Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đồ án tốt nghiệp cơ khí chế tạo máy Thiết kế máy đột theo mẫu máy JB0 41 của xưởng cơ khí công ty thiết bị điện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 113 trang )

1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Nha Trang,
các thầy trong khoa Cơ Khí, bộ môn Chế Tạo Máy trong bốn năm qua đã trang bị
cho em những kiến thức quý báu và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đồ án tốt
nghiệp này. Đặc biệt cảm ơn thầy Th.S. Trần An Xuân trong thời gian thực hiện đề
tài thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú công nhân trong công ty Thiết Bị điện
Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo trong quá trình thực tập để cháu nhận và
thực hiện đề tài này.
Cảm ơn các cán bộ thư viện trường Đại học Nha Trang cũng như thư viện
tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm các tài liệu liên quan.
Cảm ơn các bạn trong lớp đã đưa ra nhưng ý kiến góp ý và những ý tưởng
quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài được tốt hơn.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình bạn bè đã luôn quan tâm động viên trong
những khi gặp khó khăn và trong suốt thời gian thực hiện đề tài.


2

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN: ………………………………………………….…………….. ..1
MỤC LỤC: ………………………………………………………………………2
LỜI NÓI ĐẦU:………………………………………………………………......6
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1
I.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN
VIỆT NAM....................................................................................................8
I.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...........9


I.3. MỘT SỐ THIẾT BỊ DO NHÀ MÁY SẢN XUẤT. .............................11
I.4. GIỚI THIỆU PHÂN XƯỞNG ĐỘT DẬP CỦA TỔNG CÔNG TY
THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN VIỆT NAM..............................................................13
I.4.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng của Tổ gò hàn thuộc phân xưởng đột dập, các
loại máy trang bị. ..........................................................................................13
I.4.2. Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của Phân xưởng Đột dập – Gò
hàn................................................................................................................13
I.4.3. Sơ đồ Phân xưởng Đột dập tổ gò hàn.(trang bên)................................. 14
PHẦN II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ ĐỘT DẬP, TÍNH NĂNG, CẤU TẠO,
TÁC DỤNG CỦA MÁY ĐỘT JB04-1. ............................................................16
II.1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ ĐỘT, DẬP(DẬP NGUỘI) 16
II.1.1. Thực chất:..........................................................................................16
II.1.2. Phân loại:...........................................................................................16
II.1.3. Ưu điểm của phương pháp đột dập.....................................................17
II.1.4. Nhược điểm của phương pháp đột dập. ..............................................17
II.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY ĐỘT JB04-1. ................................ 17
II.3. CẤU TẠO CỦA MÁY ĐỘT: .............................................................18
II.4. TÁC DỤNG CỦA MÁY: .................................................................... 21
II.4.1. Tác dụng chung của máy và công dụng của máy trong tổ đột dập –
hàn gò:.......................................................................................................... 21
II.4.2. Nhận xét của công nhân khi vận hành máy. ....................................... 21


3

PHẦN III: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CHO MÁY ............................................ 23
III.1. TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CHO CƠ CẤU DẪN ĐỘNG
CỦA MÁY................................................................................................... 23
III.1.1. Tính toán cơ cấu tay quay con trượt..................................................23
III.1.2. Tính toán vận tốc, gia tốc xác định quy luật chuyển động của máy:.. 25

III.1.2.1. Xác định tốc độ quay của khâu dẫn: ..............................................25
III.1.2.2. Tính toán vận tốc và gia tốc của cơ cấu ta dùng phương pháp giải
tích như sau .................................................................................................. 26
III.2. XÁC ĐỊNH QUY LUẬT BIẾN THIÊN LỰC TÁC ĐỘNG:........... 28
III.3.1. Thực chất quá trình đột lỗ:................................................................ 30
III.3.2. Xác định lực cắt-đột: ........................................................................ 31
III.4. TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ, TÍNH BÁNH ĐÀ VÀ CÁC THÔNG
SỐ TRÊN TRỤC. .......................................................................................32
III.4.1 Tính chọn động cơ:............................................................................ 32
III.4.2.Tính toán bánh đà:.............................................................................34
III.4.3. Tính các thông số trên trục. ..............................................................35
III.5. TÍNH TOÁN TRUYỀN ĐỘNG CHO MÁY:................................... 36
III.5.1. Thiết kế bộ truyền động đai. .............................................................36
III.5.2. Thiết kế bánh đà: ..............................................................................40
III.5.3. Tính toán thiết kế ly hợp................................................................... 41
III.5.4. Tính toán thiết kế trục khuỷu, tính toán thanh truyền. .......................43
III.5.4.1. Tính các lực tác dụng lên trục và thanh truyền trong quá trình làm
việc...............................................................................................................43
III.5.4.2. Chọn vật liệu chế tạo trục và tính toán sơ bộ trục...........................44
III.5.4.3. Kiểm nghiệm trục: ......................................................................... 49
III.5.5. Thiết kế gối đỡ. ................................................................................53
III.5.5.1. Chọn vật liệu chế tạo ổ và kết cấu ổ...............................................53
III.5.5.2. Tính toán ổ trượt............................................................................ 55
III.5.6. Tính toán thanh truyền...................................................................... 56


