Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

DC ON TAP THUY VAN MOI TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.2 KB, 28 trang )

ÔN TẬP THỦY VĂN (CÂU NGẮN)
1. Tài nguyên nước thường được đánh giá bởi các yếu tố nào ?
Tài nguyên nước trên trái đất được đánh giá bởi 3 yếu tố:
- Số lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một lãnh thổ
hay không gian;
- Chất lượng nước bao gồm các đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan hoặc không hoà
tan trong nước có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng;
- Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi các đặc trưng dòng chảy theo thời
gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự vận chuyển và quy luật chuyển
động của nước trong sông, nước ngầm, các quá trình trao đổi chất hoà tan, truyền mặn,…
2. Vòng tuần hoàn nước và ý nghĩa của nó ?
Khái niệm: là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu
khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng
thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại.
Trình bày vòng tuần hoàn nước: Nước trong tự nhiên không ngừng hẳn tuần hoàn do
tác dụng của năng lượng mặt trời và trọng lực trái đất. Nước trên mặt biển, đại dương,
trên mặt sông hồ ở mặt đất và từ trong sinh vật được mặt trời đốt nóng, không ngừng bốc
hơi và phát tán vào khí quyển. Hơi nước trong khí quyển tập trung thành các khối mây.
Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống mặt đất, mặt biển và đại dương.
Một phần nước mưa bốc hơi trở lại khí quyển, một phần thấm xuống đất thành dòng chảy
ngầm rồi đổ ra sông, biển. Cứ như thế nước từ Trái Đất bay vào khí quyển, rồi từ khí
quyển đổ lại vào đất tạo ra 1 chu trình khép kín, hình thành vòng tuần hoàn nước trong
thiên nhiên.
Ý nghĩa: có vai trò quan trọng đối với các quá trình trao đổi năng lượng vật chất và góp
phần duy trì sự sống trên trái đất (tái phân bố nhiệt độ bề mặt trái đất, vận động của dòng
chuyển dịch không khí và nước trên trái đất, tạo điều kiện thực hiện các chu trình sinh địa
hóa khác trên trái đất,..).



3. Khái niệm lưu vực, đường phân lưu. Phân loại đường phân lưu


Lưu vực: lưu vực sông là phần mặt đất mà nước trên đó (kể cả nước mặt và nước ngầm)
sẽ chảy ra sông hay là phần diện tích khu vực tập trung nước của sông.
Đường phân lưu: là đường giới hạn lưu vực sông, dùng để xác định diện tích lưu vực
Phân loại đường phân lưu: đường phân lưu nước mặt và nước ngầm
- Đường phân lưu nước mặt là đường nối liên tục các điểm cao nhất xung quanh lưu
vực và giới hạn bởi lưu vực khác. Nước mưa rơi xuống đường phân lưu sẽ chảy về
2 phía của đương phân lưu và đi về 2 lưu vực khác kế cận nhau theo sườn dốc của
chúng.
- Đường phân lưu nước ngầm là đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước
ngầm chảy về hai phía đối lập nhau; phân chia sự tập trung nước ngầm giữa các
lưu vực.
4. Nguyên tắc cơ bản xác định lưu vực. Các phương pháp phân định lưu vực
- Nguyên tắc cơ bản xác định lưu vực sông:
o Xác định vị trí địa lý và ranh giới của lưu vực đó.
o Thu thập dữ liệu liên quan đến đặc trưng hình học của lưu vực: diện tích
lưu vực, chiều dài lưu vực, chiều rộng lưu vực, độ cao bình quân lưu vực,
độ dốc trung bình lưu vực, mật độ lưới sông
- Phương pháp xác định lưu vực sông phổ biến là sử dụng bản đồ cao độ địa hình,
tạo các đường đồng cao độ, sau đó khoanh lưu vực theo những cao độ lớn nhất
trên khu vực nghiên cứu. 2 phương pháp xác định lưu vực sông: cổ điển (sử dụng
bản đồ địa hình in trên giấy) và kỹ thuật số (sử dụng công cụ hỗ trợ của hệ thống
thông tin địa lý GIS và bản đồ kỹ thuật số)
o Phương pháp xác định đường phân thuỷ (ranh giới) lưu vực sông trên bản
đồ địa hình được thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Xác định vị trí cần nghiên cứu trên
 Bước 2: Xác định đường chia nước lưu vực. Việc xác định này thực
hiện bằng cách nối các điểm cao độ cao nhất trong khu vực
 Bước 3: Sau khi xác định được đường chia nước lưu vực, việc tiếp
theo là xác định diện tích lưu vực và các đặc trưng cần thiết khác.
Diện tích lưu vực thường được thực hiện bằng phương pháp đếm ô

vuông hoặc dùng máy đo diện tích chạy theo đường phân nước được
xác định trên bản đồ địa hình.
o Các bước cơ bản để xác định lưu vực sông một cách tự động dựa trên bản
đồ số dưới dạng raster (ô lưới) như sau:
 Bước 1: Chuẩn bị số liệu cao độ số DEM
 Bước 2: Xử lý số liệu cao độ số (Xử lý số liệu cao độ -Fill DEM)
 Bước 3: Tính toán xác định hướng dòng chảy theo mô hình 8 hướng
trên (Flow Direction)
 Bước 4: Xác định liên kết hướng dòng chảy giữa các ô lưới (Flow
Accumulation)


 Bước 5: Xác định lưu vực sông và tính toán các đặc trưng của nó.
5. Các đại lượng đặc trưng cho độ ẩm không khí
Ẩm độ không khí (air humidity/ moisture) là lượng hơi nước chứa trong không khí. tầng
không khí ở sát mặt đất lúc nào cũng có hơi nước: nước từ hồ ao, sông, biển, ... bốc hơi
tỏa ra, thoát hơi nước từ sự hô hấp của thực và động vật và hơi nước từ các hoạt động
công nghiệp, lò hơi phát ra.
- Áp suất hơi nước (e): còn gọi là sức trương hơi nước là phần áp suất do hơi nưóc
chứa trong không khí gây ra và được biểu thị bằng milimét cột thủy ngân (mmHg)
hoặc milibar (mb): 1 mb = 10-3 bar = 102 N/m2 = 3/4 mmHg
Ở một nhiệt độ nhất định, áp suất hơi nưóc ứng với giới hạn tối đa của hơi nước
trong không khí gọi là áp suất hơi nước bão hòa hay áp suất cực đại của hơi nước
trong không khí và được ký hiệu là E, tính theo công thức:

-

Trong đó 6,1 là áp suất bão hòa ở nhiệt độ 0 °C
7,6 và 242 là các hệ số thực nghiệm
t là nhiệt độ không khí

Độ ẩm tuyệt đối (a): còn gọi là mật độ hơi nước, là lượng nước có trong một đơn
vị thể tích không khí, đơn vị thường dùng là g/m3 hay g/cm3 . Giữa độ ẩm tuyệt
đối a và áp suất hơi nước (e) có mối liên hệ sau:

(g/m3 )

-

Trong đó: t là nhiệt độ không khí (t °C)
α là hệ số dãn nở của không khí, α = 0,0036
e là áp suất hơi nước đo bằng mmHg, trường hợp e tính bằng milibar thì
hệ số trước e (là 1,06) được thay bằng 0,8. Ghi chú: Tỷ số [(1,06)/(1+α.t)] ≈ 1, nên
trị số độ ẩm tuyệt đối a và áp suất hơi nước e gần bằng nhau.
Độ ẩm tương đối (R): là tỷ số giữa áp suất hơi nước ở trạng thái thực tế e với áp
suất hơi nước ở trạng thái bão hòa E, trong cùng một nhiệt độ. R thường được tính
bằng %:

Vì e ≤ E nên R% ≤ 100 %. Trong nông nghiệp, ta thường sử dụng độ ẩm tương đối
để chỉ số lượng hơi nước trong không khí. Độ ẩm tương đối R có thể tính gần
đúng từ:

