Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DE CUONG ON TAP ngu van 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.03 KB, 12 trang )

1

Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10
HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2009- 2010

Tuần 19:

- Phú sông Bạch Đằng
- Đại cáo bình Ngô (tác giả)

Câu hỏi 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của “Phú sông Bạch Đằng”?
Trả lời: T. H. Siêu khi đang làm trọng thần của vương triều Trần có dịp qua thăm
sông B. Đằng đã làm bài thơ này. Thời điểm sáng tác chưa rõ, khoảng 50 năm sau
cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên thắng lợi.
Câu hỏi 2: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật khách và các bô lão?
Trả lời:
a. Hình tượng nhân vật “khách”.
- Khách: người có tâm hồn thanh tao, giong thuyền chơi sông dưới ánh trăng
với niềm say mê.
- Tâm trạng:
+ Vui, tự hào trước cảnh sông nước thuyền bè xuôi ngược nhịp nhàng, cảnh
mùa thu nước trời một sắc.
+ Buồn trước nỗi tang thương của cuộc đời, chiến trường oanh liệt lừng lẫy
khi xưa nay trở thành hoang vu, hiu quạnh.
- Lời ca của khách:ca ngợi công đức, bày tỏ khát vọng hoà bình, khẳng định
phẩm chất chủ yếu của người anh hùng là đức cao.
=> khách có tâm hồn thanh tao, gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên và lịch sử dân tộc.


b. Hình tượng các bô lão.
- Các bô lão xuất hiện đại diện cho nhân dân địa phương cũng là nhân chứng
của lịch sử.
- Thái độ: tôn kích, hăm hở kể chuyện chiến công xưa.
- Kể rất chi tiết theo trình tự diễn biến trận đánh như đang diễn ra với giọng
văn hào hứng, sôi nổi, khinh bỉ kẻ thù.
- Nguyên nhân, ý nghĩa chiến thắng theo lời các bô lão:
+ Thiên thời.
+ Địa lợi
+ Nhân hòa
+ Ý nghĩa: rửa nhục cho đất nước, tiếng thơm còn mãi.
- Lời ca của các bô lão khẳng định chân lí, qui luật thiên nhiên và lịch sử:
+ kẻ bất nghĩa nhất định bị tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ.
+ Con người quyết định sự phát triển của lịch sử bên cạnh các yếu tố thiên
thời, địa lợi.
Câu hỏi 3: Nêu những nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Trãi.
Trả lời:
1


2

Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

a. Quê hương
- N. Trãi (1380-1442), làng Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương sau dời về Nhị
Khê, Thường Tín, Hà Tây.
- Cha: Nguyễn Phi Khanh, mẹ: Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Gđ: có truyền thống yêu nước, văn hoá, văn học.
2. Cuộc đời.

- Thuở nhỏ chịu nhiều đau thương, mất mát: tang mẹ lúc 5 tuổi, tang ông
ngoại lúc 10 tuổi
- Năm 1400: đỗ thái học sinh, cùng với cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.
- 10 năm chống nhà Minh xâm lược:
+ Đem tài năng giúp nước.
+ Dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi và trở thành một trong những yếu nhân
của cuộc khởi nghĩa.
- Hoà bình lập lại:
+ Tham gia xây dựng đất nước.
+ Bất bình trước sự bạc nhược của quan lại.
- 1439: về ở ẩn tại Côn Sơn.
- 19-9-1442: bị chu di tam tộc.
→ một nhà chình trị, một nhà ngoại giao, một anh hùng dân tộc kiệt xuất,
một nhà văn hoá lớn.
Câu 4: Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi.
Trả lời:
- Chữ Hán:
+ Quân trung tự mệnh tập
+ Bình Ngô đại cáo.
+ Lam Sơn thực lục
+ Ức Trai thi tập.
+ Băng Hồ di sự lục
+ Chí Linh sơn phú
.....................
- Chữ Nôm: Quốc âm thi tập.
- Ngoài ra: Dư địa chí- bộ sách địa lí cổ nhất VN.
Câu 5: Nêu những giá trị của thơ văn Nguyễn Trãi.
Trả lời:
a. Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất.
- Là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất, để lại khối lượng văn chính luận đồ sộ.

