Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN ĐỔI MỚI HÌNH THỨC THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.34 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Khoa Tâm Lý_Giáo Dục
TIỂU LUẬN
ĐỔI MỚI HÌNH THỨC THI TỐT NGHIỆP NĂM
2014
GVHD: Bùi Văn Vân
SV: Đoàn Thị Như
Lớp: 13CTXH
Đà Nẵng, Năm 2014

1


A.MỞ ĐẦU
o Cuộc sống này còn nhiều bộn bề và lo toan. Guồng quay cuộc sống vẫn cứ thế
tiếp diễn. Những vấn đề nảy sinh, những tệ nạn xã hội, tham nhũng, bệnh tật đói
nghèo…tất cả tạo nên một mớ hỗn độn mà mỗi người trong chúng ta phải đối mặt.
Chính vì vậy, việc giáo dục cho chính mỗi người từ lúc còn thơ bé luôn là việc làm cần
thiết, thiết thực và quan trọng đối với xã hội. Bởi chỉ có giáo dục, dạy dỗ từ thưở còn
thơ. Chúng ta mới nhận thức được vấn đề từ gốc rể đến ngọn chồi.
o ‘Ngọc không mài, không thành đồ vật,người không học, không biết rõ đạo’.
Việc học từ xưa đến nay được xem như là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong
chiến lược để đưa đất nước phát triển. Học không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân,
gia đình, mà còn góp phần xây dựng đất nước. Đất nước có nhiều hiền tài thì dân sẽ
giàu, nước sẽ mạnh. Giáo dục được xem như là một hệ thống chuẩn mực của một mẫu
hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định.
o Giáo dục nước nhà đang ngày càng hoàn thiện và dần dần chuyển sang nhiều
hình thức mới lạ như là đổi mới giáo dục tiểu học, đổi mới hình thức dạy và học.
Trong số đó, có một vấn đề đang là đề tài nóng hổi dược dư luận quan tâm và gây xôn
xao cộng đồng trong suốt thời gian qua kể từ lúc hình thành cho đến khi kết thúc. Đó
chính là việc đổi mới trong hình thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông.



2


3


B. NỘI DUNG
1.Khái niệm
Thi tốt nghiệp là một hình thức đánh giá kết quả thực lực học tập của học sinh
thông qua việc thi 6 môn gồm tự luận và trắc nghiệm. Trong đó 3 môn chính là Anh
Văn, Toán và Ngữ Văn. Ba môn còn lại phụ thuộc vào sự chọn lựa của Bộ Giáo Dục.
Hình thức đó diễn ra truyền thống từ trước đến nay và trải qua biết bao nhiêu thế hệ
học trò.
2. Những điểm đổi mới.
Năm 2014 là một năm được đánh dấu với nhiều sự kiện tiêu biểu và nổi bật.
Trong đó có sự đổi mới trong hình thức thi tốt nghiệp, điều này tạo nên một cơn bão
trong dư luận xã hội khi có quá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.
Kì thi năm nay được đánh giá là có quá nhiều cái mới mẻ, khi mà:
- Về Môn thi tốt nghiệp THPT 2014: Số môn thi được giảm từ 6 môn xuống còn
4 môn. Giáo dục THPT thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do
thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại
ngữ. Giáo dục thường xuyên cũng thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn
và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa
lý. Đề thi môn Ngoại ngữ có 2 phần: Viết và trắc nghiệm; đề thi môn Ngữ văn có 2
phần: Đọc hiểu và làm văn.
- Thời gian làm bài: Thời gian làm bài của 2 môn Toán và Ngữ văn được rút
ngắn hơn, chỉ có 120 phút thay vì 150 phút như trước đây.
- Hình thức thi môn Ngoại ngữ: Thi viết và trắc nghiệm trong thời gian 60 phút
(trước đây chỉ thi trắc nghiệm, không thi viết). Khi thi, thí sinh sẽ nhận đồng thời cả

