Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.97 KB, 12 trang )

Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP
TỈNH TRÀ VINH
Trần Văn Thương
(Sinh viên năm 3, Khoa Địa lí)
GVHD: ThS Tạ Thị Ngọc Bích
1. Mở đầu
Trong nhiều thập kỉ qua nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất thường
của khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ảnh hưởng khắp mọi nơi trên
Trái Đất đặc biệt trong những năm gần đây, BĐKH đã làm cho mực nước biển ngày
càng dâng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng ven biển, làm các vùng đất ven
biển bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến nông nghiệp của các vùng.
Theo nghiên cứu, Trà Vinh là một trong 10 tỉnh bị ảnh hưởng nặng của hiện
tượng nước biển dâng (NBD) do tác động của BĐKH, theo tính toán nếu mực NBD lên
1m thì 45,7% diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập, dòng chảy trên các kênh rạch biến
động theo hướng bất lợi, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do hạn hán ở vùng địa
hình cao, ngập úng ở vùng địa hình thấp, làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó
khăn, các nguồn nước ngọt (mặt, ngầm), các vùng đất sẽ bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến
diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Chính vì sự mặn hóa của đất trồng đã làm cho sản
xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, diện tích đất mặn và đất ngập nước
tăng lên làm mất rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa.
Đất là tư liệu của quá trình sản xuất, chính vì thế sự suy giảm diện tích đất nông
nghiệp đã gây ra nhiều hệ lụy liên quan đến tình hình nông nghiệp của tỉnh. Do đó, việc
nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp tỉnh Trà Vinh” là cần
thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài trên làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu đến sự suy giảm
diện tích đất nông nghiệp và tác động đến nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) của tỉnh
Trà Vinh từ năm 2000 trở lại đây.
3. Kết quả nghiên cứu


3.1. Biến đổi khí hậu
3.1.1. Khái niệm
Theo Công ước chung của Liên hiệp quốc “Biến đổi khí hậu là những biến đổi
trong môi trường vật lí hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến
thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên và được quản lí
hoặc đến hoạt động kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
3.1.2. Nguyên nhân

186


Năm học 2012 - 2013

Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái ven biển, ven bờ và đất liền khác.
3.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu
Một trong những vấn đề nhân loại quan tâm hàng đầu hiện nay chính là biến đổi
khí hậu cùng với sự tác động mạnh mẽ của nó đến đời sống vật chất tự nhiên và con
người. Quá trình tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và những hậu quả của nó có
thể được sơ đồ hóa như sau:

Hình 1. Mối quan hệ giữa BĐKH với sinh thái – tài nguyên và di dân
Nguồn: [Lê Anh Tuấn, Khoa Môi trường, Đại học Cần Thơ]
BĐKH đe dọa làm đói nghèo trầm trọng hơn và cuộc sống của nhóm người chưa
được quan tâm và dễ bị tổn thương ngày càng khó khăn. Các vấn đề do BĐKH gây ra
như thiên tai xảy ra thường xuyên hơn, khan hiếm nước ngọt, mất đi nguồn nước tan
chảy từ băng dành cho tưới tiêu nông nghiệp, những thay đổi sẽ dẫn tới sự khan hiếm
lương thực và có cả những đe dọa về sức khỏe.
Bên cạnh đó, khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường bị ngập lụt, khô cằn và không

thể sinh sống được, dẫn đến tình trạng di cư quy mô lớn dường như tăng lên. Hiện nay
hàng triệu người đang sống ở các vùng trũng ven biển có thể rời bỏ quê hương nếu mực
nước biển dâng cao như dự báo của các chuyên gia BĐKH. Hạn hán gay gắt và kéo dài
có thể làm cho nhiều nông dân phải di cư từ nông thôn ra thành thị để xây dựng cuộc
sống mới. Ngược lại, dân cư ở các khu đô thị nghèo trong vùng ngập lụt có thể sẽ phải
di cư về nông thôn để tránh nguy hiểm và họ sẽ tàn phá các nguồn tài nguyên còn lại ở
nông thôn.
Như vậy, các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động
mạnh mẽ nhất của BĐKH là tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực; sức
khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển.

