi xã hội như những lực lượng chính
trị, áp bức xã hội trong các xã hội bóc lột mà là bộ phận của xã hội, gắn bó với xã
hội. Sự gắn bó mật thiết giữa HTCT với nhân dân được thể hiện ngay trong bản
chất của các bộ phận cấu thành HTCT: ĐCSVN là đại diện trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; NNCHXHCNVN là NN
của dân, do dân và vì nhân dân; MTTQ, các đoàn thể nhân dân là hình thức tập
hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.
Sự gắn bó giữa HTCT với nhân dân còn được xác định bởi ý nghĩa hệ thống
chính trị là truowngfhojc dân chủ của nhân dân; mỗi tổ chức trong HTCT là
phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
4. HTCT có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp và dân tộc
ĐCSVN ngay từ khi ra đời đã lãnh đạo CMVN tiến hành cuộc đấu tranh giải
phóng giai cấp gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giai cấp và dân tộc
hòa đồng, các giai cấp, tầng lớp xã hội đoàn kết, hợp tác để cùng phát triển. Trong
mọi giai đoạn xây dựng và phát triển của HTCT, vấn đề dân tộc, quốc gia luôn là
cơ sở đoàn kết mọi lực lượng chính trị - xã hội để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
cách mạng VN. Vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động của HTCT là đoàn kết
giai cấp, tập hợp mọi lực lượng trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mục tiêu xây dựng CNXH quy định HTCT mang bản chất giai cấp công nhân,
đại diện trung thành lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH đã gắn kết vấn đề dân tộc và cấn đề giai cấp. Do vậy,
trong thực tiễn cách mạng VN, sự phân biệt giữa dân tộc và giai cấp đều mang tính
tương đối và không có ranh giới rõ ràng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ
HTCT. Nhờ vậy, HTCT luôn đại biểu cho dân tộc là yếu tố đoàn kết dân tộc, gắn
bó mật thiết với nhân dân và là hệ thống của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chuyên đề 2: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I.

Khái niệm, đặc điểm của QLHCNN


II.

Nguyên tắc QLHCNN

1. QLHCNN dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự kiểm tra giám sát của ND
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ


3. QLHCNN bằng pháp luật và tăng cường pháp chế
4. Phân định hoạt động QLHCNN với hoạt động sxkd của các chủ thể kinh thể
của NN với hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp
5. Nguyên tắc công khai
6. QLHCNN theo ngành và lãnh thổ
III.

Hình thức, công cụ, phương pháp QLHCNN

1. Hình thức
1.1 Hình thức pháp lý:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Ban hành văn bản áp dụng pháp luậy
- Các hoạt động mang tính chất pháp lý khác
1.2 Các hình thức không pháp lý
2. Công cụ quản lý HCNN
2.1 Công sở
2.2 Công sản
2.3 Quyết định QLHCNN
3. Các phương pháp QLHCNN
3.1 Nhóm 1:

- Pp kế hoạch hóa
- Phương pháp toán học
- Pp tâm lý xã hội
- Pp sinh lý học
3.2 Nhóm 2:
- Pp giáo dục đạo đức tư tưởng
- Pp kinh tế
- Pp hành chính
Chuyên đề 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I.

Khái quát bộ máy HCNN


1. Khái niệm: Bộ máy NN CHXHCNVN là hệ thống các cơ quan NN từ TW
xuống ĐP, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống
nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và các chức năng nhà nước
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
2. Đặc điểm của Bộ máy hành chính nhà nước
2.1 Đặc điểm chung
- Bộ máy HCNN hoạt động mang tính quyền lực NN, được tổ chức hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính NN được quyền đơn phương ban
hành văn bản quy phạm pháp luật
- Mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính đều có chức năng, quyền lực nhất
định và có mối quan hệ phối hợp trong tổng hòa cv đc giao.
2.2 Đặc điểm riêng
- Bộ máy HCNN có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong khi đó

các cơ quan NN khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi lĩnh
vực nhất định.
- Bộ máy HCNN là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền
lực NN
- Bộ máy HCNN là hệ thống các cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất
- Hoạt động của bộ máy HCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương
đối ổn định
- Bộ máy HCNN có chức năng quản lý NN dưới hai hình thức: ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật,
pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan HCNN cấp trên nhằm chấp hành,
thực hiện các văn bản đó.
II.