phiếu trả lời trắc nghiệm và giấy để làm bài phần viết. Sẽ có hiệu lệnh riêng (tính giờ
làm bài, thu bài) đối với từng phần thi, theo thứ tự: Thí sinh làm bài phần thi trắc
nghiệm trước, thu bài phần thi trắc nghiệm xong mới làm bài phần thi viết. Thời gian
thu bài phần thi trắc nghiệm là 10 phút (không tính vào thời gian làm bài thi); phiếu trả
lời trắc nghiệm và bài thi phần viết được thu riêng và để trong 2 túi khác nhau kèm
theo phiếu thu bài thi của mỗi phần.
- Hội đồng coi thi: Danh sách thí sinh trong Hội đồng coi thi được xếp theo thứ
tự a,b,c...theo 2 nhóm không thi và có thi môn Ngoại ngữ. Số báo danh gồm 6 chữ số
4


xếp theo thứ tự tăng dần. Phòng thi được xếp theo môn thi, mỗi phòng thi có tối đa 24
thí sinh, riêng phòng thi cuối cùng ứng với từng hệ được xếp đến 28 thí sinh. Đối với
Hội đồng coi thi từ 2 trường Phổ thông trở lên, không được xếp thí sinh của các trường
khác nhau trong một phòng thi, trừ phòng thi cuối cùng.
- Đối tượng được miễn thi tốt nghiệp: Mở rộng diện được miễn thi tốt nghiệp
THPT, ngoài các đối tượng như trước đây, năm nay bổ sung thêm: “Người học lớp 12
được tuyển chọn tham gia các cuộc thi Quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật”.
Những năm trước chỉ miễn thi cho học sinh khiếm thị, năm nay miễn thi cho cả học
sinh là người khuyết tật.
- Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp:
- Đối với hệ giáo dục THPT, điểm xét tốt nghiệp là tổng điểm 4 bài thi cộng với
điểm khuyến khích (nếu có) chia cho 4, cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12, tất cả
chia cho 2. Điểm xếp loại tốt nghiệp là điểm trung bình 4 bài thi cộng với trung bình
cả năm lớp 12, tất cả chia cho 2.
- Đối với hệ giáo dục thường xuyên: Điểm xét tốt nghiệp là tổng điểm các bài thi,
cộng điểm bảo lưu, điểm khuyến khích (nếu có) rồi chia cho 4, cộng với điểm trung
bình cả năm lớp 12, rồi chia cho 2. Điểm xếp loại tốt nghiệp là tổng điểm các bài thi
chia cho 4, rồi cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12, tất cả chia cho 2.
- Thay đổi quy định về điểm liệt: Trước đây điểm liệt là 0, thì năm nay điểm liệt

là 1 điểm (tức là không có bài thi nào điểm từ 1 trở xuống).
- Lịch thi và thời gian làm bài thi: Kỳ thi được tổ chức trong 5 buổi, từ sáng ngày
2/6 đến hết buổi sáng 4/6. Trong đó có 2 buổi chiều (chiều ngày 2/6 và 3/6) và 1 buổi
sáng 4/6 được tổ chức thi 2 môn/buổi. Thời gian làm bài thi: 60 phút đối với môn thi
Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh và Sinh học; 90 phút đối với môn thi Lịch sử và Địa lý;
120 phút đối với môn thi Toán và Ngữ văn.
- Bảo lưu điểm thi đối với hệ Giáo dục thường xuyên: Thí sinh hệ Giáo dục
thường xuyên được bảo lưu kết quả điểm thi các môn thi tốt nghiệp có điểm từ 5 trở
lên, với điều kiện đã dự thi đủ các môn thi của năm 2013. Trường hợp thí sinh đăng ký
dự thi có điểm bảo lưu của cả 4 môn đăng ký thì không phải dự thi. Đối với các thí
sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT từ năm 2006 trở về
trước, chỉ dùng điểm thi của 4 môn thi để tính điểm xét tốt nghiệp THPT.
5


