Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cá nhân công pháp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.91 KB, 4 trang )

Đề bài 05:
Ngày 10/1/2009, hai quốc gia Lemon và Fema tiến hành tập trận chung gần biên
giới quốc gia Vanda. Ngay lập tức, Vanda đã lên tiếng phản đối với lí do, cuộc tập trận
chung của Lemon và Fema nhằm phô trương lực lượng, đe dọa nền hòa bình và ổn định
của Vanda. Đồng thời, Vanda tuyên bố sẽ có biện pháp thích hợp để đối phó với những
hành động của Lemon và Fema, không loại trừ cả việc sử dụng vũ lực với Lemon, quốc
gia láng giềng lâu nay vốn bất đồng với Vanda trong vấn đề về lãnh thổ. Hai ngày sau
lời tuyên bố của Vanda, Lemon đã sử dụng tàu chiến, tiến sát vào vùng biển thuộc lãnh
thổ của Vanda, phá hủy gần như hoàn toàn một căn cứ quân sự của quốc gia này. Đáp
trả hành vi tấn công của Lemon, Vanda cùng Gena, một đồng minh quân sự của Vanda,
đã sử dụng máy bay chiến đấu, ném bom vào hai khu trung tâm thương mại lớn nhất tại
thủ đô Lemon, làm sập toàn bộ các tòa nhà của hai trung tâm thương mại và khiến rất
nhiều người bị chết và bị thương.
Hãy cho biết: Các tuyên bố và hành vi của Lemon và Vanda có phù hợp với pháp
luật quốc tế hay không?

Trong thực tiễn quốc tế, khi toàn thể nhân loại đang hướng đến hòa bình thì tất
yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ
giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Vấn đề mâu thuẫn dẫn đến xung đột vũ lực giữa
quốc gia Lemon và Vanda trong tình huống mà đề bài đã cho có phù hợp với pháp luật
quốc tế? Đây là vấn đề cần được tìm hiểu:


Theo ý kiến của em: Các tuyên bố và hành vi của hai quốc gia Lemon và Vanda
không phù hợp với pháp luật quốc tế. Vì những lí do sau:
Theo quy định pháp luật quốc tế, hai quốc gia Lemon và Vanda đã vi phạm một
trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là “cấm dùng đe dọa dùng vũ lực
hay dùng vũ lực”. Cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 5 Hiến chương Liên hợp quốc: “
Tất cả các thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ
lực hoặc dùng vũ lực....mục đích không phù hợp với mục đích Liên hợp quốc.” Hoặc
theo Tuyên bố năm 1970 Đại hội đồng Liên hợp quốc hợp tác về những nguyên tắc của


luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp
với Hiến chương thì nội dung cơ bản về vấn đề này thể hiện như: “Cấm các hành vi đe
dọa, trấn áp bằng vũ lực”. “Vũ lực” trong quan hệ quốc tế được hiểu như thế nào? Đó
là sức mạnh vũ trang; biện pháp kinh tế, chính trị mà hậu quả gây ra là dùng biện pháp
quân sự; bao hàm cả việc quốc gia này sử dụng lực lượng vũ trang không nhằm tấn
công xâm lược quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa quốc gia khác. Vì vậy, nếu
xảy ra trường hợp một chủ thể mà dùng các sức mạnh nhằm khống chế, đe dọa tấn
công, tấn công, hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với một chủ thể khác trong
quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế. Việc quy định như vậy còn nhằm mục
đích ngăn bảo vệ chủ quyền, độc lập của quốc gia khỏi vấn đề này. Đồng thời, cụ thể tại
Điều 51 của Hiến chương còn quy định khi xảy ra những trường hợp như vậy thì pháp
luật quốc tế còn quy định khi có sự đe dọa đến chủ quyền của quốc gia, thì quốc gia đó
có quyền dùng vũ lực như một biện pháp phòng vệ chung. Tuy nhiên, sử dụng lực
lượng vũ trang để tự vệ chỉ được Hiến chương cho phép khi có sự tấn công vũ trang
chống lại quốc gia. Hiến chương cấm một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống
lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính trị. Tuy
nhiên, khi thực hiện quyền tự vệ, quốc gia bị tấn công cần tuyên bố về sự kiện bị tấn
công và thông báo ngay cho Hội đồng bảo an. Nếu như thiếu sự thông báo này thì việc
sử dụng vũ lực của quốc gia không được xem là thực hiện quyền tự vệ. Tóm lại, quyền
tự vệ vũ trang chỉ áp dụng khi có sự tấn công vũ trang của quốc gia khác. Hiến chương