- Các tác phẩm:
+ Quân trung từ mệnh tập
+ Bình Ngô đại cáo.
- Tư tưởng chủ đạo: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Nghệ thuật: đạt tới trình độ mẫu mực: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén,
xác định đối tượng và mục đích phù hợp.
b. Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Các tác phẩm:
+ Ức Trai thi tập.
+ Quốc âm thi tập.
2


3

Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

- Nội dung:
+ Hình ảnh con người bình thường- con người trần thế thống nhất, hoà quỵên
với con người anh hùng vĩ đại.
+ Lí tưởng nhân nghĩa yêu nước kết hợp với thương dân.
+ Đau nỗi đau con người, yêu tình yêu con người, đau đớn chứng kiến thói
đời nghịch cảnh.
+ Khao khát dân giàu mạnh, thái bình.
+ Tình cảm cha con, vua tôi, gia đình, bạn bè, quê hương chân thành, cảm độn.
+ Tình cảm thiên nhiên phong phú.
+ Nghệ thuật: cải tạo thể thơ Nôm, sử dụng những hình ảnh quên thuộc, góp
phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.

Tuần 20:


- Đại cáo bình Ngô( tác phẩm)

Câu hỏi 1: Hoàn cảnh sáng tác của “Đại cáo bình Ngô”.
Trả lời:
- Tháng chạp năm Đinh Mùi (1428) sau khi quẩn ta đại thắng quân Minh,
thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết bài cáo này.
Câu hỏi 2: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa và niềm tự hào dân tộc trong
đoạn 1 của “Bình Ngô đại cáo”.
Trả lời:
- Tư tưởng nhân nghĩa:
yên dân (mục đích)
Nhân nghĩa
trừ bạo (hành động)
→ tiến bộ vì gắn liền với lòng thương dân.
→ nó là mục đích của cuộc k/c và là nền tảng tư tưởng hay là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bài cáo.
- Niềm tự hào trước truyền thống lịch sử của dân tộc:
+ Tác giả nhấn mạnh Đại Việt có nền văn hiến lâu đời với lãnh thổ riêng,
phong tục, tập quán riêng, anh hùng hào kiệt, chiến công nối tiếp nhau.
+ Đặt các triều đại PKVN ngang hàng với các triều đại PKTH vừa làm nổi
bật được truyền thống văn hiến của dân tộc vừa thể hiện niềm tự hào, tự tôn
dân tộc.
+ Giọng điệu: trang nghiêm, trịnh trọng, câu văn được đặt từng cặp sóng đôi.
Câu hỏi 3: Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác gì của quân Minh?
Trả lời:
- Vạch trần âm mưu xâm lược:
lợi dụng chính sự nhà Hồ rối ren
òng dân oán hận
câu kết với bọn bán nước

- Tố cáo những tội ác của giặc:
+ giết người hung bạo
+ áp dụng chế độ sưu thuế nặng nề
+ vơ vét tài nguyên thiên nhiên
3


4

Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

+ áp bức sức lao động của nhân dân.
→ Hậu quả: sx đình trệ, môi trường bị huỷ hoại đẩy nhân dân Đại Việt tới
cảnh thê thảm.
- Cách kể:
+ Với sự hung bạo của giặc: coi đó là hành động của loài cầm thú
+ Với nỗi khổ của ndân: đồng cảm, xót thương.

