Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHƯƠNG PHÁP NUÔI VÀ ỨNG DỤNG RỘNG RÃI CỦA DẾ MÈN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----®®®®----

TIỂU LUẬN VỀ DẾ

GIÁO VIÊN HỨNG DẪN: TH.S HUỲNH VĂN HIẾU
SINH VIÊN: NGUYỄN THÀNH TRÍ
LỚP: 13DSH01
MSSV: 1311521345

Tp.HCM, 20 tháng 11 năm 2016
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................................... 8
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu côn trùng...............................................................................8
1.2. Nuôi dế làm thức ăn và chế biến...................................................................................11
1.3. Khái quát đặc điểm sinh học của dế..........................................................................................12
1.3.1. Vị trí phân loại và đặc điểm phân bố.................................................................... 12
1.3.2. Đặc điểm hình thái của dế..................................................................................... 12
1.3.3. Đặc điểm giải phẫu của dế.....................................................................................16
1.3.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của dế............................................................... 22
1.4. Thú chơi chọi dế...........................................................................................................30
CHƯƠNG 2: CÁC MÓN ĂN VỀ DẾ…………………………………………………..……24
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….....27

2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO

:

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn là mặt trận rộng lớn nhất và thu hút rất
nhiều lực lượng lao động. Từ xưa đến nay côn trùng luôn gắn liền với cuộc sống của con
người. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, con người không thể nào loại bỏ hoàn toàn
côn trùng ra khỏi đời sống của mình. Không phải tất cả côn trùng đều có hại mà rất nhiều
loài có lợi và một số loài còn được sử dụng để chế biến thành các món ăn phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, chẳng hạn như Thái Lan, Campuchia và một số nước châu Phi.
Từ lâu, con người đã biết thu bắt côn trùng để làm thức ăn cho các loài vật nuôi khác
cũng như chế biến thức ăn cho mình. Ngày nay, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn càng trở
nên phổ biến và thành một thói quen không thể thiếu của con người. Ở Việt Nam, chăn
nuôi và chế biến côn trùng làm thức ăn đã và đang trở thành một ngành kinh doanh thu lại
lợi nhuận. Đặc biệt, dế là một đối tượng đáng chú ý được sử dụng để chế biến thành các
món đặc sản mà nhiều người ưa thích. Chọi dế cũng là trò chơi của trẻ em và một số người
lớn..


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu côn trùng
Có lẽ vì đã có quá nhiều bài viết về côn trùng với những hậu quả tàn phá do chúng gây
ra mà chúng ta quên mất rằng có rất nhiều côn trùng đã đóng góp những lợi ích đáng kể và
thật khó đánh giá hết được giá trị của chúng đối với con người. Chúng ta sửng sốt khi biết
được lớp động vật nhỏ bé này đã tạo ra sản phẩm thương mại, chỉ tính riêng ở Mỹ, hàng
năm đạt 125 triệu đôla, tức hơn 1,600 tỉ đồng Việt Nam. Côn trùng là nhóm động vật thành
công nhất trên hành tinh chúng ta. Điều đó được khẳng định không phải chỉ vì côn trùng có
tới hàng triệu loài- nhiều hơn tất cả các loài sinh vật khác cộng lại- mà trước hết là do khả
năng thích nghi rất đa dạng của chúng với các điều kiện sống khác nhau. Côn trùng đã
chiếm lĩnh hầu như tất cả sinh cảnh, từ các khu vực sa mạc nóng bỏng cho đến vùng lãnh
nguyên ở bắc cực lạnh giá, từ vùng núi cao đến rừng mưa nhiệt đới cũng như các hoang đảo
xa xôi.
Từ xưa, loài người đã biết bắt nhiều loài côn trùng và sản phẩm của côn trùng để làm
thức ăn cũng như chế biến thành các dược phẩm.
Cách đây 4.700 năm, người Trung Hoa đã biết cách nuôi tằm và cách đây 3.000 năm
đã nuôi tằm trong nhà, đi kèm với nó là kỹ thuật ươm tơ dệt lụa. Cũng theo lịch sử Trung
Quốc, nghề nuôi ong lấy mật ở nước này đã xuất hiện trước đây 2.000 năm.
Những ghi chép mang tính khoa học đầu tiên về côn trùng thuộc về nhà triết học và tự
nhiên học người Hy lạp là Aristotle, ông là người đầu tiên dùng thuật ngữ “entoma” tức
động vật chân khớp Arthropoda để chỉ côn trùng và trong cuốn sách của mình ông đã đề
cập 60 loài sâu bọ.
Tại Châu Âu, các nghiên cứu về côn trùng chỉ thật sự bắt đầu ở thời kỳ Phục hưng.
Lần đầu tiên, kết quả giải phẫu trên một đối tượng là tằm đã được công bố bởi nhà khoa học
người Ý là Malpighi (1628-1694). Bước sang thế kỷ 18, các nghiên cứu về côn trùng đã
được một bước tiến đáng kể bằng sự ra đời của tác phẩm nổi tiếng “Hệ thống tự nhiên” của
nhà khoa học Thụy Điển Linneaus. Trong cuốn sách này, một hệ thống phân loại côn trùng
tuy còn rất sơ khai đã được tác giả giới thiệu. Hiện nay có khoảng 1 triệu loài côn trùng,
chiếm trên 70% số loài động vật. Còn rất nhiều loài côn trùng chưa biết đến, có tài liệu cho



rằng hiện trên trái đất có 15-30 triệu loài côn trùng. Bình quân có 10 tỷ côn trùng trên 1 km

2

đất, nếu so với dân số thế giới năm 2000 cứ một người có 200 triệu côn trùng [10]

Hình 1.1. Tỷ lệ % số loài côn trùng trong giới động vật
Sang thế kỷ 20, để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng tăng của đời sống xã hội và sản
xuất, môn côn trùng học không còn là một chuyên ngành độc lập mà còn có sự chuyên hóa
mang tính ứng dụng như côn trùng nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp, côn trùng y học ….
Và một trong số đó là ứng dụng các nghiên cứu về côn trùng để làm nguồn thực phẩm cho
con người.
Cách đây gần 125 năm, Vincent Holt xuất bản một tài liệu dài 99 trang ở nước Anh
mang tựa đề “Tại sao không ăn côn trùng ?”. Trong tài liệu, ông đã phân tích những lợi ích
của việc dùng côn trùng làm thực phẩm và khuyến khích mọi người nên sử dụng côn trùng
làm nguồn thực phẩm bổ sung cho khẩu phần ăn hàng ngày, song tài liệu này thất bại trong
việc thúc đẩy một cuộc cách mạng ăn côn trùng lúc bấy giờ.
Năm 2005, một bản nghiên cứu toàn diện về dinh dưỡng sâu bọ xuất hiện quyển sách
Ecological Implication of Minilivestock: Potential of Insects, Rodents, Frogs and Snails