- Như vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay vẫn giữ nguyên các môn Toán, Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý thi tự luận còn Hóa học, Sinh học, Vật lý, vẫn thi trắc nghiệm.
Riêng Ngoại ngữ hướng dần tới đánh giá những kỹ năng toàn diện hơn của học sinh,
do đó năm nay sẽ có thêm phần tự luận song song với phần thi trắc nghiệm.
- Khâu ra đề thi được xem là “mắt xích” quan trọng đầu tiên trong quá trình cải
tiến ấy. Thời gian gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều những đề thi mang “hơi thở”
cuộc sống khi nội dung đề cập đến những vấn đề “nóng”, được dư luận quan tâm. Vậy
nên đổi mới hình thức thi ở bậc học phổ thông bắt đầu từ khâu ra đề thi.
3. Vai trò của việc đổi mới hình thức.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT là cần thiết, vai trò quan trọng và yêu cầu đổi mới kỳ
thi này theo phương án: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học
phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy,
trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học”; “việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào
tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế

giới tin cậy và công nhận”.
- Với định hướng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở cho việc tuyển sinh
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, trung học phổ thông phải tiếp cận nghề
nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng” thì trong giai đoạn
chuyển tiếp từ chương trình, sách giáo khoa hiện hành sang chương trình, sách giáo
khoa mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải và đủ điều kiện để được điều chỉnh theo
những định hướng nói trên, chuẩn bị tích cực cho việc đổi mới đồng bộ, phù hợp với
đổi mới chương trình, sách giáo khoa sao cho đánh giá được phẩm chất và năng lực
của người học khi thực hiện.
- Cần kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý cùng với quyết liệt thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá đúng
năng lực của học sinh tạo điều kiện để kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt được các mục tiêu
nói trên.
4. Mục đích của việc đổi mới hình thức
-Tổ chức kỳ thi không phải để đánh trượt học sinh mà là để đánh giá xem sau
một quá trình học tập, học sinh có đạt được mục tiêu giáo dục hay không. Kiểm tra
6


đánh giá, trong đó có kỳ thi quốc gia, không chỉ là đánh giá kết quả giáo dục mà còn
góp phần tạo ra kết quả đó, không chỉ nhằm tác động tới từng cá nhân học sinh mà còn
tác động đến tầm chính sách, dù điều này ở nước ta chưa làm được nhưng sẽ phải
hướng tới. Vì thế, học gì cũng đều phải có kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là
nhằm điều chỉnh, tác động trở lại đối với việc học sao cho có chất lượng hơn, đáp ứng
sát hơn với mục tiêu giáo dục, trong đó có đánh giá đầu ra bằng kỳ thi. Vấn đề đặt ra
sau mỗi kỳ thi là: kết quả đỗ cao ấy là xứng đáng hay chưa bằng việc phân tích xem đề
thi thế nào, coi thi ra sao… chứ không chỉ nhìn vào con số tỷ lệ tốt nghiệp.
- Việc giảm số môn thi, được tự chọn môn thi khiến HS có thêm hứng thú trong
học tập, vì thế nên học thật hơn, chứ không phải chỉ bị nhồi nhét để đối phó với kỳ thi.
Đề thi năm nay được thiết kế theo hướng tăng yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm câu

hỏi học thuộc lòng, mức độ yêu cầu không chỉ đòi hỏi HS về kiến thức mà còn thể
hiện tình cảm, tư duy riêng.
- Thay đổi cách kiểm tra đánh giá để thay đổi cách dạy và cách học làm thế nào
cho học sinh có năng lực, đáp ứng yếu tố cốt lõi của mục tiêu đổi mới giáo dục. Việc
thay đổi này sẽ tác động đến cả việc thiết kế nội dung dạy học, dạy cái gì và dạy thế
nào?
5. Thực trạng
- Về cơ bản, sự thay đổi về số môn thi và hình thức thi đem đến cho học sinh sự
phấn khởi nhất định, sức ép giảm phần nào bởi sự mở rộng số môn tự chọn giúp học
sinh nhiều phương án lựa chọn hơn
- Kỳ thi TN THPT năm 2014 về cơ bản đã hoàn thành với tỷ lệ đỗ của cả nước
đạt 99,02%.
- Mặc dù mới chỉ là con số sơ bộ của 46 tỉnh, thành cả nước, tuy nhiên qua đây
có thể thấy bước đầu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT tăng gần cán đích 100%, hệ Giáo
dục thường xuyên (GDTX) đột biến khi tăng gần 9% so với năm 2013.
- Xu hướng học và thi thực dụng của học sinh với kiểu “ứng thi” đã quyết định
thái độ học tập trong môn Sử. Có thi thì học, không thi thì học đối phó, thậm chí
không học. Thảm cảnh số lượng 11% học sinh đăng ký thi môn Sử là môn tự chọn
trong kỳ thi tốt nghiệp 2014 chính là nhân chứng rõ ràng nhất cho việc chạy theo