4

III.5.7. Tính toán bulon cho mối ghép bulon tại hai gối đỡ và tại thanh
truyền. .......................................................................................................... 57

III.6. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ MÁY ĐỘT SAU KHI ĐƯỢC THIẾT
KẾ HOÀN THIÊN......................................................................................62
III.7. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG MÁY VÀ AN TOÀN VẬN HÀNH
MÁY:........................................................................................................... 64
III.7.1. Nguyên tắc sử dụng máy: ................................................................. 64
III.7.2. Nguyên tắc an toàn lao động: ...........................................................64
PHẦN IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TAY BIÊN .................66
IV.1. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT........................................................66
IV.2. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG...............................................66
IV.2.1. Chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết .................................... 66
IV.2.2. Tính công nghệ trong kết cấu............................................................66
IV.2.3. Bản vẽ chế tạo chi tiết....................................................................... 67
IV.2.4. Chọn phương pháp chế tạo phôi........................................................67
IV.3. LẬP TIẾN TRÌNH GIA CÔNG CÁC BỀ MẶT VÀ NGUYÊN
CÔNG CÔNG NGHỆ.................................................................................68
IV.3.1. Thiết kế nguyên công........................................................................ 68
Phương...............................................................................................................70
IV.3.2. Lập sơ đồ gá đặt. ..............................................................................71
IV.3.3. Chọn máy. ........................................................................................71
IV.3.4. Chọn dụng cụ cắt. .............................................................................72
IV.3.5. Sơ đồ định vị của các nguyên công chọn máy công nghệ, đồ gá và
dụng cụ kiểm tra. ..........................................................................................72
IV.4. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ TRUNG GIAN VÀ KÍCH THƯỚC
TRUNG GIAN GIA CÔNG CƠ................................................................. 84
IV.4.1. Khái niệm và định nghĩa về lượng dư gia công cơ: ...........................84
VI.4.2.1. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian cho hai
mặt đầu của tay biên. ....................................................................................86


5


VI.4.2.2. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian cho hai
mặt bên của tay biên. ....................................................................................87
VI.4.2.3. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian cho hai
mặt có lỗ M6 và M20....................................................................................88
VI.4.2.3. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian cho hai
mặt lắp vít..................................................................................................... 89
IV.5. XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CẮT. ..............................................................91
IV.5.1.Tra chế độ cắt cho nguyên công phay 2 mặt đầu. ............................... 91
IV.5.2.Tra chế độ cắt cho nguyên công phay 2 mặt bên. ............................... 92
IV.5.3.Tra chế độ cắt cho nguyên công phay 2 mặt bên còn lại và bề mặt
lắp vít. .......................................................................................................... 93
IV.5.4.Tra chế độ cắt cho nguyên công khoan khoét lỗ 75. ...........................94
IV.5.5.Tra chế độ cắt cho nguyên công khoan taro lỗ M6. ............................95
IV.5.6.Tra chế độ cắt cho nguyên công khoan taro lỗ M20. ..........................95
IV.5.7.Tra chế độ cắt cho nguyên công khoan khóet, taro lỗ M10.................95
IV.5.8.Tra chế độ cắt cho nguyên công phay mặt lắp ghép. ..........................96
IV.5.9.Tra chế độ cắt cho nguyên công doa lỗ 75. ........................................ 96
IV.5.10. Phiếu nguyên công: ........................................................................ 96
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ............................................ 108
V.I. KẾT LUẬN:....................................................................................... 108
V.II. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN........................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16