Trong đó : T là nhiệt độ không khí tính theo độ Celsius


-

Td là nhiệt độ điểm sương (dewpoint). Td được định nghĩa là nhiệt độ
mà ở đó hơi nước trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa. Td là nhiệt độ có áp
suất hơi nước bão hòa E bằng áp suất hơi nước thực tế e.
Độ thiếu hụt bão hòa (d): hay còn gọi là độ hụt ẩm, là hiệu số giữa áp suất hơi

nước bão hòa E và áp suất hơi nước e trong không khí ở một nhiệt độ nhất định.
d = E - e (mmHg) hoặc (mb)

6. Điểm sương. Ý nghĩa
Điểm sương là nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa.
Hay là nhiệt độ mà tại đó có áp suất hơi nước bão hòa E bằng áp suất hơi nước thực tế e.
Ý nghĩa: quan trọng khi xem xét khả năng đọng sương trên các bề mặt cũng như xác định
trạng thái không khí. Ở một nhiệt độ nhất định nhưng độc lập với áp suất khí quyển ,
điểm sương là một hệ quả của độ ẩm tuyệt đối , khối lượng của nước trên một đơn vị khối
lượng của không khí. Nếu cả hai nhiệt độ và tăng áp lực, tuy nhiên, điểm sương sẽ tăng
lên và độ ẩm tương đối sẽ thấp hơn cho phù hợp. Giảm độ ẩm tuyệt đối mà không cần
thay đổi các biến số khác sẽ mang lại điểm sương quay trở lại giá trị ban đầu của nó.
Trong cùng một cách, tăng độ ẩm tuyệt đối sau khi giảm nhiệt độ mang đến cho các điểm
sương quay trở lại mức ban đầu của nó. Nếu nhiệt độ tăng lên trong điều kiện áp lực liên
tục, sau đó điểm sương sẽ vẫn không đổi nhưng độ ẩm tương đối sẽ giảm xuống. Vì lý do
này, các giống tương đối độ ẩm trên 1 ngày khi nó là 80 ° F, và 1 ngày khi nó là 100 ° F
sẽ hàm ý rằng 1 phần cao hơn của không khí vào những ngày nóng hơn bao gồm hơi
nước hơn so với những ngày lạnh, tức là , điểm sương cao.
Khi ngưng kết: áp suất hơi nước đạt đến áp suất bão hòa hoặc vượt quá áp suất bão hòa,
(e ≥E) đồng thời nhiệt độ không khí phải hạ thấp đến điểm sương hoặc thấp hơn.
7. Bản chất của quá trình bốc hơi. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi
Bản chất của quá trình bốc hơi:
Là quá trình chuyển trạng thái của nước từ thể lỏng hoặc thể rắn sang thể hơi
Điều kiện: ea < E(ta) hay ta > τ
Đơn vị đo bốc hơi: bề dày của lớp nước bốc hơi (mm);
Bốc hơi là quá trình tiêu tốn năng lượng:
Nhiệt hóa hơi là lượng nhiệt tiêu tốn cho 1 g hơi nước bốc hơi hoàn toàn.
L = 597 - 0,6t
Trong đó L là nhiệt hoá hơi của nước (cal g-1) và t là nhiệt độ của nước (0C).
Khái niệm bốc hơi (Evaporation) là hiện tượng chuyển hóa các phân tử nước từ thể lỏng

sang thể hơi do tác dụng chính của nhiệt độ, gió và đi vào không khí. Thoát hơi
(Transpiration) là sự bốc hơi xảy ra ở bề mặt các mô của thực và động vật. Trong cân
bằng nưóc người ta gọi chung là bốc thoát hơi (Evapotranspiration), hoặc nói tắt hơn là
bốc hơi, là tổng lượng nước mất đi do sự bốc hơi nước từ mặt nước, mặt đất, qua lá cây
của lớp phủ thực vật, ...


Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi:
W = A.(E – e)/P
W: tốc độ bốc hơi (mm.ha-1.h-1)
A: hệ số phụ thuộc vào tốc độ gió
E: áp suất hơi nước bão hoà ở nhiệt độ mặt bốc hơi
e: áp suất thực tế của hơi nước trên bề mặt bốc hơi
P: áp suất khí quyển
Nhân tố ảnh hưởng: điều kiện vật lý của vật bốc hơi và điều kiện khí tượng
- Điều kiện vật lý của vật bốc hơi: trạng thái vật thể, nhiệt độ băng và nước, hình
dạng mặt ngoài, tình hình tạp chất có trong nước, độ sâu của nước, sự bốc howitwf
mặt đất
- Điều kiện khí tượng: chế độ gió và loạn lưu, độ ẩm không khí, nhiệt độ không khí,
khí áp.
8. Bản chất của quá trình ngưng kết/ ngưng tụ hơi nước. Các điều kiện xảy ra
quá trình ngưng kết
Bản chất của quá trình ngưng kết: Là quá trình chuyển trạng thái của nước từ thể hơi
sang thể lỏng hoặc thể rắn.
Các điều kiện xảy ra quá tình ngưng kết: ea ≥ E(ta) khi ta ≤ τ
─ Khối không khí chuyển động ngang (bình lưu) trượt trên bề mặt đệm lạnh
hơn hoặc xáo trộn với khối không khí ấm hơn.
─ Khối khí lạnh đi về ban đêm do mặt đất bức xạ mất nhiệt.
─ Các khối không khí gần bão hoà có nhiệt độ khác nhau xáo trộn với nhau.
─ Các khối không khí chuyển động thăng lên cao, nhiệt độ giảm dần

─ Các khối không khí di chuyển tiếp xúc với nhau (front nóng hoặc lạnh)
─ Có hạt nhân ngưng kết hơi nước (hạt nước nhỏ li ti, bụi, phấn hoa, hạt
muối…). Nếu không có hạt nhân ngưng kết, sự ngưng tụ chỉ xảy ra khi RH
= 400-600%
9. Phân biệt sản phẩm khác nhau của quá trình ngưng kết
Sương: Là lớp nước mỏng, giọt nước hình thành trên mặt đất hay trên bề mặt các vật thể
có nhiệt độ thấp (lá cây, sàn nhà, mặt tảng đá…)
Nguyên nhân:
Do ban đêm nhiệt độ giảm dần, không khí gần bão hoà hơi nước tiếp xúc với bề mặt lạnh.
Do mặt đất bức xạ mất nhiệt, không khí ấm, ẩm tiếp xúc với mặt đất lạnh.


Không khí ấm, ẩm ở dưới đất bốc lên theo các kẽ nứt gặp không khí lạnh hơn nên ngưng
kết thành giọt vướng váo mạng nhện.
Sương muối: Là các giọt nước đóng băng hình thành trên mặt đất hoặc trên bề mặt các lá
cây giống như những hạt muối.
Nguyên nhân:
Vào mùa lạnh, Do ban đêm nhiệt độ không khí rất thấp (t ≤ 100C), mặt đất bức xạ nên
nhiệt độ giảm xuống gần 00C, không khí ẩm tiếp xúc với mặt đất lạnh sẽ hình thành
sương muối.
Điều kiện thuận lợi cho sương muối hình thành: trời quang mây và gió nhẹ; Độ ẩm không
khí không cao quá; Trong các thung lũng hay bồn địa thấp trũng.
Sương mù: Hình thành ở lớp không khí gần mặt đất, là các hạt nước hoặc hạt băng nhỏ li
ti bay lơ lửng (hạt sương mù có kích thước 2-5µ)
Phân biệt các loại sương mù
Sương mù bức xạ (radiation fog): mặt đất lạnh đi do bức xạ mất nhiệt, lớp không khí
mỏng sát mặt đất (1-2m) xuất hiện sương mù. Thường xuất hiện trên thảo nguyên, đồng
lúa, đồng bông…
Sương mù bình lưu (advection fog): không khí nóng, ẩm di chuyển trượt trên mặt đất
lạnh hoặc xáo trộn với khối không khí lạnh hơn. Sương mù bình lưu thường dày và đặc

