Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

LÀM SAO để TRẺ KHÔNG bị táo bón KHI tập ăn dặm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.56 KB, 2 trang )

LÀM SAO ĐỂ TR ẺKHÔNG B Ị TÁO BÓN KHI T Ậ
P ĂN D Ặ
M?
12/04/2015 | 2:14 PM

1296

Làm sao để trẻ không bị táo bón khi tập ăn dặm?
Khi con ăn dặm, tính chất phân sẽ thay đổi cả về màu sắc cũng như độ rắn so với thời kỳ còn bú
mẹ hoàn toàn: phân có mùi khó chịu hơn, màu sắc thay đổi đổi theo loại thức ăn, thậm chí có
thể chứa những mảnh thức ăn mà chưa được tiêu hóa hết.

Cách xử lý bé bị táo bón, đi cầu ra máu

Chế độ dinh dưỡng cho bé hay bị táo bón

Món ngon cho bé ăn dặm
Tần suất đi tiêu của bé cũng có sự thay đổi, có thể là hàng ngày hay vài ngày bé mới đi một
lần. Phân khô và rắn hơn khiến bé đi tiêu khó, cũng có khi bé phải khóc thét hay tỏ ra sợ hãi
mỗi lần phải đi tiêu. Đó cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể bé bị táo bón khi bắt đầu tập ăn
dặm!

Ảnh: Sưu tầm Internet
Khi bé ăn dặm tần suất đi tiêu của bé cũng có sự thay đổi, có thể là hàng ngày
Bố mẹ cần chú ý một số vấn đề dinh dưỡng sau để hạn chế khả năng gây táo bón, cho con vui
khỏe lớn khôn nhé:
– Tập cho bé ăn dặm bằng bột yến mạch hay bột ngũ cốc tổng hợp, bổ sung những thực
phẩm dễ tiêu hóa: bơ, khoai lang trước khi cho bé làm quen với những loại củ, quả khác.
– Bổ sung loại trà dành riêng cho bé vào thực đơn, nên pha loãng với nước sôi để nguội rồi
cho vào bình cho con “ti”hoặc cho uống bằng thìa để bổ sung lượng nước hàng ngày cho bé,
trà chủ yếu được chiết xuất từ các loại hoa quả nên còn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé và giúp


cân bằng đường ruột.
– Pha loãng nước ép hoa quả: lê, đào, mận,…cho bé uống, có tác dụng kích thích, giúp bé đi
tiêu đều đặn, tránh hiện tượng táo bón.


Ảnh: Sưu tầm Internet
Rau, quả nên nghiền nhỏ và trộn chung với cháo, bột ăn dặm của bé.
– Kết hợp thực đơn ăn dặm và bổ sung sữa mẹ hàng ngày cho bé tới khi con được là 24 tháng
tuổi, không cai sữa con quá sớm.
– Một số thực phẩm nếu bổ sung quá nhiều có thể khiến con bị táo bón: bột gạo ăn dặm,
chuối chưa chín, khoai tây, bánh mỳ, mỳ sợi dầm nhuyễn, thậm chí cả sữa chua và phô mai, …
Khi trẻ đến tuổi ăn dặm (từ 4-6 tháng tuổi), ngoài sữa, trẻ sẽ phải tập ăn các thức ăn đặc dần
để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng (tăng cân, tăng chiều cao) cũng như các
phương diện khác của quá trình phát triển như động tác cắn, nhai và nói. Vì bước qua một giai
đoạn tiếp xúc với những loại thực phẩm mới nên một số rắc rối ở đường tiêu hoá phát sinh.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi này là trẻ bị trướng bụng, đầy hơi, táo
bón, không chịu ăn, tiêu chảy… Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khi trẻ
đã suy dinh dưỡng sẽ lại càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, từ đó tình trạng suy dinh dưỡng sẽ
ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra được.
Bên cạnh các biện pháp như: giữ vệ sinh trong ăn uống cho trẻ, tẩy giun đúng lịch, cho trẻ ăn
nhiều chất xơ… Bạn cũng nên chú ý bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn (Probiotic) có ích cần
thiết cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên chỉ bổ sung cho bé những vi sinh có ích thôi là chưa đủ, bạn
cần cung cấp thêm cả thức ăn (Prebiotic- chất xơ hòa tan) cho các vi khuẩn này tồn tại và phát
triển trong ruột của bé. Vì vậy, khi lựa chọn men vi sinh nên chọn những men chứa cả 2 thành
phẩn này.
Bố mẹ chú ý cách bổ sung cũng như chế biến một số loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ
dưỡng chất cho con, đồng thời không biến thực đơn hàng ngày trở thành thủ phạm khiến
con bị táo bón nhé!




×