Tổ chức bộ máy hành chính NNCHXHCNVN

1. Tổ chức bộ máy HCNN ở TW
1.1 Chính phủ


Theo điều 94, Hiếp pháp Nước CHXHCNVN năm 2013 “CP là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thực thi quyền hành pháp, là
cơ quan chấp hành của Quốc hội”
1.2 Bộ và cơ quan ngang Bộ
2. Bộ máy quản lý hành chính ở địa phương
2.1 Uỷ ban nhân dân
Là cơ quan hành chính ở địa phương có 2 tư cách
- Một là, là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm thi hành các nghị
quyết của HĐND và báo cáo công việc trước HĐND cùng cấp và trước
UBND cấp trên
- Hai là, UBND chịu trách nhiệm không chỉ chấp hành nghị quyết của HĐND

cùng cấp mà còn chấp hành các quyết định của các cơ quan hành chính cấp
trên, thi hành luật thống nhất trong cả nước.
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND
- Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y
tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh,
truyền hình, và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý NN về đất đâi và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý về việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường
chất lượng sản phẩm hầng hóa.
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng
cấp trong cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và công dân ở địa phương.
- Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực
lưỡng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ
quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu
phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở
địa phương, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lý việc cư trú đi lại
của người ngoài ở địa phương.
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của NN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi


ích hợp pháp khác của công dân, chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm
hàng giả và các tệ nạn xã hội.
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ
viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức
cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của
pháp luật, phối hợp với các cơ quan hữu quan để đảm bảo thu đúng, thu đủ,

thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương
- UBND thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án
phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương đưa ra
HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên.
- UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và
UBND cấp trên. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và
Chính phủ.
b. Cơ cấu của UBND
- Chủ tịch UBND
- Các phó CT UBND
- Các ủy viên ủy ban
c. Hoạt động của UBND
d. Các cơ quan chuyên môn (sở, cơ quan ngang sở) thuộc UBND cấp tỉnh giúp
UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và
nhằm đảm bảo hoạt động thống nhất quản lý ngành.
Chuyên đề 4: CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
I.

Công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ.

I.1 Công vụ
Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến
hành theo quy định của PL nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN, phục
vụ lợi ích NN, nhân dân và xã hội
I.2 Nền công vụ
I.3 Hoạt động công vụ
Một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ:


Nguyên tắc 1: Tuân thủ Hiếp pháp và Pháp luật

Nguyên tắc 2: Bảo vệ lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Nguyên tắc 3: Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra giám
sát
Nguyên tắc 4: Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu
quả
Nguyên tắc 5: Bảo đảm thứ bậc hành chính và phối hợp chặt chẽ
II.

Công chức

Chuyên đề 5: Văn bản QLHCNN
I.

Khái quát về văn bản QLHCNN

1. Khái niệm văn bản quản lý HCNN
VBQLHCNN được hiểu là những quyết định và thông tin quản lý thành văn do
các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý HCNN giữa các cơ quan NN với nhau,
giữa các cơ quan NN với các tổ chức và công dân.
2. Phân loại VBQLHCNN
2.1 Văn bản quy phạm pháp luật
2.2 Văn bản hành chính
2.3 Văn bản chuyên ngành
3. Quy trình soạn thảo VBQLHCNN
3.1 Bước 1: Đề xuất việc soạn thảo và ban hành văn bản
3.2 Bước 2: Lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản
3.3 Thẩm định, kiểm tra dự thảo văn bản
3.4 Thông qua văn bản
3.5 Công bố văn bản

