Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 1 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.3 KB, 27 trang )

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ ấu nhi từ 1-3 tuổi
A, Lý do chọn đề tài
V.I Lênin đã từng nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người”.
Chính vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng quan trọng,
đặc biệt là với trẻ ấu nhi, bởi đây là giai đoạn quan trọng nhất trong
cuộc đời của một đứa trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này
đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh, giúp trẻ
học tập, vui chơi, phát triển hài hòa và toàn diện, tạo tiền đề cho trẻ
bước vào các lớp học tiếp theo. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất
nhiều cách, nhưng với trẻ ấu nhi, khi mà mọi thứ mới chỉ ở mức “xuất
phát điểm” thì việc làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một
cách tốt nhất thì đó lại là vấn đề đáng suy ngẫm. Như đã nói ở trên, con
người là một sinh vật xã hội. Ngay từ khi sinh ra, một đứa trẻ đã có nhu
cầu hoạt động, giao tiếp, ứng xử với môi trường và những người xung
quanh. Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định: “nếu không có sự giao tiếp
giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách
và ý thức tốt được”. Thông qua giao tiếp, trẻ có thể tham gia vào các
mối quan hệ xã hội, có thể biểu đạt được những điều chúng cần, chúng
muốn. Xa hơn thế, trẻ còn tự đối chiếu so sánh mình với người khác,
với các chuẩn mực xã hội để từ đó hoàn thiện bản thân. Chẳng hạn như
khi gặp người lớn tuổi hơn mình trẻ biết phải chào hỏi, phải xưng hô
cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng
nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức. Từ đó,
dần dần trẻ sẽ tích lũy được vốn từ ngữ của mình, là cơ sở để phát triển
ngôn ngữ. Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là với trẻ
ấu nhi là một vấn đề mà em rất tâm đắc. Bởi giai đoạn ấu nhi là thời kỳ


“phát cảm ngôn ngữ”, là giai có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự
lĩnh hội ngôn ngữ . Ở giai đoạn này, trẻ đạt được những thành tích vĩ


đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được. Khi bước vào
tuối ấu nhi, việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với
người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp. Sự
xuất hiện của ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng, vừa là thay thế
cho vật thật, vừa là phương tiện giao tiếp. Đồng thời với sự phát triển
nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích lũy các hiện tượng do hoạt
động với đồ vật mang lại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ. Các hiện tượng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ
và để liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật hiện tượng trong thế
giới xung quanh. Khi trẻ bước sang năm thứ 3 của cuộc đời, người ta
gọi là “bé lên ba cả nhà học nói” thì ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển
mạnh mẽ. Tuy vậy, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn
là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Chính vì vậy, việc giao tiếp
giữa người lớn với trẻ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng và cần
thiết. Và làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ không phải việc bậc phụ huynh nào cũng có thể làm
được. Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi, qua quan sát những giờ hoạt
động học và giờ hoạt động vui chơi, em thấy các cháu rất thích được
hoạt động, giao tiếp, thích được trò chuyện, được nói và được chạy
nhảy, nô đùa nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các cháu còn sử
dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên em thấy mình cần phải tìm nhiều
biện pháp tác động thông qua giao tiếp để kích thích ngôn ngữ của trẻ
phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu em nhận thấy, đã có
rất nhiều người quan tâm và đề cập đến vấn đề phát triển ngôn ngữ
cho trẻ, nhưng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt
động và giao tiếp còn rất ít và chưa đào sâu, cụ thể. Chính vì vậy em


quyết định chọn đề tài:” Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi 1- 3
tuổi”

B, Nội dung
1 Khái niệm về ngôn ngữ
1.1 Ngữ ngôn
Ngữ ngôn là một thứ tiếng dân tộc hay của một quốc gia nào đó. Ví
dụ: tiếng Anh, Việt, Pháp…v.v. Ngữ ngôn bao gồm một hệ thống ký hiệu,
từ ngữ và một hệ thống các quy tắc của ngữ pháp. Ngữ ngôn tồn tại
một cách khách quan trong đời sống tinh thần của xã hội, là sản phẩm
tinh hoa văn hóa tinh thần và là đối tượng của ngữ ngôn học – là khoa
học nghiên cứu về một thứ tiếng nói.
Ngữ ngôn gồm: từ vựng và ngữ pháp ( quy tắc thành lập câu)
Ngữ ngôn gồm 2 loại: tiếng nói và chữ viết
1.2 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội – lịch sử. Do sống và làm việc
cùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp với nhau về nhận thức
hiện thực. Trong quá trình lao động cùng nhau,hai quá trình giao tiếp và
nhận thức đó không tách rời nhau; trong lao động con người phải thông
báo cho nhau về một sự vật hiên tượng nào đó, nhưng để thông báo lại
phải khải quát sự vật hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các
sự vật, hiện tượng nhất định, cùng loại. Ngôn ngữ ra đời và thỏa mãn
được nhu cầu thống nhất các hoạt động đó.