6

LỜI NÓI ĐẦU

Gia công áp lực là một công nghệ mới so với lịch sử phát triển thế giới. Đây

không những là một phương pháp chế tạo phôi mà còn là một phương pháp chế tạo
cho ra sản phẩm. Có chất lượng bề mặt tốt cơ tính cao và khắc phục được các
khuyết tật để lại ở từ trước. Đặc biệt trong ngành sản xuất thiết bị phục vụ cho
ngành điện, với kích thước các chi tiết nhỏ và phần lớn được chế tạo từ các kim loại
màu. Nên gia công áp lực là phương pháp thích hợp và tối ưu nhất được áp dụng
khá hiệu quả. Đặc biệt khi được sự hỗ trợ của các loại máy móc và khuôn mẫu ngày
càng được chế tạo chính xác hơn nên cho ra các sản phẩm chất lượng ngày càng
cao.
Trong đợt thực tập tổng hợp vừa qua tại phân xưởng Đột – Dập của công ty
thiết bị điện Việt Nam. Tôi đã được trực tiếp tham gia lao động, điều khiển và tháo
lắp một số máy. Trong đó có máy đột JB04-1 do Trung Quốc sản xuất. Đây là một
mẫu máy đột – dập cỡ nhỏ điều khiển dễ dàng, hoạt động ổn định… Nên tôi đã
chọn đề tài tốt nghiệp cho mình là: Thiết kế máy đột theo mẫu máy JB04-1 của
xưởng cơ khí công ty thiết bị điện Việt Nam.
Nội dung chính của đề tài gồm các phần:
I/ Giới thiệu chung.
II/ Tìm hiểu công nghệ đột dập, tính năng, cấu tạo, tác dụng của máy đột
JB04-1.
III/ Thiết kế kỹ thuật cho máy.
IV/ Quy trình công nghệ gia công tay biên.
V/ Kết luận và đề xuất ý kiến.
Tuy nhiên trong quá trình thiết kế máy mặc dù đã cố gằng tìm kiếm tài liệu
nhưng do nguồn tài liệu liên quan khá hạn chế, nên đã gặp không ít khó khăn. Vì
vậy trong nội dung tính toán thiết kế chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất


7

mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để các tài liệu thiết kế sau
này của tôi được hoàn thiện và thành công hơn.

Nha Trang 9 tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Khuất Văn Đăng


8

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG

I.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thiết bị đo
điện chuyển từ DNNN, công ty thiết bị đo điện, theo
Tên doanh nghiệp:

quyết định số 119/2004/QĐ-BCN ngày 02/01/2004
của bộ công nghiệp", (Được tổ chức lại thành: Tổng
công ty thiết bị điện Việt nam, có GCN ĐKKD Số
010

Tên giao dịch:

Electric measuring instrument company limited

Tên viết tắt:

EMIC CO., LTD

Địa chỉ trụ sở:


Số 10, Phố Trần Nguyên Hãn, Phường Lý Thái Tổ,
Quận Hoàn Kiếm

Điện thoại:

8257979

Fax:

8260735

Email:



Số Đăng ký kinh doanh:

0104000164

Ngy cấp:

05/01/2005.
Thay đổi lần cuối ngày 17/10/2005

Tình trạng hoạt động:

Đang hoạt động

Loại hình doanh nghiệp:


Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên

Loại hình hoạt động:

Doanh Nghiệp

Người đại diện theo pháp
Giám Đốc Công Ty: Lưu Văn Anh
luật:


9

Ngành nghề kinh doanh:

· Thiết kế, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các loại
thiết bị đo điện 1 pha, 3 pha, có dòng điện 1 chiều,
dòng điện xoay chiều, có cấp điện áp hạ thế, trung thế
và cao thế;
· Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng
máy móc;
· Kinh doanh dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng,
bất động sản, du lịch;
· (doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật)

Thành viên:

· Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện (Gcn:
110350)


I.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Công ty Thiết bị đo điện(EMIC) được thành lập ngày 01/4/1983 trực thuộc
Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện (Bộ Công nghiệp) chuyên sản xuất các loại thiết
bị đo điện trung và hạ thế.
Năm 1995, công ty được chuyển giao công nghệ của hãng LANDIS & GYR
của Thụy Sỹ, được trang bị các máy móc, thiết bị sản xuất và kiểm tra tiên tiến, hiện
đại có độ chính xác cao vơi các thế hệ mới nhất của Thụy Sỹ, Đức, Nhật Bản, Mỹ…
Năm 1999, công ty được tập đoàn AFAQ - ASCERT của cộng hòa Pháp cấp
chứng chỉ ISO 9001-1994; năm 2002 cấp lại chứng chỉ ISO 9001-2000; Tháng
5/2005 được cấp lại chứng chỉ ISO 9001-2000 lần thứ 3.
Các sản phẩm chính của công ty hiện nay là:
-

Công tơ điện 1 pha và công tơ điện 3 pha cơ hoặc điện tử, một biểu giá

hoặc nhiều biểu giá; đa chức năng, đọc chỉ số từ xa bằng sóng Radio cho các loại
công tơ cơ và điện tử.


