Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VỚI CƠ SỞ LỊCH SỬ: HỆ THỐNG BẢN ĐỒ VIỆT NAM, TRUNG QUỐC, CÁC QUỐC GIA TỔ CHỨC PHƯƠNG TÂY LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ QUYỀN HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 8 trang )

Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VỚI CƠ SỞ LỊCH SỬ:
HỆ THỐNG BẢN ĐỒ VIỆT NAM, TRUNG QUỐC,
CÁC QUỐC GIA - TỔ CHỨC PHƯƠNG TÂY
LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ QUYỀN HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
Trần Mỹ Hải Lộc
(Sinh viên năm 3, Khoa Lịch sử)
GVHD: TS Lê Huỳnh Hoa

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình căng thẳng về những tranh chấp trên Biển
Đông đã xảy ra đe dọa trực tiếp đến tình hình hòa bình của khu vực nói riêng và thế
giới nói chung. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa và triển khai quân đội tại
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ
của Việt Nam và Luật Biển 1982.
Gần đây, những tấm bản đồ của Việt Nam, Trung Quốc, các quốc gia - tổ chức
phương Tây từ xa xưa được phát hiện và công bố đã góp phần quan trọng để Việt Nam
khẳng định chủ quyền biển, đảo của mình. Do đó, việc tìm hiểu hệ thống bản đồ nói
trên kết hợp với những quy định của Luật Quốc tế là một trong những cơ sở khoa học
và thực tế nhằm xác định cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lí về quyền chiếm hữu cũng như
khai thác lâu dài của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là việc làm cần thiết
để có cơ sở đấu tranh ngoại giao song phương và đa phương nhằm bảo vệ vững chắc
chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo cũng như hợp tác vì an ninh và phát triển tại
khu vực Biển Đông.
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở pháp lí của hệ thống bản đồ hành chính
củaViệt Nam, Trung Quốc và các tổ chức địa lí, quốc gia phương Tây phát hành từ
trước thế kỷ XX có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đề tài đi sâu nghiên cứu những
tư liệu bản đồ đã được công bố trong quá trình lịch sử và hiện tại.


- Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế của hệ
thống bản đồ Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia, tổ chức địa lí phương Tây liên
quan đến chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, bài viết được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương
pháp luận lịch sử và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử kết hợp cùng
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp nghiên cứu và phân tích
bản đồ học.

2. Phần nội dung

100


Năm học 2012 - 2013

2.1. Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Liên quan đến chủ đề nghiên cứu có những vấn đề sau cần được xác định làm rõ:
Thứ nhất: Giá trị pháp lí và giá trị sử liệu của bản đồ hành chính,
Thứ hai: Luật pháp Quốc tế về chủ quyền lãnh hải,
Thứ ba: Cơ sở lịch sử và pháp lí về tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường
Sa.
Bản đồ được dùng để chứng minh chủ quyền của một quốc gia nên khi nghiên
cứu hệ thống bản đồ nói trên, cần làm rõ 3 giá trị quan trọng mà bản đồ có được, đó là:
- Tính giá trị pháp lí: Bởi vì dưới góc độ Công pháp quốc tế, nếu bản đồ được xây
dựng bởi một chính quyền, được xuất bản và phát hành chính thức bởi một cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của chính quyền đó, bản đồ này có giá trị pháp lí cao nhất thể hiện
chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia. Đó là những tài liệu mang tính chất nhà nước
- Tính khọc học: Bởi vì theo cách hiểu được cộng đồng khoa học nhất trí, một qui
định, phát biểu hay bản đồ được xem là khoa học nếu hội đủ ít nhất là 3 điều kiện: dữ

