Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

TRẮC NGHIỆM NGOẠI KHOA CƠ SỞ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 103 trang )

KHOA Y
BỘ MÔN NGOẠI

TRẮC NGHIỆM

NGOẠI KHOA CƠ SỞ I

HẬU GIANG
2016
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 1


LỜI NÓI ĐẦU
“Trắc nghiệm Ngoại cơ sở I” là quyển tài liệu biên soạn đầu tay dựa trên nền tảng
ngoại khoa cơ sở và đồng thời cũng là tài liệu không thể thiếu trong các kỳ thi y khoa.
Trong nhiều năm học Y, chúng tôi thiết nghĩ cần có tài liệu để các bạn sinh viên có
thể củng cố kiến thức trong lúc học dễ dàng hơn nên đã thực hiện quyển sách này với
niềm mong muốn các bạn có thể học tốt hơn. Quyển sách thực hiện không gồm các mục
đích cá nhân và lợi nhuận nào khác.
Để có thể học tốt hơn môn Ngoại khoa cơ sở các bạn cần đọc sách trên lớp, về mở lại
giải phẫu và các Atlas có hình xem thêm. Đồng thời, làm bài trắc nghiệm theo chương
trong quyển sách này. Ở nhà các bạn đọc lại sách và xem thêm các tài liệu liên quan từ
nhiều nguồn tài liệu khác. Nội dung kiến thức trong bộ câu hỏi trắc nghiệm không nhiều
nhưng cũng giúp các bạn có tài liệu củng cố việc học tập và thi cử.
Mặc dù, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu kỹ nội dung câu hỏi nhưng cũng không thể
tránh khỏi việc thiếu sót nên mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hộp thư:

Một lần nữa xin chân thành cám ơn đọc giả.


TÁC GIẢ

Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 2


MỤC LỤC
Trang

Lời nói đầu
Mục lục
Nội dung
Bài 1: Bệnh án ngoại khoa
Bài 2: Nhiễm trùng ngoại khoa
Bài 3: Vô khuẩn trong ngoại khoa
Bài 4: Chuẩn bị trƣớc mổ và chăm sóc sau mổ
Bài 5: Sốc chấn thƣơng
Bài 6: Khám bụng trong ngoại khoa
Bài 7: Khám hậu môn – trực tràng và tầng sinh môn
Bài 8: Hội chứng tắc ruột
Bài 9: Hội chứng viêm phúc mạc
Bài 10: Hội chứng chảy máu trong
Bài 11: Hội chứng vàng da ngoại khoa
Đáp án
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 3


2
3
4
12
25
35
45
53
62
69
77
84
96
99
103


BÀI 1

BỆNH ÁN NGOẠI KHOA
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Bệnh án tiền phẫu là:
A. Là văn bản do người bệnh thực hiện qua viết văn bản
B. Thể hiện vấn đề xã hội của người bệnh
C. Là cơ sở theo dõi và điệu trị bệnh ngay cả khi ra viện
D. Ít có tính chất pháp lý và giá trị nghiên cứu khoa học thấp
Câu 2. Bệnh án tiền phẫu là, ngoại trừ:
A. Là văn bản do thầy thuốc làm khi làm bệnh án
B. Thể hiện mọi vấn đề liên quan của người bệnh

C. Là cơ sở theo dõi và điều trị người bệnh chỉ có hiệu lực trong khi đang nằm viện
D. Có tính chất pháp lý và có giá trị nghiên cứu khoa học
Câu 3. Trong mục hành chính của bệnh án tiền phẫu cần ghi, ngoại trừ:
A. Họ và tên
B. Địa chỉ
C. Nghề nghiệp
D. Lý do vào viện
Câu 4. Trong mục hành chính của bệnh án tiền phẫu cần ghi:
A. Họ và tên
B. Địa chỉ và nghề nghiệp
C. Ngày giờ vào viện
D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Trong mục lý do vào viện của bệnh án tiền phẫu cần ghi:
A. Rõ ràng
B. Sạch sẽ
C. Ngắn gọn
D. Tất cả đều đúng
Câu 6. Điều cấm kỵ trong mục lý do vào viện của bệnh án tiền phẫu là:
A. Ghi rõ ràng, sạch sẽ
B. Ghi dài dòng, tẩy xóa
C. Ghi ngắn gọn, đầy đủ
D. Ghi có khoa học
Câu 7. Trong mục bệnh sử của bệnh án tiền phẫu thể hiện, ngoại trừ:
A. Là khoảng thời gian diễn biến bệnh liên tục và gần nhất
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 4


B. Mô tả các rối loạn trực tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh

C. Là mục rất quan trọng vì có thể dựa vào đây để khai thác bệnh triệt để
D. Đặt những câu hỏi liên quan phải thật ngắn gọn, dễ hiểu và dùng nhiều từ chuyên môn
Câu 8. Trong mục tiền sử đối với bản thân của bệnh án ngoại khoa cần ghi, ngoại trừ:
A. Bệnh nhân mắc bệnh từ khi nào?
B. Bệnh nhân đã mổ bao giờ chưa?
C. Các bệnh nội khoa mạn tính?
D. Những bệnh di truyền mang tính gia đình?
Câu 9. Trong mục khám thực thể để đánh giá trạng thái tinh thần và thể trạng toàn thân của bệnh
nhân trong bệnh án tiền phẫu cần thể hiện thông tin:
A. Đánh giá khái quát tình trạng chung: khỏe mạnh, bệnh tật, tiếp xúc tốt hay kém…
B. Tình trạng mất nước, nhiễm trùng,...
C. Dấu hiệu sinh tồn
D. Tất cả đều đúng
Câu 10. Thao tác khám theo trình tự ưu tiên cơ bản là:
A. Nhìn – sờ – gõ – nghe
B. Gõ – nghe – nhìn – sờ
C. Nghe – nhìn – sờ – gõ
D. Sờ – gõ – nghe – nhìn
Câu 11. Cơ sở cho việc chỉ định các thâm khám cận lâm sàng hay những thủ thuật tiếp theo giúp
cho việc chẩn đoán xác định hơn là mục:
A. Chẩn đoán sơ bộ
B. Cận lâm sàng
C. Bệnh sử
D. Lý do vào viện
Câu 12. Những yêu cầu về cận lâm sàng được đặt ra trên cơ sở:
A. Lý do vào viện
B. Tiền sử bệnh
C. Chẩn đoán sơ bộ
D. Hành chính
Câu 13. Mục đích của bệnh án hậu phẫu là:

A. Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân trước mổ
B. Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân trong mổ
C. Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sau mổ
D. Giống bệnh án tiền phẫu
Câu 14. Có thể chia bệnh sử của bệnh án hậu phẫu thành bao nhiêu quá trình?
A. 2 quá trình
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 5


B. 3 quá trình
C. 4 quá trình
D. 5 quá trình
Câu 15. Quá trình nào cần hỏi phẫu thuật viên trong bệnh sử của bệnh án hậu phẫu:
A. Quá trình trước mổ
B. Quá trình trong mổ
C. Quá trình sau mổ
D. Tất cả đều đúng
Câu 16. Quá trình quan trọng nhất trong bệnh sử của bệnh án hậu phẫu là:
A. Quá trình trước mổ
B. Quá trình trong mổ
C. Quá trình sau mổ
D. Tất cả đều đúng
Câu 17. Chú ý trong mục cận lâm sàng của bệnh án hậu phẫu:
A. Không nêu lại những cận lâm sàng trước mổ
B. Ghi lại đầy đủ những cận lâm sàng trước mổ và trong mổ
C. Tiến hành cận lâm sàng mới trên bệnh nhân
D. Tất cả đều đúng
Câu 18. Phần hành chính của bệnh án tiền phẫu là:

A. Tên họ viết bằng chữ thường
B. Địa chỉ ghi thật cụ thể
C. Không cần ghi nhận nghề nghiệp của bệnh nhân
D. Cần có ngày vào viện, không cần ghi giờ
Câu 19. Bệnh án là gì?
A. Là văn bản do thầy thuốc làm khi khám bệnh hoặc là một luận văn tốt nghiệp bác sĩ khi
ra trường
B. Là cơ sở để theo dõi, điều trị người bệnh ngay cả khi ra viện
C. Là một hồ sơ đầy đủ về người bệnh vừa có tính chất pháp lý vừa có giá trị trong nghiên
cứu khoa học
D. Tất cả đều đúng
Câu 20. Những phần có trong bệnh án tiền phẫu. Chọn câu sai?
A. Hành chính, lý do vào viện và bệnh sử
B. Bệnh sử gồm: quá trình trước mổ và quá trình sau mổ
C. Tiền sử, khám thực thể và chẩn đoán sơ bộ
D. Lý do vào viên, bệnh sử và tiền sử
Câu 21. Phần hành chính trong bệnh án tiền phẫu cung cấp?
A. Thông tin bệnh nhân: Họ và tên, địa chỉ, ngày giờ vào viện
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 6


B. Nguyên nhân, lý do vào viện
C. Bệnh lý bản thân, gia đinh và dịch tễ
D. Hội chứng lâm sàng và các đề nghị cận lâm sàng
Câu 22. Lý do vào viện trong bệnh án tiền phẫu. Chọn câu đúng?
A. Những triệu chứng chủ quan chính khiến người bệnh phải đi khám bệnh
B. Nêu thời gian khởi bệnh, tính chất của các triệu chứng
C. Nêu tình trạng bệnh hiện tại, những triệu chứng cơ năng nổi bật

D. Tất cả đều sai
Câu 23. Bệnh sử trong bệnh án tiền phẫu cung cấp. Ngoại trừ:
A. Mô tả những rối loạn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh,
khiến họ phải đi khám
B. Diễn biến, tính chất và liên quan của các triệu chứng
C. Bệnh lý bản thân, gia đình và dịch tễ
D. Thời gian bắt đầu khởi bệnh và triệu chứng xuất hiện đầu tiên
Câu 24. Phần khám bộ phận trong khám thực thể của bệnh án ngoại khoa cần lưu ý:
A. Phải đưa ra đầy đủ các đề nghị cận lâm sàng cũng như hướng điều trị
B. Khám ưu tiên và chú trọng đến cơ quan bị bệnh
C. Chỉ mô tả, không nên kết luận
D. Cả B và C đúng
Câu 25. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“……… là cơ sở cho việc chỉ định cách thăm khám cận lâm sàng hay những thủ thuật trực tiếp
giúp cho việc chẩn đoán.”
A. Chẩn đoán sơ bộ
B. Cận lâm sàng
C. Thăm khám lâm sàng
D. Chẩn đoán phân biệt
Câu 26. Những yêu cầu cần đáp ứng của cận lâm sàng trong bệnh án giải phẫu tiền phẫu?
A. Phục vụ chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt
B. Phục vụ cho điều trị và tiên lượng bệnh
C. Đề ra việc làm cụ thể để điều trị bệnh
D. Câu A + B đúng
Câu 27. Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng ta cần phải làm gì?
A. Tóm tắt bệnh án và chẩn đoán xác định
B. Đề ra việc làm cụ thể để điều trị bệnh
C. Nêu ra những nhận xét cá nhân cũng như nhưng câu hỏi thắc mắc
D. Nêu hướng điều trị, tiên lượng, phòng bệnh, dự phòng


Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 7


Câu 28. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“……… là một vấn đề rất khó khăn và có tính chất tương đối, phụ thuộc rất nhiều yếu tố: chủ
quan và khách quan, phụ thuộc vào bệnh, tình trạng người bệnh, công tác chăm sóc, điều trị, điều
kiện trang thiết bị Y tế và thuốc chữa bệnh.”
A. Điều trị
B. Tiên lượng
C. Phòng bệnh
D. Chẩn đoán
Câu 29. Một bệnh án hậu phẫu gồm mấy ý chính:
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Câu 30. Một bệnh án tiền phẫu gồm mấy ý chính:
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Câu 31. Bệnh sử của bệnh án hậu phẫu được chia thành mấy phần:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 32. Trong 3 quá trình bệnh sử của bệnh án thì quá trình nào quan trọng nhất:
A. Trước mổ

B. Trong mổ
C. Sau mổ
D. Tất cả đều sai
Câu 33. Các biến chứng do gây mê hoặc phẫu thuật:
A. Biến chứng hô hấp
B. Biến chứng tuần hoàn
C. Biến chứng tiêu hóa
D. Tất cả đều đúng
Câu 34. Biến chứng gây ngạt do gây mê trong phẫu thuật:
A. Đờm tiết ra nhiều
B. Co thắt thanh, khí quản
C. Dị vật
D. Tất cả đều đúng
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 8


Câu 35. Biến chứng gây trụy tim mạch do gây mê trong phẫu thuật:
A. Gặp ở người mất nước
B. Gặp ở người mất chất điện giải
C. Thiếu đạm kéo dài
D. Tất cả đều đúng
Câu 36. Biến chứng “ngừng tim” do gây mê trong phẫu thuật:
A. Ngộ độc thuốc mê
B. Các phản xạ gặp trong phẫu thuật lồng ngực
C. Dây thần kinh phế vị bị kích thích
D. Tất cả đều đúng
Câu 37. Biến chứng “nôn” do gây mê trong phẫu thuật:
A. Thuốc mê còn tác dụng

B. Rút dịch trong dạ dày không hết
C. Tắt nghẽn đường hô hấp trên
D. Tất cả đều đúng
Câu 38. Biến chứng “sốt cao ác tính” sau hậu phẫu thường gặp ở các đối tượng:
A. Trẻ em
B. Người già
C. Người có tiền sử bản thân
D. Tất cả đều đúng
Câu 39. Cách xử trí trong ngừng tim trong quá trình phẫu thuật:
A. Bóp tim ngoài lồng ngực
B. Bóp tim trong lồng ngực
C. Dùng thuốc trợ tim
D. Tất cả đều đúng
Câu 40. Khám thực thể trong bệnh án tiền phẫu gồm:
A. Khám toàn thân
B. Khám bộ phận
C. Khám tri giác
D. Tất cả đều đúng
Câu 41. Chú ý khi khám thực thể trong bệnh án tiền phẫu, chọn câu sai:
A. Chỉ mô tả không nên kết luận
B. Khám một cách hệ thống toàn bộ cơ quan
C. Khám cơ quan bị bệnh trước rồi mới khám cơ quan liên quan
D. Không cần khám theo trình tự: nhìn – sờ – gõ – nghe
Câu 42. Phần quan trọng để đánh giá trình độ sinh viên trong bệnh án ngoại khoa:
A. Nhận xét
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 9



B. Khám thực thể
C. Tường trình bệnh sử bệnh nhân
D. Tường trình bệnh trạng bệnh nhân
Câu 43. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“ Dựa vào bệnh cụ thể và từng giai đoạn cụ thể mà đưa ra …… cho bệnh nhân. Phương pháp
này có thể thực nghiệm bởi thầy thuốc hoặc bởi người bệnh mà thầy thuốc phải hướng dẫn cụ thể
cho họ.”
A. Phương pháp chẩn đoán
B. Phương pháp tiên lượng
C. Phương pháp phòng bệnh
D. Phương pháp điều trị
Câu 44. Mục đích khai thác bệnh sử của bệnh nhân hậu phẫu:
A. Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sau mổ
B. Chẩn đoán và phòng bệnh sau mổ
C. Điều trị và phòng bệnh sau mổ
D. Câu B và C đúng
Câu 45. Bệnh sử của bệnh án hậu phẫu gồm:
A. Quá trình trước mổ: nêu những triệu chứng cơ năng chính và chẩn đoán
B. Trong quá trình mổ: ngày giờ mổ, phương pháp mổ…
C. Quá trình sau mổ: theo dõi các biến chứng sau mổ
D. Tất cả đều đúng
Câu 46. Chẩn đoán sơ bộ trong bệnh án, chẩn đoán nào sau đây là đúng nguyên tắc:
A. Hội chứng tắc ruột
B. Hội chứng tắc ruột do búi giun đũa
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai
Câu 47. Chọn câu sai:
A. Đau có 7 tính chất (đau ở đâu, tính chất đau, cường độ đau, hướng lan,…)
B. Không kết luận chẩn đoán bệnh bằng một hồi chứng (viêm phúc mạc, tắc ruột…)
C. Lý do vào viện là những triệu chứng thực thể khiến người bệnh phải đi khám bệnh

D. Bệnh án hậu phẫu thường có tường trình phẫu thuật
Câu 48. Bệnh án ngoại khoa gồm có:
A. Bệnh án tiền phẫu
B. Bệnh án hậu phẫu
C. Bệnh án tiền phẫu và bệnh án hậu phẫu
D. Một đáp án khác
Câu 49. Yêu cầu cận lâm sàng phải đáp ứng và phục vụ cho:
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 10


A.
B.
C.
D.

Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt
Điều trị và tiên lượng bệnh
Chẩn đoán sơ bộ, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, điều trị và tiên lượng bệnh
A và B đúng

Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 11


BÀI 2

NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Là biến chứng xảy ra sau những chấn thương
B. Là biến chứng thường xảy ra sau những can thiệp bằng phẫu thuật
C. Thông thường không khỏi tự nhiên
D. Tất cả đều đúng
Câu 2. Nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Là những thương tích trong thời bình cũng như thời chiến
B. Có thể gây biến chứng tại chỗ như: làm mủ, hoại tử hoặc hoại thư
C. Chứng ta phải can thiệp ngoại khoa như: chích, rạch, dẫn lưu hoặc cắt bỏ tổ chức hoại tử
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Nhiễm trùng ngoại khoa, ngoại trừ:
A. Là biến chứng xảy ra sau những chấn thương
B. Có thể gây biến chứng tại chỗ như: làm mủ, hoại tử hoặc hoại thư
C. Thông thường khỏi tự nhiên
D. Là biến chứng thường xảy ra sau những can thiệp bằng phẫu thuật
Câu 4. Thời gian từ khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể đến khi có quá trình nhiễm trùng gọi là:
A. Thời kỳ ủ bệnh
B. Thời kỳ nhiễm trùng
C. Thời kỳ mắc bệnh
D. Thời kỳ tiềm ẩn
Câu 5. Thời gian mà vi sinh vật bắt đầu phát triển rồi tác động đến cơ thể gọi là:
A. Thời kỳ ủ bệnh
B. Thời kỳ nhiễm trùng
C. Thời kỳ mắc bệnh
D. Thời kỳ tiềm ẩn
Câu 6.
A.
B.
C.

D.

Theo ngoại khoa, nhiễm trùng là:
Là sự xâm nhập, phát triển và hoạt động của vi sinh vật bên trong cơ thể
Là sự thâm nhập, phát triển và hoạt động của vi khuẩn bên ngoài cơ thể
Là sự xâm nhập, phát triển và bị động của vi khuẩn bên trong cơ thể
Là sự thâm nhập, phát triển và bị động của vi sinh vật bên ngoại cơ thể

Câu 7. Đường xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể:
A. Qua đường da và niêm mạc bị tổn thương
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 12


B. Qua các ống bài tiết của cơ thể
C. Qua động tác thăm khám và điều trị sai quy cách
D. Tất cả đều đúng
Câu 8. Thời kỳ nhiễm trùng, theo Friedrich qui định thời gian:
A. 3 – 9 giờ
B. 4 – 10 giờ
C. 5 – 11 giờ
D. 6 – 12 giờ
Câu 9. Nhiễm trùng ngoại khoa, vi sinh vật vào cơ thể phát triển mạnh hay yếu phụ thuộc:
A. Đặc điểm của vi sinh vật
B. Tổ chức dập nát ở da và phần mềm nhiều hay ít và vị trí nơi tổn thương
C. Sức đề kháng của cơ thể
D. Tất cả đều đúng
Câu 10. Nhiễm trùng là gì?
A. Là quá trình phản ứng phức tạp của 3 yếu tố: vi sinh vật gây bệnh, cơ thể cảm thụ và

hoàn cảnh khách quan (xã hội và tự nhiên)
B. Là sự xâm nhập, phát triển và hoạt động của vi sinh vật trong cơ thể
C. Là biến chứng thường xảy ra sau những chấn thương, những thương tích trong thời bình
cũng như thời chiến hoặc sau những can thiệp bằng phẫu thuật
D. Tất cả đều đúng
Câu 11. Trực khuẩn Gram (-) hiếu khí quan trọng gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Mủ xanh
B. Thương hàn
C. E.coli
D. Tất cả đểu đúng
Câu 12. Trực khuẩn Gram (+) hiếu khí quan trọng gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Trực khuẩn than
B. Trực khuẩn bạch cầu
C. Trực khuẩn lao
D. Tất cả đều đúng
Câu 13. Nhiễm trùng khu trú gồm, ngoại trừ:
A. Viêm tấy
B. Áp xe
C. Viêm lan tế bào
D. Uốn ván
Câu 14. Bệnh nào là nhiễm trùng đặc hiệu:
A. Viêm tấy
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 13


B. Hoại thư sinh hơi
C. Áp xe
D. Các bệnh do nấm

Câu 15. Trường hợp nào sau đây là nhiễm trùng khu trú:
A. Abces
B. Nhiễm trùng huyết
C. Uốn ván
D. Lao hạch
Câu 16. Bệnh nào là nhiễm trùng đặc hiệu:
A. Lao hạch
B. Hoại thư sinh hơi
C. Viêm lan tế bào
D. Uốn ván
Câu 17. Nhiễm trùng toàn thể gồm, ngoại trừ:
A. Các bệnh do nấm
B. Nhiễm trùng huyết
C. Uốn ván
D. Hoại thư sinh hơi
Câu 18. Cấy máu khi có nhiễm trùng lan rộng làm bệnh nhân sốt cao và rét run thì phải:
A. Dùng kháng sinh trước rồi cấy máu sau
B. Cấy máu trước rồi dùng kháng sinh sau
C. Dùng thuốc hạ sốt ngay lập tức
D. Tiến hành chườm khăn nóng
Câu 19. Viêm tấy là gì?
A. Là một loại viêm của tổ chức phần mềm không khu trú với xu hướng lan rộng tới các tổ
chức tế bào và tổ chức khe kẽ lành
B. Là loại nhiễm trùng tổ chức tế bào dưới da và thường thứ phát sau một nhiễm trùng ngoài
da
C. Là một ổ mủ hình thành chậm và không có triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đâu
D. Là hiện tượng khu trú viêm và làm mủ sau một trường hợp viêm tấy
Câu 20. Viêm tấy là:
A. Là loại nhiễm trùng tổ chức tế bào dưới da và thường thứ phát sau một nhiễm trùng ngoài
da