Vậy ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một
thứ ngôn ngữ để giao tiếp, để truyền đạt vầ lĩnh hội những kinh nghiệm
xã hội – lịch sử, hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình(1)
Vì thế, ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý, là đối tượng của tâm lý
học. Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người. Sự khác biệt cá nhân về ngôn
ngữ thể hiện ở cách phát âm, giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạt
nội dung tư tưởng tình cảm.
Quá trình hình thành ngôn ngữ cá nhân gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: hình thành âm vị, hình thành các kỹ xảo phát âm (có
khớp hay không khớp với ngôn ngữ chung)
Giai đoạn 2: Nắm từ vựng, quy tắc ngữ pháp (ngữ nghĩa, cấu tạo
câu)
Giai đoạn 3: Hiểu chính xác về nghĩa, sử dụng đúng ngữ nghĩa.
Từ các khái niệm trên ta thấy ngữ ngôn và ngôn ngữ có sự khác
nhau: ngữ ngôn thể hiện tính chung, khách quan trong đời sống xã hội,
được hình thành trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, là
công cụ để tiếp xúc và tư duy, còn ngôn ngữ là quá trình cá nhân sử
dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Ngôn ngữ được hình thành trong đời sống
cá nhân.
Ngữ ngôn là nói chung cho cả một dân tộc, một cộng đồng còn ngôn
ngữ mang tính chất chủ thể rõ rang.
Ngữ ngôn không bị mất bởi những thương tích thể lý còn ngôn ngữ
bị rối loạn hay bị mất do những tổn thương.


Tuy khác nhau, nhưng ngôn ngữ và ngữ ngôn có tác động qua lại và
liên hệ mật thiết với nhau: không có một thứ tiếng nói nào ( ngữ ngôn )
lại tồn tại bên ngoài ngôn ngữ cả. Nếu không gắn với ngôn ngữ thì ngữ
ngôn sẽ thành “tử ngôn”. Ngược lại, ngôn ngữ cũng không thể có được
nếu không dựa vào ngữ ngôn.
2. Chức năng ngôn ngữ
2.1 Chức năng chỉ nghĩa ( chức năng tín hiệu )
Chức năng chỉ nghĩa làm cho ngôn ngữ của con người khác xa
sự thông tin của con vật. Chức năng chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ,
một câu, để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó với
một sự vật, hiện tượng. Nhờ chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ mà
chúng ta biết được nền văn hóa xã hội lịch sử loại người.
2.2 Chức năng thông báo

Gồm 3 chức năng nhỏ:
+ Chắc năng thông tin: Truyền tin, báo tin (trực tiếp và gián tiếp) để
truyền đi thông tin cho mọi người.
+ Chức năng biểu cảm: Biểu thị, biểu đạt tình cảm. Ví dụ: đang chuẩn
bị đi học nhưng cô báo cho nghỉ, lập tức ta lập kế hoạch khác.
+ Chức năng điều khiến, điều chỉnh, thúc đẩy hành động.
2.3 Chức năng khái quát hóa
Ngôn ngữ là một phương tiện hoạt động của trí tuệ (tri giác, tu duy,
tưởng tượng..). Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng mang tính khái quát và
không diễn ra mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện. Chức năng này


còn dùng để biểu đạt một nội dung tư tưởng, bất cứ một từ nào đó đều
chứa đựng nội dung khái quát của tư tưởng.
3

Vai trò của ngôn ngữ

Ngôn ngữ góp phần làm cho tâm lý con người mang tính mục đích,
tính xã hội và tính khái quát cao. Nó cố định lại những kinh nghiệm lịch
sự xã hội loài người, nhờ đó thế hệ sau kế thừa và phát huy được sức
mạnh tinh thần của thể hệ trước. Do vậy, ngôn ngữ là thành tố quan
trọng nhất về nội dung và cấu trúc tâm lý người, là thanh phần hữu cơ
của hoạt động nhận thức từ thấp đến cao của con người.
3.1 Vai trò ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính
- Đối với cảm giác
Bằng tác động ngôn ngữ có thể gây nên những cảm giác trực
tiếp. Ví dụ: nói quả khế chua quá, thì gây hiện tượng chảy nước miếng
chân răng …v.v. Bên cạnh đó, ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngưỡng cảm
giác và tính nhạy cảm của cảm giác hoặc có thể gây nên những ảo giác

bằng tác động của ngôn ngữ.
Đối với tri giác
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng ở người lớn, sự phân tích các
thuộc tính của đối tượng khi tri giác sẽ diễn ra tốt hơn khi các thuộc
tính đó được phát biểu thành lời. Sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ
2 vào quá trình tri giác giúp các cảm giác thành phần được tổ hợp lại
thành một chỉnh thể, một hình tượng trọn vẹn và gắn bó với nó là một
cái tên cụ thể. Ở mức độ phát triển nhất định của con người tiến hành
tri giác có chủ định ( có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp). Chất
lượng quan sát không chỉ phụ thuộc vào khả năng tinh vi nhạy bén của


các giác quan mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tu duy, vào vốn
kinh nghiệm, vào khả năng ngôn ngữ.
3.2 Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lý tính
- Đối với tư duy
Nhờ có ngôn ngữ mà tư duy của con người được phát triển và làm
cho hoạt động nhận thức đạt mức độ mới – mức độ lý tính, tư duy bằng
ngôn ngữ. Sự tham gia của ngôn ngữ vào tư duy đã làm cho chủ thể
nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề. Ngôn ngữ không chỉ là phương
tiện tư duy để giải quyết vấn đề, mà còn là công cụ quan trọng để con
người lĩnh hội, tiếp thu nền văn hóa xã hội, hình thành nên nhân cách
con người.
- Đối với tưởng tượng
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong quá trình hình thành, biểu đạt và
duy trì các hình ảnh mới, làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình
ý nghĩa. Trong quá trình này, hệ thống các đường liên hệ thần kinh tạm
thời tựa như như bị phân giải ra và được kết hợp thành một hệ thống
mới. Sự phân giải và kết hợp này diễn ra trong não dưới tác dụng của hệ
thống tín hiệu thứ hai.