(dày từ 10 mét đến hàng trăm mét, đặc làm tầm nhìn xa giảm).
Sương mù bốc hơi (steam fog): vào mùa thu, mùa đông trên bề mặt ao, hồ, sông, ngòi
xuất hiện làn sương mù mỏng do hơi nước bốc lên gặp không khí lạnh.
Sương mù thành phố (loại sương mù hỗn hợp do nhiều nguyên nhân hình thành).
Mây: Là tập hợp những sản phẩm ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyển.
Cơ chế dẫn đến sự ngưng tụ tạo thành mây gọi chung là nhiễu động khí quyển (đối lưu,
front, rãnh trên cao, hội tụ nội chí tuyến, áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, tố, vòi rồng…)
10. Giải thích cơ chế dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước tạo thành mây: thăng do địa
hình, thăng do front, thăng do đối lưu, do hội tụ không khí trên mặt đất
Thăng do địa hình, chuyển động cưỡng chế của không khí ở bên trên barie núi:
không khí thổi tới đồi núi sẽ bị đổi hướng ở bên trên barie. Quá trình không khí chuyển
lên cao dẫn đến bijlanhj đi đoạn nhiệt được gọi là chuyển động thăng địa hình (hay hiệu
ứng địa hình). Độ cao mà các đám mây có thể đạt tới không bị hạn chế ở độ cao của đồi
hoặc núi; đỉnh của mây địa hình có thể hàng trăm mét cao hơn và thậm chí vươn tới tầng
dưới của bình lưu khí quyển. Độ cao đỉnh mây liên quan chặt chẽ với các đặc trưng của
không khí, thay đổi từ ngày qua ngày. Độ dày của mây lớn hơn nhiều so với độ cao cảu
barie địa hình tạo mây. Xuối theo chiều gió, ở phía sườn núi khất gió, không khí hạ
xuống theo sườn nghiêng và nóng lên do bị nén tạo thành 1 hiệu ứng khuất mưa, 1 vùng
lượng mưa thấp hơn.


Thăng do front, di chuyển của 1 khối không khí ở bên trên 1 khối không khí khác:
Thường do không khí nóng chuyển động đi lên trên mặt dốc của không khí lạnh; tại
những vùng chuyển tiếp mà trong đó xuất hiện những khác biệt rất lớn về nhiệt độ trên 1
khoảng cách tương đối ngắn. Những vùng chuyển tiếp này được gọi là các front, không
giống với các bức tường thẳng đứng phân tách không khí ấm và lạnh, mà là như các sườn
dốc thoai thoải. Dòng không khí dọc theo các mặt ngăn cách front thường dẫn tới sự phát
triển mây theo 2 cách: Khi không khí lạnh tiến tới không khí nóng hơn (front lạnh), thì
không khí lạnh đậm đặc hơn thế chỗ không khí nóng nhẹ hơn ở phía trước; khi không khí
nóng thổi về phía nêm của không khí lạnh (front nóng), không khí nóng bị đẩy nổi lên

trên rất giống như cách mà hiệu ứng địa hình làm cho không khí nâng lên ở bên trên 1
barie núi.
Thăng do đối lưu cục bộ độ nổi: đối lưu tự do là chuyển động thăn gây ra bởi không khí
bị đốt nóng gần bề mặt, nó thường đi kèm với những chuyển động lên trên của hơi ẩm đủ
mạnh để tạo mây và mưa. Trong mùa nóng, sự đốt nóng bề mặt TĐ gây nên do đối lưu tự
do trên 1 diện tích tương đối hạn chế và tạo ra những trận mưa dông, dung lượng ẩm cao
của không khí đôi khi tọa thành các đám mây cao với chân ở độ cao tương đối thấp. Các
điều kiện như thế thuận lợi cho giáng thủy mạnh trên các khu vực nhỏ.
Thăng do hội tụ không khí trên mặt đất, chuyển động ngang của không khí tới 1
vùng tại các mực thấp: khi 1 nhân áp suất thấp nằm gần ở bề mặt, gió trong khí quyển
tầng thấp có xu hướng hội tụ tại tâm của áp thấp từ tất cả các hướng. Sự di chuyển theo
phương ngang hướng tới cùng 1 vị trí gây ra tích tụ khối lượng khối khí, gọi là hội tụ
ngang hay hội tụ. Hội tụ làm cho mật độ tăng lên, không khí xâm nhập đến không bị giữ
nguyên ở độ cao ban đầu. Các chuyển động thẳng đứng làm cho khối lượng hội tụ tới bao
nhiêu thì bị mang đi bấy nhiêu. Trong trường hợp hội tụ ở mực thấp, sẽ dẫn đến không
khí thăng.
11. Giải thích cơ chế của quá trình giáng thủy
Giáng thủy xảy ra khi 1 khối không khí ẩm đủ lạnh để trở thành bão hào và có sự hiện
diện của nhân ngưng kết để tạo thành các giọt nước hoặc các tinh thể băng. Không khí có
thể bị lạnh theo 1 số cách: do sự gặp nhau giữa những khối không khí có nhiệt độ khác
nhau hay là do tiếp xúc với bề mặt lạnh (ví dụ như mặt đất). Song cơ chế lạnh đi quan
trọng nhât là do chuyển động thăng của không khí. Khi đi lên, áp suất của không khí
giảm, nó trở ra và lạnh đi. Sự lạnh đi này làm giảm khả năng giữa nước của khối khí cho
tới khi đến nhiệt độ điểm sương, khối khí trở thành bão hòa và ngưng tụ xuất hiện. Vì đặc
điểm của mây (hình dạng, cấu trúc, kiểu, sự trong suốt) biểu diễn sự chuyển động của
không khí nên những loại mây khác nhau gắn liền với các điều kiện thời tiết khác nhau.
Những đám mây tầng thấp có thể taoj thành do sự lạnh đi của lớp không khí phía dưới
khi tiếp xúc với mặt đệm lạnh, tạo thành sương mù. Sự hình thành những đám mây không
tự nó gây ra giáng thủy vì cần phải có 1 cơ chế cung cấp nguồn hơi ẩm đi vào. Chỉ khi
những giọt nước hay những tinh thể băng lớn đến 1 kích thước nào đó, chúng mới có thể

rơi xuống dưới đất dưới dạng mưa, mưa đá, tuyết.


12. Cường độ mưa, lượng mưa
Lượng mưa là bề dầy của lớp nước tính bằng mm đã rơi xuống mặt đất trên tiết diện
nằm ngang, chưa chảy đi nơi khác, chưa thấm xuống đất và chưa bốc hơi (mm).
Cường độ mưa là lượng mưa tính ra mm rơi trong một đơn vị thời gian (mm/phút,
mm/ngày, mm/tháng…). Cường độ mưa vượt quá 1mm/phút gọi là mưa rào.
13. Giải thích điều kiện ảnh hưởng đến phân bố lượng mưa
Địa hình: Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phân bố mưa. Cùng một sườn núi đón
gió càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ không
khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa ; vì thế ở những sườn núi cao và núi cao thường
khô ráo.
Khí áp: Ở khu khi áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ấm lên cao sinh ra mây, mây
gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái
Đất. Ở các khu khí áp cao, không khí ấm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi,
không cỏ gió thổi đến, nên mưa rớt ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí
tuyến thường có những hoang mạc lớn.
Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa
I nhiều vìkhông khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục
địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh,
hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ I đại dương: nhưng vẫn là
miền hoang mạc như : A ta ca ma, Na-míp,...
Gió: Những vùng sâu trong các lục địa. nếu không cỏ gió từ đại dương thổi vào thì mưa
rất ít. Ở đâỵ mưa chú yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây hốc lên tạo
thành mưa. Miền có gió mậu dịch mưa ít vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khô : miền có gió
mùa có lượng mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục
địa.
Front: Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu
loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh)

cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đảy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên
không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi. gây ra mưa trên cá hai frông nóng và lạnh. Miền
cỏ frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc
mưa dải hội tụ.
Sự phân bố mưa theo địa lý: trong vùng xích đạo (lượng mưa lớn là do không khí chưa
nhiều hơi nước và đối lưu phát triển mạnh), trong vùng cận nhiệt đới (chuyển động đi
xuống của không khí chiếm ưu thế, đã cản trở sự hình thành mây, mặc dù hơi nước rất
nhiều), trong vùng ôn đới (lượng mưa tăng là do sự hoạt động của xoáy thuận), vùng cự
đới (nhiệt độ thấp, trữ lượng hơi nước nhỏ nên mưa ít).