3.6 Gửi và lưu trữ văn bản
II.

Những yêu cầu đối với văn bản QLHCNN

1. Yêu cầu về nội dung văn bản
- Văn bản phải có tính mục đích
- Văn bản phải có tính khoa học


- Văn bản phải có tính phổ thông đại chúng
- Văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện
- Văn bản phải có tính khả thi
2. Yêu cầu về thể thức văn bản
Văn bản đúng thể thức đảm bảo các nội dung sau
- Quốc hiệu
- Tên cơ quan ban hành văn bản
- Số và ký hiệu của văn bản
- Địa danh, ngày tháng năm
- Tên loại và trích yêu nội dung của văn bản
- Nội dung văn bản
- Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thầm quyền và con dấu của văn bản
- Nơi nhận văn bản
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mức độ mật
- Các thành phần thể thức khác
3. Yêu cầu về ngôn ngữ văn bản
- Tính chính xác
- Tính phổ thông
- Tính khách quan
- Tính trang trọng, lịch sự

- Tính khuôn mẫu
Chuyên đề 6: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ CẢI CÁCH CHẾ
ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
I.

Khái niệm, vai trò và mục đích của CCHCNN

1. Khái niệm CCHC
2. Vai trò, mục đích của CCHCNN
II.

Cải cách HCNNVN

1. Sự cần thiết phải CCHC ở VN
2. Mục tiêu của CCHC ở VN giai đoạn 2011-2020


- Xây dựng hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch
nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính
- Xây dựng hệ thống các cơ quan từ TW đến cơ sở thông suốt, trong sạch,
vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền
trong hoạt động điều hành của CP và của cơ quan HCNN
- Đảm bảo thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền
còn người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất
nước
- Xây dựng đội ngũ CB,CC có đủ năng lực trình độ, phẩm chất, đáp ứng yêu

cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
3. Chương trình cải cách hành chính ở VN (2011-2020)
- Cải cách thể chế HCNN
- Cải cách thủ tục HCNN
- Cải cách tổ chức bộ máy HCNN
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Cải cách tài chính công
- Hiện đại hóa nền HCNN
III.

Cải cách hành chính của tỉnh Thanh hóa

1. Đánh giá khái quát tình hình cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010
2. Nội dung CCHC của tỉnh TH giai đoạn 2011-2015
2.1 Mục tiêu
2.2 Các nhiệm vụ trọng tâm
Phần thứ hai: CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
I.

Mục tiêu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Chính phủ

1. Mục tiêu chung


Xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh
bạch, hiệu quả”
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
- Triển khai việc xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo
ngạch trong các cơ quan, tổ chức. phấn đấu đến năm 2015 có 70% các cơ
quan, tổ chức của NN từ TW đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt

Danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch.
- Tiến hành sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu
chuẩn công chức
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, thi nâng ngạch công chức.
100% các cơ quan ở TW và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng
dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức
- Thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạp, quản lý cấp vụ và
tương đương trở xuống
- Đổi mới công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người
đứng đầu và gắn với kết quả công vụ
- Xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết cho thôi việc, miễn nhiệm
công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật
- Quy định và thực hiện chính sách thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và
đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ
- Đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp
xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
II.

Quan điểm

III.

Nội dung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức

1. Đẩy mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện việc tổ chức công vụ gọn, nhẹ
2. Xác định danh mục vị trí việc làm
3. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức
4. Nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, từng bước đổi mới
chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt
5. Ban hành các quy định của Chính phủ đề cao trách nhiệm trong hoạt động

thực thi công vụ của cán bộ, công chức và gắn chế độ trách nhiệm cùng kết


quả thực thi công vụ với các chế tài khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến, đãi
ngộ. đặc biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu
6. Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức
7. Thực hiện chính sách nhân tài
8. Đổi mới công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý
9. Nghiên cứu sửa đổi các quy định về chức danh, số lương, và chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã
10.Tiếp tục nghiên cứu đổi mới và kiên quyết thực hiện chính sách tinh giản
biên chế gắn với công tác đánh giá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức.



×