Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bệnh thận lợn GIẢI PHẪU BÊNH HỆ TIẾT NIỆU SINH DỤC, GIẢI PHẪU BỆNH MỘT SỐ BỆNH Ở THẬN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.1 KB, 8 trang )

GIẢI PHẪU BÊNH HỆ TIẾT NIỆU SINH DỤC
Tìm hiểu về HỆ TIẾT NIỆU:
- Bộ máy tiết niệu bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận giữ một chức năng nhất
định; Trong đó thận đóng vai trò chủ yếu.
- Chức năng quan trọng nhất của thận là sự bài tiết nước tiều; việc bài tiết nước
tiểu được tiến hành thường xuyên chủ đọng để duy trì hằng định nội môi bao
gồm: Quá trình lọc của cầu thận, quá trình bài tiết và hấp thụ của ống thận.
- Bệnh lý của thận đưa đến nhiều rối loạn như: + RL cân bằng axit- bazơ.
+ RL cân bằng điện giải.
+ RL nội tiết (ảnh hưởng của
Renin).
+ RL bài tiết nước tiểu.

A. GIẢI PHẪU BỆNH MỘT SỐ BỆNH Ở THẬN.
1. Khái niệm: Bệnh ở thận được chia làm 2 loại:
1.1 Hư thận (Nepphrosis)
Là loại bệnh mà quá trình tổn thương chủ yếu ở ống thận: thoái hóa hạt, thoái
hóa mỡ, thoái hóa kính,.. gây phù cho cơ thể tạo ra trụ niệu theo nước tiểu ra
ngoài, huyết áp không cao huyết niệu không có.
1.2 Viêm thận (Nephritis)
Là bệnh xảy ra ở mô thận là chủ yếu, bao gồm viêm cầu thận, viêm kẽ thận,
viêm mủ,..
Căn cứ vào tính chất viêm ta chia làm 3 loại: viêm cầu thận, viêm kẽ thận,
viêm thận mủ.


Hư thận ở


Viêm thận cấp ở
lợn



2. Các bệnh viêm thận
2.1 Viêm cầu thận (glomerulon nephritis)
- Khái niệm: Là quá trình xảy ra ở cầu thận, trước tiên là quản cầu Malpigi, sau
đó lan ra các xoang Bawman rồi làm tổn thương kế phát ở ống thận và tổ chức
kẽ.
- Tính chất viêm: viêm rỉ, viêm tăng sinh và viêm biến chất.
- Thường thể hiện ở 3 thể: +) Thể cấp tính
+) Thể á cấp tính
+) Thể mãn tính
a) Viêm cầu thận cấp: Viêm xảy ra ở cầu thân trong thời gian ngắn.
- Nguyên nhân của viêm cầu thận cấp ngày nay đã được chứng minh là do phản
ứng miễn dịch học có liên quan đến quá trình nhiễm trùng.
- Hậu quả của những cơ chế trên đã gây ra những thay đổi ở cầu thận, một mặt
làm giảm nghiêm trọng khả năng lọc máu của cầu thận kéo theo những thay đổi
chức năng của ống thận, dẫn đến sự thiểu niệu nghiêm trọng đôi khi cả vô niệu.
- Mặt khác, làm tổn thương tính thấm mao mạch đối với protit và tế bào, do đó
trong nước tiểu xuất hiện nhiều protit và tế bào.
- Viêm cầu thận cấp là một bệnh rất nguy hiểm, nó có thể gây suy thận cấp với
urê huyết cao và tử vong. Nếu vượt qua nguy hiểm bệnh có thể qua khỏi, nhưng
có thể trở thành mãn tính.
* Đại thể: Tùy thuộc vào tổn thương ở cầu thận mà có những biểu hiện khác
nhau.
+ Nhẹ: Thận hơi to, màng bọc căng, dễ bóc.
+ Nặng: có viêm tăng sinh hoặc viêm tơ huyết, mặt cắt có đốm tráng hoặc vàng
xám rất nhỏ. Nếu viêm xuất huyết sẽ thấy có những đốm trắng đỏ lớn. Thận sưng
to, mềm, mặt cắt lấm tấm đỏ (do xung huyết).