14. Nguyên tắc và phương pháp xác định lượng mưa
Nguyên tắc tính toán lượng mưa trung bình thời đoạn: là tính toán chiều dày của lớp
nước đo được tại 1 hay nhiều trạm đo mưa trong thời đoạn đó. Lượng mưa tính bằng mm.
Dụng cụ để đo mưa là thùng đo mưa được đặt giữa trời để đo mưa, để đo lớp nước mưa
rơi xuống đất.
Lượng mưa bình quân theo thời đoạn:

(1)

Xtb lượng mưa bình quân, Xi là lượng mưa ở thời đoạn thứ i
N là số thời đoạn tính toán
Phương pháp xác định lượng mưa – bình quân lưu vực:
- Phương pháp bình quân số học: sử dụng khi trạm đo mưa khá nhiều và đặt tương
đối đồng đều trên lưu vực: (1) n là số trạm đo mưa trên lưu vực, Xi là lượng mưa ở
trạm thứ i
- Phương pháp đường đẳng vũ: Đường đẳng vũ là đường cong nối liền các điểm
có lượng mưa bằng nhau, các đường này được vẽ bằng cách nội suy khi trên vùng
có nhiều trạm đo mưa. Lượng mưa bình quân tính theo công thức:
-


với fi là diện tích giữa 2 đuờng đẳng vũ có lượng mưa tương ứng là Xi và X(i+1)
Phương pháp đa giác Thiessen: Phương pháp này xem các điểm đo mưa tại một
vị trí nào đó là đại diện cho lượng mưa chỉ ở khu vực nhất định chung quanh nó.
Khu vực này được khống chế bởi các đường trung trực nối liền các trạm với nhau.
Trình tự vẽ và tính toán như sau:
+ Nối các trạm đo mưa trên bản đồ thành các tam giác,
+ Vẽ các đường trung trực của các tam giác đó thành các đa giác.
+ Lượng mưa tại trạm đo mưa nằm trong mỗi đa giác sẽ đại diện cho lượng mưa
trên phần diện tích đa giác đó.
+ Đo diện tích từng đa giác.
+ Lượng mưa bình quân lưu vực sẽ được tính theo công thức:
Trong đó: Xi là lượng mưa tại trạm thứ i đại diện cho mảng diện tích thứ i
n là số đa giác hoặc số trạm mưa
fi là diện tích của khu vực thứ i
F là diện tích khu vực tính bằng km2

15. Dòng chảy. Các loại dòng chảy
Dòng chảy: là lượng nước của 1 lưu vực chảy qua mặt cắt cửa ra, sau 1 khoảng thời gian
nhất định cùng với sự thay đổi của nó trong khoảng thời gian đó.
Các loại dòng chảy: dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm
- Dòng chảy mặt: hình thành do nước trên mặt lưu vực sinh ra, do mưa hoặc tuyết
tan và tập trung về tuyến cửa ra. Chỉ hình thành trong thời gian có mưa.


-

Dòng chảy ngầm: do nước dưới đất cung cấp, hình thành trong cả thời gian có
mưa và không có mưa.


16. Sơ đồ hình thành dòng chảy sông ngòi


Mực nước sông
Lớp dòng chảy trên mặt

Thấm

Dòng chảy m
Mực nước ngầm
Mưa

Dòng chảy ngầm


Dòng chảy trong sông ở nước ta đều do mưa xuống khu vực tạo thành. Khi mưa rơi
xuống đất, một phần tạo thành dòng chảy mặt đổ ra sông, phần còn lại ngầm xuống đất
và tạo thành dòng chảy ngầm cung cấp cho hệ thống sông. Sự hình thành dòng chảy mặt
sinh ra trong thời gian có mưa. Khi có mưa, lúc đầu do độ ẩm của đất nhỏ, lượng mưa bị
ngầm vào đất và không sinh ra dòng chảy. Sau một thời gian kể từ lúc bắt đầu mưa,
cường độ thấm giảm đi và trên mặt đất bắt đầu sinh ra dòng chảy mặt. Lượng nước chảy
trên mặt lưu vực một phần bị tổn thất do phải lấp vào các chỗ trũng trên mặt đất, một
phần bị ngấm xuống đất trong quá trình chuyển động trên mặt lưu vực, một phần bị bốc
hơi, phần còn lại chảy vào các khe nhỏ và tập trung dần vào các khe lớn hơn và dần dần
đổ vào hệ thống sông suối. Thời gian tập trung nước mưa về hệ thống sông suối khá
nhanh, bởi vậy dòng chảy mặt sẽ không còn nữa sau một khoảng thời gian không dài khi
mưa kết thúc. Lượng nước mưa ngấm vào đất sẽ bổ sung cho lượng nước ngầm có trong
đất, làm cho mực nước ngầm tăng lên. Một phần lượng nước ngấm xuống bị bốc hơi qua
mặt đất, một phần mất đi do rễ cây hút. Nước ngầm vận chuyển về hệ thống sông với thời
gian tập trung tùy thuộc lớn vào tương quan giữa mực nước sông và mực nước ngầm. Do

đó, sự tồn tại dòng chảy ngầm trên hệ thống sông ngòi kéo dài sau một khoảng thời gian
khá dài. Đối với các sông nhỏ hoặc khe suối, thời gian duy trì dòng chảy ngầm có thể chỉ
một vài tháng, còn các sông lớn dòng chảy ngầm có thể kéo dài cả năm
17. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi
Nhân tố khí hậu, khí tượng:
- Mưa: là nguyên nhân chủ yếu sinh ra dòng chảy ở nước ta,chi phối quy luật dòng
chảy theo thời gian.
- Bốc hơi: ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành dòng chảy qua quá trình tổn thất
dòng chảy
- Nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí: ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành dòng chảy
do tác động đến mưa và bốc hơi
Nhân tố mặt đệm:
- Diện tích lưu vực: có tác dụng điều hòa dòng chảy. Lưu vực càng lớn thì dòng
chảy ngầm càng lớn.
- Độ dốc lưu vực: ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy,đặc biệt là dòng chảy lũ
- Địa chất, thổ nhưỡng: ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tổn thất dòng chảy do
thấm
- Địa hình: ảnh hưởng đến hướng gió của lưu vực, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến
lượng mưa sinh dòng chảy
Nhân tố con người: các hoạt động sản xuất ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình
thành dòng chảy sông ngòi.


18. Giải thích các dạng tổn thất trong q trình hình thành dòng chảy:
Tổn thất ban đầu: xảy ra ở giai đoạn đầu của một trận mưa. Mưa rơi xuống bề mặt lưu
vực trong giai đoạn này chưa thể sản sinh dòng chảy. Lượng mưa bị tổn thất hồn tồn do
điền vào những chỗ trũng trên lưu vực, bị giữ lại trên lá cây và thấm xuống đất. Cường
độ mưa trong giai đoạn này nhỏ hơn cường độ thấm tiềm năng của đất.
Q trình thay đổi cường độ mưa, tổn thất thấm ban đầu và Q trình thay đổi cường độ
mưa, tổn thất thấm ban đầu và tổn thất thấm trong q trình sản sinh dòng chảy của một

trận mưa.
Q trình tổn thất do bốc hơi: Hiện tượng bốc hơi xẩy ra trong suốt thời gian hình thành
dòng chảy bao gồm: bốc hơi qua lá và bốc hơi của lượng nước bị giữ lại trên lá cây; bốc
hơi mặt nước; bốc hơi từ mặt đất.
Q trình tổn thất do thấm: Tổn thất thấm xẩy ra trong suốt thời gian mưa và cả sau khi
mưa khi trên sườn dốc vẫn còn dòng chảy mặt. Đường cong thấm biểu thị khả năng thấm
trên bề mặt lưu vực và phụ thuộc vào loại đất và độ ẩm của đất. Khi độ ẩm đất đạt trạng
thái bão hòa thì cường độ thấm đạt giá trị ổn định gọi là cường độ thấm ổn định.
Quá trình chảy tràn trên sườn dốc: Hiện tượng chảy tràn trên sườn dốc chỉ bắt đầu
khi đã xuất hiện lượng mưa vượt thấm (cường độ mưa lớn hơn cường độ thấm). Nước
mưa chảy thành từng lớp trên mặt sườn dốc của lưu vực gọi là chảy tràn trên sườn
dốc.
Trong quá trình chảy tràn, nước không ngừng bò tổn thất vì ngấm và bốc hơi đồng
thời mưa vẫn tiếp tục, bổ sung cho lớp nước chảy tràn. Lớp nước chảy tràn dày
hay mỏng, tốc độ chảy tràn mạnh hay yếu, hiện tượng chảy tràn duy trì lâu hay
chóng chủ yếu do tương quan so sánh giữa cường độ mưa và cường độ thấm quyết
đònh.
19. Giải thích q trình tập trung dòng chảy
Nước chảy tràn trên sườn dốc rồi đổ vào các khe suối nhỏ, sau đó lại tiếp
tục chảy trong lòng sông đến cửa ra của lưu vực. Giai đoạn chảy trong sông gọi là
quá trình tập trung dòng chảy trong sông.
Về bản chất, quá trình tập trung dòng chảy trong sông là một quá trình thuỷ
lực rất phức tạp, nó có liên quan mật thiết với hình dạng hình học (như hình dạng
mặt cắt ngang của sông và sự thay đổi của nó dọc theo chiều dài sông, độ uốn khúc
của sông...) và cường độ thấm của lòng sông, v.v... Các quá trình mưa, thấm,
chảy tràn trên sườn dốc và tập trung nước trong sông có thể diễn ra đồng thời,
không phải quá trình này kết thúc thì quá trình kia mới xuất hiện. Có thể trên cùng