187


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

3.2. Khái quát về tỉnh Trà Vinh
3.2.1. Vị trí địa lí
Tỉnh Trà Vinh nằm trong tọa độ địa lí: từ 9o31’5’’ đến 10 o04’5’’ vĩ độ Bắc và
105o57’16’’ đến 106 o36’04’’ kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên 2.292km2 (chiếm
0.69% diện tích cả nước, chiếm 5,72% diện tích đồng bằng sông Cửu Long). Theo hồ
sơ địa giới 364/CT, vị trí hành chính của tỉnh được khái quát mô tả như sau: phía Đông
và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Nam
và Đông nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển; phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.

Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh. Nguồn [2]
3.2.2. Điều kiện tự nhiên
3.2.2.1. Địa chất – địa hình
Trà Vinh được hình thành cách nay hơn 2500 năm trên trầm tích tiền châu thổ trải
qua những thăng trầm và bị chi phối bởi những quy luật kiến tạo địa chất cùng những

lần “biển tiến”, “biển lùi”… tạo điều kiện hình thành đồng bằng rộng chủ yếu bởi trầm
tích sông.
Địa hình tỉnh Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển chịu ảnh hưởng
bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các
giồng cát. Cao trình phổ biến của tỉnh từ 0,1 - 1,0 m chiếm 66% diện tích tự nhiên.
Như vậy, địa hình của vùng khá thấp nên sẽ chịu ảnh hưởng của thủy triều, xâm
nhập mặn và nước biển dâng rất mạnh.
3.2.2.2. Khí hậu
Trà Vinh nằm gọn trong khu vực nhiệt đới Bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của gió mùa. Nhiệt độ trung bình khoảng 27,3 oC; lượng mưa trung bình năm khoảng
1.526 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
 Nhiệt độ
188


Năm học 2012 - 2013

Bảng 1. Nhiệt độ trung bình một số năm tại tỉnh Trà Vinh – trạm Càng Long
2000 2002 2005 2007 2009 2011
Năm
o
26,6
26,7
27,0
27,3
Nhiệt độ trung bình ( C) 26,9 27,1
Nguồn:[6]
Nhiệt độ của tỉnh tăng liên tục, trong vòng 11 năm nhiệt độ tăng lên 0,4oC. Như
vậy ta thấy, nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên phù hợp với hiện tượng ấm lên

toàn cầu hiện nay.
 Lượng mưa
Yếu tố mưa chi phối rất lớn đến sản xuất đặc biệt sản xuất nông nghiệp, nhất là ở
các nơi sản xuất dựa vào nước trời. Lượng mưa trung bình nhiều năm của tỉnh vào
khoảng 1.400 đến 1.600mm. So với các khu vực ở miền Đông và miền cực Tây của
đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh thuộc khu vực có lượng mưa thấp.
Bảng 2. Lượng mưa trung bình một số năm của tỉnh – trạm Trà Cú
Năm
2000
2004
2006
2008
2010
2012
Lượng mưa
1707,7 1641,1 1588,8 1868,1 1809,5 1550,8
Trong đó: Mùa mưa (mm) 1433,2 1422,4 1399,1 1409,7 1643,0 1305,3
Tỉ lệ %
83,93
86,67 88,06 75,46 90,80
84,17
Nguồn: [6]
Trong giai đoạn 2000 – 2012 lượng mưa có xu hướng giảm. Trong 12 năm lượng
mưa giảm khoảng 157mm. Tuy nhiên, lượng mưa vào các tháng mùa mưa lại có xu
hướng tăng lên từ 83,93% năm 2000 lên 84,17% năm 2012. Như vậy, chúng ta thấy có
sự chênh lệch lớn giữa hai mùa.
3.2.2.3. Thủy văn
Nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất chủ yếu là 2 sông lớn: sông Cổ Chiên
và sông Định An. Ngoài ra có dự án Nam Măng Thít lấy nước từ sông Măng Thít (nối
sông Tiền sông Hậu) kéo nước sâu vào nội đồng. Ngoài các sông chính này, tỉnh còn có

hệ thống sông rạch chằng chịt tổng chiều dài 578 km và 1.876 km kênh cấp I, II tạo nên
hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp nước tưới vào mùa khô
và tiêu úng vào mùa lũ. Nhìn chung, mật độ kênh trục khá đồng đều (4 - 10 m/ha)
nhưng mật độ kênh nội đồng còn thấp.
 Thủy triều
Toàn bộ tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều Biển
Đông qua 2 sông Cổ Chiên và sông Hậu. Trong một ngày đêm mực nước lên xuống hai
lần, hình thành đỉnh và chân triều không đều nhau. Về cao độ, đỉnh triều chênh lệch
nhau từ 0,2 - 0,4 m và chân triều chênh lệch từ 1,0 - 2,5 m. Biên độ triều hàng ngày đạt
khoảng 2,9 - 3,4 m, một tháng có 2 chu kì triều và thủy triều lên xuống mạnh nhất vào
thời điểm sau ngày trăng tròn và không trăng từ 2 - 3 ngày.