+ Nếu viêm thận có hư thận: thận sưng to, mềm, mặt cắt lồi ra (bổ đôi thận sau đó

khép lại thành đường cắt không khít). Cơ thể có những biểu hiện triệu chứng lâm
sàng như rối loạn tiết niệu, thiểu niệu hoặc vô niệu, có thể có huyết niệu, albumin
niệu, trụ niệu do ống mật thoái hóa, thức ăn tăng, ure tăng con vật có thể chết do
ngộ độc ure.
* Vi thể:
+ Cầu thận: viêm tăng sinh là chủ yếu (nội mạc huyết quản, lá tạng, nang
Bawman, bạch cầu xâm nhập), búi mao quản dãn rộng do tập trung nhiều bạch
cầu và tăng sinh lớp lá tạng của xoang Bawman, trong các mao quản có chứa
huyết khối nhỏ, hồng cầu, các ống thận tương ứng thường bị thoái hóa hạt, kẽ
thận có xung huyết, rỉ viêm nhẹ, số lượng tế bào tăng nhiều làm hẹp xoang
Bawman.
Nếu rỉ viêm là chủ yếu: trong mao quản có huyết khối. Trong Bawman có
nhiều dịch rỉ viêm (thanh dịch, tơ huyết, hồng cầu). Hiện tượng tăng sinh chỉ là
nhẹ.
Tùy theo tính chất cuả dịch rỉ viêm và mức độ nặng nhẹ khác nhau mà có các
loại viêm sau: - Cầu thận viêm thanh dịch
- Cầu thận viêm tơ huyết hoặc viêm cata.
- Cầu thận viêm xuất huyết
Vật rỉ viêm thường từ cầu thận xuống ống thận hình thành trụ niệu. Tùy loại
viềm mà có trụ tơ huyết hay trụ hồng cầu.
+ Ống thận: lúc đầu không có biến đổi lớn. sau đó cầu thận dãn to làm mạch quản
nuôi ống thận bị chèn ép, ống thận tương ứng bị thoái hóa. Bệnh từ viêm cầu thận
phát triển thành hư thận.
+ Kẽ thận: chỉ thấy xung huyết và phù
b) Viêm cầu thận á cấp tính
Quá trình viêm kéo dài hơn viêm mãn tính
- Đại thể: + Thận to, màu nhợt nhạt (do thiếu máu) hoặc màu vàng nhạt (do thoái
hóa) do thoái hóa mỡ hay hạt.
+ Bề mặt thận ghồ ghề (vùng viêm lõm, vùng lành lồi)…
+ Bổ đôi thận thấy rõ ranh giới giữa miền vỏ và miền tủy.

- Vi thể: + Viêm tăng sinh chiếm ưu thế, tăng sinh mạnh ở tế bào nội mạc nang
Bawman (lá thành), lá thành có hình lưỡi liềm đầy ép túi mao quản lại, tuần hoàn
bị trở ngại gây ảnh hưởng đến ống thận gây thoái hóa (hạt, mỡ), hoại tử hoặc tế
bào ống thận teo đi (trong có trụ niệu).
+ Các tế bào ống thận dẹp xuống, long ống thận rỗng
+ Kẽ thận tăng sinh rất mạnh, nhiều lâm ba cầu (lymphocyte ), nguyên
bào sợi, tế bào bánh xe, huyết quản phát triển.