Tuần 21:

- Tựa trích diễm thi tập
- Khái quát lịch sử tiếng Việt

Câu hỏi 1: Thái độ của Hoàng Đức Lương trước việc thơ văn không lưu truyền
được?
Trả lời:- Thái độ trước việc thơ văn không lưu truyền được:
+ Thở than, có ý trách lỗi các trí thức đương thời.
+ Tiếc nuối, đau lòng cho nên văn hoá nước mình, dân tộc mình khi sánh với
văn hoá Trung Hoa.
- Nguyên nhân khiến tác giả sưu tầm thơ:

+ Tự hào, trân trọng thơ văn của ông cha.
+ Tâm trạng xót xa trước di sản quý báu bị huỷ hoại, đắm chìm trong lãng quên.
+ Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.
- Giọng kể: khiêm tốn ( không tự lượng sức mình, tài hèn sức mọn...)
Câu hỏi 2: Nêu nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt?
Trả lời
- Nguồn gốc:
+ TV có nguồn gốc bản địa.
+ Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, nhánh Việt Mường, dòng Môn-Khmer.
- TV có quan hệ họ hàng với tiếng Ba-na, Ca-tu, có quan hệ tiếp xúc với
tiếng Thái, tiếng Hán.

Tuần 22:

- Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Câu hỏi: Nêu những phẩm chất của Hưng Đạo ĐạiVương Trần Quốc Tuấn.
Trả lời:
- Là một người trung quân ái quốc:
+ Hết lòng lo kế sách giúp vua giữ nuớc an dân.
+ Đặt chữ trung lên trên chữ hiếu ( mối hiềm khích giữa cha và Trần Thái Tông, lời
dặn dò của cha và việc ông nắm binh quyền trong tay)
+ Thái độ đôí với gia nô và con cái khi nghe câu trả lời của họ (với Dã Tượng, Yết
Kiêu: cảm phục đến khóc, với Hưng Vũ Vương: ngầm cho là phải, với Quốc Tảng:
rút gươm định chém)
- Là một anh hùng tài đầy tài năng, mưu lược:
+ Tiếng vang đến giặc Bắc.
+ Câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.
+ Để lại nhiều tác phâm binh pháp có giá trị: Binh gia diệu lí yếu lược
4



Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

5

Vạn Kiếp tông bí truyền thư
+ Có tầm nhìn xa trông rộng trong việc đề ra kế sách đánh giặc ( chiêu nạp hiền tài,
đoàn kết tướng sĩ, lấy dân làm gốc).
- Là một người có đức độ lớn lao:
+ Khiêm tốn giữ tiết làm tôi
+ Chủ trương khoan thư sức dân.
+ Soạn sách dạy bảo, khích lệ tướng sĩ dưới quyền.
+ Nghiêm khắc giáo dục con
+ Tiến cử người tài cho đất nước

Tuần 23:

- Phương pháp thuyết minh

Câu hỏi: Kể tên những phương pháp thuyết minh mà em đã được học?
Trả lời:
Các pp thuyết minh đã học:
- Nêu định nghĩa
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- So sánh
- Phân loại
- Phân tích

- Chú thích
- giảng giải nghuyên nhân-kết quả.
Câu hỏi 2: Nêu những yêu cầu đối với việc áp dụng phương pháo thuyết minh?
Trả lời:
- Không xa rời mục đích thuyết minh.
- Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
- Làm cho người đọc, người nghe tiếp thu dễ dàng và hứng thú

TỪ TUẦN 24 ĐẾN TUẦN 28
Câu 1: Trình bày nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt?
a. Nguồn gốc tiếng Việt:
- Có nguồn gốc bản địa.
- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt:
- Dòng Môn - Khmer

- Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với tiếng Mường, Khmer, Ba-na, Ca-tu, quan hệ
tiếp xúc với tiếng Thái, Hán,….
5


Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

6

--> Giao hoà với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng à tạo cơ sở vững chắc để tồn
tại và phát triển.
Câu2: Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn?
- Phẩm chất nổi bật của Trần Quốc Tuấn là “trung quân ái quốc”:
+ Phẩm chất sáng ngời khi ông phải giải quyết những mối mâu thuẫn giữa hiếu và trung,

