Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

phun kali nitrate qua lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.32 KB, 7 trang )

Ảnh hưởng của phun kali nitrate qua lá đến năng suất và phẩm chất trái
Quýt đường tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quýt đường (Citrus reticulate Blanco) là loại cây ăn trái có phẩm
chất ngon, có giá trị dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Trong thành
phần thịt trái có chứa từ 6-12% đường (chủ yếu là đường saccaroza), hàm
lượng vitamin C từ 40-90 mg/100g tươi, các axit hữu cơ từ 0,4-1,2%,
trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất
khoáng và dầu thơm.
Trái Quýt đường dùng để ăn tươi, làm mứt, nước giải khát và chữa
bệnh. Tinh dầu cất từ vỏ, trái, lá, hoa được dùng nhiều trong công nghiệp
thực phẩm và chế biến mỹ phẩm.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi để phát triển
nông nghiệp, bên cạnh các loại ngũ cốc như: bắp, khoai mì, đậu nành thì
cây ăn trái nói chung và cây cam quýt nói riêng đã phát triển không kém.
Trong đó phải kể đến là cây Quýt đường đã không ngừng gia tăng cả về
diện tích cũng như sản lượng trong những năm gần đây. Điều đó dẫn đến
nhu cầu tiêu thụ Quýt đường trên thị trường ngày càng tăng. Trong kỹ
thuật canh tác Quýt đường có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
cũng như phẩm chất trái Quýt đường như: chọn giống tốt, các biện pháp
canh tác như tưới nước, bón phân, tỉa cành tạo tán,…Ngoài ra, biện pháp
phun qua lá trên cây cũng góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất trái
sau thu hoạch, việc lựa chọn thời điểm phun qua lá với liều lượng thích
hợp sẽ góp phần hoàn chỉnh quy trình canh tác, thu hoạch và bảo quản.
Kali là một dưỡng chất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm
chất của nông sản (Suelter, 1970), nhất là trên cây ăn trái như: làm tăng độ
cứng, tăng hàm lượng tinh bột, tăng lượng đường trong trái (Daryl và
Brown, 1993). Ngoài ra, kali còn giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu
1



với điều kiện bất lợi của môi trường (Viện Lân và Kali Canada, 1995), từ
đó góp phần tăng năng suất và phẩm chất nông sản khi thu hoạch.
Từ thực tế đó, đề tài “Ảnh hưởng của phun kali nitrate qua lá đến
năng suất và phẩm chất trái Quýt đường tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang” được thực hiện nhằm tìm ra thời điểm phun kali nitrate thích hợp
để làm tăng năng suất và phẩm chất trái Quýt đường.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được thời điểm phun kali nitrate qua lá thích hợp nhằm
tăng năng suất và phẩm chất trái Quýt đường sau thu hoạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu sự sinh trưởng, các giai đoạn phát triển của trái Quýt đường
để lựa chọn thời gian phun kali nitrate qua lá thích hợp.
Phân tích thành phần dinh dưỡng, vai trò và ảnh hưởng của kali
nitrate đối với việc phun qua lá cây Quýt đường.
So sánh các yếu tố, thành phần trái Quýt đường sau khi phun kali
nitrate quá lá so với trái Quýt đường không phun kali nitrate.
Khả năng cho năng suất và chất lượng trái Quýt đường sau khi phun
kali nitrate.
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh về tầm quan trọng
của việc cung cấp đầy đủ kali cho cây trồng như: cung cấp kali cân đối
làm tăng phần trăm trọng lượng khô và chất lượng bên ngoài của vỏ
khoai tây, làm tăng hương vị, hàm lượng vitamin C của trái cây,…
Nhiệm vụ của kali là tạo ra đường, tinh bột và vận chuyển protein
trong cây. Đã có nhiều thí nghiệm chứng minh đất thiếu kali thì ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Trong điều kiện cây đủ kali
thì hàm lượng đường trong rau quả, tinh bột trong củ được tăng lên và độ
2