189


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Thủy triều là tác nhân đưa mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng, làm thay đổi
chất lượng nước theo hướng gia tăng độ mặn, nên cần có biện pháp kiểm soát hữu hiệu
để tận dụng tối đa mặt hữu ích và giảm thiểu ảnh hưởng xấu do thủy triều gây nên, đảm
bảo sản xuất phát triển ổn định và có hiệu quả.
 Biên độ triều
Bảng 3. Biên độ triều lớn nhất tại trạm Trà Vinh qua các năm
2000 2002 2004 2006
2008 2010
2012
Năm
Biên độ triều (m) 3,01 3,09
3,22
3,20

3,21
3,32
3,34
Nguồn: [6]
Biên độ triều lớn nhất cũng ngày càng tăng do lưu lượng nước đổ về ngày càng
giảm, mực nước biển ngày càng tăng, gió chướng thổi ngày càng mạnh. Các trạm càng
gần biển thì độ mặn càng cao và thời gian mặn càng kéo dài.
3.2.2.4. Thổ nhưỡng – sinh vật
Đất đai trong tỉnh được hình thành do quá trình bồi lắng của vật liệu phù sa sông
biển hỗn hợp trong thời kì biển lùi. Tổng diện tích đất 229.200 ha, trong đó: đất nông
nghiệp: 186.170 ha, đất lâm nghiệp: 6.922 ha, đất chuyên dùng: 9.936 ha, đất ở nông
thôn: 3.108 ha, đất ở thành thị: 586 ha, đất chưa sử dụng: 85 ha,... Trà Vinh có 3 nhóm
đất chính: đất cát giồng: 6,65%, đất phù sa: 58,29%, đất phèn: 24,44%. Diện tích nuôi
trồng thủy sản 62.000 ha (diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha).
Diện tích rừng và đất rừng là 24.000 ha, nằm dọc bờ biển tại các huyện: Duyên
Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các loại cây như: bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất
bãi bồi: 1.138 ha. Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu: Khu hệ thực vật rừng ngập mặn
vùng Duyên Hải có 132 loài thuộc 105 chi họ thực vật. Như vậy khu hệ thực vật rừng
ngập mặn tương đối phong phú về thành phần loài và thể hiện là một khu hệ đặc trưng
rừng ngập mặn nhiệt đới Đông Nam Á.
3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
Nông nghiệp là khu vực mẫn cảm với biến đổi khí hậu. Những biến đổi về khí
hậu và các điều kiện tự nhiên của tỉnh Trà Vinh có ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp
của tỉnh.
3.3.1. Sự suy giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Hàng năm có trên 90% đất tự nhiên bị nhiễm mặn với chiều dài xâm nhập của
nước mặn (4g/lít) đến 30 km từ biển vào. Sự truyền mặn bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng
Mỹ trên sông Cổ Chiên và Trà Kha trên sông Hậu. Mặn lên cao nhất vào tháng 4 tại
cửa Cầu Quan (sông Hậu) và cửa sông Vũng Liêm (sông Cổ Chiên). Tình trạng xâm
nhập mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.


190


Năm học 2012 - 2013

Bảng 4. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất ở của tỉnh qua các năm
Năm
Đất sản xuất nông nghiệp
Trong đó
- Đất trồng lúa
- Đất nuôi trồng thủy sản
Đất ở

Đơn vị: nghìn ha
2000
2002
2005
160,8
158,9 151,05

2007
149,74

2009
149,03

2011
148,41


111,61
21,25
3,21

101,62
29,89
3,65

98,08
29,69
4,41

97,56
29,67
4,47

109,48
21,64
3,23

107,34
29,21
3,63

Nguồn: [3], [4]
Giai đoạn 2000 – 2011, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh giảm liên tục,
diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đã giảm từ 160,8 nghìn ha xuống còn 148,41 nghìn
ha. Đến năm 2011, diện tích đất trồng lúa của tỉnh chỉ còn 97,56 nghìn ha (giảm 14,05
nghìn ha so với năm 2000), trong đó giảm chủ yếu là phần diện tích đất trồng lúa thấp
trũng chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản là chính. Trong khi đó, đất nuôi trồng thủy

sản tăng 8,42 nghìn ha, đất ở tăng 1,26 nghìn ha chứng tỏ diện tích đất nông nghiệp của
tỉnh giảm chủ yếu do tác đồng của BĐKH.