10

-

Các loại đồng hồ điện tử chỉ thị số: Volmet 1 pha, Volmet 3 pha,

Ampemet, Tần số kế, Cos# met…
-

Đồng hồ Volmet, Ampemet cơ điện các loại cấp chính xác 2 và 2,5.


-

Máy biến thế dòng hạ thế hình xuyến kiểu đúc epoxy tới 600V, 1000V;

Dòng điện sơ cấp từ 5A đến 10000A, dòng điện thứ cấp 5A hoặc 1A; cấp chính xác
0,5 hoặc 1 hoặc 3.
-

Máy biến dòng trung thế kiểu đúc Epoxy hoặc ngâm dầu cách điện, loại

lắp trong nhà hoặc ngoài trời tới 38,5KV, dòng điện sơ cấp từ 5A đến 5000A. Dòng
điện thứ cấp 1A, 5A. Cấp chính xác 0,5. Cấp bảo vệ 5P5-5P10-5P15-5P20-5P30;
-

Máy biến áp đo lường trung kế kiểu đúc epoxy hoặc ngâm dầu cách

điện, loại lắp trong nhà hoặc ngoài trời tới 38,5KV, cấp chính xác 0,5, cấp bảo vệ 3P,
6P.
-

Máy biến áp cấp nguồn trung kế kiểu đúc epoxy hoặc ngâm dầu cách

điện, loại lắp trong nhà hoặc lắp ngoài trời tới 38,5KV cho máy cắt đóng lặp lại và
các thiết bị khác.
-

Cầu chì rơi (FCO) 6-15kV, 22-27kV và 36kV dòng điện Imax=200A

dung lượng cắt 8, 10, 12kV Asym.

-

Các sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC, đạt nhiều huy

chương vàng và đạt Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn,
cung cấp mãn nhu cầu trong nước và từ năm 1996 đã xuất khẩu sang các nước Nga,
Mỹ, Nicaragua, Mianma, Lào, Campuchia, Philippin, Bănglades, Burtan...
-

Công ty còn có khách sạn Bình Minh - Hà Nội (Địa chỉ 27 Lý Thái Tổ

quận Hoàn Kiếm Hà Nội - Việt Nam - ĐT 04 8266442; Fax: 04 8257725) và khách
sạn Bình Minh - Hạ Long (Địa chỉ Đường Hậu Cần, Phường Bãi Cháy, TP Hạ Long Quảng Ninh. ĐT: 033.640486; Fax: 033.640490 )
-

Công ty đã được tặng thưởng Cúp vàng Hội chợ quốc tế Hàng công

nghiệp, Giải cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn, Cúp sen vàng, Siêu cúp
thương hiệu mạnh và phát triển bền vững và các Huân chương Lao động hạng Ba,
hạng Nhì, hạng Nhất.


11

I.3. MỘT SỐ THIẾT BỊ DO NHÀ MÁY SẢN XUẤT.
Các sản phẩm chính:
Công tơ điện 1 pha loại CV
Công tơ điện 3 pha loại MV
Công tơ điện 3 pha 3 giá
Vônmet- Ampemet loại DT96 và loại VA01

Máy biến dòng đo lường hạ thế loại CT-0.6
Máy biến dòng đo lường trung thế tới 36kV
Máy biến áp đo lường trung thế tới 36kV
Công tơ điện 1 pha loại CV có đặc tính và độ tin cậy cao và có những tính năng
như:
a. Hiệu chỉnh dễ.
b. Mômen quay lớn.
c. Ma sát nhỏ.
d. Độ nhạy cao.
e. Tổn hao thấp.
f. Ảnh hưởng nhiệt độ thấp.
g. Độ ổn định cao.
h. Chịu quá tải lớn.
i. Chịu điện áp cao.
j. Cách điện áp cao.
k. Gối đỡ dưới hai chân kính hoặc gối từ.
l. Chống ăn cắp điện: cơ cấu chống quay ngược hoặc bộ số 1 hướng.
m. Hình dáng: tròn hoặc vuông.


12

Hình 1.1
Công tơ 1 pha đế vuông

Công tơ 1 pha đế tròn

Cấu tạo chung:

Hình 1.2


1: ổ đầu dây.

8: Rô to.

2: Đế.

9: Cơ cấu chống chạy ngược.

3: Nam châm hãm.

10: Gối đỡ dưới.

4: Khung.

11: Phần tử dòng điện.

5: Gối đỡ trên.

A1: Hiệu chỉnh tải nay(100%)

6: Bộ số.

A2: Hiệu chỉnh tải thấp(5% và 10%)

7: Phần tử điện áp.