+ Bên cạnh đó ở vùng thận lành có hoạt động bù: cầu thận dãn rộng,
mạch quản của búi mao quản phân nhánh nhằm tăng cường hoạt động bù cho bộ
phận bị bệnh, ống thận của vùng này phình to ra, dày.
c) Viêm cầu thận mãn tính
Nếu cả hai bên thận cùng bị viêm con vật khó sống.
Thường chỉ thấy ở một bên, một bên hoạt động bù nên to ra.
* Đại thể: + Bao thận dày lên màu trắng xám, xù xì, nhăn nheo(có chỗ lồi do hoạt
động bù, có chỗ lõm do bị xơ hóa)
+ Thận nhìn chung nhỏ, bổ đôi thấy vùng vỏ hẹp hơn.
+ Có trường hợp mặt cắt có nang chứa nước tiểu đầu hoặc chứa dịch có
protein biến tính( tập trung ở vùng vỏ)
* Vi thể: do tăng sinh ở xoang Bawman, các cầu thận viêm đều xơ hóa nặng hoặc
một số có thoái hóa kính, sau đó teo đi để lại dấu sẹo mờ trong đám tăng sinh.
+ Ống thận: Bị chèn ép và teo đi. Liên bào ống thận thoái hóa teo lại, ống thận
rỗng hoặc chuyển sang chứa đầy nước tiểu, liên bào thành ống dẹp.
+ Ở vùng lành: cầu thận dãn rộng mạch quản phân nhánh có hiện tượng hoạt
động bù làm ống thận phì đại. Trường hợp bệnh lâu do suy dinh dưỡng ống thận
có khi teo lại.
+ Kẽ thận: Có hiện tượng tăng sinh mạnh lâm ba cầu, tổ chức bào.
Giai đoạn cuối: có tổ chức xơ hình thành.
+ Về mặt mô học thấy là trong mọi thể viêm thận mãn tính đều có tổn thương của

mạch máu, của cầu thận ống thận và khoảng kẽ. Sau đó thấy thận bị teo, nhiều
cầu thận bị thoái hóa kính (hyalin) và ống thận bị teo.
+ Rối loạn khả năng lọc và khả năng cô đặc của thận cho nên dẫn đến những
rối loạn chức năng sâu sắc. Nét nổi bật ở lâm sàng là albumin niệu kèm theo tình
trạng giảm protit máu và phù nặng bệnh tiến triển thành suy thận mãn với ure
máu cao.
2.2. Viêm kẽ thận(Interstitial nephritis)
* Vi thể
+ Mô kẽ: Kẽ thận dãn rộng, tổ chức liên kết giữa các ống thận và cầu thận, xung
quanh mao quản tăng sinh mạnh các tế bào dạng lâm ba (lymphoid), đơn nhân
lớn, tế bào bách xe nguyên bào sợi và tổ chức bào.
Hiện tượng tăng sinh và xâm nhiễm tế bào viêm có thể từng đám rồi lan ra
toàn thận.
+ Ống thận: Lúc đầu không có biến đổi đặc biệt, sau đó có thoái hóa (hạt, kính).
Thận viêm nặng tế bào xơ phát triển, ống thận teo. Bên cạnh đó có những ống
thận đầy nước tiểu đây là nang nước do bị tắc.
+ Cầu thận: Xơ hóa hoặc thoái hóa kính.
* Đại thể:


+ Giai đoạn đầu: Thận xung huyết nhẹ, căng to dễ bóc. Nước tiểu có nhiều tế bào
mủ. Viêm kéo dài: trên thận có nhiều đốm trắng nhỏ kích thước 1mm.
+ Giai đoạn sau: Do tổ chức xơ phát triển nhiều, thận có nhiều hạt trắng bằng hạt
ngô nằm rải rác hay tập trung thành từng đám nằm chủ yếu ở vùng vỏ thận, dai
chắc (thận đóm trắng gặp nhiều ở bê) làm thận teo nhỏ và xù xì.
Cắt ra thấy nốt đỏ nhẵn, màu trắng nhạt. Bổ đôi thận thấy miền vỏ thận mỏng
đi, cạnh vùng xơ hóa có những nang chứa nước tiểu.
2.3. Thận viêm mủ
Là quá trình viêm xảy ra ở thận hình thành những ổ mủ đám mủ.
B. GIẢI PHẪU BỆNH 1 SỐ BỆNH Ở HỆ SINH DỤC

