Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.66 KB, 5 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 6
Ngày 15/02/2011 biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ tại Benghazi, thành phố
miền Đông Libya. Người biểu tình đòi Tổng thống Muammar Gaddafi từ chức.
Ngay từ những ngày biểu tình đầu tiên, chính quyền đã mạnh tay với những người
chống đối với hy vọng sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng
không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay
chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình, gây ra làn sóng
phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Xung đột vũ trang giữa quân đội chính
phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội chiến. Trước tình hình
đó, ngày 17/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1973
áp đặt vùng cấm bay ở Libya và cho phép “sử dụng các biện pháp cần thiết” nhằm
bảo vệ thường dân. Trên cơ sở Nghị quyết được thông qua, một số quốc gia thành
viên LHQ đã tiến hành tấn công Libya. Chính quyền của tổng thống Libya đã chỉ
trích hành động tấn công là can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền
của Libya.
- Bình luận về tính pháp lý của nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an
LHQ.
- Hành vi tấn công Libya của một số quốc gia thành viên LHQ có hợp
pháp hay không? Vì sao?

1


1. Bình luận tính pháp lý của Nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an Liên

hợp quốc
Ngày 15/02/2011 biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ tại Benghazi, thành phố
miền Đông Libya. Người biểu tình đòi Tổng thống Muammar Gaddafi từ chức.
Ngay từ những ngày biểu tình đầu tiên, chính quyền đã mạnh tay với những người
chống đối với hy vọng sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng
không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay


chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình, gây ra làn sóng
phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Xung đột vũ trang giữa quân đội chính
phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội chiến. Trước tình hình
đó, ngày 17/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1973
áp đặt vùng cấm bay ở Libya và cho phép “sử dụng các biện pháp cần thiết” nhằm
bảo vệ thường dân. Nghị quyết của Hội đồng bảo an đưa ra liên quan đến nguyên
tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Một trong những nội
dung chính của nguyên tắc này quy định là: cấm can thiệp vào công việc nội bộ ở
các quốc gia khác. Tuy nhiên, cũng có một ngoại lệ của nguyên tắc này là theo quy
định của chương VII Hiến chương Liên hợp quốc. Liên hợp quốc có quyền can
thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của các quốc gia trong trường hợp đe dọa hòa bình
và có hành động xâm lược. Rõ ràng những cuộc bạo động và đàn áp ở Libya đã
làm sợi dây tình hình chính trị trở lên căng thẳng. Cộng đồng và dư luận quốc tế
không chấp nhận hành vi thái quá và ngông cuồng của chính quyền Libya về việc
đã sử dụng không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy.
Nhất là, máy bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình.
Không chỉ vi phạm nền hòa bình mà Libya còn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
“Có thể nói trong lịch sử 69 năm của Liên Hiệp Quốc (1942 – 2011), Nghị quyết
1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng
nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ
quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ
hung bạo đang lên cơn điên”. Nghị quyết được thông qua kịp thời có vai trò, vừa
2


xoa dịu dư luận quốc tế, vừa thể hiện được sự nhận định, đánh giá đúng tình hình
chính trị trên thế giới của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
2. Hành vi tấn công Libya của một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc

Các biện pháp tập thể do cộng đồng các quốc gia áp dụng trên cơ sở Hiến

chương Liên hợp quốc nhằm loại trừ sự đe doạ hoà bình hay hành vi xâm lược.
Một trong những biện pháp đó là dùng sức mạnh để chấm dứt những hành vi xung
đột đe doạ hoà bình. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất trong hệ
thống Liên hợp quốc có thẩm quyền thông qua quyết định về áp dụng biện pháp
cưỡng chế nhân danh Liên hợp quốc. Nếu có thể, Hội đồng Bảo an dùng các hiệp
định hay tổ chức khu vực để chỉ đạo việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Nếu
một nước nào đó bị xem là có hành vi tạo ra sự đe doạ hoà bình thế giới hay hành
vi xâm lược, Hội đồng Bảo an có thể yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc
áp dụng các biện pháp không gắn với việc sử dụng các lực lượng vũ trang như cắt
đứt quan hệ kinh tế, quan hệ ngoại giao. Trong trường hợp các biện pháp đó tỏ ra
không có hiệu quả, Hội đồng Bảo an có thể dùng tới các lực lượng vũ trang để duy
trì hoà bình và an ninh thế giới, đồng thời có thể áp dụng các biện pháp cấm vận
bao vây kinh tế. Lực lượng vũ trang của Liên hợp quốc là lực lượng lấy từ lực
lượng vũ trang của các nước thành viên, theo các hiệp định giữa Liên hợp quốc và
các nước thành viên, dưới sự chỉ huy của Uỷ ban Tham mưu Quân sự gồm tổng
tham mưu trưởng của các nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an. Trình tự này
được quy định trong Hiến chương liên hợp quốc. Như vậy, hành vi tấn công Libya
của một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc là không hợp pháp vì không tuân
theo trình tự cưỡng chế tập thể mà Hiến chương quy định.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật quốc tế
Chủ biên: TS. Lê Mai Anh
NXB. Công an nhân dân

2. Luật quốc tế, lý luận và thực tiễn

Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh
NXB. Giáo dục

3.

4. 1.000 người chết trong vụ bạo loạn Libya

Theo AP, Reuters, BBC

4


ĐỀ BÀI SỐ 6
Ngày 15/02/2011 biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ tại Benghazi, thành phố
miền Đông Libya. Người biểu tình đòi Tổng thống Muammar Gaddafi từ chức.
Ngay từ những ngày biểu tình đầu tiên, chính quyền đã mạnh tay với những người
chống đối với hy vọng sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng
không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay
chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình, gây ra làn sóng
phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Xung đột vũ trang giữa quân đội chính
phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội chiến. Trước tình hình
đó, ngày 17/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1973
áp đặt vùng cấm bay ở Libya và cho phép “sử dụng các biện pháp cần thiết” nhằm
bảo vệ thường dân. Trên cơ sở Nghị quyết được thông qua, một số quốc gia thành
viên LHQ đã tiến hành tấn công Libya. Chính quyền của tổng thống Libya đã chỉ
trích hành động tấn công là can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền
của Libya.

5




×