liệu thật, công bố trước công chúng,và tính tái xác định. Và bản đồ thể hiện đầy đủ cả
ba tính chất trên.
- Giá trị lịch sử: Bởi vì chỉ có cơ sở lịch sử với giá trị sử liệu cao mới cho thấy
quyền chiếm hữu khai thác và sử dụng của một quốc gia với biển đảo của mình trong
quá trình lịch sử một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục.
Theo chủ đề nghiên cứu, để xác định chủ quyền quốc gia, công trình này dựa vào
Công ước Biển năm 1982, lấy đó làm kim chỉ nam; Luật Biên giới quốc gia năm 2003
của Việt Nam và Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 5
năm 1977. Khái quát và nêu ra phương pháp xác định ngắn gọn về “nội thuỷ”, “lãnh
hải”, “vùng đặc quyền kinh tế”, “thềm lục địa”, “đáy biển quốc tế”, “chế độ pháp lí của
đảo”. Để từ đó là cơ sở đối chiếu với các bản đồ cũng như vị trí địa lí hiện tại của 2
Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và phù hợp với Luật
Biển 1982.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số các văn bản ngoại giao có liên quan đến
chủ quyền của 2 quần đảo này vì nó liên quan đến yếu tố công luận của quốc tế trong
việc chiếm hữu quần đảo này từ trong lịch sử và không bị phản đối bởi các quốc gia
nào. Nội dung cuối cùng là khái quát về yếu tố địa – chính trị và quá trình tranh chấp
trong lịch sử ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2.2. Luật pháp quốc tế với cơ sở lịch sử: Hệ thống bản đồ Việt Nam, Trung
Quốc, các quốc gia - tổ chức phương Tây liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa
Xét theo vị trí địa lí của 2 Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa theo luật pháp Quốc
tế thì:
101


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

- Quần đảo Trường Sa cách Vũng Tàu 305 hải lí, cách Cam Ranh là 250 hải lí,
cách đảo Phú Quốc 240 hải lí, cách Bình Thuận 270 hải lí, cách Đài Loan 960 hải lí.

- Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của
Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.
Trong lịch sử, quần đảo này mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng.
Tại quần đảo Trường Sa, có rất nhiều các bãi đá ngầm và do ngầm nên không có
người sinh sống và không thể được xem là đảo được… Nên lợi dụng việc thuỷ triều
xuống, Trung Quốc cho đắp cát, xi măng, cốt thép lên để biến thành đảo nổi và cắm
mốc chủ quyền. Sau đó, đòi chủ quyền cả hai Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là điều
vô lí và trái với Luật pháp quốc tế.
Do đó, đối chiếu với trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam, từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, theo tập quán pháp lí phương Tây lúc bấy
giờ, sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này là một sự thật thể hiện
bằng các hành động cụ thể về sự quản lí, chỉ đạo của các Nhà nước Việt Nam đương
thời một cách nhất quán, liên tục, hoà bình phù hợp với cơ sở pháp lí quốc tế đương
thời. Sau đó, chủ quyền của Việt Nam tiếp tục được khẳng định dựa trên các cơ sở
pháp lí quốc tế có giá trị phổ biến là Tuyên bố của Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne
năm 1888, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước về Luật Biển 1982 mà các thành
viên ký kết kể cả những nước đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa đều phải tôn trọng và thực thi.
Đối với hệ thống bản đồ của Việt Nam, hai quần đảo này được ghi rõ trên Ðại
Nam nhất thống toàn đồ, vẽ năm 1834, triều Minh
Mạng – “Đại Nam Nhất thống toàn đồ” được đăng
tải trên trang website của Ủy ban Biên giới - Quốc
gia. Đây là tài liệu chính thống do nhà nước công
khai và đã được thẩm định rõ ràng trong suốt
chiều dài lịch sử để bảo vệ chủ quyền của Việt
Nam tại 2 Quần đảo này. Dưới hai tên Hoàng Sa
(màu vàng trên bản đồ) và Vạn Lí Trường Sa
(màu xanh trên bản đồ). Điều này chứng minh
rằng Đại Nam nhất thống toàn đồ phân biệt rõ
ràng hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Ngoài ra

“Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ” còn liệt kê
ra khoảng 92 địa danh đương thời. Riêng hình vẽ
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Vạn lí Trường Sa
thì vẽ giống hệt các bản đồ Tây phương trong 4
thế kỷ XVI – XVII – XVIII – XIX và vị trí 2 Quần
đảo này đặt sát bờ biển Quảng Nam – Khánh Hòa
hơn. Chúng ta chưa hề thấy một bản đồ thế giới nào ghi bờ biển Paracel là ở nam Trung
Hoa, ở Phi Luật Tân hay ở Mã Lai. Bản đồ chính thức của Việt Nam Đại Nam nhất
102


Năm học 2012 - 2013

thống toàn đồ hoàn toàn thống nhất với các bản đồ thế giới trong suốt 5 thế kỷ qua, chủ
yếu về vị trí địa lí của Hoàng Sa – Trường Sa.
Đối với hệ thống bản đồ Trung Quốc, “Trung Hoa bưu chính dư đồ” do Tổng cục
Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh vào
năm 1933. Hình được lấy từ trang website của Viện Văn hoá và giáo dục Việt Nam.
Bản đồ này được phát hành dưới sự trợ
giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà
Thanh Triều. Do đó bản đồ mang danh
nghĩa là quốc gia ban hành để quản lí
đất nước. Bản đồ không chỉ có giá trị
pháp lí cao mà còn có tính giá trị lịch sử
để xác định chủ quyền cương vực của
quốc gia đó. Bản đồ này xuất bản ở các
nước Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và
Hong Kong giai đoạn 1626 – 1980.
Điều đáng chú ý trong những bản đồ
trên là: đảo Hải Nam là điểm cực Nam

của lãnh thổ Trung Quốc. Tất cả những bản đồ này đều được cơ quan nhà nước của
Trung Quốc lúc bấy giờ lưu hành chính thức nên được coi là tài liệu mang tính chất
quốc gia. Do vậy có thể hiểu: trong lịch sử, Trung Quốc chưa hề xác lập chủ quyền với
Hoàng Sa và Trường Sa. Những bản đồ hành chính Trung Quốc từ đời Tống đến đời
Thanh mà ngày nay còn tìm thấy đã khẳng định giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc
đời nào cũng là đảo Hải Nam. Bản đồ Trung Quốc đề cập ở trên đều là bằng chứng
chứng minh một sự thật khách quan: Các quần đảo ở Biển Đông (Nam Hải) chưa bao
giờ là lãnh thổ Trung Quốc. Vì thế mà cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các
bản đồ này luôn chỉ giới hạn lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam là kết thúc, mà
không hề thể hiện gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này chứng tỏ
rằng cho đến khi nhà Thanh phát hành bản đồ này vào năm 1908 và sau này chính
quyền Trung Hoa dân quốc tái bản vào các năm 1919 và 1933, thì hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi pháp
của Trung Quốc.
Đối với hệ thống bản đồ
mang tính khách quan và quan
trọng là của các quốc gia - tổ chức
phương Tây. Nhìn vào bản đồ
“Petroleum News SE Asia, Hong
Kong” năm 1979. Hình được lấy
từ trang website của Viện Văn hoá
và Giáo dục Việt Nam. Bản đồ dầu
khí Trung Quốc cũng do phương
Tây vẽ năm 1979 (tức thế kỷ 19)
103