I. Viêm tử cung
1. Đặc điểm chung
- Bệnh xảy ra ở gia súc nhất là bò sữa.
- Bệnh thường phát sinh sau khi đẻ (nhưng những con chưa đẻ cũng mắc).
- Căn cứ vào vị trí tổ chức tử cung bị viêm có mấy loại sau:
+ Viêm nội mạc tử cung.
+ Viêm thành tử cung.
+ Viêm ngoại mạc tử cung.
+ Viêm cổ tử cung.
+ Viêm quanh tử cung.
2. Các bệnh viêm tử cung
2.1 Bệnh viêm nôi mạc tử cung:
Xảy ra ở niêm mạc và hạ niêm mạc căn cứ vào quá trình bệnh chia làm 2 loại:
* Viêm nội mạc tử cung cấp tính
Xảy ra khi nội mạc tử cung bị nhiễm trùng hoặc tổn thương (khi đẻ hoặc thụ
tinh nhân tạo).
Biến đổi bệnh lý
- Đại thể: Cần phân biệt với tử cung khi động dục và sau khi đẻ.
- Vi thể: + Niêm mạc xung huyết, xuất huyết, hoại tử, long.
+ Huyết quản xung huyết nặng, xuất huyết và có nhiều huyết khối.
+ Các tuyến chứ nhiều niêm dịch và rỉ viêm.
+ Các lớp cơ phù.
+ Chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính (nhiều chỗ bạch cầu tập trung
lại thành ổ áp xe).
* Viêm nội mạc tử cung thể mãn tính
Mãn tính sinh mủ
- Đại thể: Trong trường hợp mủ ít, biểu hiện không rõ ràng. Trong trường hợp
mủ tích lại:
+ Tử cung dãn to, mềm, sờ vào thấy lùng nhùng (khám qua trực tràng)



+ Cổ tử cung có mủ chảy ra. Tương mạc không có biến đổi rõ hoặc chỉ hơi xù
xì.
+ Niêm mạc xù xì, phù lớp mủ hoặc hoại tử bã đậu.
+ Nếu có nhiều mủ sẽ lỏng và có màu đỏ nâu. Nếu đặc có màu xanh lục hay
vàng xám.
- Vi thể: + Niêm mạc và hạ niêm mạc nhiều bạch cầu viêm (chủ yếu bạch cầu đa
nhân trung tính và tương bào: niêm dịch và tế bào niêm mạc bị hoại tử, xác vi
khuẩn, các tuyến tử cung bị teo dần hoặc chứa nhiều bạch cầu).
+ Các tuyến tử cung teo hoặc phình rộng chứa nhiều bạch cầu đa nhân
trung tính và sản phẩm tế bào phân giải.
Mãn tính không sinh mủ
- Đại thể: Tăng sinh 1 lớp tương bào niêm mạc, hạ niêm mạc.
+ Nội mạc viêm Polip tăng sinh niêm mạc và hạ niêm mạc, hình thành u nhỏ
(như ung thư) che chắn toàn bộ nội mạc.
+ Quá trình viêm tăng sinh lan tràn thì tổ chức xơ sẽ phát triển gây chèn ép các
tuyến tử cung. Các chất tiết tích tụ tạo thành nang gọi là viêm nội mạc tử cung
sinh nang hoặc có thể nội mạc xơ hóa, mỏng, các tuyến teo đi làm thành tử cung
mỏng đi. Ở bò vùng tử cung bị hoại tử thường bị Ca hóa.
+ Các tuyến phình rộng hình thành những túi chứa nước (túi Kyst). Nước đục
hoặc trong chủ yếu là niêm dịch, thanh dịch và tế bào long.
- Vi thể: + Giai đoạn đầu có xung huyết và phù.
+ Có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính , tương bào.
+ Bệnh kéo dài thấy xung quanh tuyến tử cung (mặt niêm mạc, hạ niêm
mạc) xung quanh cổ tuyến có hiện tượng tăng sinh các tế bào mãn tính.
2.2 Viêm quanh tử cung
Quá trình viêm xảy ra ở tổ chức lân cận lớp tương mạc, lớp cơ, dây chằng và
các lớp ở thân tử cung. Có 2 thể: thể bại huyết nhiễm mủ thường là kế phát do bại
huyết, gặp ổ mủ khắp nơi và thể hoại tử, quá trình viêm biến chất là chính.
* Viêm quanh tử cung thể bại huyết