(Ứng dụng sinh thái của vật nuôi nhỏ: tiềm năng của côn trùng, Gặm nhấm, Ếch nhái và Ốc
sên), cuốn sách này đã trình bày số calori, protein, chất béo và chất xơ ở phần lớn các loài
côn trùng ăn được. Ngoài ra còn có các bản phụ tóm tắt lại tiềm năng của những loài động
vật này trong việc đóng góp những chất quan trọng vào khẩu phần ăn như amino acid, chất
khoáng, acid béo tốt cho sức khỏe và các vitamin.
Năm 2006, nhà khoa học thực phẩm Francis O. Orech và cộng sự đã tiến hành khảo sát
nguồn khoáng chất tốt có trong các loài côn trùng là kiến, mối, dế. Nhóm đã phát hiện ra
loài dế có hàm lượng khoáng chất cao nhất, cụ thể dế chứa hơn 1.550 mg sắt, 25 mg kẽm và
340 mg can-xi trên mỗi 100 g mô khô, chỉ cần 3 con dế là đủ cung cấp nguồn chất sắt cần

thiết hàng ngày cho con người. Kết quả này được trình bày trên tờ Internation Journal of
Food Sciences and Nutrition.
Để khuyến khích giới chăn nuôi trên thế giới, FAO ( Tổ chức Lương Nông Liên hợp
quốc) đã bắt tay xây dụng một cơ sở nuôi côn trùng hoang dã ở Chiang Mai (Thái Lan) vào
ngày 19 tháng 12 năm 2007. Nếu thành công mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhiều quốc
gia khác nữa.
Tháng 2 năm 2008, FAO đã tổ chức hội thảo quốc tế và nuôi côn trùng làm nguồn thực
phẩm cho tương lai nhân loại tại Chiang Mai ( Thái Lan). Hội thảo đã khẳng định việc nuôi
và chế biến côn trùng làm nguồn thức ăn bổ sung hay thay thế thịt tôm, cá, gia súc, gia cầm
cần được đẩy mạnh và định hình thành ngảnh kinh tế nông nghiệp mới. Với thành phần dinh
dưỡng cao, nuôi ít tốn kém và ít làm tổn hại môi trường, nhiều loài côn trùng sẽ trở thành
các thực phẩm chính cho con người.
Từ năm 2009, FAO bắt đầu thực hiện dự án thí điểm ở Lào nhằm nghiên cứu tính khả
thi cho việc nuôi các loại côn trùng làm nguồn thực phẩm cũng như độ an toàn thực phẩm
và giá trị dinh dưỡng của các loại côn trùng, bước đầu thu được các kết quả khả quan.
Ngày nay, nhờ ứng dụng những thành tựu hiện đại của sinh học phân tử, di truyền
học, công nghệ sinh học… khoa học về côn trùng đã vươn lên tầm cao mới về khoa học cơ
bản cũng như ứng dụng, ngày càng phục vụ đắc lực cho lợi ích con người.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu thật sự về côn trùng chỉ bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20, các nghiên cứu này do người Pháp chủ trì trong khuôn khổ các đoàn điều tra tổng
hợp, mẫu vật thu được lúc bấy giờ gồm 1020 loài côn trùng.


Năm 1928, kỹ sư canh nông Nguyễn Công Tiễu đã cho đăng một khảo luận thú vị
bằng tiếng Pháp nhan đề “ Một số ghi chép về côn trùng làm thực phẩm ở Bắc bộ” trên tập
san Kinh tế Đông Dương.
Theo FAO, hiện nay trên thế giới người ta xác nhận có đến 1400 giống côn trùng có
thể dùng làm thực phẩm để nuôi sống con người. FAO cũng đã khuyến cáo thế giới nên làm
quen sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ côn trùng.
Từ sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay, những nghiên cứu về

côn trùng học hầu như chỉ tập trung vào các hướng nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố,
đặc điểm sinh lý của loài,các công trình điều tra, khảo sát định dạng thành phần loài côn
trùng … nhằm phục vụ công tác bảo vệ thực vật trong nông lâm nghiệp. Các nghiên cứu
ứng dụng cho mục đích làm nguồn thực phẩm hầu như rất ít.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi côn trùng làm thực phẩm ở nước ta đang được
quan tâm nhiều hơn, nhiều ngành nghề chăn nuôi trên các đối tượng côn trùng khác nhau
như ong, tằm,châu chấu, bọ muỗm, bọ dừa, cà cuống, bò cạp…ngày càng được đầu tư hiệu
quả, đặc biệt là nghề nuôi dế thương phẩm. Hiện nay xuất hiện nhiều ấn phẩm đề cập về
phương pháp nuôi dế và trong đó có giới thiệu một vài đặc tính sinh học của loài dế. Song
các ấn phẩm này hầu như chỉ dựa vào kinh nghiệm của người nuôi và thật sự chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu về đối tượng này được công bố.
Năm 2006, Từ Văn Dững đã tiến hành khảo sát một số đặc điểm vể tập tính sinh sống
và sinh sản của Dế than. Từ đó đến nay, chưa thấy có thêm tài liệu nào nghiên cứu về đối
tượng này.