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

không hề có Hoàng Sa, Trường Sa Bản đồ này do Phương Tây vẽ. Một số nhà hàng hải

- các tổ chức địa lí phương Tây mặc dù không phải là đại diện cho một chính quyền,
một quốc gia nào đó, nhưng với vị thế của họ tại thời khắc lịch sử đó, việc họ thể hiện
trên bản đồ là khách quan và trung thực. Chúng ta dễ dàng nhận thấy được lãnh thổ
Trung Quôc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Những khu vực không thuộc lãnh thổ Trung
Quốc thì đương nhiên không được thể hiện trên bản đồ. Điều đó hoàn toàn chứng minh
chủ quyền hai Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam và chưa từng thuộc
của Trung Quốc, do đó mặc dù Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa nhưng
điều đó không thể chứng minh chủ quyền của Trung Quốc được. Bởi lẽ trong lịch sử,
Hoàng Sa chưa hề thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong bài nghiên cứu còn đính
kèm thêm các bản đồ của các quốc gia - tổ chức Phương Tây đều vẽ bản đồ lãnh thổ
của Trung Quốc chỉ giới hạn lại đảo Hải Nam, và không nêu bất kì thông tin gì thêm về
Hoàng Sa - Trường Sa.
Tóm lại, tất cả các hệ thống bản đồ hành chính của Việt Nam, Trung Quốc, các
quốc gia - tổ chức Phương Tây đều chứng minh cùng một kết luận. Cực Nam cuối cùng
của Trung Quốc dừng tại đảo Hải Nam. Khi xét đến bản đồ, thì bên thứ ba được xem là
có gái trị cao vì nó thể hiện tính khách quan và độ chính xác cao. Trong trường hợp chủ
quyền của Việt Nam về hai Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thì cả ba bên: Việt Nam,
Trung Quốc, phương Tây đều chứng minh được chủ quyền không thể chối cãi của Việt
Nam đối với hai quần đảo đó. Điều đó góp phần chứng minh được đường lưỡi bò của
Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị, và các bản đồ hiện đại của Trung Quốc miêu tả
rằng hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Trung Quốc là vô giá trị, vi phạm luật
quốc tế và xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.
2.3. Chứng minh sự vô lí của Trung Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” theo
luật quốc tế
“Đường lưỡi bò” hay “đường chữ U ” đều là cách gọi khác nhau của các học giả
trên thế giới để chỉ ra yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông. “Đường
lưỡi bò” này ban đầu thật chất có 11 đoạn, và được chính quyền Trung Hoa Dân Quốc
vẽ vào năm 1947 và sau đó được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tiếp tục sử dụng
nhưng đã bỏ bớt đi 2 đoạn - đây chính là khu vực của Vịnh Bắc Bộ và ngày đã ký được
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000. Đường đứt khúc 9 đoạn của Trung

Quốc không phải là một con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn nó đã phải
bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ vì quá vô lí. Tính chất không liên tục của đường này
được các tác giả Trung Quốc giải thích để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương
lai”. Một con đường như vậy rõ ràng không thể nào lại được coi là “biên giới quốc gia”
theo luật pháp quốc tế.
Theo luật pháp quốc tế đương đại thì một đường đòi hỏi không rõ ràng đối với
một vùng biển rộng lớn như vậy thì không thể nào được coi là hợp pháp được. Trung
Quốc đã giải thích bản đồ này được vẽ từ năm 1947, tuy nhiên thời điểm này luật quốc
tế chỉ mới công nhận lãnh hải chỉ có 3 hải lí thì Trung Quốc lại có yêu sách toàn bộ
104