- Đại thể: + Tương mạc: đục, phủ một lớp fibrin lan đến màng treo tử cung.
+ Vách tử cung: dày, mềm, dễ vớ, màu xám. Bệnh kéo dài làm niêm
mạc bị tổn thương (mờ đục có màng tổ chức hoại tử phủ lên).
- Vi thể: + Niêm mạc tử cung: long và hoại tử.
+ Lớp cơ: hoại tử, phù( tế bào viêm là bạch cầu đa nhân trung tính).
Huyết quản tổn thương gây hình thành huyết khối.
* Viêm quanh tử cung: là quá trình tổn thương các lớp cơ thành tử cung, tương
mạc và các tổ chức lân cận.
- Thể bại huyết: thường hay gặp ở bò, bê. Nhiễm trùng do: viêm cầu khuẩn, vi
khuẩn sinh mủ, trực trùng uốn ván,…


+ Thành tử cung dày, to, mềm. Lớp tương mạc nhám đục xung quanh có lớp
tơ huyết bám. Bên trong có hiên tượng keo nhày. Lớp cơ rất nhày, mềm, dễ vỡ,
màu xám bẩn. Các sợi cơ có hiện tượng thoái hóa, hoại tử. Bên cạnh có phù thẩm
nhiễm bạch cầu.
+ Lớp niêm mạc: trương, dày nhám, mất bong mờ đục do có hiện tượng
viêm cata làm các liên bào phủ trương phồng lên có hoại tử lớp trên.
+Các huyết quản thành tử cung có thể sinh huyết khối gây hiện tượng lấp
quản.
- Thể hoại tử: thường hay gặp ở bò do vi khuẩn làm tử cung dày lên.
+ Thành tử cung dày lên. Thấy nhiều vệt trắng xám là những sợi cơ hoại tử
bã đậu, hoại tử sáp, có bạch cầu đa nhân trung tính thâm nhiễm hình thành những
ổ mủ.
II. Viêm vú
Viêm vú là quá trình viêm xảy ra ở tuyến vú
Bệnh thường phát sinh ở tất cả các loài gia súc nhưng nhiều nhất ở trâu bò và
dê sữa.
1. Các loại viêm vú.
a. Viêm vú lan tràn không đặc hiệu

- Bệnh lan từ 1 vùng sang vài vùng của tuyến sữa nên gọi là” lan tràn”.
- Tùy vào tính chất của viêm mà chia thành các loại sau:
* Viêm thanh dịch
- Đại thể: + Vú sưng không rõ, ít đỏ (có khi tím tái, núm vú mềm), lượng sữa hơi
giảm xuống.
+ Sữa trong hơn bình thường. Bệnh nặng, trong sữa có vần sợi bông
(khó thấy).
+ Mổ khám dễ cắt, mặt cắt nầm vú ướt, bóng, nhẵn. Màu vàng xám hoặc
vàng đục, vách ngăn có xung huyết nhẹ.
- Vi thể: + Túi tuyến: ứ đọng nước, sữa, có dịch rỉ viêm (gồm: thanh dịch, lien bào
long và bạch cầu thâm nhiễm)
+ Tổ chức kẽ: xung huyết và phù nhẹ
* Viêm cata
+ Vùng viêm đỏ , sưng, cứng, nóng rõ. Khi khám phản ứng rõ.
+ Cảm giác đau rõ khi vắt sữa.
+ Sữa đặc có nhiều cụm giống như bong ( có nhiều tơ huyết và bạch cầu)
- Đại thể: + Mặt cắt phẳng nhưng thô nhám, xù xì, vàng xám.
+ Ấn tay có nước đục như mủ chảy ra.
- Vi thể: + Các túi tuyến, ống tiết có nhiều lien bào long và bạch cầu thâm nhiễm
+ Mô kẽ xung huyết, có nhiều bạch cầu.
* Viêm vú tơ huyết: quá trình viêm làm: + Con vật sốt, ủ rũ, mệt mỏi.
+ Vùng vú viêm, xung huyết đỏ rất rõ.