giữa tình nhà và nợ nước.
+ Đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên tình nhà (Hiếu với nước, với dân mới là đại hiếu)
+ Trước lời cha dặn: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng
không nhắm mắt được”, ông “để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”.
+ Khi vận nước ở trong tay, ông vẫn một lòng trung nghĩa với vua Trần.
+ Thái độ, hành động của Trần Quốc Tuấn: “cảm phục đến khóc”; “khen ngợi” Yết Kiêu,
Dã Tượng; “rút gươm kể tội”, “định giết” Trần Quốc Tảng càng tôn lên tấm lòng trung
nghĩa của ông.
+ Lòng yêu nước thể hiện qua câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy
hàng”.
- Ông là vị tướng tài ba mưu lược với tầm nhìn xa rộng:
+ Tâu trình vua cách dùng binh và thượng sách giữ nước. Soạn sách binh gia lưu truyền răn
dạy đời sau.
+ Tư tưởng thân dân của bậc lương thần thể hiện ở chủ trương “khoan sức dân”, ở việc chú
trọng tới vai trò, sức mạnh đoàn kết toàn dân.
+ Chiêu hiền đãi sĩ, môn khách của ông nhiều người giỏi chính sự và nổi tiếng về văn
chương.
- Hưng Đạo Đại Vuơng Trần Quốc Tuấn là người có đức độ lớn lao:
+ Là thượng quốc công, được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn kính cẩn, khiêm
nhường “giữ tiết làm tôi”,
+ Người đời ai cũng ngưỡng mộ (hiển linh phò trợ nhân dân), giặc Bắc phải nể phục.
-->Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân, biết thương
dân, trọng dân, lo cho dân. Hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi, có tình
cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
Câu3: Tóm tắt truyện “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”?
Tóm tắt truyện:
+ Ngô Tử Văn, kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã đót đền của tên hung thần vốn là tướng
giặc xâm lược để trừ hại cho dân.
+ Tên hung thần đe doạ, Ngô Tử Văn được Thổ công mách bảo, chỉ dẫn cách đối phó.
+ Ngô Tử Văn bị bắt xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo tội ác

tên hung thần. Công lý được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị.
6


Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

7

+ Ngô Tử Văn được tiến cử và nhận chức phán sự đền Tản Viên.
Câu4: Ý nghĩa của truyện “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu
tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng
thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
Câu5: Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu:

1. Về ngữ âm và chữ viết:
- Về ngữ âm: phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt.
- Về chữ viết: viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
2. Về từ ngữ:
Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của
chúng trong tiếng Việt.
3. Về ngữ pháp:

- Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
- Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.
- Các câu trong văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc,
thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ:
Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng

ngôn ngữ.

Câu 6: Khi nói và viết, ngoài việc sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực
của nó, cần phải sử dụng như thề nào?
Khi nói và viết, ngoài việc sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, cần phải
Sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc
chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật, đạt hiệu quả giao tiếp
cao.

Câu7: Vì sao đoạn trích được đặt nhan đề là Hồi trống Cổ Thành? Ý nghĩa?
- Hồi trống vang lên gấp gáp để thử thách cái đức, cái tài của người anh hùng.
- Hồi trống ra quân, thu quân - hồi trống giải oan - hồi trống đoàn tụ.
7


8

Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010
- Hồi trống ca ngợi tình nghĩa cao đẹp của con người anh hùng: vì lợi ích chung chống lại

những thế lực phi nghĩa - âm thanh chiến trận.
Câu8: Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu.
- Một mình ở nhà, lẻ loi ngoài hiên, đi đi lại lại;
- Quanh quẩn, quẩn quanh;
- Buông rèm., cuốn rèm bao nhiêu lần,…
=> Những động tác, hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa, người chinh phụ
cho ta thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nàng. Nỗi lòng nàng không biết san sẻ cho ai!
- Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng - đèn có biết” diễn tả tâm trạng buồn triền miên trong
thời gian và không gian dường như không bao giờ dứt.
+“Đèn biết chăng - đèn có biết” còn là sự kết hợp việc sử dụng câu hỏi tu từ như lời than

thở, nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Từ lời kể chuyển
thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thương, rất ngậm ngùi.
- Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn” cùng với hình ảnh cái bóng trên tường của chính mình gợi
cho người đọc nhớ đên hình ảnh ngọn đèn không tắt trong bài ca dao: “Đèn thương nhớ ai
mà đèn không tắt?...”
=> Không gian quanh người chinh phụ mênh mông, khiến sự cô đơn càng đáng sợ.
Tóm lại, 16 câu thơ đầu thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, khát khao hạnh phúc lứa
đôi của người chinh phụ.