bền của sợi lanh và những cây lấy sợi khác cũng tốt hơn (Nguyễn Hạc
Thúy và ctv., 2003). Đối với mía thì kali có vai trò quan trọng trong việc
làm tăng trữ đường và độ ngọt (Lâm Quang Thảo, 2003).
Theo Phạm Hồng Cúc (2002), đã ghi nhận dưa hấu bón kali đầy đủ
thì trái ngọt, thịt có nhiều cát, vỏ cứng nên thích hợp vận chuyển xa và
màu sắc trái đẹp.
Theo Võ Thị Bích Thủy (2005), khi tăng lượng kali bón cho dưa lê
từ 80 kg K2O/ha lên 160 kh K2O/ha thì có tác dụng trong việc gia tăng độ
Brix của thịt trái. Cũng theo Võ Thị Bích Thủy (2005), trong hai dạng
phân kali được sử dụng là KNO3 và KCl thì dạng KNO3 (bón ở thời điểm
7-10 ngày trước thu hoạch) thì cho hàm lượng chất khô trong thịt trái và
độ Brix trong trái cao hơn bón dạng KCl (được bón 4 lần/vụ). Cũng qua
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và Nguyễn Minh Châu
(2001), cho thấy bón dạng KNO3, KCl cho màu sắc trái Thanh long sáng
đỏ đẹp, hàm lượng đường tăng cao hơn so với đối chứng.
Trên giống xoài cát Hòa Lộc, việc phun kali qua lá vào giai đoạn tiền
thu hoạch có tác dụng hiệu quả trong việc gia tăng phẩm chất trái xoài sau
thu hoạch, đặc biệt ở nghiệm thức xử lý KNO 3 và K2CO3 4 gK/lít cho hiệu
quả cao hơn trong việc tăng độ cứng của thịt trái, hàm lượng đường tổng
số, hàm lượng tinh bột, hàm lượng chất khô so với đối chứng không phun
kali (Mai Thu Hương, 2004).
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tiến hành lựa chọn, đánh dấu, bố trí cây để phân chia các nghiệm
thức và thực hiện thí nghiệm.
Phun kali nitrate ở các nghiệm thức đã được bố trí, sau đó 1 tuần tiến
hành đo đường kính trái để theo dõi sự thay đổi về kích thước trái qua các
lần phun.

3



Sau khi thu hoạch, trái ở tất cả các nghiệm thức được dùng để phân
tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa. Qua đó biết được sự khác nhau về các
chỉ tiêu ở tất cả các nghiệm thức và biết được thời điểm phun kali nitrate
qua lá tốt nhất nhằm đem lại năng suất và phẩm chất cao nhất cho trái
Quýt đường.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm
5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, 10 cây/lặplại.Thời điểm bắt đầu phun kali
nitrate lúc trái có đường kính 1-2cm. Tất cả các nghiệm thức được phun
KNO3 ở cùng nồng độ 5 g/l và thời điểm phun ở các nghiệm thức được bố
trí như sau:
- Nghiệm thức 1: đối chứng không phun KNO3
- Nghiệm thức 2: phun KNO3 2 tuần/lần
- Nghiệm thức 3: phun KNO3 4 tuần/lần
- Nghiệm thức 4: phun KNO3 6 tuần/lần
- Nghiệm thức 5: phun KNO3 8 tuần/lần
5.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Đường kính và chiều cao trái: Dùng thước kẹp đo chiều cao và
đường kính trái ở vị trí lớn nhất của trái.
- Trọng lượng trái và trọng lượng vỏ trái: được cân bằng cân điện tử
STATORIUS do Nhật sản xuất.
- Độ dày vỏ trái: dùng dao thái cắt ở giữa trái, sau đó dùng thước kẹp
đo ở 3 vị trí khác nhau trên mỗi nữa của phần cắt.
- Màu sắc vỏ trái: được đo bằng phần mềm đo màu Color Selector
Version 3.01. Trái được đo cố định trên 3 vị trí khác nhau của trái (đầu
trái, giữa trái và đít trái), mỗi vị trí đo 3 điểm và lấy giá trị trung bình. Mỗi