Hình 3. Hiện trạng xâm nhập mặn tỉnh Trà Vinh năm 2010
Trên sông Tiền và sông Hậu (đoạn qua tỉnh Trà Vinh), nước mặn xâm nhập vào
đất liền hơn 30 - 40km. Ranh mặn 3 - 4‰ đến cống Cần Chông (huyện Tiểu Cần) và
cống Láng Thé (huyện Càng Long), tại thành phố Trà Vinh là 4,9‰, xã Định An
(huyện Trà Cú) là 13,4‰…
3.3.2. Đối với trồng trọt
BĐKH tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhiệt độ tăng làm gia tăng
bốc hơi và nhu cầu nước của cây trồng (theo IPCC nhiệt độ tăng lên 10C thì nhu cầu
nước tưới sẽ tăng lên 10%). Do đó, nhu cầu nước trong nông nghiệp tăng lên, các công
trình thủy lợi khó đáp ứng yêu cầu dùng nước để phục vụ sản xuất, làm giảm khả năng
thâm canh tăng vụ, thiếu nước cho cây trồng, tăng dịch bệnh, dịch hại, do đó năng suất,
sản lượng của cây trồng nhất là trồng trọt, sản lượng lương thực sẽ bị giảm sút.
191


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Bảng 5. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa qua một số năm
2000
2002
2005
2007
2009
Năm
Diện tích đất trồng lúa
111,61 109,48 103,63 101,62 98,08
(1000 ha)

944,7 1005,9 1028,8 929,8 1076,8
Sản lượng lúa (tấn)

2011
97,56
1155,3

Nguồn: [3], [4]
Diện tích đất trồng lúa của tỉnh giảm nhanh, trong vòng 11 năm diện tích lúa đã
giảm 14,05 nghìn ha. Tuy nhiên, nhờ áp dụng những chính sách tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào quá trình sản xuất, được sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh và kinh nghiệm ứng phó
với xâm nhập mặn của người dân nên sản lượng lúa của tỉnh đã tăng trong những năm
gần đây nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chưa ổn định do các trang thiết bị dự báo của
tỉnh vẫn còn lạc hậu so với sự diễn biến thất thường của khí hậu hiện nay.
Có những năm tỉnh không kịp dự báo biến động thất thường của khí hậu để đề ra
những giải pháp ứng phó nên sản lượng lúa giảm đáng kể. Cụ thể: giữa tháng 2 - 2011,
vụ lúa đông xuân ở tỉnh Trà Vinh chưa đến kì thu hoạch nhưng nhiều cánh đồng bạt
ngàn ở huyện Trà Cú, Cầu Ngang đã vàng quạch. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết đã có hơn 1.700ha lúa ở hai huyện này
bị chết trắng do nước trong nội đồng nhiễm mặn lên tới 4,9g/lít.
3.3.3. Đối với chăn nuôi
3.3.3.1. Chăn nuôi gia súc
Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình phát triển đàn gia súc trên địa
bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn:
Năng suất và sản lượng chăn nuôi có thể bị giảm do biên độ dao động của nhiệt
độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi
giảm, hạn chế phát triển chăn nuôi.
Dịch bệnh: nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố thời tiết và khí hậu
khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi
cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc. Một

số bệnh như lở mồm, long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả có nguy cơ bùng
phát nhanh hơn. Do đó, số lượng đàn gia súc sẽ bị giảm đáng kể, ảnh hưởng đến quy
mô phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Trà Vinh: đến ngày 24 tháng 12 năm 2012
trên toàn huyện Duyên Hải đã có 148 hộ nuôi có bò bị mắc bệnh, với tổng số 215 con,
đã chết 18 con.
Tăng chi phí thuốc thú y: dịch bệnh gia tăng trong điều kiện khí hậu thay đổi làm
phát sinh thêm chi phí thuốc phòng và trị bệnh vật nuôi, điều này ảnh huởng đến hiệu
quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi nói chung.
Ngoài ra, với sự phát triển ồ ạt các loại vật nuôi, cần phải có chiến lược giảm
192