Qua sự phân tích trên cho thấy, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong hoạt
động nhận thức của con người. Ngoài ra, ngôn ngữ còn tham gia tích
cực vào hoạt động của trí nhớ làm cho sự ghi nhớ, giữ gìn và ghi nhớ lại
của con người có chủ định, có ý nghĩa.
4

Đặc điểm và sự tác động của ngôn ngữ

4.1 Đặc điểm


- Tính cởi mở: Cởi mở là sự thể hiện tối ưu của nhu cầu giao tiếp ở con
người. Nhưng không phải có nhu cầu là có cởi mở. Tính cởi mở có hai
dấu hiệu đặc trưng là: có sự lựa chọn và sự phong phú của nội tâm.
- Tính kín đáo: là tính không hay trao đổi tâm tư với người khác vì
không có nhu cầu, không có thói quen giao tiếp chứ không phải không
tin người. Ở đây khác tính dấu diếm, dấu diếm là không tin người khác.
- Tính lắm lời: là tính không kiềm chế được hoạt động ngôn ngữ của
mình; ngôn ngữ không có tính lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ quá nhiều
không đúng lúc, đúng chỗ hoặc không đúng đối tượng. Cá nhân có tính
hay nói cần luyện khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn, trân trọng đối
tượng giao tiếp và cần phải lựa chọn thông tin.
- Tính hung biện: thể hiện ở các nhà giáo, các nhà diễn thuyết..v.v. Đặc
điểm nổi bật là có sự thống nhất giữa ý chí và lời nói. Tính có mục đích
và tính thuyết phục là hai dấu hiệu đặc trưng của hung biện.
4.2 Tác động của ngôn ngữ
- Lời nói có thể gây những biến đổi sắc trong cơ thể con người. Ví dụ,
khi nghe khen ngợi: tim đập mạnh, mặt đỏ; hoặc nghe lời xúc phạm thì
người ta bực tức, lo sợ..v.v.
- Nội dung những điều ta nói phải thấu tình đạt lý, “đánh đúng tâm lý

người nghe”, cách nói hợp với đối tượng, tạo được quan hệ tốt giữa
người nói và người nghe, gây được thái độ đồng cảm, tôn trọng, tin
tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
- Tác động của ngôn ngữ còn phụ thuộc vào nhân cách của người viết,
người nói, vào nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, vào trình độ và các đặc điểm cá
nhân khác ở người nghe, người đọc.


5 Khái niệm về phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ
quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp
lên trình độ cao hơn.
Ví dụ: quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao;
quá trình hình thành ngôn ngữ ở loài người từ chưa biết nói đến biết
nói, từ nói một vài từ “à…ư…” đến nói được lưu loát: quá trình thay thế
lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức
tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình
thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc...; quá
trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày càng
hoàn thiện hơn...
6 Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ 1-3 tuổi
6.1 Sự hình thành ngôn ngữ
Song song với hoạt động công cụ, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở
lứa tuổi 1 – 3 tuổi là một thành tựu nổi bật. Hứng thú của trẻ ngày càng
tăng với hoạt động đồ vật, ngày càng kích thích trẻ hướng tới người lớn,
mở rộng sự giao tiếp với người lớn. Tuổi ấu nhi là thời kỳ nhạy cảm đối
với sự phát triển ngôn ngữ, là thời kỳ lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra có hiệu
quả “ thỏ thẻ như trẻ lên 3”. Năm thứ nhất trẻ có khoảng 30 – 40 từ,
sang năm thứ 2 trẻ có khoảng 300 từ, lên năm 3 tuổi trẻ có khoảng
1500 từ.

Theo L.X Vugotxky, việc trẻ sử dụng công cụ như khỉ (trong khi thực
nghiệm của Keler) cho đến khi chúng vẫn con ở giai đoạn phát triển tiền
ngôn ngữ. Nhưng ngay sau khi ngôn ngữ của trẻ xuất hiện và được đưa
vào sử dụng thì việc sử dụng công cụ của trẻ được đổi mới hoàn toàn,