7


‘Mốt’ các môn tự nhiên của học sinh hiện nay. Thực trạng dạy học môn Sử, học sinh
dốt Sử, chán Sử và có ít thí sinh thích học Sử vẫn đang là mối quan tâm đáng lo ngại.
- Sai phạm tại một số hội đồng và chuyện 18 cán bộ trông 1 thí sinh thi Sử khiến
dư luận tiếp tục băn khoăn, lo lắng.
- Không nằm ngoài dự đoán của dư luận, hầu hết TS đều bỏ qua môn lịch sử. Cả
nước chỉ có hơn 104 nghìn thí sinh đăng ký thi môn lịch sử, số lượng thấp nhất trong
số các môn thi

- Thực tế, từ nhiều năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở các tỉnh, thành luôn rất
cao, lên đến con số 98%. Tuy nhiên, trong kỳ thi năm nay, với việc để cho thí sinh
chọn lựa môn thi ngoài 2 môn bắt buộc và đề thi được đánh giá là vừa sức, không quá
khó. Nhiều đề thi môn Hóa học, Ngoại ngữ được nhiều thí sinh cho biết là tương đối
dễ, chỉ làm trong một nửa thời gian thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT vẫn giữ ở con số
98%.
- Xuất hiện ngày càng nhiều những đề thi mang “hơi thở” cuộc sống, gắn với tình
trạng xã hội, tình hình chính trị kinh tế, văn hóa nghệ thuật của đất nước. Đề thi năm
nay có yêu cầu cao hơn các năm trước, tăng cường các câu hỏi yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các
số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu. Đề thi cũng cập nhật những vấn đề thời sự
đang được dư luận quốc tế và trong nước quan tâm, có ý nghĩa giáo dục lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; đồng thời phát huy tính tích cực,
độc lập, chủ động, sáng tạo của thí sinh.
6.Những việc làm được khi thực hiện sự đổi mới.
Sự đổi mới lúc nào cũng mang lại sự hứng thú và hồi hộp, mỗi nguyên tắc đưa ra
luôn đi cùng với nhiều bất cập cùng những ý kiến mang hơi hướng tích cực lẫn tiêu
cực.
- Đây là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp tổ chức theo hình thức thi tự chọn, vậy
nên các thí sinh được lựa chọn hai môn theo đúng năng lực và sở thích bản thân. Việc
này tạo tâm lý thoải mái và tự tin hơn khi học sinh có thể vận dụng hết khả năng của
mình vào bài thi một cách khách quan và khoa học.
- Việc kết hợp sử dụng kết quả thi 4 môn thi với kết quả học tập tất cả các môn
của lớp 12 để xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp chính là thực hiện nguyên tắc “học
8


gì thi nấy, học môn nào thi môn nấy”, khắc phục hiện tượng học lệch. Đây chính là
yếu tố tạo yêu cầu, động lực để học sinh học toàn diện hơn, học đều các môn hơn, từng
bước đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận

một cách toàn diện và liên tục hơn, học sinh tránh được những rủi ro có thể xảy ra
trong kỳ thi.
- Phát huy hứng thú học tập của các em. Những đổi mới của kỳ thi năm nay đã
đưa học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học, đồng thời, giúp giảm áp lực và tốn
kém cho xã hội. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện lộ trình đổi mới thi, kiểm tra,
đánh giá.
- Học sinh thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh
tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ. Điều
này vừa giảm áp lực thi cử, vừa phát huy năng lực, sở trường và định hướng nghề
nghiệp của các em học sinh.
- Sự đổi mới này thực hiện theo nguyên tắc “Học gì thi nấy, học môn nào thi môn
nấy’’, giúp khắc phục hiện tượng học lệch. Đây chính là yếu tố tạo yêu cầu, động lực
để học sinh học toàn diện hơn, học đều các môn hơn, từng bước phát triển và đi lên.
Kết quả học tập của HS được ghi nhận một cách toàn diện và liên tục hơn, học sinh
tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong kỳ thi;
- Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo
hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh
giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục đại học”; “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh
giá cuối kỳ, cuối năm học”; “đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo
hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo.
- Các trường Đại học và Cao đẳng có thể sử dụng kết quả học tập của học sinh ở
THPT, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm dữ liệu tuyển sinh cho trường. Như
vậy, việc học sinh thi 2 môn bắt buộc (Toán và Ngữ văn) cùng với 2 môn tự chọn sẽ là
cơ sở tốt để các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vào tuyển sinh đại học,
cao đẳng mà vẫn bảo đảm đánh giá được năng lực, sở trường xu hướng nghề nghiệp
của các em phù hợp với yêu cầu ngành nghề đào tạo của trường.
- Đề thi năm nay có sự đổi mới theo hướng tăng cường các câu hỏi yêu cầu vạn
dụng kiến thức tổng hợp và hiểu biết xã hội. Đề thi Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý đã gắn
9