một lưu vực, một quá trình nào đó có nơi phát sinh sớm, có nơi phát sinh muộn,

thậm chí có nơi không hình thành.
20. Các đại lượng biểu thị dòng chảy sơng ngòi
- Lưu lượng(LL): là lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong một đơn vị thời gian
là 1 giây (m3 /s). Lưu lượng là tích số của vận tốc trung bình dòng chảy nhân cho
diện tích mặt cắt ướt của dòng chảy.
LL tức thời: Lưu lượng nước tại một thời điểm bất kỳ gọi là lưu lượng tức thời.
Q trình thay đổi của lưu lượng nước theo thời gian tại tuyến cửa ra gọi là q trình
lưu lượng, ký hiệu là Q(t) hoặc Q ~ t.
Đồ thị của sự thay đổi giữa lưu lượng nước và thời gian là đường q trình lưu
lượng nước.
- Tổng lượng dòng chảy: Tổng lượng dòng chảy W (m3 hay km3 ) là lượng nước
chảy qua mặt cất cửa ra trong một khoảng thời gian T nào đó từ thời điểm t1 đến t2, T = t2
- t1 .
hoặc
W= Qtb(t2 – t1)
Trong đó Q là lưu lượng bình qn trong khoảng thời gian T.
- độ sâu dòng chảy: Giả sử đem tổng lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong một
khoảng thời gian nào đó trải đều trên tồn diện tích lưu vực, ta được 1 lớp nước có
chiều dày là Y (thường tính bằng mm) - gọi là độ sâu dòng chảy.


Trong đó W là tổng lượng nước (m3 ), F là diện tích lưu vực (km2 ).
- mô-đun DC: Module dòng chảy là trị lưu lượng trên 1 đơn vị diện tích lưu vực là 1
km2 .
(l/s.km2 )
Từ các công thức trên, ta có dạng các biến đổi sau: W = Y. F . 10 3 và Y = M.T.106
(mm)
- hệ số dòng chảy: Hệ số dòng chảy α là tỷ số giữa độ sâu dòng chảy Y (mm) (hay
còn gọi là lớp dòng chảy) và lượng mưa tương ứng X (mm) sinh ra trong thời gian T.
α = Y/ X

α là hệ số không thứ nguyên, vì 0 ≤ Y ≤ X nên 0 ≤ α ≤ 1.
Hệ số α càng lớn, tổn thất dòng chảy càng nhỏ và ngược lại. Bởi vậy, α phản ánh tình
hình sản sinh dòng chảy trên lưu vực. Module dòng chảy M phản ánh khả năng phong
phú của nguồn nước trong một lưu vực. Tương tự, độ sâu dòng chảy Y càng lớn thì
lượng nước càng nhiều. Để so sánh mức độ dồi dào nguồn nước, 2 trị số M và Y
thường được sử dụng.
21. Xây dựng phương trình cân bằng nước tổng quát và trong 2 trường hợp cụ
thể: lưu vực kín, lưu vực hở
Phương trình cân bằng tổng quát: Chọn thời đoạn ∆t bất kỳ. Dựa vào nguyên lý cân
bằng nước, ta có biểu thức sau:
(X + Z1 + Y1 + W1 ) - (Z2 + Y2 + W2) = |U2 - U1| = ± ∆U (4-13)
Trong đó: X - lượng mưa bình quân rơi trên lưu vực;
Z1 - lượng nước ngưng tụ trên mặt lưu vực;
Y1 - lượng dòng chảy mặt đến;
W1 - lượng dòng chảy ngầm đến.
Z2 - lượng nước bốc hơi bình quân khỏi lưu vực;
Y2 - lượng dòng chảy mặt đi;
W2 - lượng dòng chảy ngầm đi.
U1 - lượng nước trữ trong lưu vực ở thời đoạn đầu của ∆t;
U2 - lượng nước trữ trong lưu vực ở thời đoạn cuối của ∆t;
∆U : mang dấu + khi U1 > U2 và ngược lại.
Phương trình cân bằng – lưu vực kín: Lưu vực kín là lưu vực mà đường phân chia nước
mặt và ngầm trùng nhau, khi đó không có nước mặt và nước ngầm từ lưu vực khác chảy
đến, tức là Y1 = 0 và W1 = 0. Gọi Y = Y2 + W2 là tổng lượng nước mặt và ngầm chảy ra
khỏi lưu vực và Z = Z2 - Z1 là lượng bốc hơi đã trừ lượng ngưng tụ, ta có:
X = Y + Z ± ∆U


Phương trình cân bằng – lưu vực hở: Đối với lưu vực hở sẽ có lượng nước ngầm từ lưu
vực khác chảy vào hoặc ngược lại, khi đó phương trình cân bằng nước có dạng:

X = Y + Z ± ∆W ± ∆U trong đó : ± ∆W = W2 - W1
22. Phương pháp đo vận tốc dòng chảy:
Đo lưu tốc tại một điểm và trên thuỷ trực: Trước tiên phải xác định độ sâu tại thuỷ trực
cần đo, sau đó tính sẵn các độ sâu điểm đo cần thiết 0,2h, 0,4h, 0,6h, 0,8h. Tại mỗi điểm
đo công việc tiến hành như sau:
Thả máy xuống điểm đo cần thiết.
Ghi chép tín hiệu và thời gian. Khi vượt quá 120 s thì kết thúc việc đo tại điểm đó và di
chuyển máy tới điểm đo tiếp theo.
Số nhóm tín hiệu và thời gian đo tại mỗi điểm hoàn toàn tuân theo quy phạm.
Đo lưu tốc trên mặt cắt ngang gồm các công việc sau:
- Đo sâu tại các đường thuỷ trực và lần lượt đo vận tốc tại từng điểm trên thuỷ
trực.
- Đọc mực nước lúc bắt đầu và kết thúc đo. Nếu mực nước biến đổi nhanh thì khi đo
tại điểm 0,6h của mỗi thuỷ trực phải đọc số đo mực nước.
- Đo mực nước tại tuyến độ dốc, theo dõi và ghi chép các hiện tượng thời tiết lúc đo
như sức gió và hướng gió...
Phương pháp đo lưu tốc trên mặt cắt ngang được tiến hành tại tất cả các thuỷ trực đầy
đủ hoặc cơ bản. Trường hợp cần đo nhanh cho phép giảm số lượng các đường thuỷ trực
dựa trên kết quả nghiên cứu trước sao cho sai số có thể xảy ra là nhỏ hơn sai số cho phép.
Nếu vì lí do nào đó mà tuyến chính không đo được thì có thể đo tuyến phụ nhưng phải
khảo sát trước.
23. Phương pháp đo lưu lượng dòng chảy
- Phương pháp chi tiết: Đo vận tốc nhiều điểm trên nhiều thuỷ trực được áp dụng
để đo trường vận tốc trên tuyến đo vào 1 - 2 năm quan trắc đầu tiên. Phương pháp này bố
trí các thuỷ trực cách đều theo chiều rộng của sông.
- Phương pháp cơ bản: Xem xét để đo lưu lượng với càng ít số lượng thuỷ trực (đo
vận tốc không ít hơn 5) và điểm đo (2 - 3) với điều kiện là kết quả đo không khác với lưu
lượng đo theo phương pháp chi tiết 3%.
Số lượng thuỷ trực vận tốc và phân bố chúng theo tuyến đo được xác định trên cơ sở
phân tích 20 -30 lần đo lưu lượng bằng phương pháp chi tiết vào các mùa khác nhau.