khắc phục được các qui luật sẵn có và lần đầu tiên tạo ra hình thức sử
dụng công cụ đặc trưng cho loài người. Từ thời điểm này, trẻ nhỏ với sự
giúp đỡ của ngôn ngữ, bắt đầu làm tình huống, làm chủ hành vi bản
thân, xuất hiện hình thức tổ chức hành vi hoàn toàn mới cũng như quan
hệ mới với môi trường. Đứa trẻ ở trong điều kiện nảy sinh các dạng
hành vi đặc trưng cho loài người, tách rời hỏi dạng hành vi của động
vật, phát triển trí tuệ và sau dó mang tính chất cơ bản đối với lao động
– hình thức sử dụng công cụ của loài người. Trong số những cải tổ hành
vi có tính chất động vật nhờ có ngôn ngữ, L.X Vugotxki đặc biệt chú ý
đến hai khía cạnh.
+ Thứ nhất: nhờ ngôn ngữ, các thao tác thực hành của trẻ ngày càng
giảm bớt tính ngẫu nhiên và tính trực tiếp như ở động vật. Hoạt động
trí tuệ cấp cao của trẻ được triển khai theo hai phần kế tiếp nhau: phần
đầu, hành động được thực hiện trên bình diện ngôn ngữ, còn phần sau
được triển khai bằng vận động thực tiễn. Thao tác trực tiếp được thay
thế bằng quá trình tâm lý phức tạp. Những cấu trúc tâm lý mới này
hoàn toàn không có ở động vật.
+ Thứ hai: nhờ ngôn ngữ, hành vi cá nhân được đưa vào các đối tượng
và đây là sự kiện có tính chất quyết định. Các từ ngữ được hướng vào
việc giải quyết các vấn đề không chỉ liên quan đến đối tượng mà còn
liên quan đến hành vi của chính đứa trẻ. Nhờ ngôn ngữ, lần đâu tiên
đứa trẻ quan hệ với bản thân như là yếu tố khách quan, như là một đối
tượng, do vậy có thể làm kiểm soát và làm chủ hành vi của vật. Như vậy,
trong hành động của trẻ em có sự tham gia của công cụ ký hiệu, đã tạo

ra công cụ kép, một hướng vào đối tượng và một hướng vào chủ thể.
Hoạt động và ngôn ngữ, tác động tâm và vật lý vừa được triển khai
đồng thời, vừa trộn lẫn với nhau. L.X Vugotxki gọi đặc điểm đặc trưng
đó trong hành động công cụ của trẻ em là “ tổ hợp hành động”, giống


như “tổ hợp từ” và “tổ hợp ngôn ngữ” của trẻ, đã được mô tả trong các
công trình nghiên cứu của E.Claparet và của J.Piaget.
6.2 Vai trò phát triển ngôn ngữ của trẻ
6.2.1 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ.
Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở
của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy.
Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, lời
nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu
những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng... của chúng và trẻ học
được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ
cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung
quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình
thành.
+

+ Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác
tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt
động trí tuệ.
- Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn
ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận
thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngôn ngữ giúp
trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí
tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.

6.2.2 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức


Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh
những hành vi của trẻ.
- Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên…, qua đó rèn
luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ
những khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan - hư, tốt - xấu...).
- Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang
bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức,
rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội
mà trẻ đang sống.

6.2.3 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục
đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và
hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ
thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.
- Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung
quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng
tượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng
cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp.
- Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp
trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc
sống.
Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá
trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp.



6.2.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực
Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau, trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể.
Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi
vận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn... giáo viên đều cần dùng
đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt.
Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ
máy phát âm... Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu
âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể.
Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí. Ngôn ngữ cũng
tham gia vào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực.
7

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo từng lứa tuổi

7.1 Những đặc điểm thể hiện sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi

Hầu hết trẻ ở độ tuổi này thường có thể hiểu rõ được ít nhất 50 từ
và có thể đặt 2 từ gần nhau để hiểu 1 câu ngắn, mặc dù nhiều khi không
được chính xác lắm. Vì ngay cả khi đối với những trẻ có trí thông minh
vượt trội thì cũng khó mà có thể nói được nhiều cho tới khi được 2 tuổi.
Các bé trai thì thường phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bé gái.
Và bất cứ khi nào trẻ bắt đầu biết nói, thì sẽ thường là những cái tên
hoặc những từ ngữ quen thuộc và dễ phát âm như “ba, má, anh, ăn,…”
Bố mẹ có thể là những người đầu tiên hiểu được những tiếng mà trẻ
phát ra ban đầu, bởi vì trẻ thường bỏ qua hoặc thay đổi những âm
thanh nhất định. Ví dụ như trẻ rất hay bỏ những phụ âm như d, t, b,…


hay các nguyên âm như o, e, a, i, u, chính do vậy nên khi nghe theo

cường điệu âm thanh thì có thể hiểu được, nhưng nghe rõ thì vẫn chưa
được. Bố mẹ sẽ có thể tìm hiểu thêm để có thể hiểu rõ hơn về lời nói
của trẻ ngày qua ngày, có thể đoán được điều trẻ muốn thông qua cử
chỉ của trẻ. Và dù có làm gì, thì đừng chế nhạo trẻ khi trẻ nói sai, hãy
cho trẻ thêm thời gian để thể hiện điều trẻ muốn nói và sau đó bố mẹ
có thể hỏi lại bằng cách phát âm 1 cách chính xác và chậm rãi từ mà trẻ
muốn nói. Bằng cách kiên nhẫn như vậy, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ
phát triển một cách nhanh chóng. Khi trẻ được 18 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt
đầu biết nói vài động từ như “đi, ăn, lên, xuống, trong và ngoài,…”. Và
khi được 2 tuổi, trẻ sẽ gần như làm chủ được lời nói của mình. Lúc đầu,
trẻ sẽ tự tạo ra câu nói của riêng mình bằng cách kết hợp một từ duy
nhất cùng với cử chỉ của cơ thể, hoặc trẻ cũng có thể càu nhàu, lẩm
bẩm để thể hiện bố mẹ hiểu không đúng ý của trẻ. Trẻ có thể chỉ vào 1
đồ vật và nói “bóng” theo cách của riêng trẻ, để bố mẹ có thể hiểu
được rằng trẻ muốn bố mẹ lăng bóng tới cho trẻ. Hoặc trẻ cũng đã biết
cách thể hiện thắc mắc của mình bằng cách lên giọng khi nói ra như
một câu hỏi. Và chẳng còn lâu nữa đâu, trẻ sẽ có thể bắt đầu kết hợp
các từ lại với nhau như “uống sữa, ném bóng hay cái gì,…”. Và khi đã
bước vào giai đoạn này thì bố mẹ sẽ còn đối mặt với nhiều thử thách
mới.