liền với thực tiễn đời sống chính trị xã hội, giúp học sinh quan tâm hơn đến những vấn
đề mang tính nóng hổi theo thực trạng của đất nước hiện giờ.
- Các câu hỏi trong đề thi các môn tự luận có nọi dung về bảo vệ chủ quyền biển
đảo đã cập nhật các vấn đề thời sự có ý nghĩa khơi gợi lòng yêu nước, ý thức công
dân, đồng thời phát huy tính chủ đọng, sáng tạo của học sinh. Đè thi năm nay vừa sức,
các môn tự luận có tính thời sự, cấu trúc đề thi phù hợp với thời gian làm bài. Những
điểm mới trong kỳ thi năm nay đã và đang đi theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục nước nhà, thế nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập cần sớm
khắc phục.
7. Những hạn chế và bất cập của việc đổi mới.
Song song với những điều đã làm được của hình thức đổi mới nêu trên, vẫn còn
rất nhiều lổ hổng lớn chưa được khâu vá lại một cách chắc chắn, để rồi trở thành một
trong những vấn đề nóng mà dư luận bức xúc, quan tâm.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 để lạị nhiều lời nhận xét bởi những điều
chỉnh mạnh mẽ về phương án thi. Đổi mới thi cử năm nay được Bộ giáo dục – đào tạo
xác định là khâu đột phá trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện, góp phần giảm áp
lực, sự tốn kém và là tiền đề để Bộ có thể tiếp tục triển khai giải pháp đổi mới trong
các kỳ thi sắp tới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhận định này chưa hoàn toàn thuyết
phục.
- Còn áp lực và tốn kém rất nhiều bởi trong kỳ thi năm nay, có những Hội đồng
thi chỉ có 1 thí sinh thi nhưng có đến 18 giám thị coi thi, phục vụ. Đây hoàn toàn là
một sự lãng phí lớn, nguyên nhân do Bộ Giáo dục- đào tạo chưa lường trước được mà
đến phút cuối mới nhận ra.
- Rất nhiều điều bất cập lớn đã được nhận định khi mà chúng ta định tổ chức kỳ
thi tốt nghiệp năm nay như là một đột phát của sự thay đổi cơ bản và toàn diện giáo
dục với ba mục tiêu. Một là mang tính chất định hướng cho việc học tập từ nay về sau;
hai là giảm nhẹ căng thẳng cho thí sinh; ba là đánh giá năng lực học sinh chính xác.
Tuy nhiên, cả ba mục tiêu đó, chúng ta đều không đạt được trong tổ chức kỳ thi năm

nay.
- Đối với môn Ngữ văn, lâu nay chúng ta vẫn thường nói đề văn đã hướng tới
năng lực và có kết quả bước đầu, nhưng tổng quát lại đề vẫn nặng về kiểm tra học sinh
10


