Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TẠI SAO có TRẺ cứ UỐNG sữa là TIÊU CHẢY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.4 KB, 3 trang )

TẠ
I SAO CÓ TR ẺC ỨU Ố
NG S Ữ
A LÀ TIÊU CH Ả
Y
15/04/2015 | 2:20 PM

482

Tại sao có trẻ cứ uống sữa là tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân hay gặp là trẻ bất
dung nạp với đường lactose, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc điều trị tiêu chảy cấp không
đúng thường làm giảm lượng men lactase ở nhung mao ruột. Đây là một trong những nguyên
nhân rất phổ biến làm cho tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc trở thành tiêu chảy mạn
tính. Những trẻ này cứ uống sữa vào là tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa?

Chứng tiêu chảy ở trẻ em do bất dung nạp Lastose là gì?

8 THỰC PHẨM TỐT CHO TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

1. Đường lactose là gì?

Ảnh: Sưu tầm Internet
Một số trẻ em cứ uống sữa là tiêu chảy
Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa. Lactose là
nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự
vượt trội của các Bifidus và Lactobacillus là những vi khuẩn có lợi, giúp phát triển hệ miễn dịch
và tiêu hóa trong cơ thể trẻ. Lactose khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và
galactose nhờ vào một loại men có tên là lactase (tên khoa học là Beta-D-galactosidase hay


Lactase-phlorizin hydrolase), men này do các vi nhung mao của ruột tiết ra. Nếu không có
hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được lactose (gọi là bất dung nạp đường
lactose).
Bất dung nạp lactose là trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose, đường
lactose dư thừa được chuyển thành acid lactic nên khi ăn sữa có đường này trẻ gây ra các triệu
chứng như sau: trẻ trướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn.


Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng thường tùy thuộc vào lượng lactose ăn vào nhiều hay
ít…
2. nguyên nguyên nhân dẫn đến bất dung nạp lactose
Nguyên phát: đây là nguyên nhân thường gặp nhất của bất dung nạp lactose do thiếu lactase
tương đối, xuất hiện ở trẻ em vào những độ tuổi khác nhau trong những nhóm chủng tộc
khác nhau.
Thứ phát: do tổn thương ruột non sau viêm dạ dày ruột do siêu vi (Rotavirus), trẻ bị bất dung
nạp lactose thoáng qua, có thể hồi phục sau khi vấn đề bênh viêm dạ dày ruột đã được giải
quyết hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến niêm mạc ruột tổn thương, men lactase không sản
sinh đủ nên cơ thể trẻ không thể hấp thu được lactose dẫn đến triệu chứng bất dung nạp
lactose. Khi ấy sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy kéo dài và trầm trọng hơn, trẻ bị suy dinh
dưỡng và khi trẻ bi suy dinh dưỡng thi lượng men lactase càng giảm, vì vậy suy dinh dưỡng và
tiêu chay là vòng luẩn quẩn khó giải quyết.
Bẩm sinh: nguyên nhân này rất hiếm gặp, biểu hiện ngay sau sinh do rối loạn nhiễm sắc thể,
gây ngăn cản sản xuất men lactase.
3. Cần làm gì khi trẻ không dung nạp lactose?
Đối với trẻ bú mẹ, dù trẻ bị tiêu chảy, các bà mẹ vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú, không được
kiêng ăn cho trẻ. Tập quán kiêng ăn, giảm ăn là nguy cơ gây tiêu chảy kéo dài và suy dinh
dưỡng cho trẻ. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp sau khi điều trị bằng dung dịch oresol cho trẻ
không dung nạp lactose, vì lactose trong sữa mẹ vẫn được hệ tiêu hoá hấp thu khi thiếu men
lactasa ruột.
Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy. Các yếu tố miễn

dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm
mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn
thương trong nhiễm trùng, trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy có số lần đi ngoài giảm hơn so với các
trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường.
Thường khi bé bị tiêu chảy, nhiều bậc cha mẹ nghĩ ngay đến chuyện cho trẻ dùng kháng sinh,
hạn chế các thực phẩm giàu dưỡng chất, không cho trẻ uống sữa. Đây là quan niệm hết sức
sai lầm vì như vậy sẽ làm cho trẻ nhanh chóng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, bệnh trở nên
nghiêm trọng hơn. Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp lactose, biện pháp
hết sức quan trọng là loại trừ các thực phẩm có chứa lactose, sử dụng sữa đặc chế không có
lactose (hay còn gọi là lactofree) cho đến khi trẻ ngưng tiêu chảy hẳn. Sau khoảng 1 – 2 tuần,
khi ruột hồi phục, men lactase được sản xuất đầy đủ thì có thể dùng trở lại chế độ ăn trước đó.
Ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác, sử dụng sữa lactofree cùng với các thức
ăn khác theo tuổi vẫn là biện pháp hữu hiệu để giúp giảm nhanh tiêu chảy. Việc sử dụng sữa
lactofree được xem là giải pháp dinh dưỡng giúp trẻ vượt qua giai đoạn tiêu chảy nhưng vẫn
đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ để trẻ phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.
Phòng tránh tiêu chảy kéo dài và tình trạng bất dung nạp đường lactose bằng cách uống men
vi sinh. Sử dụng men vi sinh được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công
nghệ bao kép Duolac TM giúp cho hệ men được bảo toàn cho đến khi vào đến ruột và phát
huy tác dụng một cách tối đa, sẽ giúp bé:






Tiêu hóa nhanh chóng lượng đường Lactose còn ứ đọng trong ruột và được nạp mới
vào của sữa và thực phẩm. Điều này giúp bé nhanh chóng cầm tiêu chảy, tránh được hậu
quả gây suy dinh dưỡng và kém ăn do tiêu chảy.
Bổ sung vi khuẩn có ích làm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, ức chế sự phát
triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruôt, hỗ trợ với các thuốc đặc hiệu giúp tăng

cường sức khỏe đường tiêu hóa.



Giúp bé ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng
chất, tăng cường hệ miễn dịch.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường ruột sản sinh thêm nhiều lactase
Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung canxi trong chế độ ăn của trẻ ở giai đoạn này vì chế độ ăn không
có lastose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi. Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường ruột sản sinh thêm
nhiều lactase. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé. Nếu bé nhạy cảm với những thực
phẩm từ sữa, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi không có nguồn gốc từ sữa
như rau xanh, tôm, cua ốc… để bé phát triển xương, răng.
Khi trẻ đang ăn dặm bị tiêu chảy, cần phải tiếp tục chế độ thức ăn bổ sung bình thường với
các thành phần dễ tiêu hóa như: cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua.
Cuối cùng, các bà mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy là cần phải đưa trẻ tới cơ sở khám bệnh để
trẻ được điều trị và được bác sĩ tư vấn kịp thời. Nhập viện muộn là một lý do khiến trẻ mắc
chứng không dung nạp lactose thứ phát. Do vậy, phòng ngừa là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi
trẻ đã bị hiện tượng không dung nạp đường lactose, giải pháp dinh dưỡng tối ưu với lựa chọn
sữa hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.



×