7.2 Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi
Bé con 2 tuổi đã có vốn từ vựng như một “cuốn từ điển nhỏ”. Giai
đoạn này, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mẹ nên kiên nhẫn trong cách
chỉnh lỗi ngữ pháp và bổ sung từ vựng cho trẻ.


Ở tuổi này, vốn từ của trẻ đang trên đà phát triển nhanh chóng. Bé 2
tuổi biết khoảng 50 đến 75 từ và bắt đầu biết xâu chuỗi lại với nhau
thành cụm từ và câu.

Các bé 2 tuổi thường dùng những cấu trúc đơn giản chỉ gồm 2 từ:
danh từ và động từ như “Con ngủ”, “Uống sữa”. Qua thời gian, trẻ sẽ
bắt đầu thể hiện mình bằng những câu dài hơn. Nếu con bạn thường
dùng ít hơn 20 từ, hoặc có biểu hiện chậm hơn bạn bè trong việc phát
triển ngôn ngữ, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra thính giác.
Những câu đầu tiên trẻ nói thường ngắn và thường dùng để nhấn
mạnh như: “Mẹ giúp con”, “Ba chơi bóng”. Trước tuổi đi học, trẻ có xu
hướng lặp lại những từ trẻ thường nghe thấy như “Tạm biệt” hoặc “Hết
rồi!!!”, vì vậy bạn nên cẩn thận khi nói chuyện trước mặt bé nhé.
Nếu được quan tâm phát triển đúng đắn từ những năm đầu đời,
khả năng ngôn ngữ của bé 2 tuổi sẽ bộc lộ rõ khi bé đến tuổi đi học

Ảnh minh họa: Nguồn internet


7.3 Sự phát tiển ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi
“Thỏ thẻ như trẻ lên ba", "Trẻ lên ba, cả nhà học nói” là những câu
tục ngữ muốn nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ ở năm thứ 3 của
một đứa trẻ, bởi vì thời điểm này là thời điểm khả năng ngôn ngữ của
trẻ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

- Trẻ hiểu được đến 50 000 từ và hầu hết những kỹ năng giao tiếp cần
thiết cần cho giao tiếp xã hội. Trong giai đoạn này, mỗi tháng trẻ lại tự
bổ sung thêm nhiều từ mới. Trẻ 3 tuổi có thể ngân nga một số giai điệu
đơn giản và hát. Trẻ cũng biết kể chuyện, mặc dù cấu trúc có thể chưa
chính xác. Ngoài ra trẻ có thể đếm nhưng vẫn chưa hiểu rõ khải niệm số
lượng.



Khi bước vào tuổi thứ ba, bé yêu của bạn có thể biết đặt câu hỏi và
bày tỏ ý kiến khiến bạn đôi lúc phải kinh ngạc như một người mẹ từng
tâm sự rằng chị chuẩn bị quần áo cho con đi học, cô bé nói “Theo con
là, hôm nay con sẽ mặc màu hồng”. Và lúc này, bé đã học cách yêu cầu,
một cách lịch sự như nhờ bố mẹ, anh chị lấy cái này cái kia đã biết dùng
từ “làm ơn”. Chúng có thể nói về những sự việc trong tương lai và nhắc
lại những gì đã qua, chính vì vậy bạn sẽ phải phá lên cười khi một buổi
sáng bé tâm sự với bạn rằng mai này bé thích làm bác sỹ, hay giáo viên
bởi đơn giản bé thấy cô giáo thật xinh hay bác sỹ thì sẽ chữa bệnh giúp
mọi người. Lúc này trẻ đã có thể nói câu đầy đủ (có đủ chủ vị ngữ và
động từ), sau đó hoàn thiện hơn với những câu kép, có thán từ rất ngộ
nghĩnh như bé có thể cầm chiếc điện thoại lên rồi nói dõng dạc
“Alo….mẹ Na à, về ngay nhé…ừ ừ ừ, sao, kẹt xe rồi à….nhanh lên nhé”
như thật. Chúng cũng biết “hứa hẹn” một cách rất người lớn như bạn
yêu cầu bé thức dậy đến lớp, bé sẽ nói gọn lỏn “con hứa 5 phút nữa con
sẽ dậy”. Hơn nữa, bé yêu của bạn lúc này đã biết đặt yêu cầu, nếu bạn
dẫn bé vào hàng tạp hóa mua bim bim, bé sẽ chỉ vào món snack khoai
tây bé ưa thích và nói “Mua tây tây”(Mua khoai tây). Và không đơn giản,
bé đã bắt đầu biết nói dối, nếu bé gây ra một lỗi gì đó bé sẽ biết cách đổ
lỗi cho anh trai, hay những người xung quanh mà bé biết…
Từ 3 tuổi trở đi, bé yêu của bạn tiếp tục mở rộng vốn từ, hoàn thiện
những pháp và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình hơn
nữa. Bé yêu của bạn đã có thể nhớ được giai điệu và lời ca của những
bài hát ngắn, bé thích xem quảng cáo và ngân nga theo những câu
slogan của nhà cung cấp. Nếu chúng ta trêu đùa, bé đã biết phản ứng
với tên gọi của mình, chẳng hạn chúng ta gọi bé “Mimi mít ướt”, bé sẽ
phản ứng là “Con không phải là Mimi mít ướt”. Nếu bạn đưa bé ra
ngoài, ở tuổi lên ba, bé đã rất thích giao tiếp, và có thể nhận diện được



màu sắc và reo hò lên “Kia là màu xanh, kia là màu vàng…” một cách
thích thú. Thậm chí, một số từ của bé sử dụng lúc này có thể không có
nghĩa hoặc khiến người đối diện không hiểu.