1.1. Nuôi dế làm thức ăn và chế biến
Dùng dế làm món ăn, không phải đến bây giờ con người mới biết. Từ xa xưa, nông
dân ở các vùng quê và đa số đồng bào dân tộc ít người đã biết bắt dế và nhiều côn trùng khác
như cào cào, châu chấu, bọ cạp, nhện…để chế biến nhiều món ăn ngon miệng cho mình.
Thuở xa xưa, đất rộng người thưa nên các giống côn trùng này có số lượng nhiều vô
số, bắt ăn không hết nên không ai nghĩ đến việc nuôi chúng cho sinh sản để nhân giống ra
nhiều.
Ngày nay dân số ngày càng tăng, năm sau nhiều lại nhiều hơn năm trước nên từ chỗ ăn
chỗ ở đến lương thực ngày càng trở nên khan hiếm, đắt đỏ dần…Từ đó các giống côn trùng


không đủ đáp ứng, con người phải nghĩ đến việc nuôi chúng cho sinh sản mới đủ cung cấp
cho thị trường tiêu thụ.
Món ăn từ thịt dế ngày càng phổ biến rộng rãi từ thành thị đến thôn quê. Mặc dù thứ
đặc sản này chưa được đánh giá là thứ thực phẩm chính cần thiết cho đời sống con người

như các loại thịt heo,bò, gà, vịt, cá đồng,cá biển..mà chúng ta đang ăn để sống hàng ngày.
Nhưng, chắc chắn trong tương lai gần, thức ăn có nguồn gốc côn trùng nói chung, dế nói
riêng sẽ là nguồn thực phẩm quí không thể thiếu được để nuôi sống con người.
Dế cũng giống như cào cào, châu chấu… có thịt thơm ngon, lành tính, chế biến được
nhiều món ăn như nướng, chiên, xào, hấp..có nhiều chất dinh dưỡng (giàu protein và
calcium), lại không có cholesterol. Việc nuôi dế cho sinh sản ở nước ta đã đi sau nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Thái Lan. Ở các nước này việc nuôi dế đã được nâng lên hàng
công nghiệp hiện đại. Sản phẩm không những nhằm phục vụ cho khách du lịch, cho nhân
dân dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu hằng năm thu về cho họ một số ngoại tệ
khá lớn.
Tại nước ta, khoảng mười năm trở lại đây mới có người bắt tay vào nuôi dế. Một số
người chịu khó qua Thái Lan hoặc Ấn Độ để tham quan và học hỏi cách nuôi dế của những
người đi trước nhiều kinh nghiệm. Hiện nay số người nuôi dế khắp cả nước đã tăng dần về
số lượng và chất lượng.

1.2. Khái quát đặc điểm sinh học của dế
1.2.1 Vị trí phân loại và đặc điểm phân bố
Dế có tên khoa học là Gryllus bimaculatus De Geer, thuộc họ Dế mèn (Gryllidae), bộ
Cánh thẳng (Orthoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân khớp ( Arthropoda), giới
động vật (Animalia).
Dế phân bố hầu hết các nước trên thế giới, nhưng nhiều nhất vẫn là các nước nhiệt đới
và các nước gần xích đạo. Ở nước ta dế phân bố khắp nơi, chúng sống trong hang đất, đất
cát pha, dưới lá hay thân cây mục… thích sống ở nơi ấm áp và khô ráo có nhiệt độ khoảng
0
0
20 C-30 C và hàm lượng nước trong đất từ 20-25%. Trong tự nhiên, dế hoạt động theo
mùa, chúng thường xuất hiện vào đầu tháng 4, hoạt động mạnh trong mùa hè và sau đó tới
khoảng cuối tháng 8 thì ngưng hoạt động và bước vào trạng thái đình dục.
1.2.1. Đặc điểm hình thái của dế
Về màu sắc, dế Gryllus bimaculatus có hai kiểu màu sắc khác nhau: màu đen tuyền và màu



vàng nghệ, dân gian gọi là Dế than và Dế lửa. Chính vì thế, nhiều người có thể nhằm lẫn,
cho rằng Dế than và Dế lửa thuộc hai loài khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế chúng thuộc
cùng một loài Gryllus bimaculatus do chúng có thể giao hoán với nhau và sinh sản bình
thường.

Hình 1.2. Dế lửa

Hình 1.3. Dế than

Về cấu tạo, hình thái cơ thể Gryllus bimaculatus có đặc điểm cấu tạo chung của một
cơ thể côn trùng. Cơ thể được chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ở mỗi phần do nhiều đốt
phụ hợp thành, cả ba phần đều có phần phụ.
1.2.1.1. Đầu và các phần phụ của đầu
Đầu là phần trước của cơ thể, giữ chức năng quan trọng trong đời sống của dế. Đầu có
chứa não và các giác quan để xác định phương hướng hoạt động, đồng thời có miệng là cơ
quan tiêu hóa của dế. Về nguồn gốc, đầu do 5-6 đốt phía trước cơ thể hợp lại thành, song
không còn đặc trưng chia đốt. Các phần phụ của đầu bao gồm râu đầu (anten), mắt và miệng.


Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo cơ thể dế
Dế có một đôi râu đầu nằm ở các ổ chân đầu. Đôi râu đầu này có hình sợi chỉ chia
thành nhiều đốt như: đốt chân râu (đốt thứ nhất nằm sát với đầu), đốt thân râu (đốt thứ hai,
là nơi chứa các cơ quan cảm giác), đốt roi râu (các đốt còn lại, các đốt râu này tương đối đều
nhau). Đôi râu đầu của dế cử động được và đảm nhận các chức năng cảm giác như thính
giác, khứu giác, xúc giác…
Miệng của dế là công cụ thu nhập và sơ chế thức ăn. Tùy vào từng loại thức ăn khác
nhau mà các loài côn trùng có cấu tạo miệng khác nhau như: miệng gặm nhai, miệng gặm
hút, miệng chích hút, miệng hút…Đối với dế thức ăn chính là lá cây nên miệng có cấu tạo

gặm nhai, gồm 5 bộ phận hợp thành. Đó là môi trên, đôi hàm trên, đôi hàm dưới, môi dưới
và lưỡi. Trong đó, môi trên và môi dưới là các mảng mỏng có chức năng vị giác và giữ thức
ăn trong miệng. Lưỡi là một khối thịt ở đáy xoang miệng có chức năng tiết ra nước bọt và
vận chuyển thức ăn vào hầu. Đôi hàm trên và đôi hàm dưới có cấu tạo phức tạp hơn, chúng
gồm các đốt được chitin hóa rất cứng có chức năng cắt và nghiền nát thức ăn.
Dế có mắt đơn và mắt kép. Mắt kép nằm ở hai bên đầu, bao gồm hàng nghìn yếu tố thị
giác hợp lại thành, các yếu tố thị giác này có hình lục giác. Trong khi đó, mắt đơn chỉ có
một yếu tố thị giác. Dế nhìn chủ yếu bằng mắt kép, còn mắt đơn chỉ có tác dụng hỗ trợ
trong việc cảm nhận cường độ ánh sáng.


