Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.59 KB, 10 trang )

Đề 6: Trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bài làm
I. Lời mở đầu
Bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những vấn đề được
đề cập đến trong thời gian gần đây. Và điều đó cũng đã được khẳng định
trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong Hiến pháp và đã được
thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều
kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác
nhau, bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống vẫn còn những hạn chế.
Nguyên tắc bình đẳng giới chưa được cụ thể hóa toàn diện và triệt để trong
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một số quy định được ban hành
nhưng thiếu chế tài, biện pháp, nguồn lực và cơ chế đủ mạnh để thực hiện.
Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, thamgia quản lý,
lãnh đạo ở các cấp còn khá cao là do một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến vấn
đề này.
II. Nội dung
1. Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Ngày 29/11/20006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới
(BĐG), luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Luật BĐG đã quy
định bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế,

1


lao động, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hoá, thông tin,
thể dục, thể thao) và gia đình.
Theo đó: Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu
ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được


giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp; bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt
động xã hội; bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước,
quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; bình
đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng
vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức; bình đẳng trong việc thành lập
doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh
nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động; bình
đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi
làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao
động và các điều kiện làm việc khác; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi
được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu
chuẩn chức danh; bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền
thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế,
trong việc lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an
toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục...Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi
dưỡng, lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo và việc tiếp cận, hưởng thụ
các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; bình
đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ, tham gia các
hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao cũng như trong hưởng thụ

2


văn hóa, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. Nữ cán bộ, công chức,
viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu
tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,

bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định
các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và
các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng như trong việc
bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình
phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp
luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
Để thực hiện tốt BĐG, Luật BĐG còn quy định các hành vi vi phạm
pháp luật về BĐG trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bao gồm: cản trở
nam hoặc nữ thực hiện quyền tự ửng cử, được giới thiệu ứng cử...; không
thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm vì định kiến giới, đặt ra và thực hiện
quy định có sự phân biệt đối xử về giới...Áp dụng các điều kiện khác nhau
trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc
mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau...Từ chối tuyển
dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao
động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; phân
công công việc mang tínhphân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh
lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người
lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; không thực hiện các
quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ. Cản trở
nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì
định kiến giới; tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ
3


doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định. Quy định tuổi đào tạo,
tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; vận động hoặc ép buộc người
khác nghỉ học vì lý do giới tính; từ chối tuyển sinh những người có đủ điều
kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang
thai, sinh con, nuôi con nhỏ; giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến

sách giáo khoa có định kiến giới. Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa
học, công nghệ; từ chối tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về
khoa học và công nghệ. Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ
thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hoá khác vì định kiến giới;
sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và
hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất BĐG, định kiến giới; truyền bá tư
tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập
quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. Cản trở,
xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục
sức khỏe vì định kiến giới; lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
2.Một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội
Yếu tố chính dẫn đến sự bất bình đẳng giới trước đây và kể cả sau khi
có luật bình đẳng giới nó vẫn có ảnh hưởng rất lớn trong việc áp dụng bộ
luật này chính là Nho giáo. Nho giáo - hệ tư tưởng đại diện điển hình nhất
của chế độ gia trưởng ở Việt Nam thời cổ đã trình bày cơ cấu xã hội gồm
mối quan hệ giữa Thân – Nhà - Nước – Thiên hạ. Mạnh Tử cho rằng : thiên
hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà, nhà gốc ở thân mình. Con người (nam giới )
trước hết cần phải học tập, tu dưỡng, sau đó phải xây dựng và quản lý nhà
mình cho thật tốt(Tề gia) rồi vươn lên quản lý đất nước (Trị quốc) và cai trị
4


nước khác (Bình thiên hạ). Theo khuynh hướng đó, những người đàn ông sẽ
đời nối đời xây dựng, thống trị và ổn định xã hội.
Trên cơ sở đó, những người làm gương cho người khác là những
người lãnh đạo và có quyền lực cao nhất trong xã hội và gia đình. Trong cấu
trúc này, phụ nữ nằm ở nhóm xã hội “tôi”,”con”,”vợ” là nhóm phải chịu sự
giáo dục, sự thống trị tuyệt đối của nam giới. Nho giáo còn coi phụ nữ ngang