- Phương pháp rút gọn: Phương pháp này coi việc xác định lưu lựợng nước với 1


hoặc 2 điểm trên thuỷ trực với dòng chảy tự đo hoặc 2 - 3 điểm khi có cây cỏ trên lòng
sông. Số lượng và vị trí thuỷ trực vận tốc và điểm đo trong đó được xác định trên cơ sở
phân tích kỹ lưỡng các tài liệu nhận được việc đo lưu lượng bằng phương pháp chi tiết và
cơ bản. Phương pháp này áp dụng trên các ca quan trắc khi cần xác định lưu lượng nhanh
với dòng chảy không dừng.
- Đo nhanh: Lưu lượng được áp dụng trong các trường hợp mà cần tiến hành đo
càng nhanh càng tốt; Đó là khi có sự dao động mực nước đột ngột (10cm/giờ ), bờ bị xói
lở mạnh ( thường xảy ra khi lũ lụt ) khi đó yêu cầu đo tại một điểm khoảng 30 giây hoặc
thời gian giữa hai tín hiệu mà thôi. Đo nhanh đối với từng điểm nên có thể dùng cả 3
phương pháp chi tiết, cơ bản và rút gọn.
24. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- Các ion vô cơ hòa tan: các chất dinh dưỡng (N,P, NH4, NH3, NO3, PO4), SO4,
Cl, kim loại nặng (chì Pb, thủy ngân Hg, Asen As).
- Các chất hữu cơ: dễ bị phân hủy sinh học (các chất tiêu thu oxy), các chất hữu cơ
bền vững (nhóm hợp chất phenol, nhóm hóa chất BVTV hữu cơ, nhóm hợp chất
dioxin,...)
- Dầu mỡ
- Các chất có màu
- Các chất gây mùi vị
- Các vsv gây bệnh (vi khuẩn, virut, động vật đơn bào, giun sán, các vsv chỉ thị cho
các sinh vật gây bệnh)
25. Các thông số đánh giá chất lượng nước
- Chỉ tiêu vật lý: màu sắc, mùi vị, độ đục, nhiệt độ, chất rắn trong nước, độ dẫn
nhiệt của nước.
- Chỉ tiêu hóa học: độ cứng của nước, độ axit, các anion trong nước, các kim loại
nặng trong nước, các hợp chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nhu cầu
oxy sinh hóa, nhu cấu oxy hóa học

- Chỉ tiêu vi sinh: vi khuẩn học (ecoli)
26. Các tác động của ô nhiễm môi trường nước:
Đối với các hệ sinh thái nước:
- Thay đổi tính chất hóa lý của nước: pH, độ đục, mùi, DO, độ trong, TDS...
- Sự phân hủy của các chất hữu cơ dễ PHSH làm giảm DO  ảnh hưởng đến
động vật thủy sinh,
- Gây nhiễm độc nước do các kim loại nặng, độc tố của tảo, mầm bệnh  tiêu diệt
sinh vật trong nước, suy giảm đa dạng sinh học


-

Tích lũy sinh học và khuếch đại sinh học của các kim loại nặng, các hợp
chất hữu cơ bền vững.
Đối với con người:
- Giảm nguồn nước sạch trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng
- Trực tiếp tác động đến sức khỏe (qua ăn uống, mùi hôi): gây bệnh viêm màng
kết, tiêu chảy, ung thư
- Tác động gián tiếp (qua trung gian truyền bệnh): giun sán, sốt xuất huyết
- Giảm chất lượng môi trường sống, tác động đến các hoạt động vui chơi giải trí và
du lịch.
- các hóa chất hữu cơ tổng hợp có tính độc hại với các loài thủy sản  gây bệnh
cho con người.
Đối với các hoạt động phát triển:
- Giảm năng suất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản,
- các hóa chát vô cơ gây trở ngại trong quá trình tự làm sạch của nước, gây hại cho
các loài thủy sản khác; làm cho nước có độ cứng lớn, gây ăn mòn các kết cấu thép, bê
tông, tăng chi phí xử lý,...
- Suy giảm các dịch vụ du lịch, mất mỹ quan…
Tốn kém chi phí để làm sạch, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm

Khi HST đã bị suy thoái thì việc phục hồi là rất lâu dài, đòi hỏi chi phí cao và khó để
khôi phục về trạng thái ban đầu
27. Các tác động của nước chảy tràn. Vì sao cần phải kiểm soát tốt nước chảy
tràn?
- Tác động của nước chảy tràn:
Gây xói mòn, rửa trôi đất bờ đối với địa hình dốc
Kéo theo lượng chất ô nhiễm: bụi, đất đá, dầu mỡ và các chất thải khác trên bề mặt
đi xa hơn và gây ô nhiễm đất, nước.
Gây xói lở, bồi lấp các dòng chảy gây ô nhiễm môi trường nước
Gây ứ đọng, lũ lụt làm ngập úng cây trồng ở một số nơi thấp -> cây chết
Gây ảnh hưởng đến giao thông và việc đi lại của người dân
Nước mưa chảy tràn kéo theo các loại nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn
kéo theo các chất gây ô nhiễm làm cho thuỷ vực tiếp nhận có hàm lượng chất lơ
lửng cao ngăn cản độ xuyên thấu ánh sáng, hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm
độ hoà tan oxi trong nước, có chứa nhiều tác nhân độc hại,…
- Vì sao: Để hạn chế các tác động xấu mà nó gây ra, nhằm bảo vệ hệ sinh thái, môi
trường đất, nước cũng như là bảo vệ chính con người.
28. Phân biệt nguồn thải dạng điểm và nguồn thải dạng phân tán.
- Nguồn thải dạng điểm/ tập trung: là chỉ các nguồn nước thải của các nhà máy,
các khu tập trung dân cư chảy vào sông qua cửa xả tại 1 vị trí xác định ở 2 bên bờ
sông.
- Nguồn thải dạng phân tán: là chỉ nguồn các chất ô nhiễm gia nhập vào nước
sông phân tán dọc theo chiều dài của sông không tại vị trí xác định.


29. Khả năng tự làm sạch là gì? Cơ chế của quá trình tự làm sạch? Các yếu tố
chính ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch?
Khả năng tự làm sạch: Khả năng khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước bằng cách
tập hợp các quá trình vật lý, hóa học, vi sinh học và thủy sinh học gây nên sự phân hủy,
sử dụng các chất ô nhiễm và dẫn đến phục hồi các đặc trưng tự nhiên của nước vốn có ở

trạng thái không ô nhiễm được gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
Cơ chế của quá trình tự làm sạch gồm 2 quá trình: xáo trộn (pha loãng): [pha loãng
giữa nước thải với nguồn nước] và khoáng hóa: [khoáng hóa các chất hữu cơ nhiễm bẩn
trong nguồn nước hay chuyển hóa, phân hủy các chất hữu cơ nhờ các thủy sinh vật, vsv],
do 2 quá trình trên nên nồng độ các chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước sẽ giảm
xuống sau 1 thời gian
Các yếu tố chịu ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch:
- Nhân tố vật lý: lưu lượng của nguồn nước, mặt thoáng của nguồn nước, độ sâu của
nguồn nước; nhiệt độ, ánh sáng,..; độ lắng, độ trầm tích, sự pha loãng, các điều
kiện thời tiết khí hậu, sự lắng đọng.
- Nhân tố hóa học: hàm lượng oxy hòa tan trong nước, các phản ứng hóa học (phản
ứng kết tủa,..)
- Sinh học: một số loài vsv có khả năng hấp thụ và phân giải các hợp chất hữu cơ
thành các chất vô cơ; các loài thực vật thủy sinh động vật hấp thụ và sử dụng các
hợp chất hữu cơ và hấp thụ các loại kim loại nặng.