Năm học 2012 - 2013

Biển Đông? Như vậy, xét theo cả hai góc độ Luật biển 1982 hay luật pháp quốc tế
đương đại thời điểm đó đều chứng minh sự vô lí của đường lưỡi bò.
Dựa vào bản đồ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc kết hợp cùng Công
ước Luật Biển 1982, yêu sách đó vô lí và không có giá trị, bởi vì trong suốt quá trình
lập pháp của mình, Trung Quốc hoàn toàn không có bất kì tuyên bố nào khẳng định
yêu sách “đường lưỡi bò” của mình, đồng thời Trung Quốc lại vẽ một cách mơ hồ và
không có toạ đồ chính xác. Điều này là không phù hợp quy định của Công ước Luật
Biển năm 1982, không phù hợp với cách vẽ bản đồ chuẩn quốc tế.
Do đó, chiếu theo Luật Biển 1982 thì “đường lưỡi bò” không những vô giá trị mà
còn vi phạm nghiêm trọng đến công ước này. Từ việc xác định đường cơ sở, nội thuỷ,
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế… như thế nào thì trong Công ước Luật Biển 1982 đều
quy định rõ ràng. Do đó đường lưỡi bò hoàn toàn không có giá trị pháp lí và sai sự thật.
Ngoài ra sự phi lí của đường lưỡi bò dựa trên các bản đồ hành chính của Việt
Nam, Trung Quốc và các tổ chức ở phương Tây được thể hiện rõ, bởi vì:
- Thứ nhất, các bản đồ lịch sử của Việt Nam và kể cả Trung Quốc đều chứng
minh rằng hai Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và phía

Trung Quốc không hề đề cập đến vấn đề hai Quần đảo này. Xét về các bản đồ lịch sửhành chính của Việt Nam thì trong suốt chiều dài lịch sử, hai Quần đảo Hoàng Sa Trường Sa luôn gắn liền với chủ quyền của Việt Nam và đó là lãnh thổ thiêng liêng của
cả dân tộc. Còn vể phía Trung Quốc, tấm bản đồ cổ nhất vào năm 1904 "Hoàng Triều
trực tỉnh địa dư toàn đồ" là cơ sở pháp lí không thể chối cãi bởi vì điểm giới hạn cực
nam cũng chỉ đến đảo Hải Nam và không thể hiện đường lưỡi bò hay hiển thị hai quần
đảo trên nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Việt Nam hoàn toàn đủ cơ sở
pháp lí để kiện Trung Quốc nếu xâm phạm đến Trường Sa – Hoàng Sa thuộc chủ quyền
của Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chấp nhận bằng chứng này tức là phản lại tổ
tiên họ. Thêm một minh chứng nữa là bản đồ dầu khí do Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa xuất bản năm 1975 và được Hoa Kì tái bản năm 1980 chỉ giới hạn cực nam Trung
Quốc đến đảo Hải Nam mà không hề có "đường lưỡi bò" hay Hoàng Sa, Trường Sa.
Một bản đồ chính thống của Trung Quốc về tài nguyên năng lượng, đặc biệt là về dầu
khí và than, của nước này cũng không hề có Hoàng Sa, Trường Sa như họ đòi hỏi chủ
quyền bằng "đường lưỡi bò" hết sức phi lí hiện nay.Các văn kiện chính thức của nhà
nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294), đến Đại Thanh
nhất thống chí (1842) đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai
huyện, đảo Hải Nam” và điều này được thể hiện qua hàng loạt các bản đồ hành chính
của Trung Quốc và kể cả phương Tây cũng ghi nhận lại điều này.
- Thứ hai, áp dụng bản đồ của bên thứ ba để tăng tính thuyết phục, hàng loạt các
bản đồ hàng hải của công ty Đông Ấn, của Hà Lan, của Anh đều thể hiện rằng vị trí cực
nam cuối cùng của Trung Quốc dừng lại tại đảo Hải Nam, không thế hiện đường lưỡi
bò trên đó, và cũng không xác định hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Trung
Quốc.
105


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Một điều vô lí được thể hiện bởi chính Trung Quốc khi công bố rằng đường lưỡi
bò được vẽ vào năm 1947, như vậy tại sao tại hội nghị San Francisco, phía đại diện
Trung Quốc không phản bác lại khi phía Việt Nam tuyên bố chủ quyền một lần nữa về