hàng với tiểu nhân, là loại bị khinh miệt, không đáng đếm xỉa. Theo Khổng
Tử thì chỉ có đàn bà và tiểu nhân là hạng khó dạy. Khi ta gần thì họ nhờn, xa
thì họ oán (Phụ nhân nan hoá). Vì vậy để nói về xã hội nam quyền người ta
thường gọi là chế độ “Trọng nam, khinh nữ”.
Phụ nữ còn phải tuân theo các quy tắc của “Tam tòng, Tứ đức”. Tam
tòng : Tại gia tòng phụ; xuất giá tòng phu; phu tử tòng tử ( ở nhà theo cha,
lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con ) và Tứ đức:công, dung, ngôn,
hạnh ( Giỏi nữ công gia chánh nghĩa là Công; Giữ gìn dung nhan đẹp đẽ cho
chồng nghĩa là Dung; Ngôn từ dịu dàng, phụ thuộc vào chồng và gia đình
chồng, phải biết lựa lời mà nói, không nói lời xấu, phải biết khi nào được
nói, khi nào không, không được nói leo, không được ngồi lê mách lẻo như
thế gọi là Ngôn. Giữ gìn trinh tiết cho chồng cả lúc chồng sống lẫn sau khi
chồng chết, tuân thủ tam tòng, mắt nhìn thẳng, không được có thái độ “đầu
mày cuối mắt” với người ngoài gọi là Hạnh (Vũ Khiêu, 1997).
Đạo trị gia của Nho giáo rất coi trọng sự hoà thuận của quan hệ vợ
chồng nhưng phải nằm trong một tôn ti trật tự của chế độ gia trưởng “Phu
xướng, phụ tuỳ”, chồng nói gì thì vợ phải theo đó mà làm bất kể đúng sai.
Quan điểm này khi du nhập vào Việt Nam thì thành: “Chồng giận thì vợ bớt
lời. Cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê” (ca dao Việt Nam).

5


Nho giáo cho rằng phục vụ vô điều kiện cho nam giới là chức năng,
nhiệm vụ, thiên chức của phụ nữ. Những quan niệm và nguyên tắc này đã
cột chặt cuộc đời người phụ nữ vào cái xiềng của gia đình ngay cả sau khi
chồng của họ đã chết. Đó là quan điểm “Chồng chúa, vợ tôi” rất phổ biến
trong xã hội theo Nho giáo.
Trong gia đình thì chồng là “vua” còn vợ là “nội tướng”. Nho giáo
khuyên : chồng nhân nghĩa, vợ nhu thuận. Trình Hạo và Trình Di là hai danh

nho đời Tống cho rằng: Cha tôn, con ty, anh ái, em cung, chồng quyết, vợ
nghe, mỗi người đều làm trọn đạo từ đó gia đạo mới ngay, thiên hạ mới
định. Con cái hư hỏng thì đổ tội cho phụ nữ không biết dạy con “Con hư tại
mẹ” (Nhị trình tập, trích trong Đạo trị gia, 2003). “Nam bất ngôn nội, nữ bất
ngôn ngoại” (Đàn ông không nói việc trong nhà, đàn bà không nói việc
ngoài đường). Theo sự phân công đó, đàn ông chủ việc bên ngoài, đàn bà
chủ việc bên trong nhưng đàn bà vẫn phải phục tùng đàn ông. Bằng cách đó,
phụ nữ bị hạn chế không được tham gia các công việc xã hội.
Cho đến nay, ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam hiện
nay vẫn còn khá lớn, xét trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Một số nam
giới vẫn cho rằng: sinh ra là phận gái thì phụ nữ phải phục tùng đàn ông trên
cả hai phương diện gia đình và xã hội.
Cùng với đó, trong nhận thức định kiến giới là tư tưởng trọng nam,
khinh nữ, ảnh hưởng của nền văn hóa nho giáo. Đây cũng là một vấn đề thực
sự quan tâm, đây không chỉ là định kiến giới của xã hội, của gia đình, của
giới nam đối với giới nữ mà còn là định kiến, sự mặc cảm, tự ty của bản thân
chị em phụ nữ về năng lực lãnh đạo, quản lý của chính mình hoặc sự tin
tưởng của chính chị em vào năng lực lãnh đạo của lãnh đạo cùng giới. Điều
này dẫn đến tâm lý an phận, triệt tiêu ý thức phấn đấu của chị em. Đây là

6


một thách thức không nhỏ, và nó đòi hỏi chị em phụ nữ phải vượt qua những
cản ngại từ chính bản thân mình. Trong chính sách, pháp luật còn có một số
sự phân biệt như độ tuổi đề bạt, thăng tiến; tuổi đào tạo để tạo nguồn cán bộ
chính trị, cán bộ quản lý, tuổi hưu trí. Trong gia đình, công việc nội trợ vẫn
tập trung vào người phụ nữ; phụ nữ có vai trò thấp hơn nam giới, coi trọng
con trai hơn con gái. Về định kiến giới, gánh nặng trách nhiệm với gia đình;
cơ chế thị trường và sự phát triển xã hội đang làm đầy thêm gánh nặng trách