B. Có đầy đủ triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau và đồng thời có biểu hiện toàn thân như sốt
cao, rét run, chán ăn, mệt mỏi…
C. Viêm tổn thương có giới hạn rõ ràng, các hạch vùng lân cận phản ứng đau và to lên
D. Tất cả đều đúng
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 14


Câu 21. Lưu ý trong việc điều trị bệnh nhân bị viêm tấy, ngoại trừ:
A. Dùng nước ấm để chườm và cho kháng sinh toàn thân
B. Có thể dùng thêm thuốc giảm đau, giảm phù nề và hạ sốt
C. Xử trí ngoại khoa ngay chỗ viêm tấy (chích, rạch, dẫn lưu…)
D. Xác định được vùng viêm tấy
Câu 22. Áp xe nóng là gì?
A. Là một loại viêm của tổ chức phần mềm không khu trú với xu hướng lan rộng tới các tổ
chức tế bào và tổ chức khe kẽ lành
B. Là loại nhiễm trùng tổ chức tế bào dưới da và thường thứ phát sau một nhiễm trùng ngoài
da
C. Là một ổ mủ hình thành chậm và không có triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đâu
D. Là hiện tượng khu trú viêm và làm mủ sau một trường hợp viêm tấy
Câu 23. Áp xe nóng là:
A. Là hiện tượng khu trú viêm và làm mủ sau một trường hợp viêm tấy
B. Khi ấn tay vào ổ áp xe thấy tổ chức vùng đó mềm, lõm, trắng và vùng da giữa ổ áp xe có
màu thâm hơn
C. Vùng áp xe đau căng nhức, toàn thân có biểu hiện nặng nề hơn, sốt cao dao động, có rét
run, đau đầu…
D. Tất cả đều đúng
Câu 24. Áp xe lạnh là gì?
A. Là một loại viêm của tổ chức phần mềm không khu trú với xu hướng lan rộng tới các tổ

chức tế bào và tổ chức khe kẽ lành
B. Là loại nhiễm trùng tổ chức tế bào dưới da và thường thứ phát sau một nhiễm trùng ngoài
da
C. Là một ổ mủ hình thành chậm và không có triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đâu
D. Là hiện tượng khu trú viêm và làm mủ sau một trường hợp viêm tấy
Câu 25. Nguyên nhân gây áp xe lạnh thường do:
A. Nhiễm lao
B. Nhiễm tụ cầu vàng
C. Nhiễm liên cầu
D. Nhiễm thương hàn
Câu 26. Một ổ áp xe lạnh có thể chia ra thành:
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
Câu 27. Biểu hiện giai đoạn đầu của một ổ áp xe lạnh, ngoại trừ:
A. Xuất hiện u nhỏ, cứng, không đau
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 15


B. Ấn vào ổ áp xe thấy mềm và có dấu hiệu lùng nhùng
C. U tồn tại nhiều tháng
D. Không có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau
Câu 28. Biểu hiện giai đoạn có mủ của một ổ áp xe lạnh, ngoại trừ:
A. Khối u dần mềm đi và có dấu hiệu lừng nhùng
B. Ấn không dau, chọc dò sẽ hút được mủ loãng
C. Tổ chức da trên ổ áp xe mỏng dần và chuyển sang màu tím
D. Lưu ý chọc ở xa qua tổ chức lành để vào ổ áp xe lạnh

Câu 29. Biểu hiện giai đoạn rò mủ của một ổ áp xe lạnh:
A. Tổ chức da của ổ áp xe mỏng, chuyển sang màu tím và có triệu chứng sưng, nóng, đỏ,
đau
B. Xuất hiện u nhỏ, cứng, không đau, u tồn tại nhiều tháng
C. Khối u dần mềm đi và có dấu hiệu lừng nhùng, ấn không dau, chọc dò sẽ hút được mủ
loãng
D. Tất cả đều sai
Câu 30. Phương pháp điều trị một ổ áp xe lạnh:
A. Chủ yếu là nội khoa và dùng các thuốc chống lao đặc hiệu
B. Chủ yếu là ngoại khoa và dùng các thuốc chống tụ cầu vàng đặc biệt
C. Kết hợp ngoại khoa và nội khoa và dùng các thuốc chống tụ cầu vàng, liên cầu đặc hiệu
D. Tất cả đều sai
Câu 31. Viêm lan tế bào là gì?
A. Là một loại viêm của tổ chức phần mềm không khu trú với xu hướng lan rộng tới các tổ
chức tế bào và tổ chức khe kẽ lành
B. Là loại nhiễm trùng tổ chức tế bào dưới da và thường thứ phát sau một nhiễm trùng ngoài
da
C. Là một ổ mủ hình thành chậm và không có triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đâu
D. Là hiện tượng khu trú viêm và làm mủ sau một trường hợp viêm tấy
Câu 32. Viêm lan tế bào là:
A. Là một loại viêm của tổ chức phần mềm không khu trú với xu hướng lan rộng tới các tổ
chức tế bào và tổ chức khe kẽ lành
B. Đây là thể nặng của áp xe với các dấu hiệu toàn thân nghiệm trọng: sốt cao li bì, mê sảng,
nôn và bạch cầu tăng rất cao
C. Không khu trú mà có hiện tượng hoại tử rộng, thường do tụ cầu vàng và liên cầu gây nên
D. Tất cả đều đúng
Câu 33. Viêm mạch bạch huyết cấp tính là gì?
A. Là nhiễm trùng cấp tính của các mạch bạch huyết thường thấy ở các chi và nhất là chi
dưới
Nguyễn Huỳnh Thịnh

ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 16


B. Là nhiễm trùng cấp tính của hạch bạch huyết, thứ phát sau khi khu vực bạch mạch bị xâm
nhập bởi vi khuẩn
C. Là nhiễm trùng da có giới hạn, thường do tụ cầu vàng gây nên
D. Là một nhiễm trùng nặng thứ phát và rất khó điều trị vì vi khuẩn kháng kháng sinh rất
mạnh
Câu 34. Biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhân bi viêm mạch bạch huyết cấp tính:
A. Đau nhức ở một ngón tay hoặc một ngón chân, đau kiểu nóng bỏng và lan dọc lên theo
chi
B. Sốt cao thậm chí tới 41oC, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh…
C. Nơi có vết thương sưng nề, nắn rất đau, hạch sưng to và đau
D. Tất cả đều đúng
Câu 35. Viêm hạch bạch huyết cấp tính là:
A. Là nhiễm trùng cấp tính của các mạch bạch huyết thường thấy ở các chi và nhất là chi
dưới
B. Là nhiễm trùng cấp tính của hạch bạch huyết, thứ phát sau khi khu vực bạch mạch bị xâm
nhập bởi vi khuẩn
C. Là nhiễm trùng da có giới hạn, thường do tụ cầu vàng gây nên
D. Là một nhiễm trùng nặng thứ phát và rất khó điều trị vì vi khuẩn kháng kháng sinh rất
mạnh
Câu 36. Nhọt là:
A. Là nhiễm trùng cấp tính của các mạch bạch huyết thường thấy ở các chi và nhất là chi
dưới
B. Là nhiễm trùng cấp tính của hạch bạch huyết, thứ phát sau khi khu vực bạch mạch bị xâm
nhập bởi vi khuẩn
C. Là nhiễm trùng da có giới hạn, thường do tụ cầu vàng gây nên
D. Là một nhiễm trùng nặng thứ phát và rất khó điều trị vì vi khuẩn kháng kháng sinh rất

mạnh
Câu 37. Khởi đầu của nhọt thường là:
A. Do viêm nhiều nang lông bên cạnh
B. Do viêm một nang lông
C. Do viêm tổ chức da lớn
D. Do khuẩn lao tấn công
Câu 38. Hậu quả của loại nhọt đinh râu khi nặng non:
A. Sưng nề, bầm tím, híp mắt
B. Dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, tử vong cao
C. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang gây phù mí mắt, lồi nhãn cầu và liệt các dây thần kinh
vận nhãn chung và ngoài
D. Tất cả đều đúng
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 17


Câu 39. Hậu bối còn gọi là:
A. Nhọt cây
B. Đinh râu
C. Nhọt sau đinh râu
D. Nhọt chùm
Câu 40. Nhiễm trùng bệnh viên là:
A. Là nhiễm trùng cấp tính của các mạch bạch huyết thường thấy ở các chi và nhất là chi
dưới
B. Là nhiễm trùng cấp tính của hạch bạch huyết, thứ phát sau khi khu vực bạch mạch bị xâm
nhập bởi vi khuẩn
C. Là nhiễm trùng da có giới hạn, thường do tụ cầu vàng gây nên
D. Là một nhiễm trùng nặng thứ phát và rất khó điều trị vì vi khuẩn kháng kháng sinh rất
mạnh

Câu 41. Người ta chấp nhận một nhiễm khuẩn mủ phát bệnh trong 48 giờ sau khi vào viện:
A. Là nhiễm khuẩn bệnh viện
B. Không là nhiễm khuẩn bệnh viện
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Câu 42. Con đường lây truyền đặc biệt của các tụ cầu gây nhiễm trùng như mụn, nhọt, nhiễm
trùng vết mổ, vết thương là:
A. Da
B. Không khí
C. Chất thải bệnh nhân
D. Tất cả đều sai
Câu 43. “Tứ chứng Celse” gồm:
A. Sưng – nóng – đỏ – đau
B. Sưng – lạnh – tím – buốt
C. Nóng – tím – bầm – đau
D. Nóng – đỏ – đau – tê
Câu 44. Tác nhân chủ yếu của nhọt:
A. Trực khuẩn mủ xanh
B. Tụ cầu vàng
C. Liên cầu
D. Phế cầu
Câu 45. Các yếu tố trung gian lây bệnh trong nhiễm trùng bệnh viện:
A. Nhân viên y tế khi làm thủ thuật
B. Các dụng cụ y tế bị nhiễm bẩn
C. Các buồng bệnh chật chội, không được quét dọn và lau rửa thường xuyên
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 18



D. Tất cả đều đúng
Câu 46. Vi khuẩn hiếu khí:
A. Staphylocoque
B. Leptospyra
C. Clostrides
D. Tất cả đều đúng
Câu 47. Nhiễm trùng ngoại khoa nghiêm trọng hơn khi, ngoại trừ:
A. Vi sinh vật sinh sôi nhanh
B. Sức đề kháng cơ thể cao
C. Ổ dập nát lộ nội tạng
D. Vị trí tổn thương nhiều cơ và thường tiếp xúc vùng bẩn
Câu 48. Chẩn đoán nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Xét nghiệm máu
B. Xét nghiệm mủ, chất dịch
C. Kháng sinh đồ
D. Tất cả đều đúng
Câu 49. Các dấu hiệu tại chỗ của tiêm tấy trong nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Vết thương sưng nề, phía trên vết thương có vùng nóng đỏ, hạch vùng phía trên sưng to
và đau
B. Da vùng viêm sưng nề, nóng đỏ, đau tăng lên khi ấn tay vào, mật độ vùng viêm khá chắc,
có dấu hiệu lùng nhùng
C. Da vùng viêm sưng nề, nóng đỏ, đau tăng lên khi ấn tay vào, mật độ vùng viêm khá chắc,
không có dấu hiệu lùng nhùng
D. Tất cả đều sai
Câu 50. Áp xe nóng có mấy giai đoạn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. Không phân giai đoạn
Câu 51. Chọn câu đúng:

