Vua chích choè
Truyện cổ Grimm
Nhà vua chỉ có một người con gái. Công chúa đẹp tuyệt trần, nhưng vì vậy công
chúa kiêu ngạo và ngông cuồng, không một ai vừa lòng nàng cả. Nàng chối từ hết
người này đến người khác, không những vậy lại còn chế giễu, nhạo báng họ. Có
một lần, nhà vua cho mời các chàng trao ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh
đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua
các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là
những người dòng dõi quí tộc. Công chúa được dẫn đi xem mặt. Chẳng ai được
công chúa tha, người nào nàng cũng có cớ để giễu cợt. Người thì nàng cho là quá
mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh
thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về
lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ
năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong,
nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng
lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe,
nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ, từ đó
trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là vua chích choè.
Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt
trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn
mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy.
Vài hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát,
mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua ban truyền:
- Hãy gọi tên hát rong vào cung.
Với bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và công
chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:
- Ta rất ưa tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.
Công chúa sợ hãi, nhưng nhà vua vẫn nói:
- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn
giữ lời thề đó.
Mọi van xin đều không có ích gì. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ công
chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nhà vua bảo:
- Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lâu lại trong cung vua, giờ thì
con phải theo chồng ra khỏi cung.
Người hát rong cầm tay nàng, cả hai đi ra khỏi cung vua, nàng phải đi bộ theo
chồng.
Tới một khu rừng lớn, nàng lên tiếng hỏi:
- Chà, rừng đẹp này của ai?
- Rừng của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, rừng kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Một lúc sau họ tới một thảo nguyên, công chúa lại hỏi:
- Thảo nguyên xanh đẹp của ai?
- Thảo nguyên của vua chích choè
Nàng lấy người đó, thảo nguyên của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:
- Thành phố mỹ lệ này của ai?
- Thành phố mỹ lệ của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, thành kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Người hát rong nói:
- Tôi chẳng hài lòng tí nào cả, tại sao nàng lại cứ luôn luôn mong có người chồng
khác, thế tôi không xứng đáng hay sao?
Cuối cùng họ tới trước một túp lều nhỏ xíu, công chúa thốt lên:
- Trời ơi, nhà gì mà bé ẩm ương,
Nhà ai mà nhỏ, thảm thương thế này?
Người hát rong đáp:
- Nhà của anh, của nàng
Nơi chàng thiếp sống chung.
Công chúa phải cúi gập người xuống mới đi qua được chiếc cửa ra vào thấp lè tè.
Công chúa hỏi:
- Người hầu của anh đâu?
Người hát rong đáp:
- Người hầu nào? Muốn làm gì thì tự mình làm lấy. Giờ em hãy nhóm bếp nấu ăn
đi, anh mệt lắm rồi.
Nhưng công chúa đâu có biết nhóm bếp và nấu ăn, người hát rong đành phải nhúng
tay vào làm công việc mới xong. Bữa ăn thật là đạm bạc, ăn xong cả hai mệt mỏi
lăn ra ngủ ngay.
Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà. Cứ
như vậy họ sống được với nhau mấy ngày thì lương ăn dự trữ hết. Người chồng nói
với vợ:
- Mình ạ, chỉ ngồi ăn không kiếm được thêm gì cả cứ như thế này mãi chắc không
được lâu, hay là em đan sọt bán.
Chồng vào rừng lấy tre nứa về, vợ chẻ lạt đan sọt. Nhưng bàn tay mềm mại của
nàng bị cạnh sắc của tre nứa cửa rỉ máu. Chồng nói:
- Thế thì không được, có lẽ dệt vải hợp với em hơn.
Nàng ngồi tập quay sợi, nhưng rồi những ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi
cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà. Người chồng nói:
- Em thấy không, em chẳng được việc gì cả, sống với em thật là khổ. Giờ thì chắc
ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.