nhiệm của người phụ nữ trong thiên chức người vợ, người mẹ, người thầy
đầu tiên của con cái. Qũy thời gian của phụ nữ bị phân tán vào công việc nội
trợ gia đình, chăm sóc gia đình khiến nhiều chị em ít có điều kiện để tiếp cận
với những cơ hội để phát triển bản thân. Gánh nặng gia đình bao giờ cũng
dồn lên trách nhiệm của người phụ nữ, bởi vậy, nó tỷ lệ nghịch đối với sự
phát triển vươn lên vị trí lãnh đạo, quản lý của chị em. Đây là một thách thức
đặt ra đối với hầu hết chị em phụ nữ và tác động không nhỏ đến cơ hội thăng
tiến của chị em.
Dù pháp luật không có sự phân biệt nam nữ, nhưng thực tế các quy
định cho nam và nữ vẫn còn khoảng cách, bất lợi lớn vẫn nghiêng về phụ nữ.
Bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội và là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ. Cụ thể, quy định
bình đẳng giới chưa rõ ràng, bất hợp lý trong sử dụng, chế độ ưu đãi và thu
nhập; giải quyết mối quan hệ giữa ưu tiên và bình đẳng cho phụ nữ thể hiện
chưa cụ thể.
Hiện nay, các địa phương luôn quan tâm và tạo điều kiện hoạt động
cho chị em phụ nữ, nhưng để giao quyền cho phụ nữ thì các lãnh đạo luôn
đắn đo và cân nhắc. Chính vì sự đắn đo, cân nhắc này nên ưu tiên trong lãnh
đạo và trong thực hiện bình đẳng giới có những điều chưa thực hiện đúng

7


như Luật định. ''Ở đâu mà cấp uỷ quan tâm, thì ở đó sẽ có những giải pháp
thích đáng để khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ tự khẳng định năng
lực, được đánh giá một cách đầy đủ và được đề bạt đúng với năng lực thực
sự hoàn toàn khách quan của phụ nữ, bởi những giải pháp đó là những giải
pháp có tính thuyết phục cao và người phụ nữ khẳng định được năng lực
sáng tạo, cống hiến và trưởng thành của họ. Ngược lại, nếu cấp ủy không
quan tâm, theo yêu cầu để thực hiện Nghị quyết của Đảng thì cơ cấu đưa nữ

vào sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Khi tổng kết lại, có đánh giá như vậy là
phụ nữ không có năng lực, điều đó cũng hạn chế và không khách quan khi
đánh giá thực chất năng lực của người phụ nữ…''.
Luật Bình đẳng giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực,tiến tới bình đẳng giới thực sự
giữa nam, nữ và thiết lập củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Bình đẳng giới trong lĩnh
vực kinh tế phải được đảm bảo bằng các biệnpháp thúc đẩy, hỗ trợ, lồng
ghép và đảm bảo nguồn tài chính. Để tăng cường bình đẳng giới, bảo đảm
phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ trong mọi hoạt động kinh tế cần
tậptrung đạt 5 mục tiêu cơ bản: thực hiện các quyền bình đẳng trong lĩnh vực
laođộng và việc làm, trong tham gia quản lý kinh tế; nâng cao chất lượng và
hiệuquả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế và quản lý kinh tế;
bìnhđẳng trong lựa chọn tham gia các ngành nghề, tiếp cận và hưởng thụ các
chínhsách ưu đãi về đầu tư về kinh doanh, được đào tạo và bồi dưỡng về
năng lực quảnlý, quản trị và tham gia trong hoạch định, quyết định chính
sách kinh tế, tàichính; nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ lập nghiệp
và làm kinh doanh. Nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng để bảo đảm
bình đẳng giới về kinhtế. Nhà nước có chủ trương tập trung nguồn lực và có

8


chính sách huy động tối đamọi nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo
đảm và tăng cường bình đẳng giớigồm: ngân sách nhà nước; đầu tư, đóng
góp của các tổ chức, cá nhân trong nướcvề nhân lực, tài chính, kỹ thuật, vật
chất; hỗ trợ của các cá nhân, các tổ chứcnước ngoài về tài chính, công sức,
trí tuệ, kỹ thuật... Nhà nước quản lý trựctiếp các nguồn lực từ ngân sách nhà
nước, từ các khoản viện trợ chính phủ; đồngthời có chính sách phù hợp huy
động các nguồn lực trong nước và từ nước ngoài,trong đó khuyến khích cơ

quan, tổ chức, cá nhân hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hìnhthức trong việc bảo
đảm và tăng cường bình đẳng giới.
III. Kết Luận
Để phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã
hội cần nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí và tài năng của phụ nữ cũng như sự
đóng góp của họ để đưa vị thế xã hội của người phụ nữ Việt Nam lên một
tầm cao mới. Như vậy, nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ
trong xã hội nói chung cũng như trong thực hiện Bình đẳng giới…

9


Bài làm
I. Lời mở đầu
Bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những vấn đề được
đề cập đến trong thời gian gần đây. Và điều đó cũng đã được khẳng định
trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong Hiến pháp và đã được
thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều
kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác
nhau, bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống vẫn còn những hạn chế.
Nguyên tắc bình đẳng giới chưa được cụ thể hóa toàn diện và triệt để trong
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một số quy định được ban hành
nhưng thiếu chế tài, biện pháp, nguồn lực và cơ chế đủ mạnh để thực hiện.
Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, thamgia quản lý,
lãnh đạo ở các cấp còn khá cao là do một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến vấn
đề này.

10




×