Tuần 29:
Bài: Đoạn trích trao duyên: Truyện Kiều
I- Cho biết vị trí đoạn trích:
Trước khi ra đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều tâm sự với Thúy Vân
II- Nội dung cơ bản của đoạn trích:
Thúy Kiều tâm sự những gì với Thúy Vân.
1) Nhờ Thúy Vân thay mình kết nghĩa với Kim Trọng: một vấn đề thật khó khăn chỉ vì
tình máu mủ ruột thịt Thúy Vân mới nhận lời
“Xót tình máu mủ thay lời nước non”
2) Thúy Kiều tâm sự với Thúy Vân về mối tình sâu nặng mãnh liệt giữa nàng và Kim
Trọng.
- Kiều nhắc đến những kỷ niệm tình yêu
- Liên tưởng đến cái chết khi xa Kim Trọng
Tác giả tỏ ra thông cảm cho số phận, bi kịch tình yêu của đời nàng.
3) Thực chất qua tâm sự với Thúy Vân, Thúy Kiều muốn nói lời vĩnh biệt đối với tình
yêu đầu đời của nằng và Kim Trọng.
- Đau đớn tột cùng.
- Oán trách số phận
8



Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010
Nguyễn Du tố cáo hiện thực xã hội phong kiến tàn ác và bày tỏ niềm thông cảm
sâu sắc đối với nàng Kiều.
9

Bài: Nối thương mình

Trích Truyện Kiều

I- Vị trí đoạn trích: Thúy Kiều rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách.
Đây là tâm sự của Thúy Kiều khi ở lầu xanh lần thứ nhất.
II- Nội dung cơ bản:
1) Bốn câu đầu: Biết bao bướm lả ... Trường Khanh, cuộc sống nhộn nhịp ở lầu
xanh.
2) Nỗi thương mình:
- Lúc tàn canh, khi cuộc vui đã tàn Thúy Kiều trở về với chính mình để cảm nhận
sự tủi nhục của thân phận cô gái làng chơi:
“Giật mình mình lại thương mình xót
xa”
- So sánh giữa hiện tại tủi nhục và quá khứ eemm đẹp của đời mình
→ khắc sâu nổi khổ, nguyền rủa số phận. Điệp từ “sao” liên tiếp vang lên.
- Cô đơn, buồn chán, bế tắc: không thể hòa nhập vòa cuộc sống nhơ nhớp ở lầu
xanh, không có một ngày vui, một người tri kỷ.
Nguyễn Du đề cao nhân cách của Thúy Kiều với niềm thương xót và cảm thông.

Bài: Lập luận trong văn nghị luận
I- Thế nào là lập luận trong văn nghị luận:
Là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết
luận nào đó.
- Bốn lần hóa thân của Tấm: chim vàng anh → cây xoan đào → chiếc khung cửi →

quả thị.
II- Cách xây dựng lập luận:
a) Xác định luận điểm:
Thế nào là luận điểm?
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
b) Tìm luận cứ: Thế nào là luận cứ?
- Đó là những chứng cứ, lý lẽ để làm sáng tỏ luận điểm thuyết phục người đọc.
III- Lựa chọn phương pháp lập luận: Phải biết lựa chọn và áp dụng các phương
pháp lập luận hợp lý.
- Sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

Tuần 30:
Bài: Chí khí anh hùng: Trích Truyện Kiều
I- Vị trí đoạn trích: Từ Hải cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh. Hai người sống hạnh
phúc “trai anh hùng gái thuyền quyên”. Nhưng Từ Hải muốn có sự nghiệp lớn nên
từ biệt Thúy Kiều ra đi.
II- Nội dung cơ bản:
1) Hình tượng nhân vật Từ Hải:
- Có chí lớn, hoài bão lớn.
9


10 Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

- Dứt khoát lên đường: người anh hùng không bịn rịn với cuộc sống đời thường.
- Tin tưởng sẽ làm nên việc lớn: “Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
2) Nguyễn Du thể hiện sự trân trọng, kính phục người anh hùng Từ Hải qua cách
dùng từ: Trượng phu, động lòng bốn phương, mặt phi thường, chim bằng
những từ ngữ có tính cách tôn xưng, ngợi ca.