Nàng nghĩ bụng:
- Nếu như dân nước mình họ tới đây mua bán, nhìn thấy mình ngồi bán hàng ở chợ
chắc họ sẽ dè bỉu nhạo báng mình.
Việc không thể tránh được nên nàng đành phải làm, nếu không thì chắc chắn sẽ
chết đói. Thoạt đầu mọi chuyện đều tốt lành, thấy người bán hàng hiền lành dễ
thương nên khách mua đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có
người trả tiền nhưng không lấy hàng. Với số lời do bán hàng, hai vợ chồng sống
cũng sung túc. Có lần hàng bán hết, chồng lấy hàng mới về cho vợ bán ở chợ.
Nàng đang ngồi coi hàng thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào
chợ làm cho đống hàng sành sứ của nàng đổ vỡ hết cả ra thành hàng nghìn mảnh
lớn nhỏ ngổn ngang ở chợ. Nàng ngồi ôm mặt khóc nức nở, không biết cuộc đời
rồi sẽ ra sao, nàng la khóc:
- Trời, khổ thân tôi thế này, còn mặt mũi nào mà nhìn chồng nữa?
Về nhà, nàng kể cho chồng nghe chuyện chẳng may ấy. Nghe xong chuyện, chồng
nói:
- Đời thuở nhà ai lại thế, bán sành sứ mà lại ngồi ngay đầu chợ chỗ người ta qua
lại, khóc làm chi nữa. Anh thấy em chẳng làm gì cho đến đầu đến cuối. Lúc nãy
anh có đến cung vua hỏi xem nhà bếp có cần người phụ không, họ hứa sẽ nhận em
vào làm và nuôi cơm.
Giờ đây công chúa là một chị phụ đầu bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám việc gì
cũng phải làm. Hai bên tạp dề nàng buộc chặt hai chiếc nồi con, nàng bỏ phần cơm
của mình vào đó và mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.
Lần ấy trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử con đầu lòng của nhà vua, tò
mò chị phụ bếp cũng len vào đứng trước cửa ngõ vào.
Khi đèn lần lượt được thắp sáng, cảnh đẹp lộng lẫy trong cung vua mới hiện lên
hết, khách lần lượt bước vào phòng đại tiệc, cảnh cũng như người nom thật huy
hoàng, tráng lệ, ai thấy cũng phải vui mắt. Lúc này, chị phụ bếp thấy lòng buồn tủi
thay cho số phận của mình, thầm trách tính kiêu căng, ngông cuồng của mình,
cũng chính vì những tính ấy đã làm nàng trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ.
Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm
nức mũi. Thỉnh thoảng kẻ hầu người hạ ném cho ít đồ ăn thừa, nàng cúi nhặt cho
vào nồi. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây
chuyền vàng. Nhìn thấy người đẹp đứng ngó bên cửa, hoàng tử nắm tay nàng,
muốn cùng nàng vui nhảy, nhưng nàng sợ hãi giật tay lại.
Nàng nhận ra đó chính là vua chích choè, người đã từng muốn làm phò mã và bị
nàng nhạo báng, từ chối. Nàng cố sức giật tay lại nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn bị
chàng kéo vào tới giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp
và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa và những người đứng đó thấy cảnh
tượng ấy đều bật cười và chêm pha những lời nhạo báng. Xấu hổ quá, nàng ước gì
độn thổ xuống sâu một ngàn sải tay. Nàng giật mạnh một cái khỏi tay vua chích
choè, lao thẳng ra phía cửa để chạy trốn, nhưng mới tới được cầu thang lại bị một
người đàn ông lôi lại, khi định thần lại được, nàng thấy người đó lại chính là vua
chích choè. Chàng vui vẻ nói nhỏ vào tai nàng:
- Em đừng có sợ hãi, người hát rong sống chung với em trong căn lều lụp xụp
chính là anh. Vì yêu em nên anh đóng giả người hát rong. Chính anh cũng là kỵ sĩ
cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn
nắn tính kiêu ngạo của em và để trừng phạt tính ngông cuồng thích nhạo báng
người khác của em.