học được những gì, vẫn nặng về cho điểm, học sinh vẫn có thể học bằng bài văn mẫu
để tới khi kiểm tra, khi thi rồi viết ra. Trong chương trình dạy tác phẩm nào thì lúc thi
cũng chỉ kiểm tra, đánh giá tác phẩm đó, như vậy là kiểm tra học vẹt nhiều hơn là
kiểm tra năng lực thật.
- Việc áp dụng thi tự chọn khiến thí sinh hào hứng, nhưng cũng dẫn đến sự bất
cập trong khâu tổ chức thi. Tình trạng "trắng" thí sinh thi môn ngoại ngữ diễn ra phổ
biến ở nhiều địa phương. Chuyện vài chục người lớn "trông" một thí sinh thi lịch sử là
thực tế mà những người làm công tác quản lý giáo dục phải suy ngẫm thấu đáo.
- Thực tế, với hầu hết thí sinh, nếu điểm trung bình các môn học trong kỳ thi năm
nay đều đạt mức 6 thì mỗi môn thi chỉ cần đạt trên 1 điểm là đã đỗ tốt nghiệp, trong
khi trước đây, điểm trung bình môn thi là 4,9 thì vẫn trượt. Điều này lý giải cho sự tự
tin và tâm lý thoải mái của hầu hết thí sinh dự thi năm nay. Tuy nhiên, nếu tiếp tục áp
dụng cách thức này mà không có sự điều chỉnh trong việc tổ chức dạy - học, kiểm tra,
đánh giá thì sẽ khó đánh giá chính xác kết quả giáo dục, dễ nảy sinh tiêu cực, đặc biệt
là trong những khâu liên quan đến điểm số.
- Một trong những mục tiêu của việc tổ chức kỳ thi năm nay là giảm sự tốn kém,
tuy vậy, hiện rất khó đánh giá chính xác hiệu quả đạt được. Số lượng thí sinh năm nay
dù đã giảm hơn năm trước gần chục nghìn em nhưng công tác tổ chức thi tại mỗi địa
phương được cho là "cồng kềnh" hơn, kéo theo sự gia tăng về nhân lực, thiết bị và thời
gian…
- Việc đổi mới, cải cách giáo dục là cần thiết nhưng phải được suy xét kỹ để tạo
tác động tích cực cho cả thầy, trò toàn ngành và xã hội, tránh rơi vào vòng luẩn quẩn là
"cải" nhiều nhưng tiến chẳng được là bao.
8. Biện pháp đề xuất.

- Để góp phần khắc phục tình trạng học lệch, học tủ thì đề thi sẽ có điều chỉnh
theo hướng: tăng cường câu hỏi mở đối với các môn tự luận nhằm phát huy khả năng
vận dụng kiến thức tổng hợp của học sinh vào giải quyết, tránh tình trạng học sinh giải
quyết vấn đề một cách máy móc theo khuôn mẫu có sẵn, “đoán mò” và “học tủ”.
- Hiện nay, do điều kiện khó khăn khách quan, nên việc dạy - học môn ngoại ngữ
ở trường phổ thông rất khác nhau giữa các vùng miền. Do vậy, dự thảo đề xuất
phương án đưa môn ngoại ngữ là môn thi khuyến khích.
11


- Trong những năm trước mắt, các cơ sở giáo dục đại học có thể sử dụng kết quả
thi tốt nghiệp THPT ở mức độ phù hợp, bên cạnh việc sử dụng với các hình thức khác
như thi tuyển, phỏng vấn...
- Giảm nhẹ áp lực thi cử bằng việc giảm số môn, cho phép học sinh tự chọn môn
thi theo yêu cầu. Nhưng một giải pháp “đột phá” thì phải rất căn cơ, không thể thay
đổi liên tục theo “tình thế”, mặc dù có thể xác định một lộ trình với những bước đi tiếp
nối nhau rõ ràng. Lộ trình cụ thể này phải được thông báo rộng rãi, công khai, càng
sớm càng tốt cho các cơ sở giáo dục và học sinh.
- Nói cụ thể về dự thảo đổi mới kỳ thi tốt nghiệp phổ thông lần này, việc học sinh
chỉ thi bốn môn trong khi học 13 môn sẽ tạo ra tâm lý “nhất bên trọng, nhất bên
khinh”, vừa không đạt mục tiêu giáo dục toàn diện, vừa dẫn tới phân biệt môn chính,
môn phụ, phân biệt thứ hạng trong đội ngũ giáo viên. Vì thế, nên nghiên cứu những
phương án khác như chỉ thi tập trung ba môn công cụ là toán, ngữ văn, ngoại ngữ.
- Theo đó, chương trình có thể phân bố lại để các môn có thời điểm kết thúc khác
nhau. Hoặc sau khi học sinh thi hết môn mà chương trình môn đó vẫn tiếp tục thì vẫn
phải làm một số bài kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm hoặc để cộng điểm theo một trọng
số nhất định vào kết quả thi hết môn. Đây là cách để đánh giá học sinh toàn diện,
chính xác, hạn chế tình trạng đối phó của học sinh như hiện nay.
- Nên giao kỳ thi cho các sở GD-ĐT tổ chức và đừng lấy kết quả tốt nghiệp
THPT của các tỉnh, thành làm căn cứ xét thi đua, đánh giá chất lượng giữa các tỉnh,