-

-

30. Hoạt động khai thác thủy điện gây ra những tác động tích cực và tiêu cực
nào?
TÍCH CỰC:
Tương đối sạch: so với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng tương đối
sạch, hầu như không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Giảm phát thải: bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hóa thạch ( đặc
biệt là than), thủy điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axit, giảm
axit hóa đất và các hệ thống thủy sinh. Thủy điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so
với các phương án phát điện với qui mô lớn khác, do vậy giảm được sự nóng lên của Trái
đất.

Sử dụng nước đa mục tiêu: thủy điện không tiêu thụ nguồn nước mà nó dùng để phát
điện, mà xả lại nguồn nước này để sử dụng vào những việc khác
Thúc đẩy các khả năng kinh tế: thông thường các công trình thủy điện có vốn đầu tư lớn,
thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu
dài thì không có công nghệ nào rẻ bằng thủy điện, các chi phí vận hành và bảo dưỡng
thấp so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác
- Tạo cơ hội việc làm tại vùng xây dựng thủy điện, thúc đẩy phát triển kinh tế của
vùng


-

-

Tiềm năng phát triển du lịch
Điều chỉnh chế độ dòng chảy có lợi cho ngành nông nghiệp trong vùng và các

-

vùng lân cận
ứng dụng khoa học – kỹ thuật bảo vệ tài nguyên nước
cung cấp điện năng cho vùng, quốc gia
phát triển hoạt động thủy lợi, nuôi trồng thủy sản
hạn chế lũ lụt

TIÊU CỰC
Thay đổi dòng chảy: chế độ vận hành xả nước, tích nước của các công trình thủy điện sẽ
quyết định đến chế độ dòng chảy trên sông
Thay đổi mực nước mặt
Hạn hán, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn

Úng ngập vào mùa lũ
Giảm lượng phù sa
Giảm đa dạng simh học
Tổn thất đến nông nghiệp, thủy sản
Rủi ro trong quá trình vận hành
Tác động lớn đến người nghèo
Xung đột, tranh chấp nguồn tài nguyên nước
31. Giải thích hiện tượng phân tầng nhiệt độ của nước hồ. Hiện tượng nghịch
nhiệt là gì?
Phân tầng nhiệt độ: khi xây đập ngăn sông, trạng thái ổn định về nhiệt độ của nước sông
bị thay đổi. Trong sông, do sự vận động của nước gây ra hiện tượng xáo trộn nên nhiệt độ
của nước là đồng đều. Sau khi, ngăn đập tạo hồ chứa, nhiệt độ cảu nước trong hồ, đặc
biệt hồ có độ sâu lớn không còn đồng đều mà được phân thành 3 lớp có nhiệt độ khác
nhau:
-

Lớp nước mặt có nhiệt độ cao hơn, có tỷ khối bé
Lớp nước ở đáy lạnh hơn, có tỉ khối lớn hơn
Lớp chuyển tiếp ngăn cách 2 lớp trên. Trong lớp này nhiệt độ thay đổi nhanh theo
độ sâu.

Khi nhiệt độ ở tầng nước mặt thay đổi (giảm dần đến 4oC hoặc tăng lên 4oC), lúc này
tỷ trọng nước tầng mặt của chúng sẽ chìm xuống và nước ở tầng nước nhẹ hơn sẽ nổi
lên  hiện tượng phá vỡ phân tầng.


Quy mô của hiện tượng phân tầng nhiệt phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, độ cao, vĩ độ và
hình thái lưu vực. Do hiện tượng phân tầng nhiệt mà hệ sinh thái hồ bị biến đổi sâu sắc.
Lớp nước mặt tiếp xúc với không khí chịu tác động khuấy đảo của gió và sóng, tiếp nhận
năng lượng ánh mặt trời nên là vùng sản xuất. Hiện tượng quang hợp trong vùng này

diễn ra mạnh mẽ, tảo và các thực vật trôi nổi khác phát triển, tạo điều kiện hòa khí.
Ngược lại vùng đáy sâu, ánh sáng mặt trời không nhập được, tại vùng này thường xuyên
có các thành phân vô sinh sa lắng từ trên xuống, hiện tượng khuây đảo không xảy ra, oxy
không khí không thể khuếch tán vào, sinh vật sản xuất của hệ sinh thái không tồn tại mà
chỉ có sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy. Sự phân hủy ở đây diễn ra trong điều kiện
thiếu oxy, thế oxy hóa- khử thấp, bởi vậy thành phần hóa học của nước trong vùng đáy
khác xa so với vùng nước mặt.
Hiện tượng nghịch nhiệt: Thông thường, theo quy luật chung trong lớp khí quyển tầng
đối lưu thì nhiệt độ càng lên cao càng lạnh, tuy nhiên vẫn tồn tại những trường hợp đặc
biệt là nhiệt độ của lớp không khí phía trên cao hơn nhiệt độ lớp không khí phía dưới, đó
gọi là hiện tượng nghịch nhiệt hay nghịch đảo nhiệt. hiện tượng phân tầng nghịch nhiệt
trong nước hồ: đặc trưng bởi sự tăng nhiệt độ liên tiếp bề mặt xuống mực nước sâu hơn.
32. Chế độ thủy văn nước hồ khác chế độ thủy văn nước sông ở những điểm cơ
bản nào?
Điểm cơ bản là chế độ nước vận tốc chảy, nguồn cung cấp, lượng nước theo mùa:
Ở hồ vào mùa khô chế độ nước ít có thể cạn. (chế độ thủy văn của hồ là không co sự
trao đổi nước liên tục nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nguồn nước chảy tràn từ việc
tưới tiêu.... cung cấp. Không trao đổi nước được với bên ngoài, chếđộ nước ít.)
Còn sông vào mùa khô có thể chế độ nước ít nhưng không thể cạn. (Chế độ thuỷ văn
nước sông là do co có sự cung cấp thay đổi chế độ nước liên tục trao đổi nước được với
bên ngoài, chế độ nước lớn.)
33. Lưu vực sông Me-kong chảy qua Việt Nam có đặc điểm gì? Hiện nay dòng
chảy Mê-Kong qua Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề gì? Những hậu
quả kèm theo là gì?
Đặc điểm:
Lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam có diện tích khoảng 71.000 km 2, chiếm hơn 8% diện
tích toàn lưu vực và 20% diện tích Việt Nam. Lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam có các
sông như sau:
Sông Nậm Rốm và Nậm Núa có diện tích lưu vực 1.650 km 2. Sông Nậm Rốm bắt nguồn
từ Bắc huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi



chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà chảy theo hướng Nam - Bắc sau
đó chuyển sang hướng Đông - Tây và gặp sông Nậm Rốm ở lòng chảo Điện Biên rồi
chảy sang Lào. Đặc điểm chung của các sông suối này là có độ dốc lớn, nhiều thác
ghềnh.
Một số sông suối phía tây huyện Hương Hoá (tỉnh Quảng Trị) chảy về hướng tây, đổ vào
sông Xê Bang Hiêng (Lào)rồi hòa vào dòng Mê Công. Các sông này có tổng diện tích lưu
vực 738 km2. Lớn nhất là lưu vực sông Xê Pôn (310 km2 trên phần lãnh thổ Việt Nam);
sông uốn khúc phức tạp, hướng chảy chung là Đông - Tây, dọc theo biên giới Việt-Lào.
Sông Sêkong bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn (vùng Aso), huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên – Huế. Ở đấy, nó được gọi là sông A Sáp. Toàn bộ lưu vực Sêkong rộng 29.750
km² trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là 750 km² (quanh sông A Sáp và một chi lưu
nhỏ của Sêkong bắt nguồn từ Kon Tum).
Các sông ở Tây Nguyên có diện tích lưu vực khoảng 29,700 km 2. Tây nguyên là thượng
nguồn đối với Campuchia trong khi Đồng bằng sông Cửu Long là hạ nguồn cuối cùng
của lưu vực sông Mê Công.
Những vấn đề đang đối mặt:
- Biến đổi khi hậu toàn cầu, hạn hán, xâm ngập mặn ở các đồng bằng ven biển
- Việc xây đập ngăn nước ở thượng nguồn liên tiếp xảy ra là nguyên nhân chủ yếu
ảnh hưởng rất lớn đến dòng nước sông Mê Kông, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống và văn hóa của người dân Nam bộ.
- Hiện tượng lũ thất thường, nước lớn nước ròng không theo quy luật đã ảnh hưởng
rất lớn đến nông nghiệp;
- Tình trạng xả thải vào nguồn nước, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý ở
thượng lưu.
- Giao thông bằng đường thủy gặp nhiều khó khăn do dòng chảy thay đổi nhiều theo
mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao.
34. Đặc trưng cơ bản của Lưu vực sông Hồng-Thái Bình và chế độ dòng chảy của
hệ thống sông Hồng-Thái Bình. Những vấn đề cơ bản cần quan tâm đối với

