Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

VỤ án COLIN PITCHFORK và ỨNG DỤNG đầu TIÊN của vân tay DNA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 5 trang )

VỤ ÁN COLIN PITCHFORK VÀ ỨNG
DỤNG ĐẦU TIÊN CỦA “VÂN TAY DNA”
TRONG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

access_timeNov 24, 2016 personRubi folder_open TLH Tội Phạm Kỹ Năng Điều
Tra

Vào ngày 21/11/1983, một cô gái 15 tuổi tên Lynda Mann ở làng
Narborough, nước Anh đến nhà bạn mình chơi, và sau đó, cô mãi mãi
không trở về nhà. Sáng ngày hôm sau, thi thể cô được tìm thấy trên một
con đường mòn nhỏ mà dân chung quanh gọi là Black Pad. Cô bị cuỡng
bức, và siết cổ đến chết. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ có vào thời đó,
cảnh sát có thể kết nối tinh dịch trong người cô với người có nhóm máu A,
và loại enzym chỉ được tìm thấy ở 10% đàn ông. Thiếu những đầu mối và
bằng chứng khác, vụ án này bị bỏ ngỏ trong một thời gian dài.
Ngày 31/7/1986, một cô gái 15 tuổi khác tên là Dawn Ashworth chọn đi
đường tắt thay vì đi con đường cô quen thuộc để về nhà. Hai ngày sau đó,
thi thể cô được tìm thấy ở khu vực đầy cây cối gần đường mòn tên Ten
Pound Lane. Cô đã bị đánh đập, cưỡng bức một cách dã man và bị thắt cổ.


Phương thức cô bị giết giống với trường hợp đầu tiên và tinh dịch lấy từ
người cô cho thấy kẻ thủ ác cũng có nhóm máu A.
Nghi cán chính của vụ án sau tên là Richard Buckland, một chàng trai 17
tuổi sống gần đó bị thiểu năng, cậu tiết lộ vị trí thi thể của Ashworth và thừa
nhận tội khi bị thẩm vấn nhưng không chịu thừa nhận vụ án thứ nhất. Và
trong thời đó, dưới tình huống khoa học còn chưa phát triển vuợt bậc, kỹ
năng điều tra và kết luận chủ yếu dựa vào lời khai và bằng chứng vật lý thì
chỉ riêng lời thú nhận của Buckland đã đủ để kết tội cậu.
Rất may, vào năm 1985, một năm trước khi vụ án đầu tiên xảy ra, khái niệm
“Vân tay DNA” lần đầu tiên được mô tả nhà di truyền học người Anh Alec


Jeffreys. Ông phát hiện ra trong chuỗi DNA có một đoạn mã gene được lặp
đi lặp lại với độ dài và thứ tự khác nhau tùy theo mỗi người. Bằng cách phát
triển kỹ năng xác định độ dài và các loại thứ tự khác biệt ấy, tiến sĩ Jeffreys
sáng tạo ra phương pháp nhận dạng danh tính mới được dùng rộng rãi
trong điều tra tội phạm cho đến ngày nay, thông qua chuỗi DNA có trong
máu, nước miếng, sợi tóc, da…
Như chúng ta đã biết, ngoại trừ trường hợp song sinh cùng trứng thì mỗi
người chúng ta đều có tổ hợp gene độc nhất và không người nào giống
người nào. Tổ hợp gene của chúng ta có một nửa thừa hưởng từ mẹ và
một nửa thừa hưởng từ cha. Tuy nhiên bởi vì chi phí cao và bị hạn chế bởi
thời gian, các nhà điều tra phân tích DNA chỉ kiểm tra một phần rất nhỏ
trong bộ gene để xác định tính danh. Với các phương pháp kiểm tra DNA
hiện đại thì không thể xác định được sắc tộc, chiều cao, cân nặng, màu tóc,
màu da… Trong hơn 6 tỷ đơn phân (nucleotide) tạo nên DNA thì chỉ có
khoảng 4000 đơn phân được kiểm tra, tức là khoảng 0.0006%. Vì thế sau
khi DNA được kiểm tra xong thì các nhà phân tích phải tính toán xác xuất
trùng hợp xảy ra dựa trên tần số được xác định nhờ DNA test.
Phương thức thu thập mẩu DNA được tiến hành cẩn thận theo từng bước.
DNA được tách ra khỏi bằng chứng sinh lý được thu thập từ hiện trường (ví
dụ từ nước miếng, tinh dịch…) sau đó được đo lường để tìm ra số lượng
DNA phục hồi được. Sau khi tách rời DNA ra khỏi tế bào, thì một vùng quan
trọng trên chuỗi DNA sẽ được cắt ra bởi enzyme đặc biệt , rồi được copy


với kỹ thuật gọi là PCR (polymerase chain reaction). Kỹ thuật này tạo ra
hàng triệu bản copy cho mỗi phần DNA quan trọng theo cấp số nhân, vì thế
nên từng li từng tí của phần quan trọng đó đều được kiểm tra. Nhiều vùng
quan trọng ( vùng được lặp đi lặp lại kề nhau) trên cùng chuỗi DNA được
giám định để tăng số lượng thông tin có thể có từ mẩu DNA cũng như giảm
thiểu tối đa số lượng DNA bị bỏ qua.