1.2.1.2.

Ngực và các phần phụ ngực

Ngực là trung tâm vận động của cơ thể vì ngực có mang ba đôi chân và hai đôi cánh
dùng để bò, bay, nhảy… Vì thế ngực là phần rất phát triển. Về nguồn gốc, ngực do ba đốt
thân tạo thành từ trước ra sau: đốt ngực trước (prothorax), đốt ngực giữa (mesothorax) và
đốt ngực sau (metathorax). Mỗi đốt ngực do bốn mảnh hợp lại thành mảnh trên là mảnh
lưng, mảnh dưới là mảnh bụng và hai mảnh bên.
Dế có ba đôi chân nằm ở ba mảnh bên của các đốt ngực, lần lượt từ trước ra sau có:
hai chân trước, hai chân giữa và hai chân sau. Các chân này được cấu thành bởi nhiều đốt từ
trong ra ngoài gồm: đốt chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và các đốt bàn chân.

Hình 1.5. Chân dế
Do phương thức sống của dế là ăn lá cây và thường xuyên chạy trốn kẻ thù nên chúng
phải có khả năng nhảy xa và phải có vũ khí tự vệ. Vì thế chân của chúng thuộc kiểu chân
nhảy với đặc điểm đốt đùi to khỏe, đốt ống dài, mặt sau có nhiều gai, cựa cứng, dưới bàn
chân có nhiều đệm.
Dế có hai đôi cánh là đôi cánh trước và đôi cánh sau. Về nguồn gốc, các đôi cánh này

là do phần da ở góc sau mảnh lưng của đốt ngực giữa và đốt ngực sau đính lại kéo dài tạo
thành. Về cấu tạo khái quát, các cánh này gồm hai lớp da mỏng áp lấy hệ thống mạch cánh
bên trong. Đó là những ống rỗng do hai lớp da tại đây dày lên và hóa cứng tạo nên. Trong
mach cánh có ống khí quản, dây thần kinh và máu lưu thông trong đó. Trong hai đôi cánh
của dế thì đôi cánh trước là cánh da; cánh này dài hẹp, có chất cánh dày,chitin hóa yếu,


mạch cánh mờ; đôi cánh sau là cánh màng: có cấu tạo chất cánh mỏng, trong suốt nhìn rõ
mạch cánh, có diện tích lớn và rất nhẹ, giữ vai trò chính trong hoạt động bay của dế.
1.2.1.3. Bụng và các phần phụ bụng
Bụng là phần thứ ba của cơ thể, bên trong chứa các cơ quan tiêu hóa và sinh sản của
dế. Bụng được cấu thành bởi nhiều đốt, các đốt này nối với nhau bằng một màng mỏng nên
có thể co dãn và quay được dễ dàng. Giống như ngực, mỗi đốt bụng cũng được hợp thành
bởi bốn mảng nhưng hai mảng bên hẹp hơn. Phần bụng của dế thuộc loại bụng rộng, có đặc
điểm đốt thứ nhất to rộng,bằng đốt ngực sau. Bụng dế có các phần phụ như: lỗ thở, lông
đuôi và bộ phận sinh dục ngoài.
Ở dế, hai bên mỗi đốt bụng (trừ các đốt cuối) có hai lỗ thở, đây là nơi trao đổi khí qua
lại giữa cơ thể với môi trường. Ở đốt cuối cùng của bụng dế có hai lông đuôi, hai lông đuôi
này chia đốt như râu đầu.
Bộ phận sinh dục ngoài của dế mái biến đổi thành ống dẫn trứng hình ngọn giáo, do ba
đôi máng đẻ trứng bó sát vào nhau tạo thành. Ống đẻ trứng này có vai trò vừa là máng dẫn
trứng vừa là mũi khoan để cắm và đất để đẻ. Ở con trống, bộ phận sinh dục ngoài phức tạp
hơn gồm có dương cụ là cơ quan giao phối và giữ âm cụ để giữ chắc bộ phận sinh dục cái
khi giao hoan.

Hình 1.6. Cơ quan sinh
dục ngoài của dế
1.2.2

Đặc điểm giải phẫu của dế



1.2.2.1 Da
Da của dế là một lớp vỏ tương đối cứng, ngoài chức năng bao bọc da còn giữ cho cơ
thể có cấu tạo vững chắc, đồng thời làm chỗ bám cho cơ thịt bên trong. Vì thế, lớp da của dế
còn ví là là bộ xương ngoài của cơ thể. Cấu tạo da của dế từ ngoài vào trong có 3 lớp: lớp
biểu bì, lớp nội bì và lớp màng đáy.
Lớp biểu bì hay cuticule (cuticle) không có cấu tạo tế bào mà mà là sản phẩm do các tế
bào nội bì tiết ra, có đặc điểm mềm dễ uốn cong, song có nhiều chỗ được chitin hóa rất
cứng. Về mặt cấu tạo, lớp biểu bì gồm ba lớp: lớp biểu bì trên, lớp biểu bì ngoài và lớp biểu
bì trong. Lớp biểu bì trên là lớp ngoài cùng, rất mỏng chiếm 1-7% độ dày da, thành phần
chủ yếu là lipit và protein tạo nên lớp sáp có men bảo vệ làm da không thấm nước và hạn
chế thoát hơi nước qua da. Lớp biểu bì ngoài là lớp cứng nhất của da do lớp này có chứa
chitin kết hợp với các loại protein hóa cứng (sclerotin), ngoài còn có thêm calci nên độ cứng
càng được tăng cường. Lớp biểu bì trong là lớp dày nhất của biểu bì song không cứng như
biểu bì ngoài mà có tính dẻo và đàn hồi do đây có chitin kết hợp với protein đàn hồi (resilin)
. Chitin là một polysaccharid có chứa Nitơ (N), có công thức hóa học là (C 8H13O5N)x,
không tan trong nước, rượu, acid yếu, kiềm loãng và một số dung môi hữu cơ, chitin có thể
bị phân giải bởi men tiêu hóa của chính bản thân loài dế.
Lớp nội bì là lớp tế bào hình trụ có nhân và sắc tố, trong lớp này có các tế bào túi
tuyến như tuyến sáp, tuyến lột xác,tuyến pheromon… Lớp này có ý nghĩa rất quan trọng vì
nó sinh ra lớp biểu bì, đồng thời chúng còn tiết ra dịch lột xác để phân hủy lớp biểu bì trong
trước khi dế lột xác cũng như hấp thụ lại một số chất đã bị phân giải để tái tạo lớp biểu bì
mới.
Lớp màng đáy là lớp màng mỏng nằm sát ngay dưới lớp nội bì và cấu trúc không định
hình, tại đây có nhiều vi khí khổng và đầu mút các dây thần kinh cảm giác.
Về màu sắc loài dế có hai màu sắc khác nhau: màu đen tuyền và màu vàng nghệ. Màu
sắc này do các sắc tố phân bố ở lớp biểu bì, nội bì tạo nên. Các sắc tố này tương đối bền
vững vì khi dế chết đi thì màu sắc da của chúng vẫn không bị phân giải. Đó là các sắc tố:
melanin, carotenoids, pteridins.