Ảnh minh họa: Nguồn internet
Tuy nhiên vốn từ của trẻ cũng rất khác nhau, chênh rất xa có trẻ từ
vài trăm từ nhưng cũng có trẻ tới vài ngàn từ với từng trường hợp cụ
thể. Trong quá trình phát triển, một số trẻ có thể gặp những khó khăn
trong phát triển ngôn ngữ như có thể hiểu ý nghĩa lời nói của người
khác nhưng lại không nói ra từ hoặc câu để thể hiện nhu cầu và hiểu
biết của mình. Nếu bé yêu của bạn 3 tuổi rồi mà vốn từ của cháu còn
quá nghèo nàn, chưa biết cách phối hợp các từ để thể hiện nhu cầu của
bé, đặc biệt nếu bé không hòa nhập giao tiếp với bạn bè hoặc nhiều
người thì rất có thể bé đã gặp một bất thường trong giao tiếp, lúc này
bạn phải gặp chuyên gia tâm lý để xác định bé có bị chậm phát triển trí
tuệ, có mắc chứng tự kỷ hoặc có vấn đề với thính lực hay hoảng sợ lo
âu…


8 Kết luận sự phạm
Để giúp cho trẻ gia tăng kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ,
phụ huynh nên thực hiện 1 số phương pháp khuyến khích lời nói cho
trẻ, các phương pháp này nên được xây dựng thành thói quen hàng
ngày & được thực hiện khi mặc quần áo cho trẻ, ăn uống, vui chơi, đi
tắm,trước khi đi ngủ… Sau đây là một số phương pháp do các chuyên
viên Âm ngữ trị liệu cung cấp cho phụ huynh nhằm phát triển ngôn ngữ
cho trẻ :

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Làm mẫu : đây là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhứt, đây là
mẫu lời nói rất tốt cho trẻ.Trẻ cần nghe rồi bắt chước lời nói của bạn, vì
vậy bạn cần nói với trẻ những gì bạn làm trong khi bạn chơi với trẻ hay
trong những sinh hoạt hàng ngày . Ví dụ: " Con đang chải đầu “,Mẹ
đang nấu cơm cho con ". Hầu hết trẻ chưa thể phát âm chính xác nhiều


từ cùng lúc vì vậy trẻ cố gắng nói được 1 từ nào đó cũng là rất tốt. Bạn
nên nói chính xác để trẻ bắt chước đúng & bạn không nên nói giọng trẻ
con, giọng nũng nịu với trẻ
Mở rộng – Khi trẻ gọi tên hay nói 1 từ đơn, bạn nên mở rộng từ đó
thành một câu. Ví dụ : trẻ nói “chó” thì bạn nói “ chó đang chạy “ , trẻ
nói “ đi “ thì bạn nói “ con muốn đi chơi “
Bắt chước - Trẻ nhỏ rất thích bắt chước , bạn nên bắt đầu bằng cách
bắt chước cái gì mà trẻ đã làm được, nhất là điều gì vui nhộn, ví dụ như
bắt chước mặt hề hay một âm thanh khác thường.Bạn nên kết hợp cử
chỉ bắt chước trong các bài hát. Ví dụ: bài hát “ một con vịt xòe ra 2 cái
cánh ..” hoặc bắt chước tiếng kêu thú vật ( mèo kêu “ meo.meo..”, chó
sủa “ gâu, gâu..” )
Sự lựa chọn – Bạn nên cho trẻ sự lựa chọn trong bữa ăn và trong
khi chơi để khuyên khích trẻ sử dụng cử chỉ hay phát âm để thể hiện
nhu cầu hay mong muốn của trẻ. Ví dụ nếu trẻ em chỉ tay về phía tủ
lạnh khi trẻ đói, bạn nên cho trẻ sự lựa chọn bằng cách bạn cầm ly của
trẻ lên, rồi chỉ vào sữa và nước cam, bạn hỏi “ con đói à ?” “ con muốn
sữa hay nước cam”.
Nhắc nhở - Bạn có thể nhắc nhở bằng cách sử dụng âm thanh, cử
chỉ hoặc lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ nói “ nữa “, đầu tiên bạn
nên hướng dẫn cho trẻ dấu hiệu để nói về từ “ nữa “ như một lời nhắc
nhở ,bạn cũng có thể nhắc nhở bằng cách nói một âm thanh ban đầu
của một từ để nhắc nhở trẻ, ví dụ nếu bạn đã nghe trẻ nói "sữa",bạn có

thể nói "Ssssss" như một lời nhắc.
Nói song song - Khi bạn đang chơi với trẻ hoặc trẻ đang ăn, tắm
rửa… , bạn nên nói chuyện với trẻ về những gì trẻ làm. Ví dụ, "Con đang