4


lần lặp lại 3 trái. Kết quả được đánh giá theo hệ thống CIE (L, a, b)
( />- Số múi, hột chắc, hột lép và tổng số hột: Tách vỏ quýt, đếm số múi
không phân biệt múi nhỏ và múi lớn, sau đó tách từng múi, đếm hột chắc,
hột lép và tính tổng số hột. Mỗi nghiệm thức thực hiện 4 mẫu sau đó lấy
giá trị trung bình.
- Độ Brix (%): sử dụng khúc xạ kế hiệu ATAGO do Nhật sản xuất
(thang đo trong khoảng 0-32%). Dung dịch được nhỏ trực tiếp vào giữa
lăng kính. Áp 2 lăng kính vào nhau. Nhìn vào thị kính và dịch chuyển thị
kính để tìm đường phân cắt nửa tối nửa sáng, đọc kết quả hàm lượng chất
khô hòa tan theo phần trăm.
- Trị số pH dịch trái: đo pH của thịt trái được xác định bằng cách lấy
mẫu ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối, đo lần lượt bằng pH kế hiệu ORION
(USA), sau đó lấy trị số trung bình sau 3 lần đo.
- Hàm lượng vitamin C (acid ascorbic) trong thịt trái: được định
lượng theo phương pháp Murin (1990). Được tiến hành như sau:
+ Cân, nghiền mẫu trái cây: cân 5g mẫu trái cây (cho vào cối sứ).
Dùng dao thái nhỏ mẫu ra. Cho vào cối sứ 20 ml HCl 1%. Tiến hành
nghiền mẫu ra. Rửa và tráng dụng cụ bằng acid oxalic 1%. Dùng acid
oxalic 1% để lên thể tích. Trong bình định mức 100 ml, lắc kỹ để yên 10
phút, lọc qua giấy lọc lấy dịch trong.
+ Lọc và đem chuẩn độ: Lấy 10 ml dịch lọc cho vào bình tam giác có
dung tích

50 ml. Cho 2,6 dichlorophenol indophenol 0,001 N vào trong

buret để chuẩn độ dịch lọc cho đến lúc xuất hiện màu hồng nhạt bền sau 1
phút.

+ Chuẩn bị mẫu đối chứng: Dùng 8 ml acid oxalic 1% và 2 ml HCl
1%. Cho vào bình tam giác đem chuẩn độ bằng 2,6 dichlophenol
indophenol 0,001 N đến khi màu phớt hồng.
5


Số mg vitamin C trong 100g mẫu tươi được tính theo công thức:
(a −
b).V1 .0, 088.100
X =
(mg %)
V2 .m

Trong đó:
 a: số ml trung bình khi chuẩn vật mẫu
 b: số ml trung bình khi chuẩn mẫu đối chứng
 V1: thể tích dung dịch chiết ban đầu (100 ml)
 V2: thể tích dung dịch chiết để lấy chuẩn độ (10 ml)
 m: trọng lượng mẫu cân lúc đầu (g)
 0,088: số mg acid ascorbic tương đương với 1 ml dung dịch chuẩn
2,6 dichlophenol indophenol
- Năng suất: được tính bằng cân tổng số trái thu được của từng cây
trong mỗi nghiệm thức, đơn vị là kg.
- Đánh giá cảm quan: Mỗi nghiệm thức được đánh giá lặp lại 10 lần,
mỗi lần lặp lại 1 người đánh giá. Phương pháp đánh giá được tiến hành
như sau: 10 người đánh giá được bố trí ở 10 vị trí khác nhau (cách biệt
nhau). Trước khi đánh giá không được hút thuốc, không ăn những chất
ngọt (những loại trái cây khác, kẹo và không được uống cà phê, trà). Đánh
giá xong một nghiệm thức được tráng miệng bằng nước trước khi chuyển
sang đánh giá nghiệm thức khác.

* Bảng thang đánh giá một số đặc điểm bên ngoài của trái Quýt
đường (Nguyễn Thị Kiều, 2008)
STT
1
2

Chỉ tiêu
Màu vỏ
Độ bóng

Hệ
4
số
4 Xanh

Mức độ (điểm)
3
2
1
Xanh
Vàng xanh Vàng

2

vàng
Bóng

Rất bóng

6


Không

Sậm

bóng

màu


3
4
5
6
7

8

Độ nhăn
Độ cứng vỏ
Độ cứng múi
Sự tách múi
Mùi

Vị

4
3
1
1

5

5

Rất láng
Rất cứng
Rất cứng
Rất dễ
Mùi đặc

Láng
Cứng
Cứng
Dễ
Mùi đặc

trưng

trưng nhẹ

Hơi nhăn
Hơi mềm
Hơi mềm
Hơi khó
Mất mùi

nặng
Chua ngọt Ngọt chua Ngọt lạt

Nhăn

Mềm
Mềm
Khó
Hơi hôi

Lạt

chua
Ghi chú: trái tại thời điểm lấy chỉ tiêu đạt 75 điểm trở lên còn có giá trị
thương phẩm và được chấp nhận trên thị trường.
5.3 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, xử lý và vẽ đồ thị bằng chương trình Microsoft
Excel. Phân tích thống kê bằng chương trình SPSS 16.0

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×