1.2.2.2

Thể xoang và các vị trí các hệ cơ quan bên trong

Thể xoang của côn trùng nói chung và các loài dế nói riêng là phần khoảng không
được giới hạn bởi hai vòng: vòng ngoài là da, vòng nhỏ bên trong là ống tiêu hóa. Trong thể
xoang chứa các hệ cơ quan bên trong.


Dế là động vật có kiểu tuần hoàn hở nên thể xoang của chúng là một khoang liên tục
theo chiều dọc cơ thể và chứa đầy máu nên gọi là xoang máu. Thể xoang có cấu tạo liên tục
theo chiều dọc nhưng lại ngăn cách theo chiều ngang bởi hai màng ngăn lưng và màng ngăn
bụng nên xoang máu chia làm ba xoang nhỏ: xoang máu lưng, xoang máu ruột và xoang
máu bụng. Các xoang này không hoàn toàn biệt lập nhau mà giữa chúng có sự lưu thông
máu qua khe hở hai bên mỗi màng ngăn nơi tiếp giáp với vách cơ thể.

Hình 1.7. Thể xoang của dế

Hình 1.8. Mặt cắt dọc cơ thể Dế


Hệ cơ nằm ở dưới da và bao quanh các cơ quan bên trong, gồm hai nhóm là cơ vách và
cơ nội tạng. Cơ vách là nhóm cơ vận động, một đầu bám vào vỏ cơ thể, đầu kia gắn vào bộ
phận vận động như chân, cánh , hàm…cơ này chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể. Cơ nội tạng là là
nhóm cơ thuộc các bộ máy bên trong và màng ngăn cơ thể, chiếm tỷ lệ nhỏ. Hệ cơ của dế
rất phát triển, có khoảng 900 cơ, lực cơ rất khỏe, một bước nhảy có thể đạt đến độ dài hoặc
độ cao gấp hàng chục lần chiều dài cơ thể.
Hệ tiêu hóa nằm ở chính giữa xoang máu ruột kéo dài từ miệng đến hậu môn. Bộ máy
tiêu hóa của dế thuộc dạng ống tiêu hóa và có sự phân hóa cao, chia làm ba phân đoạn ruột:
ruột trước có hầu-ống thực quản-diều-mề có chức năng nghiền nát thức ăn và tiêu hóa một

phần thức ăn như glucoza; ruột giữa có một lớp tế bào có khả năng tiết dịch tiêu hóa và hút
các chất dinh dưỡng nên gọi là lớp tế bào tiết hút, tại đây thức ăn được tiêu hóa triệt để nhờ
các dịch tiêu hóa; ruột sau là nơi chứa các chất cặn bã và thải ra ngoài. Chỗ tiếp xúc giữa
các phân đoạn ruột đều có van một chiều.
Hệ tuần hoàn của dế thuộc loại hệ tuần hoàn hở, nằm ở xoang máu lưng từ đầu đến
cuối thân nên còn gọi là mach máu lưng, mạch máu lưng gồm có hai phần là chuỗi tim và
động mạch chủ. Chuỗi tim là một hệ thống các buồng tim nối thông với nhau bằng cửa
trước và cửa sau, bắt đầu bằng đốt bụng cuối đến đốt bụng thứ 2, mỗi buồng tim ứng với
một đốt bụng, trên mỗi buồng tim còn có hai khe bên tim để lấy máu từ xoang cơ thể đưa
vào hoạt động tuần hoàn. Động mạch chủ là một ống thẳng tiếp nối với chuỗi tim bắt đầu từ
vị trí của đốt bụng thứ 1 đi hết phần ngực và kết thúc ở phía trong đầu, có chức năng đơn
giản là dẫn máu được bơm từ chuỗi tim ra phía trước. Đối với dế, giống như các động vật
khác, máu của chúng gồm hai thành phần là huyết tương và tế bào máu. Huyết tương là chất
lỏng hơi dính có màu vàng nhạt, gồm 85% là nước trong đó chứa các ion vô cơ, aminoacid,
protein, chất béo, đường, acid hữu cơ và một số chất khác. Ở côn trùng nói chung và dế nói
riêng máu của chúng không có hồng cầu nên hầu như không có chức năng vận chuyển oxy
mà chỉ vận chuyển các chất dinh dưỡngđến các mô đồng thời tiếp nhận các sản phẩm trao
đổi chất đưa đến cơ quan bài tiết. Mặc dù không vận chuyển oxy, song máu có vai trò rất
quan trọng trong hoạt động hô hấp thông qua sự tăng giảm áp suất máu, tạo ra lực cơ học
tác động lên vách khí quản làm cho khí quản phồng lên, xẹp xuống liên tục, khiến không khí
được đẩy vào và hút ra liên tục.
Hệ hô hấp của côn trùng nói chung cũng như dế nói riêng gồm hệ thống ống khí quản
phân bố trong cơ thể theo một vị trí nhất định và thông ra ngoài qua các lỗ thở. Lỗ thở là


miệng của khí quản trên bề mặt da, lỗ thở phân bố thành cặp ở mỗi đốt bụng và xếp thành
dãy dọc theo hai bên cơ thể. Từ các lỗ thở, khí quản nối thông với hai khí quản dọc bên có
kích thước lớn nhất và tại đây chúng phân thành ba nhánh, một nhánh đi về phía lưng và
phân bố quanh mạch máu lưng nên được gọi là khí quản lưng; một nhánh đi vào phía ruột
nên được gọi là khí quản ruột, nhánh khí quản này phân bố quanh ống tiêu hóa, bộ máy sinh