Lúc ấy nàng bật òa lên khóc nức nở và nói:
- Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.
Chàng đáp:
- Em đừng buồn nữa, những ngày cay đắng đã qua, giờ chúng ta hãy làm đám cưới.
Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt, chúc mừng công chúa kết
hôn với vua chích choè. Nỗi vui mừng thật sự cũng bắt đầu từ đây. Tôi tin rằng, tôi
và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.
* * * KẾT THÚC * * *
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
King Thrushbeard
A fairytale by the
Brothers Grimm
A King had a daughter who was beautiful beyond all measure, but so proud and
haughty withal that no suitor was good enough for her. She sent away one after the
other, and ridiculed them as well.
Once the King made a great feast and invited thereto, from far and near, all the
young men likely to marry. They were all marshalled in a row according to their
rank and standing; first came the kings, then the grand-dukes, then the princes, the
earls, the barons, and the gentry. Then the King's daughter was led through the
ranks, but to every one she had some objection to make; one was too fat, "The
wine-cask," she said. Another was too tall, "Long and thin has little in." The third
was too short, "Short and thick is never quick." The fourth was too pale, "As pale
as death." The fifth too red, "A fighting-cock." The sixth was not straight enough,
"A green log dried behind the stove."
So she had something to say against every one, but she made herself especially
merry over a good king who stood quite high up in the row, and whose chin had
grown a little crooked. "Well," she cried and laughed, "he has a chin like a thrush's
beak!" and from that time he got the name of King Thrushbeard.
But the old King, when he saw that his daugher did nothing but mock the people,
and despised all the suitors who were gathered there, was very angry, and swore
that she should have for her husband the very first beggar that came to his doors.
A few days afterwards a fiddler came and sang beneath the windows, trying to earn
a small alms. When the King heard him he said, "Let him come up." So the fiddler
came in, in his dirty, ragged clothes, and sang before the King and his daughter,
and when he had ended he asked for a trifling gift. The King said, "Your song has
pleased me so well that I will give you my daughter there, to wife."
The King's daughter shuddered, but the King said, "I have taken an oath to give
you to the very first beggar-man, and I will keep it." All she could say was in vain;
the priest was brought, and she had to let herself be wedded to the fiddler on the
spot. When that was done the King said, "Now it is not proper for you, a beggarwoman, to stay any longer in my palace, you may just go away with your
husband."
The beggar-man led her out by the hand, and she was obliged to walk away on foot
with him. When they came to a large forest she asked, "To whom does that
beautiful forest belong?" - "It belongs to King Thrushbeard; if you had taken him,
it would have been yours." - "Ah, unhappy girl that I am, if I had but taken King
Thrushbeard!"
Afterwards they came to a meadow, and she asked again, "To whom does this
beautiful green meadow belong?" - "It belongs to King Thrushbeard; if you had
taken him, it would have been yours." - "Ah, unhappy girl that I am, if I had but
taken King Thrushbeard!"
Then they came to a large town, and she asked again, "To whom does this fine
large town belong?" - "It belongs to King Thrushbeard; if you had taken him, it
would have been yours." - "Ah, unhappy girl that I am, if I had but taken King
Thrushbeard!"
"It does not please me," said the fiddler, "to hear you always wishing for another
husband; am I not good enough for you?" At last they came to a very little hut, and
she said, "Oh goodness! what a small house; to whom does this miserable, mean
hovel belong?" The fiddler answered, "That is my house and yours, where we shall
live together."
She had to stoop in order to go in at the low door. "Where are the servants?" said
the King's daughter. "What servants?" answered the beggar-man; "you must
yourself do what you wish to have done. Just make a fire at once, and set on water
to cook my supper, I am quite tired." But the King's daughter knew nothing about
lighting fires or cooking, and the beggar-man had to lend a hand himself to get
anything fairly done. When they had finished their scanty meal they went to bed;
but he forced her to get up quite early in the morning in order to look after the
house.