3) Nghệ thuật miêu tả: tính ước lệ, hình tượng người anh hùng có tầm vóc vũ trụ
cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại.

Tuần 31:
Bài: Văn bản văn học:
I- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
1) Thế nào là văn bản văn học (truyện cổ tích, bài thở, tiểu thuyết...): là những văn
bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng
của con người.
2) Văn bản văn học được xây dựng như thế nào? Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật,
có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao, có ý nghĩa hàm súc.
3) Được xây dựng theo phương thức riêng thuộc về một thể loại nhất định.
II- Cấu trúc của văn bản văn học: mang nhiều tầng lớp:
1) Tầng ngôn từ: từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
2) Tầng hình tượng: hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt
truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng.
3) Tầng hàm nghĩa: chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc của văn bản.

Bài: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối
I- Thế nào là phép điệp: cách lập lại các từ ngữ một cách có dụng ý tăng cường
hiệu quả diễn đạt nhấn mạnh, tạo ấn tượng gợi liên tưởng.
Cho học sinh làm các bài tập.
II- Thế nào là phép đối: cách sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu vế
câu song song, cân đối trong lời nói nhầm tạo hiệu quả diễn đạt.
Cho học sinh làm các bài tập.

Tuần 32:
Bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học:
I- Khái niệm: Nội dung và hình thức của văn bản văn học là 2 yếu tố không thể
tách rời.

1) Các khái niệm thuộc về mặt nội dung:
- Đề tài: lĩnh vực được nhà văn thể hiện
- Chủ đề: vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản
- Tư tưởng văn bản: thể hiện chủ đề, là linh hồn của văn bản.
2) Các khái niệm thuộc về mặt hình thức:
10


11 Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010

- Ngôn từ: yếu tố đầu tiên của văn bản văn học
- Kết cấu: sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất,
hoàn chỉnh.
- Thể loại: những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.
II- Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học:
- Phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: nội dung tư tưởng cao đẹp và
hình thức nghệ thuật hoàn mỹ, tạo nên những tác phẩm văn học ưu tú như: Truyện
Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc ... Thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm...

Bài: Các thao tác nghị luận:
I- Khái niệm: Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và
yêu cầu kỹ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
II- Một số thao tác nghị luận cụ thể:
1) Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
2) Thao tác so sánh: Khi nào chúng ta dùng thao tác so sánh?
- Để thấy rõ sự khác nhau và giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng, người ta
thường dùng thao tác so sánh.
- Có 2 cách so sánh: so sánh nhằm tạo ra sự giống nhau và so sánh nhằm tạo ra sự
khác nhau.


Tuần 33
Bài: Ôn tập phần Tiếng Việt:
I- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
1) Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội
được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết).
2) Quá trình của hoạt động giao tiếp? Mỗi hoạt động giao tiếp gồm 2 quá trình: tạo
lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
3) Các nhân tố của hoạt động giao tiếp: Nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp,
phương tiện và cách thức giao tiếp.
II- Văn bản
1) Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào?
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn,
các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ. Văn bản được xây dựng theo một kết
cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
2) Các loại văn bản:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
III- Khái quát lịch sử Tiếng Việt
a) Nguồn gốc của Tiếng Việt
11


12 Trường THPT Quang Trung Đà nẵng Tài liệu ôn tập Văn lớp 10 –HKII - 2010


b) Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt
c) Lịch sử phát triển của Tiếng Việt

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×