A3: Hiệu chỉnh tải cảm ứng(cos#)



13

Ứng dụng.
Công tơ điện 1 pha loại CV dùng để đo năng lượng hữu công (kWh) ở lưới
điện xoay chiều 1 pha 2 dây, đạt cấp chính xác 1 hoặc 2 theo tiêu chuẩn quốc tế
IEC52
I.4. GIỚI THIỆU PHÂN XƯỞNG ĐỘT DẬP CỦA TỔNG CÔNG TY THIẾT
BỊ ĐO ĐIỆN VIỆT NAM.
I.4.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng của Tổ gò hàn thuộc phân xưởng đột dập, các loại máy
trang bị.
1.1. Các loại máy trong phân xưởng.
Máy đột JB04-1 công suất động cơ 0,35kW, do Trung Quốc chế tạo. Số lượng
5 chiếc.
Máy dập thủy lực 141-10B3, do Đài loan chế tạo, 2 chiếc.
Máy hàn điểm DAIDEN-TQ, Trung Quốc chế tạo, 3 chiếc.
Máy cắt tôn do Công Ty Cơ Khí Hà Nội chế tạo, 1 máy.
Máy taro chuyên dùng do Trung Quốc chế tạo, 2 chiếc.
Máy khoan đứng và máy khoan cần do Công Ty Cơ Khí Hà Nội chế tạo mỗi
loại 1 máy.
Máy mài 2 đá do Công Ty Cơ Khí Hà Nội chế tạo, 1 máy.
Máy đo và cắt dây đồng do phòng kỹ thuật của công ty thiết kế và chế tạo.
Máy hàn hồ quang do Công Ty Cơ Khí Hà Nội chế tạo, 3 máy.
I.4.2. Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của Phân xưởng Đột dập – Gò hàn.
Xưởng cơ khí của Công ty Thiết bị đo điện (EMIC), có chức năng gia công
chế tạo các chi tiết cơ khí trong công tơ đo điện các chi tiết thuộc danh mục các mặt
hàng sản xuất của công ty như :
- Dập định hình các tấm E và I trong công tơ 1 pha và 3 pha.
- Dập các thanh từ bằng vật liệu đồng, và bằng thép.
- Cuốn các cuộn dây dòng trong công tơ 1 pha và 3 pha.
- Dập định hình, dập tạo hình và lắp ghép bộ khung hộp số của công tơ 1 pha

và 3 pha.


14

- Dập cắt tạo hình trục tĩnh của hộp số công tơ.
- Chế tạo các loại ke lắp biến áp, và thùng đựng biến áp ngâm dầu lắp ngoài
trời và trong nhà.
- Tán đinh lắp ghép thanh từ trong công tơ.
- Dập và ép các tấm E và I thành khối E và I phục vụ phân xưởng lắp ráp.
- Hàn các cốt nối đầu dây với cuộn dòng bằng máy hàn điểm.
- Cắt chế tạo các loại đinh tán bằng đồng và bằng thép phục vụ cho bước tán
đinh và lắp ghép.
- Chế tạo các loại vòng đệm, cán và kéo các tấm đồng và sắt từ…
- Ngoài ra còn chế tạo các thiết bị cần gia công hàn hoặc đột dập theo đơn đặt
hàng của phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch thị trường.
I.4.3. Sơ đồ Phân xưởng Đột dập tổ gò hàn.(trang bên).


15

Hình 1.3


16

PHẦN II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ ĐỘT DẬP, TÍNH NĂNG, CẤU
TẠO, TÁC DỤNG CỦA MÁY ĐỘT JB04-1.

II.1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ ĐỘT, DẬP(DẬP NGUỘI)