thành với nhau. Mỗi địa phương một hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội không giống
nhau thì thi đua thế nào? Đó là cách giảm bệnh thành tích, từ đó giảm tiêu cực và áp
lực cho học sinh và cho chính ngành GD-ĐT của các địa phương.
- Đề thi cũng cần bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản, để học sinh có trình độ
trung bình đều đạt yêu cầu. Thi tốt nghiệp là kỳ thi công nhận hoàn thành chương trình
học thì mọi học sinh (trừ học sinh đau ốm, bị tai nạn, học sinh phải dành quá nhiều
thời gian cho việc thi Olympic quốc tế, khu vực) cần tham gia.
- Trong hoàn cảnh nước ta, tâm lý bằng cấp và tình trạng xuê xoa, dễ dãi, thậm
chí tiêu cực còn nặng nề thì điểm thi tốt nghiệp phổ thông chưa phản ánh được đúng
thực chất kết quả học tập. Bởi vậy, những trường áp dụng hình thức tuyển sinh “ghi
danh” cần đảm bảo điều kiện đào tạo tốt và tăng cường sàng lọc, nếu muốn sinh viên
tốt nghiệp trường mình được thị trường lao động tin cậy đón nhận.
12


- Nên nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng làm 1 kỳ
thi. Khi đó, đề thi sẽ có một số lượng câu hỏi mang tính chất cơ sở để học sinh xét
tuyển vào ĐH, CĐ.

13


C.LỜI KẾT
Từ thay đổi nhận thức đến đổi mới hành vi là quãng đường khá xa. Giải pháp đột
phá trong hình thức thi tốt nghiệp dù được đánh giá là có nhiều lỗ hổng, đi lệch hướng
với những suy định ban đầu. Tuy nhiên đó cũng là bước đệm rõ rang đem lại sự quyết
tâm đổi mới trong tương lai, nhất là về cách thức tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá trình
độ của học sinh, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng - mục tiêu quan trọng nhất
của ngành giáo dục đào tạo hiện nay.
Giáo dục con người cũng giống như việc ươm mầm một chồi non, phải ngày đêm

bón phân, tưới nước, chăm bẵm, uốn nắn. Bởi chỉ có nó, con người mới nhận thức
được vấn đề từ gốc rể đến ngọn chồi. “ Tiên học lễ - hậu học văn “. Lễ nghĩa từ đâu
mà có? Văn hóa từ nơi nào mà ra? Tất cả bắt nguồn từ điểm xuất phát đầu tiên là giáo
dục. Cuộc sống vốn chông chênh và không bằng phẳng. Vậy nên mỗi con người luôn
cần phải được giáo dục một cách đúng đắn và khoa học để có thể đương đầu với
phong ba bão táp của cuộc đời.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo dân trí
2. Báo tuổi trẻ
3. Một số bài viết trên các trang mạng xã hội khác.

15


Điểm kết luận của bài thi
Bằng số

Bằng chữ

Chữ ký xác nhận của CB chấm

Chữ ký xác

thi

nhận của CB


CB chấm thi 1

16

CB chấm thi 2

nhận bài thi


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU......................................................................................................................2
B. NỘI DUNG..................................................................................................................4
1.Khái niệm...................................................................................................................4
2. Những điểm đổi mới.................................................................................................4
3. Vai trò của việc đổi mới hình thức..........................................................................6
4. Mục đích của việc đổi mới hình thức.......................................................................6
5. Thực trạng.................................................................................................................7
6.Những việc làm được khi thực hiện sự đổi mới........................................................8
7. Những hạn chế và bất cập của việc đổi mới...........................................................10
8. Biện pháp đề xuất....................................................................................................11
C. LỜI KẾT.....................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................15

17




×