Năm học 2012 - 2013

thiểu ô nhiễm môi trường, bởi vì chất thải chăn nuôi không được xử lý là một trong
những nguồn gây gia tăng hiệu ứng nhà kính bởi các khí CO2, NH4, …có trong phân và
nước tiểu của động vật phát tán vào bầu khí quyển.
3.3.3.2. Nuôi trồng thủy sản
BĐKH tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động quần thể và nguồn lợi
cá biển, nhiệt độ tăng nhanh ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản, gây sốc, vật
nuôi bị suy yếu, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh có sẵn trong môi trường xâm
nhập; sự thay đổi môi trường nước đột ngột làm vật nuôi chết nhanh, hàng loạt. Do đó,
loại hình canh tác sản xuất và cơ cấu nuôi trồng thủy sản sẽ bị thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực…
Bảng 6. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản qua các năm
Năm
Diện tích mặt nước nuôi thủy sản
Trong đó:
- Diện tích nuôi TS nước mặn lợ

- Diện tích nuôi TS nước ngọt

2000
52,6

2002
54,3

2005
38,7

Đơn vị:nghìn ha
2007
2009
2011
42,5
34,0
29,16

32,64
19,95

34,45
20,34

27,46
11,28

34,36
8,18


23,75
6,71

23,41
5,75

Nguồn: [3],[4]
Như vậy trong giai đoạn 2000 – 2011 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của
tỉnh giảm nhanh (giảm 23,44ha trong 11 năm) trong đó diện tích nuôi thủy sản nước
ngọt giảm nhanh nhất (giảm 14,2ha) do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo nuôi thủy sản vùng ngập mặn tỉnh Trà Vinh cho
biết: Tính đến thời điểm đầu tháng 2 - 2013, toàn tỉnh Trà Vinh các hộ đã và đang
chuẩn bị thả nuôi các đối tượng thủy sản như: tôm sú, tôm chân trắng, cua biển, tôm
càng xanh, nghêu, sò huyết, ốc len, vọp, cá lóc,… Riêng thả nuôi tôm sú, có 399 hộ bị
thiệt hại trên diện tích 545,4 ha với số lượng con giống 26.190.000 con, tập trung ở
huyện Duyên Hải, Cầu Ngang. Tôm chết ở giai đoạn từ 20 - 25 ngày tuổi do chênh lệch
độ mặn và các yếu tố môi trường chưa ổn định.
Ngoài ra, khi độ mặn trên các sông lên cao thì buộc các cống ngăn mặn phải đóng
để lấy nước trong các kênh rạch bị ứ đọng, ít lưu thông nên tình trạng ô nhiễm sẽ tăng
cao theo thời gian đóng cống ngăn mặn làm cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất lớn.
3.4. Giải pháp thích ứng
3.4.1. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng
Cơ cấu và hệ thống cây trồng, vật nuôi cần được tổ chức, sắp xếp lại. Với ảnh
hưởng của BĐKH, mùa sinh trưởng của cây trồng sẽ kéo dài. Ngoài ra, mùa khô hạn sẽ
kéo dài và xuất hiện sớm hơn. Do đó, thời vụ gieo trồng cũng sẽ phải được nghiên cứu,
sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện khí hậu ấm lên.
193



Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

3.4.1.1. Hoạt động sản xuất lúa
- Trong nội bộ đất trồng lúa bao gồm: đất chuyên trồng lúa và đất lúa kết hợp
trồng màu theo mô hình: 2 vụ lúa – 1 vụ màu; hoặc 1, 2 vụ màu – 1 vụ lúa; đất trồng
lúa kết hợp nuôi tôm cá nước ngọt; đất 1 vụ lúa kết hợp nuôi tôm nước lợ cần được bố
trí lại nhằm khai thác hiệu quả đất nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng.
- Thời vụ gieo trồng lúa:
+ Vụ mùa cần xuống giống sớm nhằm né mặn cuối vụ.
+ Vụ Hè Thu cần gieo trồng muộn nhằm né mặn ở đầu vụ, đặc biệt là khu vực
giáp tỉnh Bến Tre.
+ Đối với một số vùng trồng lúa 3 vụ, cần nghiên cứu lại và sản xuất 2 vụ chính
nhằm đạt hiệu quả cao do vụ 3 thường xuyên bị mất trắng do xâm nhập mặn và thiếu
nước tưới (khu vực Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải…).
3.4.1.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
+ Hiện nay, ngoài cây lúa thì các giống cây hoa màu được trồng trên các diện tích
đất giồng cát và đất phù sa, phá thế độc canh cây lúa trước đây. Hiện nay, các mô hình
sản xuất kết hợp hiệu quả, nhân rộng trong sản xuất như: mô hình đa canh tổng hợp lúa
- cá - màu ở vùng ngọt, mô hình sản xuất đa canh lúa - tôm trong vùng nhiễm mặn, bồi
dục vườn cây ăn quả chất lượng, nghiên cứu ứng dụng mô hình hệ thống lúa cải tiến,
xây dựng vùng sản xuất rau an toàn… từ đó mang lại hiệu quả sản xuất cho nông dân
ngày càng tăng, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung.
Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiếu nước do hạn hán cần được tính toán
và lường trước, đối với những khu vực trồng lúa thiếu nước tưới có thể chuyển sang
trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao như: bắp, đậu tương, mía, đậu đỗ và cỏ
dùng trong chăn nuôi.
+ Đối với khu vực bị nhiễm mặn nặng có thể chuyển diện tích lúa, hoa màu sang
quy hoạch thành các vùng nuôi tôm chuyên canh, đặc biệt là các khu vực ven biển