II.1.1. Thực chất:
Đột dập là một phần của công nghệ dập nguội. Dập nguội là một công nghệ
mới so với lịch sử phát triển công nghiệp thế giới. Công nghệ dập nguội là một bước
phát triển của công nghệ gò. Đó là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực.
Nguyên lý cơ bản là lợi dụng khả năng biến dạng dẻo của kim loại, làm biến dạng
kim loại ở thể rắn dưới tác dụng của ngoại lực để tạo ra thành phẩm, bán thành phẩm
có kích thước nhất định tùy theo thiết kế.
II.1.2. Phân loại:
Dập được phân thành hai phương pháp đó là dập thể tích và dập tấm:
- Dập thể tích: Là phương pháp làm biến dạng kim loại hạn chế trong lòng
khuôn, khuôn dập vừa là dụng cụ truyền lực vừa là dụng cụ tạo hình vật dập. Có các
phương pháp dập thể tích như sau: dập nóng, dập nguội, dập trong lòng khuôn kín,
dập trong lòng khuôn hở…
- Dập tấm: Là phương pháp gia công áp lực để chế tạo sản phẩm từ vật liệu
tấm, thép bản hoặc dải cuộn. Dập tấm thường được tiến hành ở trạng thái nguội nên
còn được gọi là dập nguội bề dày tấm lớn hơn 10mm thì có thể dập nóng. Dập tấm
được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như chế tạo ôtô, máy bay, tàu
thủy, các thiết bị đồ gia dụng…
Đột : Là một nguyên công dùng để tạo lỗ vậy nên còn gọi là đột lỗ. Đột lỗ có
đột lỗ thông suốt và đột lỗ không thông.
- Đột lỗ thông suốt: Nếu chi tiết bị đột là tấm mỏng và không cần lật phôi. Để
kim loại thừa thoát ra dễ dàng người ta dùng vòng đệm hoặc đặt phôi lên khuôn có lỗ
rồi mới gia công. Nếu vật bị đột dày, lỗ nho, sau khi đột sâu khoảng 70%-80% chiều
sâu toàn bộ người ta lật vật đột để đột. Nếu đường kính lỗ quá lớn thì ta dùng mũi đột
rỗng, khi lỗ quá sâu thì dùng thêm những đệm rỗng.


17

- Đột lỗ không thông: Là giai đoạn đầu của đột lỗ thông. Kim loại chỉ biến

dạng giãn ra quanh mũi đột mà không bị đẩy ra ngoài để tạo lỗ.
II.1.3. Ưu điểm của phương pháp đột dập.
- Biến dạng kim loại ở thể rắn có khả năng khắc phục được các khuyết tật đúc
như rỗ khí, rỗ co… làm tổ chức kim loại mịn chặt, nâng cao cơ tính sản phẩm.
- Có khả năng thay đổi tổ chức kim loại từ tổ chức hạt thành tổ chức thớ làm
tăng cơ tính sản phẩm.
- Chất lượng cơ tính lý lớp bề mặt tốt, độ bóng, độ chính xác cao hơn chi tiết
đúc.
- Đây là phương pháp cơ bản để chế tạo phôi cho gia công cắc gọt, những chi
tiết quan trọng chịu tải lớn cần phải qua rèn dập. Tuy nhiên các sản phẩm đột ta có thể
dùng luôn mà không cần gia công cắt gọt lại, có độ bền vững cao.
- Tiết kiệm nhiều nguyên vật liệu, không đòi hỏi tay nghề công nhân cao, năng
suất cao thuận lợi cho quá trình tự động hóa, sản lượng lớn giá thành hạ.
- Đột có thể cho phép tạo các lỗ có độ sâu không lớn một cách nhanh chóng,
mà không cần dùng đến các loại máy khoan.
- Thường dùng gia công các lỗ cho nguyên công tán rive.
II.1.4. Nhược điểm của phương pháp đột dập.
- Không gia công được các chi tiết phức tạp như đúc.
- Không gia công đựơc các chi tiết có kích thước quá lớn.
- Việc sử dụng các hợp kim trong phương pháp gia công này hạn chế hơn,
không gia công được các kim loại dòn.
II.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY ĐỘT JB04-1.
Loạt máy JB04-1 là mẫu máy đột để bàn cỡ nhỏ do Công ty Máy công cụ
chính xác Weifeng Trung Quốc chế tạo. Loại máy này thích hợp với các công việc
như trong ngành sản xuất quần jean, ngành đóng giày dép, mũ… Đặc biệt máy còn
dùng trong các công việc gia công các tấm thép mỏng, cắt các loại dây, tạo lỗ, tạo các
góc xiên, gấp mép và nhiều những tính năng khác trong việc gia công tạo hình. Ngoài


18


ra máy còn có thể gia công đối với các loại vật liệu plastic và các loại vật liệu phi kim
loại khác.
Trong quá trình hoạt động máy có tuổi thọ và đạt hiệu quả cao, các bề mặt gia
công nhẵn bóng, đẹp,và đạt độ chính xác cao.
Thông số kỹ thuật của máy:
Lực tác động

10 (kN)

Hành trình trượt

40 (mm)

Số hành trình kép trong 1 phút

250 p/m

Chiều cao làm việc lớn nhất

150 (mm)

Kích thước tấm đế

270X270 (mm)

Công suất động cơ

370 (W)


Kích thước không gian chiếm chỗ

470 X 320 X 540 (mm)

Khối lượng

90 (kg)