xây tào lâu đài lớn . Con chồng 5 khối lên nhau “hay “ Con đang ăn
chuối.Chuối ngon quá! “
Chờ đợi/ Giữ lại – Phương pháp này tốt nhứt khi bạn biết trẻ đã
biết 1 từ nào đó nhưng không chịu nói ra . Trước tiên , bạn cho trẻ có
thời gian để trả lời trước khi bạn đưa trẻ đồ chơi hay thức ăn trẻ
muốn ,có thể trẻ chỉ cần thêm thời gian để trả lời hoặc bạn có thể giữ
vật lại, không đưa cho trẻ vật trẻ thich & chờ đến khi trẻ trả lời bằng lời
nói hay cử chỉ
Ngôn ngữ ký hiệu – khi nói trẻ có thể kết hợp với cử chỉ để diễn tả,
các dấu hiệu có thể giúp giảm bớt sự thất vọng của trẻ và cho trẻ một
cách để đạt được điều trẻ mong muốn .
Giao tiếp bằng hình ảnh - Bạn có thể sử dụng hình ảnh của đồ vật và
các hoạt động để trẻ có thể chỉ vào những điều trẻ muốn . Ví dụ: bạn có
thể làm một quyển sổ giao tiếp, trong đó là những hình chụp các hoạt
động hàng ngày ( hình đánh răng, rửa mặt,đi học …) hoặc các hình ảnh
thực phẩm được cắt từ tạp chí… , bạn dán băng dính phía sau hình ảnh
vào trong sổ giao tiếp. Khi trẻ có nhu cầu gì, trẻ sẽ lấy hình ảnh từ trong
sổ giao tiếp trao cho bạn .
Đặt câu hỏi – Bạn nên hỏi những câu hỏi mở, không nên hỏi câu hỏi
dạng “ Có/không “ . Câu hỏi mở được sử dụng để bắt đầu một cuộc trò
chuyện với trẻ. Ví dụ " Ba ở đâu?" hay "Trưa nay con muốn ăn ?" ... Nếu
trẻ không trả lời, bạn có thể trả lời cho trẻ "Ba đi làm “ hoặc "Trưa nay
con ăn thịt bò “ .
Tính mới lạ - Bạn làm cái gì đó lạ, bất ngờ trong trò chơi hay trong
thói quen hàng ngày của trẻ để trẻ phản ứng ,trả lời . Ví dụ: khi đánh

răng, bạn trao cho trẻ cái lược và chờ xem trẻ phản ứng ra sao, nếu trẻ


không phản ứng, bạn sẽ nói với trẻ :” chúng ta không dùng lược để
đánh răng, chúng ta dùng bàn chải đánh răng để đánh răng “ .
Tính hay quên – Bạn giả bộ không nhớ điều gì đó nhằm tạo cơ hội
cho trẻ nhớ điều đó và bày tỏ ý kiến. Ví dụ, nếu con bạn muốn uống
sữa, bạn đặt ly của trẻ trên bàn và đặt sữa trong tầm tay, nhưng bạn
không đổ sữa. Hoặc khi bạn hát một bài hát "ba thương con vì con
giống….." và bạn quên nói từ "mẹ" , trẻ sẽ cố gắng để nói điền vào từ “
mẹ” mà bạn quên .
Nói một mình- bạn nên thường xuyên thực hiện phương pháp này ,
bạn nói về mọi việc bạn đang làm .Ví dụ : “ Mẹ đang giặt quần áo cho
con “, “ Mẹ đang rửa rau, mẹ đang làm rau trộn cho con “ .
Diễn giải – Bạn nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản để yêu cầu với trẻ
nhỏ , không nên giải thích dài dòng, khó hiểu . Ví dụ : bạn chỉ nói đơn
giản” con mặc áo lạnh vào “ thay vì nói "Con mặc áo lạnh vào vì ngoài
đườngg rất lạnh và chúng sẽ đi đến nhà bà ngoại” .
Đặt mọi thứ ra xa tầm với của trẻ - Thay vì đặt ly sữa trên bàn,
trong tầm nhìn và tầm tay của trẻ, bạn nên đưa ly sữa ra xa tầm tay của
trẻ để trẻ bày tỏ ý muốn bằng cử chỉ hay lời nói. Bạn có thể làm tương
tự với đồ chơi trẻ ưa thích.
Bên cạnh đó qua từng giai đoạn người lớn cần chú ý những ý sau để
phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua từng lứa tuổi:

+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi
Bước nhảy vọt về sự phát triển này đòi hỏi bố mẹ nên thay đổi cách
trò chuyện với trẻ cũng như là ngôn ngữ và cách nói chuyện đối với mọi