+ Đầu vú sưng to, đỏ.
+ Vùng tuyến sữa nổi cục lổn nhổn.
+ Bề sữa căng cứng do ứ đọng tơ huyết.
- Đại thể: + Mặt cắt ướt, sáng bóng, chắc có những cục mủ lẫn tơ huyết chảy ra.
+ Bể sữa và ống tiết: tơ huyết đọng thành bọng hoặc thành hạt.
- Vi thể: + Nhiều tơ huyết và liên bào long (trong ống tiết, bể sữa, túi tuyến).

+ Mỗ kẽ nhiều bạch cầu và tế bào viêm. Hạch trên vú sưng to.
Quá trình viêm: lượng sữa giảm, lượng tơ huyết nhiều, Hạch sưng rất to.
* Viêm vú xuất huyết: Thể này thường kết hợp với các thể viêm khác
- Đại thể: + Mặt cắt đỏ xẫm, lan tràn có lẫn máu
- Vi thể: + Tổ chức kẽ: ngoài thành phần tế bào viêm nhưg viêm cata còn có cả
hồng cầu
+ Lòng tuyến: nhiều hồng cầu.
b. Viêm vú liên cầu trùng (viêm vú cata mãn tính)
* Đại thể: + Ống tiết, bễ sữa phình rộng, niêm mạc dày lên, vùng tổn thương sưng
to, cứng.
+ Sữa có lẫn mủ chảy ra.
+ Mô kẽ, tổ chức xơ tăng sinh làm túi tuyến bị chèn ép nhỏ lại.
* Vi thể: + Niêm mạc ống tiết và bể sữa: nhiều tế bào mủ và liên bào long
+ Bạch cầu đa nhân trung tính giảm, hiện tượng hình thành nụ thịt chiếm
ưu thê
+ Phù, bênh kéo dài có tương bào, nguyên bào sợi và tổ chức bào tăng sinh.
+ Tổ chức xơ tăng sinh làm cho vú teo (do tuyến sữa bị chèn ép, sữa không
thể tiết ra được)
c. Viêm vú mủ (viêm bọc mủ- apce vú)
* Đại thể: + Vùng viêm sưng to, nổi mụn to nhỏ không đều, bùng nhùng (do chứa
mủ). Lâu dần vỡ ra để lại các vết loét, nếu apse ở sâu sẽ hình thành lỗ dò.
+ Mặt cắt: nhiều ổ mủ màu vàng xám, hôi. Xung quanh thường có bao xơ
(màng mủ) bao bọc.
* Vi thể: + Ổ mủ nhỏ: có thể khôi phục khả năng tiết sữa bình thường.
+ Ổ mủ lớn: khi vỡ, mủ vào sữa. Tổ chức xơ hóa hình thành sẹo (mất khả
năng tiết sữa), chức năng của vú bị giảm xuống rõ rệt.
+ Ổ mủ sâu: tạo lỗ dò, loét lớn (nếu vỡ ra phía ngoài). Vi trùng và mủ có
thể gây huyết nhiễm trùng và huyết nhiễm mủ toàn thân.




×