sản và các thể mỡ; nhánh dưới cùng đi vào phía bụng; phân bố quanh chuỗi thần kinh bụng
nên được gọi là khí quản bụng. Các ống khí quản này phân nhánh liên tục theo kiểu rễ cây
cho đến nhánh cuối cùng là các vi khí quản có đường kính rất nhỏ khoảng 1μm, các vi khí
quản này phân bố tới từng nhóm tế bào trong cơ thể để thực hiện chức năng trao đổi khí
thông qua phương thức khuếch tán và sự thay đổi áp suất máu.
Hệ bài tiết của dế có cấu tạo giống hệ bài tiết côn trùng nói chung, bao gồm các ống
Malpighi, thể mỡ, tế bào thận và các túi tuyến. Các ống Malpighi có một đầu nối thông với
hệ tiêu hóa tại chỗ tiếp xúc giữa ruột giữa và ruột sau, đầu kia bịt kín và lơ lửng trong xoang
máu. Ở dế, số lượng ống Malpighi rất lớn, khoảng 100 ống, các ống này có chức năng bài
tiết acid uric hòa tan trong máu: thông qua một số phản ứng hóa học trong xoang máu, acid
uric hòa tan trong máu được chyển thành muối urat để thấm vào trong ống Malpighi, tại đây
chúng được chuyển thành acid uric dạng tinh thể, đi vào ruột sau để thải ra ngoài. Bên cạnh
các ống Malpighi, hệ bài tiết của dế còn có nhiều túi tuyến chứa các sản phẩm bài tiết, các
tuyến nội tuyết quan trọng nhất trong cơ thể là thể bên cuống họng (Corpora allata) tiết ra
hormon điều tiết sinh trưởng, còn gọi là hormon trẻ- Juvenile Hormon, và tuyến ngực trước
(Prothoracic Glands) tiết ra hormon lột xác biến thái- Ecdyson . Ngoài ra hệ bài tiết còn có
thể mỡ có nhiệm vụ hấp thu và lưu giữ các chất cặn bã hoặc tạp chất trong máu khi hàm
lượng các chất này trong máu quá cao.
Hệ thần kinh của dế có cấu tạo theo dạng chuỗi hạch nằm dọc xoang bụng và phân hóa
thành ba hệ : hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên và hệ thần kinh giao cảm. Hệ
thần kinh trung ương gồm ba nhóm hạch thần kinh là hạch não, hạch thần kinh dưới ống
họng và chuỗi hạch thần kinh bụng. Hệ thần kinh ngoại biên gồm các hạch thần kinh và dây
thần kinh nằm dưới da, có các dây thần kinh nối với hệ thần kinh trung ương và các cơ quan
cảm giác. Hệ thần kinh giao cảm gồm các hạch thần kinh và dây thần kinh nối với hệ thần
kinh trung ương và các cơ quan bên trong, điều khiển sự hoạt động của bộ máy bên trong cơ
thể.


Cấu tạo hệ sinh dục của dế có sự khác biệt giữa con trống và con mái. Hệ sinh dục dế
mái gồm có một đôi buồng trứng, ống dẫn trứng, túi lưu tinh,tuyến sinh dục phụ, âm đạo và

lỗ sinh dục cái. Mỗi buồng trứng có từ 2 đến 2.500 ống tạo noãn. Ống tạo noãn là nơi hình
thành trứng, trong đó có nhiều tế bào trứng xen kẽ với tế bào nuôi dưỡng. Nhờ nguồn dinh
dưỡng do các tế bào này cung cấp các tế bào trứng lần lượt phát triển thành trứng. Khi chín,
trứng sẽ từ mỗi ống trứng nhỏ vào ống dẫn trứng của mỗi bên buồng trứng rồi đi vào ống
dẫn trứng chung, chuyển qua âm đạo để đẻ ra ngoài qua lỗ sinh dục cái (huyệt).

(b)
Hình 1.9. Cơ quan sinh dục của dế mái (a) và dế trống (b)
Hệ sinh dục dế trống gồm có một đôi tinh sào, ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng
tinh và các tuyến sinh dục phụ. Mỗi tinh sào có nhiều ống sinh tinh, ở đây các tế sinh dục đực
nguyên thủy phát triển thành tinh trùng. Sau khi được hình thành, tinh trùng từ mỗi ống tinh
sẽ theo ống dẫn tinh nhỏ di chuyển vào ống dẫn tinh của mỗi tinh sào, trên ống dẫn tinh còn
có túi chứa tinh, đó là một đoạn phình to làm nơi tích trữ tinh trùng. Từ hai ống dẫn tinh,
tinh trùng được đổ vào ống phóng tinh cùng với tinh dịch do tuyến phụ sinh dục tiết ra.
Tuyến phụ sinh dục đực ngoài việc tiết tinh thanh tạo môi trường vận động cho tinh trùng,
chúng còn sản sinh ra một loại chất keo đặc biệt để tạo ra những nang nhỏ chứa đầy tinh
trùng bên trong gọi là tinh cầu. Khi giao hoan con trống đặt tinh cầu vào xoang sinh dục


hoặc chỉ đính lên miệng lỗ sinh dục của con mái, sau đó tinh trùng sẽ tự chui ra khỏi tinh
cầu và bơi vào túi lưu tinh của con mái.
1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của dế
1.2.3.1 Phương thức sinh sản

Dế sinh sản hữu tính: có sự kết hợp giữa cá thể trống và mái, khi giao hoan trứng được
thụ tinh trong túi lưu tinh của con mái, sau đó con mái đẻ trứng đã thụ tinh vào đất nhờ ống
đẻ trứng và trứng nở ra ấu trùng. Trước khi giao hoan ta nghe có nhiều tiếng “chắc mái” liên
tục. Đó là tiếng dế trống đang tìm cách hấp dẫn, tiếp cận ve vãn tỏ tình với các dế mái.
Cách truyền giống : khi giao hoan, dế mái từ phía sau chồm lên lưng dế trống và đeo
bám chặt khoảng vài ba phút. Cách giao hoan này quả là…ngược đời đối với đa số các loài

động vật khác là trống trên và mái ở dưới. Khi giao hoan dế trống nằm bên dưới cong phần
cuối bụng lên để đưa cao cái gai sinh dục của nó chạm vào lổ sinh dục của dế mái, để đặt
vào đó một túi tinh (tinh nang- spermatophore) màu trắng. Túi tinh này sau đó sẽ bể ra và
lượng tinh trùng chứa trong đó sẽ đi vào lưu tinh nang nằm trong bộ phận sinh dục của dế
mái. Nhờ đó mà khi dế mái đẻ, trứng đều được thụ tinh ngay, do các trứng khi lọt ra ngoài
đều phải đi qua ống dẫn của lưu tinh. Các con dế mái có xu hướng lựa những con dế to lớn
thực hiện giao hoan. Nếu có xảy ra giao hoan với con đực kích thước nhỏ thì tinh trùng từ
túi tinh cũng khó vào thụ tinh với trứng. Những con mái chưa giao phối lần nào thì ít có lựa
chọn hơn. Một con mái có thể giao phối với nhiều con trống nhưng tinh trùng của những
con trống gần huyết thống thì khó xảy ra sự thụ tinh. Điều này tránh được hiện tượng đồng
huyết ở dế.