For a few days they lived in this way as well as might be, and came to the end of
all their provisions. Then the man said, "Wife, we cannot go on any longer eating
and drinking here and earning nothing. You weave baskets." He went out, cut some
willows, and brought them home. Then she began to weave, but the tough willows
wounded her delicate hands.
"I see that this will not do," said the man; "you had better spin, perhaps you can do
that better." She sat down and tried to spin, but the hard thread soon cut her soft
fingers so that the blood ran down. "See," said the man, "you are fit for no sort of
work; I have made a bad bargain with you. Now I will try to make a business with
pots and earthenware; you must sit in the market-place and sell the ware." - "Alas,"
thought she, "if any of the people from my father's kingdom come to the market
and see me sitting there, selling, how they will mock me?" But it was of no use,
she had to yield unless she chose to die of hunger.
For the first time she succeeded well, for the people were glad to buy the woman's
wares because she was good-looking, and they paid her what she asked; many even
gave her the money and left the pots with her as well. So they lived on what she
had earned as long as it lasted, then the husband bought a lot of new crockery.
With this she sat down at the corner of the market-place, and set it out round about
her ready for sale. But suddenly there came a drunken hussar galloping along, and
he rode right amongst the pots so that they were all broken into a thousand bits.
She began to weep, and did now know what to do for fear. "Alas! what will happen
to me?" cried she; "what will my husband say to this?"
She ran home and told him of the misfortune. "Who would seat herself at a corner
of the market-place with crockery?" said the man; "leave off crying, I see very well
that you cannot do any ordinary work, so I have been to our King's palace and have
asked whether they cannot find a place for a kitchen-maid, and they have promised
me to take you; in that way you will get your food for nothing."
The King's daughter was now a kitchen-maid, and had to be at the cook's beck and
call, and do the dirtiest work. In both her pockets she fastened a little jar, in which
she took home her share of the leavings, and upon this they lived.
It happened that the wedding of the King's eldest son was to be celebrated, so the
poor woman went up and placed herself by the door of the hall to look on. When
all the candles were lit, and people, each more beautiful than the other, entered,
and all was full of pomp and splendour, she thought of her lot with a sad heart, and
cursed the pride and haughtiness which had humbled her and brought her to so
great poverty.
The smell of the delicious dishes which were being taken in and out reached her,
and now and then the servants threw her a few morsels of them: these she put in
her jars to take home.
All at once the King's son entered, clothed in velvet and silk, with gold chains
about his neck. And when he saw the beautiful woman standing by the door he
seized her by the hand, and would have danced with her; but she refused and
shrank with fear, for she saw that it was King Thrushbeard, her suitor whom she
had driven away with scorn. Her struggles were of no avail, he drew her into the
hall; but the string by which her pockets were hung broke, the pots fell down, the
soup ran out, and the scraps were scattered all about. And when the people saw it,
there arose general laughter and derision, and she was so ashamed that she would
rather have been a thousand fathoms below the ground. She sprang to the door and
would have run away, but on the stairs a man caught her and brought her back; and
when she looked at him it was King Thrushbeard again. He said to her kindly, "Do
not be afraid, I and the fiddler who has been living with you in that wretched hovel
are one. For love of you I disguised myself so; and I also was the hussar who rode
through your crockery. This was all done to humble your proud spirit, and to
punish you for the insolence with which you mocked me."
Then she wept bitterly and said, "I have done great wrong, and am not worthy to be
your wife." But he said, "Be comforted, the evil days are past; now we will
celebrate our wedding." Then the maids-in-waiting came and put on her the most
splendid clothing, and her father and his whole court came and wished her
happiness in her marriage with King Thrushbeard, and the joy now began in
earnest. I wish you and I had been there too.
* * * END * * *