huyện Duyên Hải, một phần Cầu Ngang.
+ Đối với những địa phương bị ngập úng vùng nội đồng thường xuyên và có nguy
cơ ngập vào mùa mưa thì phải có kế hoạch bố trí mùa vụ né tránh, chuyển đổi cây
trồng vật nuôi để trồng lúa, có thể chuyển một số diện tích trồng lúa một vụ kém hiệu
quả sang nuôi cá và thủy sản, đặc biệt là giảm diện tích trồng lúa - nơi mà tiêu nước
úng không hiệu quả và tốn kém để thích ứng với tình trạng ngập úng gia tăng trong
tương lai.
3.4.2. Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi gia súc
Phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi: Một thực tế cho thấy, khi tập trung số
lượng vật nuôi ở mức vừa đủ trong một trang trại sẽ tạo điều kiện quản lý vật nuôi,

194


Năm học 2012 - 2013

trang trại, thực hiện các quy trình kỹ thuật thích hợp. Việc cung cấp thức ăn, nước uống
sẽ tốt hơn, tạo điều kiện cho gia súc thích ứng tốt hơn với các điều kiện của BĐKH.
Tăng cường việc sản xuất, chế biến, sử dụng thức ăn chăn nuôi: Thức ăn có liên
quan chặt chẽ với năng suất sinh học, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Nếu vật nuôi
được ăn nhiều thức ăn chế biến, có sự hài hoà về chất dinh dưỡng sẽ tăng khả năng
thích ứng với môi trường, đồng thời còn tăng khả năng kháng bệnh và giảm các chất
thải ra môi trường.
Đẩy mạnh công tác chọn giống: Cần chọn lựa được tập đoàn giống, nhóm giống
có năng suất sinh học cao vừa thích nghi với điều kiện từng vùng sinh thái, vừa có tính
kháng bệnh cao.
3.4.3. Công tác thông tin, dự báo mặn
Tỉnh kịp thời tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến bất
thường của thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới nguồn nước và xâm nhập mặn, địa phương
và nhân dân chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn.

3.4.4. Quản lý, điều tiết và vận hành cống ngăn mặn
Củng cố bờ bao mặn giữ ngọt, trữ nước trên kênh rạch, sử dụng bơm tưới khi cần
thiết. Giám sát mặn thường xuyên, vận hành hợp lý các công trình vừa đảm bảo tiêu
thoát, ngăn mặn và đưa nước ngọt về, đặc biệt như cù lao Hòa Minh, huyện Duyên Hải
và hệ thống các cống ngăn mặn Láng Thé, Cái Hóp.
Chủ động trữ nước, lấy nước trong điều kiện cho phép. Định kì thoát nước mặn
và nguồn nước ô nhiễm trên kênh rạch.
3.4.5. Quy hoạch vùng sản xuất
Phân vùng sinh thái theo quan điểm xâm nhập mặn nhằm tạo điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội một cách hợp lí trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng.
Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh trong điều kiện BĐKH và NBD.