LHQ ghi nhận cho các quốc gia thành viên quyền tự vệ cá thể và tập thể. Nhưng chỉ có
quốc gia bị tấn công mới có quyền đưa ra đề nghị và kêu gọi thực hiện quyền tự vệ này.
Xét trong trường hợp hai quốc gia Lemon và Vanda thì vấn đề nằm ở những tuyên
bố và hành vi của hai quốc gia. Hành vi tập trận chung tại biên giới Vanda của Lemon
và Fema làm ảnh hưởng và đe dọa chủ quyền lãnh thổ, nền hòa bình và ổn định của
Vanda. Hành vi đó đã vi phạm pháp luật quốc tế về nguyên tắc này. Đồng thời, Vanda
không áp dụng biện pháp trả đũa kinh tế,...mà lại ra lời tuyên bố trên khía cạnh “đe dọa
dùng vũ lực” với nội dung “không loại trừ cả việc sử dụng vũ lực với Lemon”. Như vậy,

Vanda cũng vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, nếu Lemon dựa trên căn cứ đó mà sử
dụng tàu chiến, tiến sát vào vùng biển thuộc lãnh thổ của Vanda, phá hủy gần như hoàn
toàn một căn cứ quân sự của quốc gia này. Tức là Lemon đã vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc này khi cho quân xâm phạm lãnh thổ của Vanda và có hành vi vũ lực đối
với quốc gia này. Khi có hành vi trả đũa quân sự với Lemon “sử dụng máy bay chiến
đấu, ném bom vào hai khu trung tâm thương mại lớn nhất tại thủ đô Lemon, làm sập
toàn bộ các tòa nhà của hai trung tâm thương mại và khiến rất nhiều người bị chết và
bị thương”. Hành vi này làm thiệt hại lớn cho Lemon, làm cho tình trạng chung dẫn đến
nghiêm trọng. Đồng thời, hành vi này cũng không phù hợp với nội dụng “quốc gia bị
tấn công có quyền tự vệ” khi không có tuyên bố trước Hội đồng bảo an. Như vậy,
những tuyên bố và hành vi của hai quốc gia là những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
Như vậy, hai quốc gia đã vi phạm pháp luật quốc tế về nguyên tắc cơ bản là “cấm đe
dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực” theo Hiến chương liên hợp quốc và các văn bản khác
của pháp luật quốc tế. Với mục đích bảo vệ nền hòa bình chung của thế giới và giải
quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng con đường khác ngoài con đường vũ lực.

Danh mục tài liệu tham khảo


Đề bài 05:
Ngày 10/1/2009, hai quốc gia Lemon và Fema tiến hành tập trận chung gần biên
giới quốc gia Vanda. Ngay lập tức, Vanda đã lên tiếng phản đối với lí do, cuộc tập trận
chung của Lemon và Fema nhằm phô trương lực lượng, đe dọa nền hòa bình và ổn định
của Vanda. Đồng thời, Vanda tuyên bố sẽ có biện pháp thích hợp để đối phó với những
hành động của Lemon và Fema, không loại trừ cả việc sử dụng vũ lực với Lemon, quốc
gia láng giềng lâu nay vốn bất đồng với Vanda trong vấn đề về lãnh thổ. Hai ngày sau
lời tuyên bố của Vanda, Lemon đã sử dụng tàu chiến, tiến sát vào vùng biển thuộc lãnh
thổ của Vanda, phá hủy gần như hoàn toàn một căn cứ quân sự của quốc gia này. Đáp
trả hành vi tấn công của Lemon, Vanda cùng Gena, một đồng minh quân sự của Vanda,
đã sử dụng máy bay chiến đấu, ném bom vào hai khu trung tâm thương mại lớn nhất tại

thủ đô Lemon, làm sập toàn bộ các tòa nhà của hai trung tâm thương mại và khiến rất
nhiều người bị chết và bị thương.
Hãy cho biết: Các tuyên bố và hành vi của Lemon và Vanda có phù hợp với pháp
luật quốc tế hay không?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×