hai quần đảo này. Và tại sao khi phê chuẩn Công ước Luật Biển 1982, Trung Quốc
không đưa ra ý kiến. Đặc biệt, bản đồ dầu khí của Trung Quốc đã âm thầm tố cáo chính
Trung Quốc khi nó được vẽ và công bố vào năm 1979, vậy câu hỏi đặt ra ở đây rằng:
Nếu Trung Quốc đã công khai đường lưỡi bò 1947 rồi thì tại sao trong bản đồ dầu khí
của lãnh thổ Trung Quốc vào năm 1979 không thể hiện đường lưỡi bò đó? Do đó cho
thấy rằng kết hợp với hệ thống bản đồ hành chính Việt Nam, Trung Quốc, các quốc gia
và tổ chức phương Tây đã bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và tất cả
càng làm tăng tính pháp lí của Việt Nam, khi tất cả các sử liệu, bản đồ cổ cho đến hiện
đại đều thể hiện rằng Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Việt Nam

3. Kết luận
Dựa trên hệ thống bản đồ lịch sử của Việt Nam, Trung Quốc, các quốc gia và các
tổ chức địa lí của Phương Tây đã được công bố và sưu tập, kết hợp cùng với luật pháp
quốc tế - mà ở đây áp dụng là Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, sẽ là một trong
những lợi thế lớn để Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp chủ quyền tại hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi vì bản đồ mang tính chất pháp lí, bản thân nó có tính khoa
học và được xem là tư liệu lịch sử nên khi giải quyết tranh chấp đương nhiên bản đồ sẽ
trở thành bằng chứng để chứng minh chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.
Tất cả các bản đồ, dù là Việt Nam hay Trung Quốc và kể cả những tổ chức địa lí
phương Tây đều xác định rõ điểm cuối cùng của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam
và thực tế chính Trung Quốc cũng đã công nhận trong lịch sử. Tuy nhiên từ năm 1947
cho đến nay, Trung Quốc lại áp dụng “đường lưỡi bò” để thực hiện yêu sách của mình
tại Biển Đông là điều hoàn toàn không có cơ sở và vi phạm nghiêm trọng đến Công
ước 1982. Với những phân tích trên kèm theo phân tích từ hệ thống bản đồ, đã chứng
minh lí lẽ của Việt Nam mạnh hơn Trung Quốc, vì Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo
này liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hoà bình mà không có bất kì quốc gia
nào phản đối kể cả Trung Quốc.
Giải pháp hiện thời và thực tiễn nhất là đem ra khối ASEAN hoặc Liên Hiệp
Quốc để giải quyết. Liên Hiệp Quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ
quan này có tính cách khoảng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác

tham dự vào. Hơn nữa, trường hợp Liên Hiệp Quốc không giải quyết được hoặc nếu có
vấn đề vẫn không thể giải quyết được thì có thể mang ra Toà án Quốc tế và yêu cầu
Toà cho ý kiến mà không cần nhất thiết phải có ý kiến chấp thuận của các quốc gia.
Thủ tục cho ý kiến của Toà không phải là một bản án bắt buộc các bên phải thực hiện
nhưng nó lại tác động rất mạnh đến dư luận của thế giới. Cuộc tranh chấp hai Quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Để càng lâu, nó càng đe
doạ đến sự hoà bình của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.

106


Năm học 2012 - 2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Văn Kết, Lê Huỳnh Hoa (2012), Vai trò của tài liệu lưu trữ dưới góc nhìn
của Luật pháp quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường
Sa, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam.

2.

Nguyễn Việt Long (2012), Lẽ phải – Luật quốc tế và chủ quyền trên hai Quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Trẻ, TPHCM.

3.

Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt- Trung về hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.


4.

Monique Chemillier- Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa, Nguyễn Hồng Thao dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5.

Nguyễn Nhã (2002), Quá tình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, luận án tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn TPHCM.

6.

Nhiều tác giả (2009), Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí: Hoàng Sa - Trường Sa
là của Việt Nam, Nxb Trẻ, TPHCM.

7.

Nhiều tác giả (1975), Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Tri thức, Hà Nội.

8.

Nguyễn Quang Thắng (2009), Hoàng Sa- Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ
công pháp quốc tế, Nxb Tri thức, Hà Nội.

107



×