Hình 4. Quy hoạch thủy lợi tỉnh Trà Vinh trong điều kiện BĐKH và NBD

195


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng ảnh hưởng của BĐKH và NBD
đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh là rất lớn, NBD cao có thể gây ra các hậu quả
nghiêm trọng như: làm mất đất sản xuất nông nghiệp, đất ở, diện tích mặt nước nuôi
trồng thủy sản... và sản lượng lương thực bị giảm đi một cách rõ rệt đặc biệt là lúa gạo.
Song song đó, NBD làm tăng cường diện tích mặt đất, mặt nước bị mặn hoặc nhiễm
mặn rất cao, ảnh hưởng lớn đến cơ cấu sử dụng đất, cụ thể nhiều loại cây trồng, vật
nuôi nước ngọt phải chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi nước mặn, nước lợ.
Trồng trọt và chăn nuôi là hai lĩnh vực quan trọng của sản xuất nông nghiệp,
chính vì thế sự tác động của BĐKH lên hai lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng

đến nền nông nghiệp của tỉnh.
Hiện nay, BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, hậu quả của nó ngày càng lớn.
Thiên tai và sự diễn biến thất thường về thời tiết, khí hậu, thiên tai sẽ gia tăng và diễn
biến khó lường do tác động của BĐKH. Nghiên cứu ở Thái Lan cho biết năng suất lúa
thu hoạch/ha có thể gia tăng tới 20% trong môi trường mới do hâm nóng toàn cầu với
điều kiện là sẽ chi phí rất cao cho phân bón, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, tưới
nước, v.v… Tuy nhiên, trên địa bàn rộng lớn, như Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, tổng sản lượng sẽ bị giảm trong tương lai do thời tiết
bất thường, hạn hán, lụt lội, đất nhiểm mặn, sâu bọ, v.v… sẽ trầm trọng hơn ngày nay.
Vì vậy, cần thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó và thích ứng với tình trạng
BĐKH, nhằm hạn chế tối đa hậu quả của nó, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và nông nghiệp nói riêng cho toàn tỉnh.
4.2. Kiến nghị
Để hạn chế tác động của BĐKH đến nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh, chúng tôi có
một số kiến nghị đối với các Sở ban ngành và chính quyền địa phương như sau:
- Nhanh chóng nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê ven biển huyện Duyên Hải.
Có kế hoạch tạo các bãi bồi trước đê (trồng rừng phòng hộ) để bảo vệ thân đê và chân
đê.
- Đầu tư cho công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi: về trang thiết bị,
đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng cán bộ nông - lâm - ngư nghiệp.
- Hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi với việc đầu tư trang thiết bị thông tin, hệ
thống quan trắc tự động và vận hành chủ động, cập nhật thông tin về chất lượng nước
trên các phương tiện thông tin đại chúng, chọn dự án Nam Măng Thít làm điểm mẫu.
- Đề xuất các phương án thích nghi trong điều kiện BĐKH nước biển dâng: rà
soát lại quy hoạch tổng thể toàn tỉnh, khả năng đáp ứng trong điều kiện biến đổi khí
hậu nước biển dâng, sửa đổi quy hoạch đi đôi với chương trình hành động thích ứng

196



Năm học 2012 - 2013

với biến đổi khí hậu, từng bước thích nghi và chủ động thích nghi với các điều kiện của
biến đổi khí hậu.
- Cần sớm tổ chức giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường và trang bị
kiến thức biến đổi khí hậu và ý thức phòng tránh thảm họa của biến đổi khí hậu toàn
cầu dựa trên cơ sở cộng đồng vì một công việc muốn thành công khi và chỉ khi được đa
số nhân dân thực hiện một cách tự giác, có hiểu biết và có trách nhiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh (2011), Thiết kế quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều
kiện BĐKH và NBD, Viện khoa học thủy lợi miền Nam.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh,
lưu hành nội bộ.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số liệu đất nông nghiệp thường niên, lưu
hành nội bộ.
4. Cục Thống kê Trà Vinh (2011), Niên giám thống kê.
5. Lê Văn Núi (2005), Bước đầu tìm hiểu địa danh tỉnh Trà Vinh, khóa luận tốt
nghiệp Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
6. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Trà Vinh, Số liệu khí tượng và số liệu
mặn thường niên, lưu hành nội bộ.
7. Trung tâm Kĩ thuật môi trường (CEE), Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng
vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và NBD.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2000), Quy hoạch tổng thể tỉnh Trà Vinh đến năm
2010.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2006), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh
Trà Vinh.
10. Viện khoa học thủy lợi miền Nam (2010), Tuyển tập khoa học công nghệ 2010.

197




×