dòng chảy và chất lượng nước sông này?
Đặc trưng cơ bản của Lưu vực sông Hồng-Thái Bình và Chế độ dòng chảy của hệ
thống sông Hồng-Thái Bình:
- Chế độ khí hậu được phân chia thành hai mùa tương phản nhau rõ rệt
- Sự phân bố lượng mưa trên lưu vực phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình,
hướng của các dãy núi đối với các luồng khí ẩm. Những vùng núi cao của dãy Hoàng
Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh, Ba Vì - Tam Đảo đều có lượng mưa từ 2400 ÷ 2800 mm/năm
dẫn đến dòng chảy năm khá phong phú, trên 60 l/s/km2 . Tuy nhiên những khu vực khuất
sau các dãy núi chắn gió (thung lũng Yên Châu, Phó Đáy hay vùng thượng nguồn sông
Gâm, thượng du sông Thái Bình đều có lượng mưa khá nhỏ 1200 ÷ 1600 mm/năm và
lượng dòng chảy từ 20 l/s/km2 ÷ 40 l/s/km2 . Vùng đồng bằng sông Hồng lượng mưa


trung bình 1700 mm/năm với chuỗi số liệu từ 1890 - 1990) lượng mưa 5 tháng mùa lũ (V
- IX) chiếm 76% lượng mưa năm.
- Những yếu tố như độ ẩm không khí, lượng bốc hơi trong năm biến đổi phụ thuộc
nhiều vào lượng mưa song phụ thuộc ít vào nhiệt độ.
- Mùa hè: thường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đầu năm nhiều khi nắng hạ kéo dài, thiếu nước; giữa
hoặc cuối mùa khi bão liên tiếp xuất hiện và đổ bộ vào kéo theo mưa to, gió 31 lớn gây
úng ngập trên diện rộng trong đồng và lũ lớn ngoài sông gây nhiều thiệt hại đến tài sản
cũng như đời sống dân cư trong vùng như lũ quét, úng ngập, vỡ đê, nước biển dâng, đổi
dòng, xói mòn...
- Mùa đông: lượng mưa nhỏ không đủ thoả mãn nhu cầu nước cho cây trồng và đời
sống dân cư, tuy vậy cuối mùa có mưa phùn độ ẩm cao bổ sung cho yêu cầu nước nhưng
lại ẩm thấp, thiếu ánh sáng, nhiều sâu bệnh.
- Lượng mưa năm biến đổi không nhiều, thường năm nhiều nước gấp 2 ÷ 3 lần năm ít
nước, song sự phân bố lại không đều lượng mưa trong năm và sự biến động mạnh mẽ
lượng mưa tháng làm cho sản xuất nông nghiệp dù theo mùa vụ như thế nào đều gây khó
khăn trở ngại.

- Các chi lưu cũng như dòng chính có dạng phân phối dòng chảy các tháng trong năm
tương đối thống nhất (xem bảng 18). tuy nhiên mức độ tập trung dòng chảy và mùa lũ
của các nhánh sông Hồng là rất khác nhau (sông Đà 78%, sông Thao 72%, sông Lô
72,2%). Mực nước và lưu lượng trên các sông trục chính ở trung và hạ du sông Hồng sông Thái Bình trong mùa kiệt là vấn đề quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng lấy nước của các công trình, vấn đề xâm nhập mặn, vấn đề môi trường sinh thái, xói
lở, bồi lắng đồng thời còn ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác như giao thông, thủy
sản và duy trì sức sống của các dòng sông hạ du.
Những vấn đề cơ bản cần quan tâm đối với dòng chảy và chất lượng nước sông này:
- Thiên tai: tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống
tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng; Dòng chảy
trên hệ thống các sông chính ở Đồng bằng sông Hồng mùa kiệt xuống thấp gây
ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế.
- Ô nhiễm nguồn nước: Sông Hồng có lượng phù sa lớn nên hàm lượng chất rắn lơ
lửng và sắt trong nước khá cao, đây là đặc trưng tự nhiên của sông. Môi trường
nước khu vực đầu nguồn lưu vực sông phần lớn đều nằm trong ngưỡng A1 QCVN
(nước có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt). Tuy nhiên, tại các đoạn sông chảy
qua các nhà máy, khu vực tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, môi trường
nước đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Đoạn sông Hồng chảy qua Thủ đô Hà Nội, các
thông số ô nhiễm thường xấp xỉ ngưỡng A1; Chất lượng nước sông Hồng đã và
đang bị ô nhiễm (sông Nhuệ - Đáy o nhiễm vì rác và nước thải)
- Phát triển thủy điện: Trên thượng nguồn sông Hồng, phía Trung Quốc đang khai
thác mạnh mẽ nguồn nước để phát triển thuỷ điện.


-

Khai thác khoáng sản: Tình trạng khai thác cát trái phép cũng diễn ra ở dọc
tuyến sông Cầu, gây ra sạt lở bờ vào sát chân đê ở khu vực xã Việt Thống, huyện
Quế Võ. Trên sông Đuống, khu vực gần cầu Phù Đổng, hàng ngày hàng trăm m3
cát cũng được lấy từ lòng sông.


35. Đặc trưng cơ bản của Lưu vực sông và chế độ dòng chảy của hệ thống sông
Đồng Nai-Sài Gòn. Những vấn đề cơ bản cần quan tâm đối với dòng chảy và
chất lượng nước sông này?
Đặc trưng cơ bản của Lưu vực sông và chế độ dòng chảy của hệ thống sông Đồng
Nai-Sài Gòn:
Lưu vực sông có diện tích khá rộng (37.885 km 2) và liên quan đến nhiều địa phương.
Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa và chế độ triều từ biển
Đông. Chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời gian: mưa nhiều thì dòng
chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu. Khi có triều cường thì dòng chảy mạnh hơn, xâm
nhập vào đất liền và khi triều kộm thỡ ngược lại. Khí hậu trong lưu vực có hai mùa chính
(mùa mưa và mùa khô) nên chế độ dòng chảy ở lưu vực sông cũng hình thành tương ứng:
chế độ dòng chảy mùa mưa, chế độ dòng chảy mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy giữa hai
mùa rất tương phản nhau.
Về điều kiện tự nhiên, 11 tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có diện tích
hơn 5 triệu ha. Nền nhiệt độ trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai tương đối cao và ổn
định. Lưu vực sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của ba hệ thống hoàn lưu: gió mùa mùa
đông, gió mùa mùa hè và giú tớn phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của từng đợt gió
mùa. Do đó hướng gió thịnh hành ở lưu vực sông thay đổi rõ rệt theo mùa. Sự biến đổi
của độ ẩm phụ thuộc theo mùa, với độ ẩm tương đối trung bình năm từ 78% - 86%.
Trong lưu vực sông có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ cuối
tháng 4 đến trung tuần tháng 11. Thời gian còn lại trong năm là của mùa khô. Lượng mưa
hàng năm trên lưu vực khá lớn, nhiều nơi đạt trên 2000mm, nhưng tập trung nhiều vào
mùa mưa.
Thảm thực vật trên lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn bao gồm hệ thống rừng tự nhiên
và thảm thực vật canh tác.
Tổng lưu lượng dòng chảy hàng năm lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn khoảng 36,3
tỷ m3 trong đó có khoảng 32 tỷ m3 .
Những vấn đề cơ bản cần quan tâm:
Hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên

lưu vực, đồng thời là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưu vực.
Trên lưu vực sông đang diễn ra mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các mục tiêu khai thác, sử


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×