Hình 1.10. Giao hoan giữa dế trống và dế mái


Sau khi giao hoan, dế mái tự tìm cho mình một mô đất im mát, đủ độ ẩm và tơi xốp
nào đó ở cạnh gốc cây hoặc dưới bụi cỏ để đẻ trứng vào đó. Khi đẻ dế mái thọc sâu ống đẻ
trứng vào đất để trút hết lượng trứng vào trong đó. Ổ trứng được ấp theo cách tự nhiên,
không được chăm sóc gì thêm. Nếu gặp thời tiết thuận lợi thì tỷ lệ nở trứng khá cao, còn
ngược lại thì kết quả khá thấp. Có khi cả ổ trứng bị ung hết không có con nào nở.

Hình 1.11. Dế trống đặt túi tinh vào lỗ sinh dục dế mái
1.2.3.2 Các pha phát triển của dế
Trong quá trình phát triển cá thể của côn trùng, chúng phải trãi qua nhiều pha phát
triển khác nhau với sự khác biệt không chỉ ở hình thái mà cả cấu tạo giải phẫu cũng như
phương thức sinh sống. Hiện tượng này gọi là biến thái (Metamorphosis), ở côn trùng có 2
kiểu biến thái chính là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Biến thái hoàn toàn (Holometabola) là kiểu biến thái phải trãi qua 4 pha là trứng, sâu
non ( ấu trùng), nhộng và thành trùng. Ở kiểu biến thái này, sự khác biệt giữa sâu non và
thành trùng là rất lớn và những biến đổi xảy ra trong qua trình biến thái rất sâu sắc.

 Giai đoạn trứng

2 mm

Hình 1.12. Trứng dế mới đẻ


Trứng là pha khởi đầu trong quá trình phát triển cá thể. Trứng sau khi được thụ tinh
trong túi lưu tinh của con mái thì được đẻ vào đất bằng ống đẻ trứng, cách thức này gọi là
đẻ kín. Trứng của dế có hình quả bí đao, chiều dài khoảng 2-2,5mm, khi mới đẻ ra có màu
trắng về sau tùy theo mức độ phát triển của phôi thai mà ngả về màu vàng.
Cấu tạo của trứng: bên ngoài trứng là lớp vỏ cứng được cấu tạo bởi protein và chất sáp
do tế bào vách ống trứng tiết ra, phía trên vỏ trứng có noãn khổng (lỗ thụ tinh ) là lối cho
tinh trùng chui vào trứng để thụ tinh, bên trong vỏ trứng là màng trứng, trong màng trứng là
lớp nguyên sinh chất bao lấy noãn hoàng, nhân trứng nằm ở phía đầu trứng cũng được bao
bọc bởi nguyên sinh chất.
Sau khi được thụ tinh trứng trải qua quá trình phát triển phôi thai gồm 5 giai đoạn là :
phân chia nhân, hình thành màng phôi, hình thành các tầng phôi, hình thành các chi, hình
thành các cơ quan bên trong. Quá trình này biến đổi phức tạp được thể hiện qua sự biến đổi
màu sắc của trứng từ màu trắng chuyển sang màu vàng nhạt rồi vàng đậm. Sau khi phôi thai
đã phát triển đầy đủ thì sâu non cắn hoặc đạp vỡ vỏ trứng chui ra ngoài, động tác này gọi là
trứng nở.

Hình 1.13. Trứng dế
 Giai đoạn sâu non (ấu trùng)

sắp nở

Đối với dế, con non nở ra từ trứng có hình thái và phương thức sinh sống gần giống thành
trùng, chỉ khác thành trùng ở số đốt râu đầu, chưa có cánh và tuyến sinh dục chưa phát triển.

Dế non phải trải qua nhiều lần lột xác thì các cơ quan trên mới hoàn thiện đầy đủ và tiến tới
pha trưởng thành.
Bên ngoài cơ thể con non đươc bao bọc bởi lớp da cứng, tính đàn hồi kém nên hạn chế sự
sinh trưởng của con non. Trong khi đó , hoạt động dinh dưỡng trong quá trình phát triển cá
thể của dế diễn ra ở cả pha ấu trùng và pha thành trùng, song mạnh nhất là pha ấu trùng. Đây
là pha mà con non ăn rất mạnh, dự trữ, tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để tăng trưởng cơ thể,
chuẩn bị năng lượng cho pha tiếp theo, giai đoạn này chúng lớn rất nhanh và lột xác ( Molt)


nhiều lần.
Khi cơ thể bên trong tăng trưởng mà bộ xương ngoài không đáp ứng thì tuyến lột xác
(ecdyson) tiết vào máu. Chất này kích thích các tế bào nội bì sản sinh ra các chất phân giải
lớp biểu bì trong của da và mềm lớp biểu bì ngoài đồng thời lại sinh ra lớp biểu bì mới mềm
hơn và co dãn hơn. Trong lúc đó nhờ áp lực của máu, ấu trùng trương lên làm cho lớp vỏ cũ
nứt ra một đường giữa lưng của phần ngực, sau đó chúng nhô đầu và rút chân ra rồi sau cùng
rút toàn bộ cơ thề ra khỏi lớp vỏ cũ. Lúc này cơ thể của chúng khá mềm và rất yếu ớt. Khi
đó, chúng tiếp tục ăn, lớn lên rất nhanh và vài ngày sau lớp da mỏng mới khô cứng lại.
Như vậy, quá trình sinh trưởng và lột xác của côn trùng ở côn trùng nói chung cũng
như loài dế nói riêng là hai quá trình tất yếu liên quan với nhau. Trong quá trình sinh
trưởng, sau mỗi lần lột xác sâu non lại lớn thêm một tuổi. Theo quy ước, từ trứng nở ra ấu
trùng tuổi 1, sau lần lột xác thứ nhất,

chúng trở thành ấu trùng tuồi 2

và cứ như vậy, sau lần lột xác thứ n tuổi

của ấu trùng sẽ là n+1.