II.3. CẤU TẠO CỦA MÁY ĐỘT:
Máy đột theo mẫu JB04-1 do Trung Quốc chế tạo là mẫu máy đột cỡ nhỏ được
dẫn động bằng động cơ điện, truyền động bằng bộ truyền động đai có một cấp tốc độ,
và có hai chế độ hoạt động: chế đột liên tục và chế độ do người điều khiển. Ở chế độ
điều khiển, người điều khiển máy có thể dùng bàn đạp bằng chân hoặc cần gạt bằng
tay.
Nguyên lý hoạt động:
Động cơ hoạt động qua bộ truyền động đai truyền chuyển động tới bánh đà khi
chạy không bánh đà chạy lồng không trên ngõng trục khuỷu. Khi làm việc người điều
khiển đạp bàn đạp hoặc gạt cần điều khiển đóng ly hợp nối chuyển động cho trục
khuỷu. Trục khuỷu tác động lên thanh truyền, dẫn động con trượt chuyển động tịnh
tiến. Khi trục khuỷu quay được một vòng ly hợp tự động mở hành trình tiếp theo
được lặp lại tương tự khi ta đóng ly hợp. Trên con trượt có gắn chày đột hoặc đập, cối
được gắn trên bàn máy nhờ rãnh chữ T.


19

Hình chụp nghiêng của máy:

Hình 2.1


Hình chụp thẳng của máy:

Hình 2.2


20

Sơ đồ cấu tạo của máy:

Hình 2.3

1: Hộp điện.

11: Giá đỡ.

2: Vít điều chỉnh rãnh mang cá. 12: Ly hợp.
3: Cơ cấu phanh.

13: Cơ cấu điện từ điều khiển ly hợp.

4: Trục khuỷu.

14: Con trượt.

5:Trụ máy.

15: Thân máy.

6: Giá đỡ.


16: Vít lắp rãnh mang cá.

7: Đai ốc.

17: Đế máy.

8: Tay quay.

18: Hộp bảo vệ.

9: Trục vít điều chỉnh.

19: Động cơ.

10: Tay biên.

20: Bộ truyền đai


21

II.4. TÁC DỤNG CỦA MÁY:
II.4.1. Tác dụng chung của máy và công dụng của máy trong tổ đột dập – hàn gò:
Tác dụng của máy: Như trong phần giới thiệu chung của máy đã viết máy có
tác dụng trong các ngành giày dép, gia công các loại vật liệu phi kim loại, trong
ngành công nghiệp quần áo, dập các tấm mỏng, tạo lỗ gấp mép, tạo góc…
Công dụng của máy trong tổ: Trong tổ đột dập – gò hàn máy JB04-1 chủ yếu
được dùng để thực hiện các nguyên công sau: dập lắp ghép thanh ngang của khung
hộp số vào khung hộp số, tán đinh lắp ghép thanh từ động, cắt ngắn và tạo hình trục
động và trục tĩnh của hộp số…

II.4.2. Nhận xét của công nhân khi vận hành máy.
Qua nhiều năm vận hành máy các công nhân trong phân xưởng đều có một
nhận xét chung như sau: máy có kết cấu không phức tạp vận hành đơn giản, làm việc
hiệu quả, năng xuất cao, trong quá trình hoạt động ít hỏng hóc, có sự cố có thể khắc
phục nhanh chóng tại chỗ bởi nhân viên kỹ thuật của phòng. Đặc biệt trong khi thực
hiện các nguyên công đột và dập các loại khuôn không cần có chốt dẫn hướng do đó
có thể mở rộng không gian làm việc của máy, có thể thực hiện được với những tấm
lớn hơn, so với các khuôn có chốt dẫn hướng.
Những yêu cầu đối với máy cần thiết kế:
- Khi làm việc máy JB04-1 do lực tác động còn thấp nên không thực hiện được
với các loại đinh tán bằng thép và đồng có kích thước lớn hơn. Khả năng làm việc của
máy chưa thể mở rộng chỉ thực hiện được các công việc sử dụng lực tác động nhỏ.
- Để đảm bảo khả năng có thể mở rộng tính năng của máy, thực hiện được với
các vật liệu có cơ tính cao hơn và đối với các chi tiết cần lực đột lớn hơn. Gia công
được các chi tiết phù hợp mà hiện giờ tại xưởng gia công của công ty vẫn phải gia
công trên các máy có công xuất lớn, năng suất không cao, chi phí vận hành cao dẫn
đến các hao phí về chi phí vận hành và trang thiết bị.