người xung quanh. Ví dụ như khi nói về những chủ đề mà bé có thể quá
phấn khích, bố mẹ có thể điều chỉnh âm lượng cuộc nói chuyện chỉ đủ
để 2 người nghe được, hoặc cũng có thể dùng cách phát âm từng chữ,
chẳng hạn như: “Mình có nên ghé qua để mua K-E-M không anh?”. Bên
cạnh đó, trẻ ở độ tuổi này rất thích trò chuyện, và khi bố mẹ ngồi nói
chuyện với chúng, chúng sẽ tỏ ra rất hào hứng và phản hồi lại rất nhanh
bằng nhiều hình thức như vỗ tay, cười, nói bập bẹ ê a vài chữ,…
Bố mẹ thường hay cảm thấy trẻ ít nói quá và hay tự mình hát những
bài hát với âm lượng to nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Thật ra không
cần phải khó khăn như vậy, thay vào đó, bố mẹ có thể nói ít thôi nhưng
nói chậm rãi từng từ một, sử dụng những từ ngữ đơn giản và đặc biệt là
câu nói phải ngắn thôi, đừng nói quá dài vì trẻ sẽ không thể tiếp thu kịp.
Bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy cho trẻ biết chính xác tên của các
bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mặt, mũi, miệng, bụng, đầu gối,…
Bằng những cách như vậy, bố mẹ có thể giúp trẻ giảm tối thiểu sự nhầm
lẫn trong ngôn ngữ.
+ Khuyến khích trẻ 2 tuổi nói câu hoàn chỉnh

.

- Nên mở rộng cụm từ trong câu trả lời của bạn dựa trên những từ
chính trẻ vừa nói, ví dụ: “Con muốn mẹ giúp con mang vớ phải không?”,
“được rồi ba sẽ chơi bóng với con nhé”.
.
- Không nên chỉnh ngữ pháp của trẻ vì vẫn còn quá sớm để chỉ ra lỗi ở
thời điểm này, bạn chỉ nên tình cờ lặp lại câu trẻ vừa nói và dùng đúng
từ.
- Không nên nhấn mạnh và bắt trẻ lặp lại một câu đầy đủ như: “Con hãy
nói: Mẹ giúp con mang vớ”, điều này chỉ khiến bé con thất vọng và phá
vỡ sự phát triển bình thường của trẻ.

.
- Thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe bằng cách tương tác, hỏi trẻ


những gì trẻ thấy trong sách hoặc đố trẻ những gì sẽ xảy ra tiếp theo để
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
+ Giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ
Cha mẹ - người thầy tuyệt vời giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ
tuổi lên ba: Dòng chảy ngôn ngữ cần phải liên tục, và cha mẹ là những
người quan trọng để giúp con mình có thể phát triển thông qua các
hoạt động như trò chuyện, ôm ấp, hát ru. Lúc này, bạn có thể tận dụng
khoảng thời gian chơi với con hàng ngày để quan sát con mình sử dụng
ngôn ngữ để giúp bé hiểu và tham gia vào mọi thứ diễn ra xung quanh
bé. Ví dụ như, bé có thể kể tên hầu hết những vật dụng quen thuộc và
bé sẽ tự do hỏi “Đây là cái gì?” khi bé không thể gọi tên chúng. Bạn có
thể giúp bé mở rộng vốn từ bằng cách cung cấp thêm từ ngay cả khi bé
không yêu cầu. Chẳng hạn, nếu bé chỉ vào một chiếc xe hơi và nói “Xe
tô”, bạn có thể trả lời “Đúng rồi, đó là một chiếc xe hơi màu xám to. Con
hãy nhìn xem bề mặt xe sáng bóng thế nào”. Hoặc nếu bé đang giúp bạn
hái hoa, hãy miêu tả mỗi bông hoa bé thu nhặt được: “Đó là một bông
cúc trắng và vàng đẹp, và kia là một cây mào gà đỏ chót”. Bạn cũng có
thể giúp bé sử dụng từ để diễn tả vật và ý kiến bé không thể nhận ra.
Khi bé đang mô tả “quái vật” trong giấc mơ, ví dụ, hãy hỏi bé con quái
vật đó giận dữ hay thân thiện. Hỏi bé về màu sắc con quái vật, nơi nó ở
và nó có bạn hay không. Điều này không chỉ giúp con bạn dùng từ mà
còn khái niệm trừu tượng. Bạn cũng thường xuyên có thói quen sửa
phát âm sai cho bé, hình thành thói quen tư duy về mọi việc diễn ra
xung quanh bé một cách tự nhiên nhất.



Ảnh minh họa: Nguồn internet
Giao tiếp với bạn bè, cách bé có thể thực hành ngôn ngữ tốt
nhất: Khi bé yêu của bạn tham gia vào nhóm trẻ gia đình hoặc bạn bè
cùng tuổi ở nhà trẻ, bé có nhiều cơ hội để trò chuyện với trẻ khác và
phát triển khả năng giao tiếp của bé. Khi lên ba, bé yêu đã học được
cách chia sẻ nên bé cần được phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu,
và khi chơi với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ,
cảm giác thành lời Khi chơi đồ hàng, hay cùng đóng kịch với chú gấu
cưng, em búp bê cùng với bạn bè, bé cũng gia tăng trí tưởng tượng và
nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bạn
đừng bỏ mặc bé yêu với bạn bè mà hãy cùng bé tới sân chơi hay công
viên và khuyến khích bé giao tiếp với nhiều bạn khác.
Sử dụng trò chơi để kích hoạt ngôn ngữ cho bé yêu của bạn: Có nhiều
cách thức bạn có thể giúp bé yêu phát triển tư duy ngôn ngữ, trong đó
không ngoại trừ thói quen sử dụng các trò chơi bởi những lợi ích trò
chơi mang lại cho bé là vô cùng lớn. Các trò chơi ghép nối-các trò chơi
này dạy cho trẻ cách miêu tả những thứ chúng đang tìm kiếm; các bài


×