A. Vùng tổn thương viêm tấy có giới hạn rõ ràng
B. Áp xe nóng gồm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn mủ, giai đoạn rò mủ
C. Áp xe nóng không có dấu hiệu lùng nhùng
D. Vùng viêm tấy có dấu hiệu lùng nhùng
Câu 52. Điều trị áp xe nóng trong nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Chích rạch, dẫn lưu mủ, sử dụng kháng sinh toàn thân và thay băng hàng ngày
B. Không được xử trí ngoại khoa, chỉ dùng kháng sinh và thay băng hàng ngày
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 19


C. Dùng kháng sinh phổ hẹp
D. Tất cả đều đúng
Câu 53. Viêm mạch bạch huyết cấp tính thường thấy ở:
A. Chi trên
B. Chi dưới
C. Đường hô hấp, đường tiêu hóa
D. Đường sinh dục
Câu 54. Nhiễm trùng bệnh viện là:
A. Nhiễm trùng nguyên phát
B. Nhiễm trùng thứ phát
C. Nhiễm trùng nặng thứ phát
D. Nhiễm trùng nặng nguyên phát
Câu 55. Chẩn đoán nhiễm trùng ngoại khoa dựa vào:
A. Khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và cấy máu
B. Xét nghiệm máu, xét nghiệm mủ và các chất dịch
C. Sinh thiết khi quá trình nhiễm trùng làm biến đổi tổ chức
D. Tất cả đều đúng
Câu 56. Điều này sau đây không nằm trong phân loại nhiễm trùng ngoại khoa:

A. Nhiễm trùng khu trú
B. Nhiễm trùng toàn thể
C. Nhiễm trùng bệnh biện
D. Nhiễm trùng đặc hiệu
Câu 57. Điều nào sau đây không nằm trong những yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện phát sinh của
nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Đặc điểm của vi sinh vật
B. Vị trí tổn thương
C. Sức đề kháng của cơ thể
D. Lượng nước cơ thể tiếp nhận trong một ngày
Câu 58. Điều nào sau đây không đúng khi thực hiện điều trị nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Phải coi trọng vai trò sức đề kháng của cơ thể kết hợp với điều trị nội khoa bằng kháng
sinh
B. Để gia tăng hiệu quả điều trị, có thể sử dụng thêm vật lý trị liệu
C. Chỉ cần gia tăng sức đề kháng là đủ, không dùng kháng sinh vì kháng sinh có nhiều tác
dụng phụ
D. Chỉ can thiệp phẫu thuật để tháo mủ, cắt lọc mô hoại tử, lấy dị vật, v.v… trong trường
hợp có chỉ định cụ thể hay khi tổng trạng người bệnh xấu đi, không đáp ứng với điều trị
nội khoa
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 20


Câu 59. “Nhiễm trùng là quá trình phản ứng phức tạp của 3 yếu tố: vi sinh vật gây bệnh, cơ thể
cảm thụ và hoàn cảnh khách quan (xã hội và tự nhiên) mà vi sinh vật và cơ thể cảm thụ đang
sống”. Định nghĩa trên theo quan điểm của:
A. Vi trùng học
B. Ngoại khoa
C. Nội khoa

D. Nhi khoa
Câu 60. Can thiệp ngoại khoa khi bị nhiễm trùng có thể:
A. Cắt bỏ tổ chức hoại tử
B. Chích, rạch
C. Dẫn lưu
D. Tất cả đều đúng
Câu 61. Nhiễm trùng ngoại khoa phụ thuộc vào những yếu tố nào:
A. Ổ dịch
B. Ngõ vào
C. Sức đề kháng
D. Tất cả đều đúng
Câu 62. Tác nhân gây nhiễm trùng ngoại khoa:
A. Vi sinh vật
B. Virus
C. Vi khuẩn
D. Tất cả đều đúng
Câu 63. Chọn câu sai. Nhiễm trùng mô mềm:
A. Trong mọi trường hợp, điều trị bắt buộc phải sử dụng ngoại khoa
B. Nếu diễn tiến thành áp xe thì phải rạch tháo mủ
C. Là những trường hợp nhiễm trùng da, tổ chức dưới da hay lớp cơ
D. Có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh trong một số trường hợp
Câu 64. Chọn câu sai. Áp xe nóng:
A. 4 triệu chứng cơ bản: Sưng – nóng – đỏ – ngứa
B. Do sự xâm nhập vào tổ chức dưới da của vi khuẩn sinh mủ
C. Tiến triển qua 2 giai đoạn
D. Là một ổ mủ cấp tính khu trú
Câu 65. Triệu chứng của hội chứng viêm:
A. Sưng
B. Nóng
C. Đỏ và đau

D. Tất cả đều đúng
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 21


Câu 66. Chọn câu đúng nhất. Áp xe lạnh:
A. Ổ mủ hình thành chậm
B. Luôn luôn có 4 triệu chứng: sưng – nóng – đỏ – đau
C. Câu A đúng, B sai
D. Câu A sai, B đúng
Câu 67. Chọn câu đúng nhất. Viêm tấy lan tỏa:
A. Là tình trạng viêm cấp tính
B. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn lao
C. Câu A và B sai
D. Câu A và B đúng
Câu 68. Hậu bối trong y khoa nghĩa là:
A. Người thuộc lớp sau, thế hệ sau trong quan hệ với những lớp trước, thế hệ trước
B. Một cụm nhọt tập trung ở một nơi
C. Tai biến thường gặp trong bệnh sốt rét
D. Tất cả đều đúng
Câu 69. Những tổn thương thường gặp trong nhiễm trùng nhiễm khoa:
A. Viêm tấy
B. Áp xe
C. Viêm hạch bạch huyết cấp
D. Tất cả đều đúng
Câu 70. Chọn câu nào không đúng:
A. Viêm tấy là nhiễm trùng tổ chức tổ chức dưới da và thường thứ phát sau một nhiễm trùng
dưới da
B. Áp xe nóng là hiện tượng khu trú viêm và làm mủ sau một trường hợp viêm tấy