22

Ta có các thông số kỹ thuật cho máy cần được thiết kế như bảng sau:
Lực tác động

40 (kN)

Hành trình trượt

50 (mm)


Số hành trình kép trong 1 phút

120 p/m

Chiều cao làm việc lớn nhất

250(mm)

Kích thước tấm đế
Công suất động cơ
Kích thước không gian chiếm chỗ
Khối lượng


23

PHẦN III: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CHO MÁY

III.1. TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CHO CƠ CẤU DẪN ĐỘNG CỦA
MÁY.
III.1.1. Tính toán cơ cấu tay quay con trượt.
Căn cứ vào các thông số kỹ thuật theo yêu cầu với h=50(mm), e=20(mm),
k=1,1. Ta xác định kích thước các khâu, vị trí tâm quay của khâu dẫn.
k: là hệ số về nhanh.
k

d
=1,1
v


Ta có:
φv = 180o- θ
φv = 180o- θ
với : là góc kẹp giữa 2 vị trí biên.
 k=

180 o  
180 o  

 k (180 o   )  180 o  
 k180 o  k  180 o  
 k180 o  180 o   (k  1)
 

k180 o  180 o
k 1
 180
k 1
k 1

Hình 3.1

Với k=1,1:
   180

1,1  1
 8,57 o
1,1  1

Từ các đại lượng đã biết e=20(mm), h=50(mm), =8,57o ta xác định r, l và vị

trí tâm quay của khâu dẫn bằng phương pháp vẽ.
Cách vẽ như sau: vẽ một đường thẳng xx bất kỳ trên đó đặt đoạn BIBII=h:
BI= là điểm cao nhất của con trượt, BII là điểm thấp nhất của con trượt. Vẽ đường
thẳng x’x’ song song và cách xx một đoạn chính bằng e. Vẽ đường tròn tâm O’ đi
qua hai điểm BI và BII với góc tại tâm là 2. Ta xác định được tâm O như hình vẽ:


24

Hình 3.2
Xác định được đoạn OBI và đoạn OBII ta sẽ xác định được l và r:
Ta có:
l  r  OBII

l  r  OBI

l  r  144,655

l  r  95,39

 r  24,632 , l  120,022

Xét điều kiện quay toàn vòng
hình học của cơ cấu tay quay con
trượt vừa tính toán:
Miền với tới của thanh truyền
2 khi tháo khớp B là một dải giới hạn
bởi 2 đường thẳng song song cách
đều Cx một đoạn là l2(l2 là kích thước
của thanh truyền) như hình vẽ.


Hình 3.3

Như vậy điều kiện để khâu AB
quay toàn vòng là khi và chỉ khi quỹ tích B1 của nó nằm trong miền với tới của
thanh truyền kề nó. Ta có bất đẳng thức sau đây:
l1  l 2  e


25

Với: l1=r=24,632, l2=l=120,022, e=20.
Ta có: l 2  e  120,022  20  95,389  r  24,632 (thỏa mãn điều kiện quay
toàn vòng hình học của cơ cấu)
Để đảm bảo khả năng chế tạo của các
cơ cấu dựa vào các kết quả đã tính toán được
ta chọn lại kích thước các khâu như sau:
r=24(mm)
l=150(mm)
e=20(mm)
Thỏa mãn điều kiện quay toàn vòng
hình học: r  l  e
Với các thông số trên sử dụng phương
pháp vẽ như sau:
Vẽ hai đường thẳng xx và x’x’
song song với nhau và cách nhau một

Hình 3.4

khoảng bằng e=20(mm), từ một điểm A trên

xx ta vẽ một đường tròn (A,R=174). Đường tròn này cắt x’x’ tại đâu, đó chính là
tâm của khâu dẫn, từ tâm ta vẽ đường tròn (O’,R=24). Ta vẽ một đường tròn tâm
nằm trên xx tiếp xúc ngoài với đường tròn tâm O’ tại C cách vẽ trên có 2 nghiệm
hình ta lấy nghiệm hình như hình vẽ. A chính là điểm chết dưới còn B chính là điểm
chết trên của cơ cấu. Từ đó ta xác định được góc giữa hai vị trí biên: =3o
180 o  3 o
k
 1,0338  1,1
180 o  3o

Đảm bảo được các yêu cầu đưa ra.
III.1.2. Tính toán vận tốc, gia tốc xác định quy luật chuyển động của máy:
III.1.2.1. Xác định tốc độ quay của khâu dẫn:
Theo thông số kỹ thuật yêu cầu đối với máy cần thiết kế đưa ra, trong chế độ
đột liên tục của máy là 120 p/m. Với một cú đột ta có con trượt của máy thực hiện
một lần đi và một lần về, ta gọi đó là một hành trình kép. Tương ứng với mỗi một


×