Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giải pháp đảm bảo chất lượng thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.42 KB, 3 trang )

Giải pháp đảm bảo chất lượng thực phẩm
- Kiểm soát về mặt sinh học: kiểm soát thời gian và nhiệt độ, quá trình
gia nhiệt, làm lạnh, cấp đông, lên men, độ pH, việc bổ sung muối hoặc
các chất bảo quản khác, quá trình khô, kiểm soát nguồn gốc (thu mua
nguyên liệu từ các nguồn không bị nhiễm), thực hành vệ sinh.
- Kiểm soát hóa học: Kiểm soát nguồn gốc (chứng nhận của người bán
và thử nghiệm nguyên liệu), kiểm soát sản xuất (dung và ứng dụng
hợp lý các chất phụ gia thực phẩm,…).
- Mối nguy vật lý: Kiểm soát nguồn gốc, kiểm soát sản xuất (dùng máy
phát hiện kim loại…
Nhận thức được việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng cần
được quan tâm. Nhà nước ta đã đưa ra Luật vệ sinh an toàn thực phẩm từ
năm 2003. Gồm 11 chương và 72 điều. nhằm đưa ra các quy định các giải
pháp quan trọng nhằm phục cho công tác này. Ví dụ như:
- Đưa ra luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất
thực phẩm. Trong đó đưa ra các quyền và nghĩa vụ cơ bản như là “ Sử
dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm
theo quy định của pháp luật”; hay “ Các tổ chức cả nhân phải tuân thủ
các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, đảm bảo an toàn
thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn
thực phẩm do mình sản xuất;”
- Đưa ra các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm
Và ngoài ra còn có nhiều nội dung khác được nêu (Tham khảo chương 5
sách giáo khoa)
Mặc dù luật là vậy nhưng trên thực tế, luật về VSATTP vẫn chưa được ứng
dụng rộng rãi. Hiện nay, khi nhà nước thắt chặn hơn về yêu cầu VSATTP,
nhiều chủ doanh nghiệp, cá nhân buôn bán vẫn phạm luật, lách luật mà đưa
ra thị trường những thực phẩm kém chất lượng. VD:
+ “ Ngày 3/3/2015, 64 học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền
(quận 3, TPHCM) có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn ói,
chóng mặt, tiêu chảy sau khi ăn bữa xế tại trường vào khoảng 15h chiều”.


+ “72 kg cá điêu hồng bị phát hiện có dấu hiệu đang phân hủy được chuyển
tới trường tiểu học Bình Long, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để chế
biến cho các học sinh.”
Qua những điều này để áp dụng luật và thực tiễn nhiều giải pháp hữu ích đã
được đưa ra:
1. Nâng cao nhận thức của chính các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất kinh
doanh thực phẩm:


Nguyên nhân gây mất VSATTP một phần do mặt nhận thức và trách nhiệm
của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp, đôi khi chạy theo lợi
nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực
phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng không biết hoặc biết
không đầy đủ về chất lượng ATVSTP nên đã sử dụng những sản phẩm do
chính họ làm ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục hơn nữa đối với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng cao
ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSTP và ý thức trong
việc chọn lựa thực phẩm an toàn.
2. Có chế tài xử lý nghiêm ngạt:
Hiện tại các chế tài xử phạt về vi phạm VSATTP chủ yếu trên phương diện
hành chính chưa có tác dụng răn đe mạnh đối với các chủ doanh nghiệp hay
cá nhân sản xuất thực phẩm. Vì vậy cần có thêm các chế tài “rắn” và
nghiêm ngặt hơn nữa.
3. Xây dựng lực lượng, hệ thống, cơ sở kiểm tra VSATTP đồng bộ, chuyên
nghiệp, hoạt động linh hoạt.
- Có hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn đường phố. Ngoài ra, cần có chế độ
ưu đãi, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành
vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo sự tự tin, nhạy bén, bản lĩnh, sáng tạo trong

thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng lực lượng thanh tra ngày càng phát
triển vững mạnh.
- Từng địa phương cần có quy hoạch cụ thể về khu giết mổ, chế biến gia súc,
gia cầm theo hướng tập trung, có đầu tư hạ tầng hiện đại để đảm bảo vệ sinh
môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có quy hoạch thống nhất, khoa học việc mua bán hàng hóa tại các điểm
chợ, trung tâm thương mại, không để tình trạng quầy hàng tươi sống lẫn lộn
với hàng ăn uống, may mặc…, đặc biệt phải cách xa khu chứa rác thải.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại các điểm cất giữ, giết mổ, chế biến
gia súc, gia cầm, kịp thời phát hiện gia súc, gia cầm nhiễm bệnh không cho
đưa vào tiêu dùng để tránh lây lan mầm bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tăng cường kiểm tra việc chế biến, bảo quản, sử dụng các nguồn thực
phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhà ăn, nhà hàng, nhất là tại các điểm trường
học, bệnh viện, khu công nghiệp…/.


Kết luận
Thông qua tìm hiểu bài em nhận thấy câu nói của Bác Hồ từng nói: “ Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Rất phù hợp
với việc đảm bảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nhà nước, quốc hội
đưa ra nhiều điều luật răn đe như thế nào đi nữa nếu không có sự chấp hành
– “ hợp tác” của nhân dẫn thì rất khó thực hiện và đi vào thực tiễn đời sống
được. Chính vì vậy, để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Hi vọng trong tương
lai, nhà nước ta sẽ có thể đưa ra nhiều chính sách hơn nữa để gần gũi và thực
tiễn với người dân trong tiêu dung thực phẩm. /.




×