C. Áp xe nóng thường trãi qua 3 giai đoạn
D. Nguyên nhân gây ra áp xe lạnh thường là lo dao
Câu 71. Nhiễm trùng bệnh viện là:
A. Một nhiễm trùng nặng thứ phát, rất khó điều trị
B. Một nhiễm trùng nặng nguyên phát, rất khó điều trị
C. Một nhiễm trùng nặng thứ phát, điều trị dễ dàng
D. Một nhiễm trùng nặng nguyên phát, điều trị dễ dàng
Câu 72. Thời kỳ nhiễm trùng:
A. Thời gian từ khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể đến khi có quá trình nhiễm trùng xảy ra
B. Thời gian từ khi vi sinh vật bắt đầu phát lên tác động đến cơ thể
C. Theo Friedrich qui định thời gian này là 12 – 24h
D. Tất cả đều sai
Câu 73. Nhiễm trùng ngoại khoa:
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 22


A.
B.
C.
D.

Là quá trình phản ứng phức tạp của 2 yếu tố: vi sinh vật gây bệnh và cơ quan cảm thụ
Là sự xâm nhập phát triển và hoạt động của vi sinh vật trong cơ thể
Thường khỏi tự nhiên
Không gây biến chứng

Câu 74. Chọn câu đúng:
A. Áp xe nóng là 1 ổ mủ hình thành chậm và không có các triệu chứng sưng – nóng – đỏ –

đau
B. Một áp xe lạnh có thể trãi qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn có mủ và giai đoạn rò
mủ
C. Chẩn đoán nhiễm trùng ngoại khoa không dựa vào khai thác bệnh sử và khám lâm sàng
D. Tất cả đều đúng
Câu 75. Nhiễm trùng toàn thể:
A. Lao hạch
B. Các bệnh do nấm
C. Viêm lan tế bào
D. Hoại thư sinh hơi
Câu 76. Nhiễm trùng ngoại khóa:
A. Thời gian từ khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể đến khi có quá trình nhiễm trùng xảy ra
B. Thời gian từ khi vi sinh vật bắt đầu phát lên tác động đến cơ thể
C. Theo Friedrich qui định thời gian này là 12 – 24h
D. Thời gian từ khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể đến khi bị tiêu diệt hoàn toàn
Câu 77. Phương pháp điều trị chủ yếu của áp xe lạnh:
A. Chích rạch, dẫn lưu mủ
B. Nội khoa và bằng cách thuốc chống lao đặc hiệu
C. Phẫu thuật cắt bỏ
D. Chườm nước ấm và bất động ổ mủ
Câu 78. Tổn thương nào của nhiễm trùng ngoại khoa sau đây không có triệu chứng sưng – nóng
– đỏ – đau :
A. Viêm tấy
B. Áp xe lạnh
C. Áp xe nóng
D. Viêm lan tế bào
Câu 79. Đau nhức ở một ngón tay hoặc ngón chân, đau kiểu nóng bỏng và lan dọc lên theo chi là
triệu chứng của:
A. Viêm bạch mạch cấp tính
B. Viêm hạch bạch huyết cấp tính

C. Viêm tấy
D. Viêm lan tế bào
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 23


Câu 80. Vi khuẩn gây bệnh chiếm 30 – 80% các trường hợp nhiễm trùng ngoại khoa là:
A. Tụ cầu vàng
B. Trực khuẩn mủ xanh
C. Trực khuẩn đường ruột
D. Trực khuẩn than

Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 24


BÀI 3

VÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOA
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Vô khuẩn trong ngoại khoa:
A. Có ý nghĩa thành bại trong công tác ngoại khoa
B. Bao hàm hai linh vực: tiệt trùng và khử trùng
C. Là một nguyên tắc, một chế độ hàng đầu của ngành Y tế nói chung và của ngành ngoại
khoa nói riêng
D. Tất cả đều đúng
Câu 2. Tiệt trùng là gì?
A. Là các biện pháp tiêu diệt mọi hình thái của vi khuẩn bao gồm cả nha bào

B. Là chỉ tiêu diệt vi khuẩn ở dạng thực vật
C. Là quá trình làm giảm tối đa số lượng vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ hoặc trên da tới
mức không gây nguy hiểm tới sức khỏe, quá trình khử khuẩn không diệt được hoàn toàn
bào tử của vi khuẩn
D. Tất cả đều sai
Câu 3. Khử trùng là gì?
A. Là các biện pháp tiêu diệt mọi hình thái của vi khuẩn bao gồm cả nha bào
B. Là chỉ tiêu diệt vi khuẩn ở dạng thực vật
C. Là quá trình làm giảm tối đa số lượng vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ hoặc trên da tới
mức không gây nguy hiểm tới sức khỏe, quá trình khử khuẩn không diệt được hoàn toàn
bào tử của vi khuẩn
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Khử trùng và tiệt trùng:
A. Tạo nên một môi trường vô khuẩn
B. Trên bàn tay của phẫu thuật viên và người bệnh khi đã sát trùng cũng không phải là vô
khuẩn
C. Các phương tiện sử dụng để phẫu thuật để đảm bảo vô trùng tuyệt đối người ta phải ứng
dụng các phương pháp lý, hóa để tiệt trùng
D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Các hóa chất thường sử dụng để khử khuẩn trong ngoại khoa, ngoại trừ:
A. Cồn
B. Dung dịch iod
C. Nước không tên
D. Dung dịch oxy già
Câu 6. Các hóa chất thường sử dụng để khử khuẩn trong ngoại khoa, ngoại trừ:
Nguyễn Huỳnh Thịnh
ĐH Võ Trƣờng Toản – Facebook: tailieuykhoa2000
Trang 25



×