Quay trở lại với hai vụ án mạng ở trên, Alec Jeffreys, cùng với hai người
bên tổ chức Khoa Học Điều Tra (Forensic Science Service – FSS) là Peter
Gill và Dave Werrett dùng phương pháp tách rời tinh trùng ra khỏi tế bào ở
âm đạo – nếu không có phương pháp này thì rất khó để dùng vân tay DNA
trong các trường hợp cưỡng bức. Sau đó Jeffreys đã so sánh mẩu tinh dịch


từ hai vụ án với máu của Buckland. Kết quả cho thấy mẩu tinh dịch từ hai
vụ án là từ cùng một người, nhưng người đó không phải là Buckland. Cảnh
sát sau đó đã liên hệ với FSS để xác định kết quả của Jeffreys và quyết
định hướng đi của cuộc điều tra này. Buckland trở thành người vô tội đầu
tiên được chứng minh bởi phương pháp DNA này.
Jeffreys sau này có nói, “Tôi không hề nghi ngờ về việc cậu ta có thể bị
phán có tội nếu không nhờ bằng chứng từ DNA. Đây là một sự kiện rất
đáng chú ý.”
Cảnh sát và FSS sau đó đã đề nghị 5000 người đàn ông sống quanh vùng
đó tình nguyên cung cấp máu hoặc nuớc miếng, phục vụ cho việc điều tra.
Quá trình này tốn sáu tháng nhưng vẫn chưa xác định được nghi can.
Ngày 1/8/1987, Ian Kelly làm việc ở lò bánh mỳ tiết lộ cho những đồng
nghiệp rằng mình đã kiếm được 200 euro nhờ đưa mẩu máu của bản thân
cho đồng nghiệp tên Colin Pitchfork, để hắn nộp cho cảnh sát dưới tên hắn.
Colin bảo rằng hắn đã cho máu dưới tên bạn mình vì người ấy không muốn
gặp rắc rối với cảnh sát vì gã từng có tiền án trộm cắp. Một người phụ nữ
đã nghe được cuộc đối thoại ấy và đã báo cảnh sát. Ngày 19/9/1987, cảnh
sát ập đến nhà hắn ở Haybarn Close, ngôi làng kế bên làng nơi nạn nhân
sinh sống, và bắt giam Pitchfork. DNA lấy từ hắn trùng với DNA lấy được từ
tinh dịch sót lại trong người nạn nhân. Trong cuộc thẩm vấn, Pitchfork thừa
nhận mình đã phô dâm hơn 1000 lần trước mặt phụ nữ, một loại cưỡng chế
hắn có từ thời thiếu niên, sau đó dẫn đến cưỡng bức và cuối cùng là giết

nạn nhân để bảo vệ danh tính của mình. Pitchfok bị kết án tù chung thân
cho tội ác của mình.
Vào năm 2014, một bộ phim truyền hình gồm hai phần tên “Code of Killer”
đã được dàn dựng dựa trên vụ án này, miêu tả quá trình điều tra tội phạm,
phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng của vân tay DNA trong vụ án này.
Vụ án của Colin Pitchfork không chỉ xoay chuyển ngành điều tra ở nước
Anh mà còn lan chuyển trên toàn thế giới. Kirk Bloodsworth là một hải quân
Mỹ đã giải ngũ, vào năm 1984 ông bị kết án giết người, cưỡng bức và cướp
của với tổng hình phạt là tử hình. Năm 1992, trong thời gian ngồi tù,


Bloodsworth đã đọc được vụ án của Colin Pitchfork, với hy vọng chứng
minh mình vô tội, ông đã kháng cáo yêu cầu giám định các bằng chứng
chống lại mình bằng phương pháp kiểm tra DNA. Ban đầu thì bằng chứng
của vụ án – vết tinh dịch trên quần lót nạn nhân, bị nghĩ là phân hủy rồi,
nhưng may sao nó vẫn còn nằm trong nhà kho tòa án. Giám định bằng
chứng chứng minh rằng nó không phù hợp với hồ sơ DNA của
Bloodsworth. Vào năm 1993, Bloodsworth được thả ra ngoài sau chín năm
bị giam giữ. Mặc dù được phóng thích nhưng Bloodsworth chưa được
tuyên vô tội. Mãi cho đến năm 2003, một thập kỷ sau khi Bloodsworth được
phóng thích, thì tất cả các mẩu DNA của phạm nhân phạm tội đưa đưa vào
kho dữ liệu, lúc ấy hung thủ thật sự mới được xác định. Kirk Bloodsworth là
người Mỹ đầu tiên bị xử án oan, được phóng thích nhờ vào phương pháp
nhận dạng DNA.
Bài học quan trọng rút ra được từ lần đầu tiên áp dụng vân tay DNA trong
quá trình điều tra tội phạm bao gồm, 1) mối quan hệ giữa hai vụ án tách biệt
thông qua quá trình phát triển và so sánh hồ sơ DNA từ những bằng chứng
sinh học của mỗi vụ án, 2) sự phát triển và ứng dụng của nguồn dữ liệu
DNA ( DNA database) trong việc tìm kiếm hung thủ của hai vụ án, 3) chứng
minh sự vô tội của nghi can từng thú nhận với cảnh sát, và 4) nhận biết

rằng vân tay DNA chỉ là công cụ điều tra, bởi vì nó không phá án một mình,
mà còn phải dựa vào sự thừa nhận của hung thủ, đồng thời còn có cả quá
trình điều tra và công sức của các nhà thám tử để đưa tội phạm ra trước
công lý.



×