Ở dế, sự lột xác ở pha ấu trùng là lột xác chuyển tuổi. Sau khi lột xác, kích thước cơ thể ấu
trùng có sự tăng trưởng kèm theo một vài thay đổi về mặt hình thái song không có sự thay

đổi đáng kể về mặt cấu tạo. Vì vậy, lột xác chuyển tuổi ở dế thuộc kiểu lột xác này râu đầu
Hình 1.14. Các giai đoạn ấu trùng của dế
hình sợi chỉ đã hoàn chỉnh các đốt có kích thước dài hơn cơ thể; các đôi chân rất phát triển,
bàn chân có 3 đốt; cánh hoàn thiện hơn. Lúc đứng yên thì cánh trước phía bên phải chê lên
trên cánh trước phía trái, cánh sau xếp dọc dưới cánh trước và kéo dài về phía cuối bụng tựa
như chiếc đuôi…Tại giai đoạn này, sự khác biệt hình thái giữa dế đực và cái thể hiện rất rõ.
Dế mái trên đôi cánh trước có nhiều đường gân nổi lên và sắp xếp đan chéo vào nhau tạo
thành mắt lưới,ngoài ra ở phần cuối bụng có một ồng dẫn trứng hình ngọn giáo rất dài.
Trong khi đó đôi cánh trước của dế trống có hệ thống gân hằn lên rất dài và xếp đan xen vào
nhau không theo một trật tự nào cả, tạo nên hoa văn rất bắt mắt đồng thời phần cuối bụng
của dế trống có một gai sinh dục nhỏ và cứng.


Hình 1.17. Dế trống than

Hình 1.18. Dế mái than

Chức năng chủ yếu của giai đoạn trưởng thành là sinh sản. Ở dế trống, khi bộ phận
sinh sản của cơ thể đã sẵn sàng thì chúng sẽ rung động hai cánh trước với tần số lớn khiến
hai mạch cánh đặc biệt siết vào nhau tạo ra những âm thanh dòn dã gọi là “tiếng gáy” báo
hiệu cho con mái biết chúng đã sẵn sàng giao hoan. “Tiếng gáy” này có độ vang rất lớn vì
âm thanh được khuếch đại nhờ một hộp cộng hưởng do đôi cánh trước phồng lên tạo ra.
“Tiếng gáy” của dế trống (tín hiệu giới tính) được cảm nhận bằng cơ quan thính giác nằm ở
đốt chày chân trước của dế mái. Khi nghe được âm thanh này, dế mái sẽ chủ động tiếp cận
và leo lên lưng dế trống từ phía sau và bám chặt vào khoảng vài ba phút, khi đó dế trống
nằm bên dưới sẽ cong phần cuối của bụng lên để đưa cao cái gai sinh dục của nó chạm vào
lỗ sinh dục của dế mái, đặt vào đó những

tinh cầu, các


tinh cầu này sau đó sẽ vở ra và các tinh

trùng chứa

trong đó sẽ đi vào túi lưu tinh của dế mái

và thụ tinh cho

trứng khi dế mái đẻ. Sau khi giao hoan

với dế mái này

khoảng vài giờ, dế trống tiếp tục tìm đến

dế mái khác và

giao hoan, qua trình này kéo dài cho đến

hết vòng đời

của chúng. sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25-30 oC. Sau khi dế
đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng
đẻ khác
vàođẻtrong
Hình
1.19. Dế
trứngxô nuôi. Có
thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp
trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới
muỗi), theo dõi hàng ngày, tránh kiến gây hại…

2.3.3 Ương nuôi dế con:
23


Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình khoảng
1.000 con/xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn,
ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi
ngày tiếp tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta
chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm.
2.3.4

Nuôi dế thịt thương phẩm:
Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều

hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1-2 lần,
tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để
máng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ.
Có thể làm chuồng bằng xi măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m,
mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây
xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn
trùng xâm hại… Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần chăm sóc như nuôi
trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2-3 lần/ngày.
Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn
một lần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới
cho ăn và thay mới một lần.
Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu
hoạch (800-1.000 con được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60
ngày thì cho phối giống sinh sản.
Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục... Vì vậy,
chiều tối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát.

2.3.5 Thu hoạch:
Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa
dế không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và
cho vào khay đông lạnh.
Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế
cao, ai cũng có thể nuôi được.
2.4 Phòng và trị bệnh:
Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn
sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm
24


sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế…
Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột.
Bệnh đường ruột:
- Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị
nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn
phân, dơ bẩn, mất vệ sinh…
- Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi
yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây
lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị.
- Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát
hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo,
thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày…
CHƯƠNG 2: CÁC MÓN ĂN VỀ DẾ
2.1. Cách làm thịt dế
Trước khi làm thịt các bạn ngâm dế trong nước muối pha loãng khoảng 2 phút.
Bắc nồi lên, cho dế vào rang sơ qua khoảng 2 phút cho Dế chết.
Lấy dế ra khỏi nồi, một tay cầm dế, tay kia cấu nhẹ phần mẩu đuôi rồi từ từ rút ruột dế ra khỏi
bụng và cắt cánh nếu có.

Sau khi đã làm sạch ruột dế các bạn rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước, lúc này các bạn
có thể chế biến ra các món mình thích, hoặc trữ lạnh dùng dần.
2.2. Cách chế biến:
2.2.1 .dế chiên giòn
1. Nguyên Liêu
- 100 g Dế làm sạch để ráo nước
- Gừng , tỏi ,xả băm nhỏ.
- Lá chanh thái chỉ.
2. Cách chế biến

Hình: Dế chiên giòn

- Bột ngọt, bột nêm, dầu hào (đường), dấm, ướp trong vòng 3-5 phút, cho vào chảo chiên
chin, vừa độ giòn ngậy, cho ra bát có sẵn một ít gừng, tỏi, xả băm nhỏ và lá chanh thái chỉ,
25


×