Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 246 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC GIANG

NGHI£N CøU THIÕT KÕ Vµ Sư DơNG SáCH GIáO KHOA ĐIệN Tử
TRONG DạY HọC PHéP BIếN HìNH TRÊN MặT PHẳNG
THEO HƯớNG Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG KHáM PH¸

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ mơn Tốn
Mã số: 62.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS ĐÀO THÁI LAI
2. PGS. TS TRẦN TRUNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ giáo trong và ngồi Viện
khoa học giáo dục Việt Nam, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng Viện khoa học
giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian
tác giả làm nghiên cứu sinh cũng như đã đưa ra những góp ý q báu trong
q trình tác giả thực hiện luận án.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy
giáo PGS. TS Đào Thái Lai và PGS. TS Trần Trung, những người đã tận tình
hướng dẫn, dìu dắt tác giả trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia


đình ln động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận án này. Do điều kiện
chủ quan và khách quan, bản luận án chắc chắn cịn thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến phản hồi để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất
lượng luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Nguyễn Ngọc Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu do tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đào Thái Lai và PGS. TS Trần Trung. Các
kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn. Các kết quả
cơng bố chung đều được đồng nghiệp cho phép sử dụng đưa vào luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Giang


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, viết tắt
CNTT & TT

Viết đầy đủ
Công nghệ thông tin và truyền thông

DHKP

Dạy học khám phá


DHPN

Dạy học phân nhánh

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KTĐT

Kiểm tra điện tử

NC

Nghiên cứu

NVTH

Nhiệm vụ tự học

SĐT


Sách điện tử

SGK

Sách giáo khoa

SGKĐT

Sách giáo khoa điện tử

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 5
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6

6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu.............................................. 7
7. Những đóng góp của luận án ............................................................................... 8
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ............................................................... 8
9. Những luận điểm đưa ra bảo vệ ........................................................................... 8
10. Cấu trúc luận án................................................................................................. 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ TRONG
DẠY HỌC PHÉP BIẾN HÌNH TRÊN MẶT PHẲNG THEO HƯỚNG TỔ
CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ......................................................... 10
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ......................................................... 10
1.1.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.................................................... 10
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.............................................. 10
1.1.3. Dạy học tích cực...................................................................................... 11
1.2. Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh ........................................... 12
1.2.1. Dạy học khám phá ................................................................................... 12
1.2.2. Các mức độ hoạt động khám phá............................................................. 12
1.2.3. Quy trình, nguyên tắc và đặc điểm của dạy học khám phá....................... 13
1.2.4. Tổ chức một bài học theo hướng khám phá cho học sinh ......................... 19
1.3. Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học tốn ở
trường Trung học phổ thông............................................................................... 21
1.3.1. Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông đổi mới sâu sắc hệ
thống phương pháp dạy học .............................................................................. 21
1.3.2. Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học toán với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ..................................................................... 23
1.4. Một số vấn đề về sách giáo khoa điện tử...................................................... 25
1.4.1. Sách giáo khoa ........................................................................................ 25
1.4.2. Quan niệm về sách giáo khoa điện tử ...................................................... 28


1.4.3. Đặc điểm của sách giáo khoa điện tử ...................................................... 29

1.4.4. Phân loại sách giáo khoa điện tử............................................................. 32
1.4.5. Cấu trúc của sách giáo khoa điện tử theo hướng hỗ trợ hoạt động
khám phá của học sinh ...................................................................................... 34
1.4.6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học bằng sách giáo khoa
điện tử ............................................................................................................... 35
1.4.7. Quy trình thiết kế sách giáo khoa điện tử................................................. 37
1.4.8. Khả năng sử dụng sách giáo khoa điện tử hỗ trợ hoạt động khám phá
của học sinh ...................................................................................................... 37
1.4.9. Những hạn chế có thể nảy sinh khi sử dụng sách giáo khoa điện tử ......... 38
1.5. Lí do chọn phép biến hình trên mặt phẳng trong thiết kế và sử dụng
sách giáo khoa điện tử theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá ở
trường Trung học phổ thơng............................................................................... 39
1.5.1. Phép biến hình trên mặt phẳng trong thiết kế sách giáo khoa điện tử ...... 39
1.5.2. Các hoạt động học tập phần phép biến hình ............................................ 39
1.6. Các yêu cầu sư phạm đối với sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học phép
biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá cho
học sinh Trung học phổ thông ............................................................................. 40
1.6.1. Các yêu cầu sư phạm chung đối với sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy
học ở trường Trung học phổ thông .................................................................... 40
1.6.2. Các yêu cầu sư phạm đặc thù đối với sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy
học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá .. 41
1.6.3. Sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học toán................................. 43
1.7. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến
hình trên mặt phẳng ở trường Trung học phổ thơng ........................................ 43
1.7.1. Tình hình phát triển, sử dụng sách giáo khoa điện tử trên thế giới........... 43
1.7.2. Việc phát triển, sử dụng sách giáo khoa điện tử ở Việt Nam ................... 45
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 51
Chương 2: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SÁCH GIÁO
KHOA ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC PHÉP BIẾN HÌNH TRÊN MẶT
PHẲNG THEO HƯỚNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ........ 53

2.1. Khái quát về chương trình hình học phẳng ở trường Trung học phổ thông.... 53
2.2. Nguyên tắc thiết kế sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học phép biến
hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá.................. 58


2.2.1. Thiết kế sách giáo khoa điện tử đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng .......... 58
2.2.2. Đảm bảo tính linh hoạt, khả năng cập nhật cao, tính mở, tạo khả năng
liên kết với các nguồn học liệu khác trong thiết kế sách giáo khoa điện tử hỗ
trợ dạy học phép biến hình trên mặt phẳng ....................................................... 59
2.2.3. Đảm bảo tính tương tác cao, phối hợp nhiều dạng tương tác trong
thiết kế sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học phép biến hình trên mặt phẳng
theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá, tạo môi trường để học sinh
hoạt động trải nghiệm ....................................................................................... 59
2.2.4. Đảm bảo khả năng lưu trữ các kết quả thể hiện tiến trình hoạt động
học tập với sách giáo khoa điện tử của học sinh................................................ 60
2.2.5. Đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa với mức độ phân nhánh phù hợp
với đối tượng học sinh Trung học phổ thông ..................................................... 60
2.2.6. Cung cấp phản hồi kịp thời, đảm bảo khả năng điều hướng cho giáo
viên và học sinh, tạo tính thân thiện với người học khi dạy học với sách giáo
khoa điện tử ...................................................................................................... 61
2.3. Xây dựng sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học phép biến hình trên
mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá .................................. 61
2.3.1. Quy trình xây dựng sách giáo khoa điện tử phép biến hình trên mặt phẳng ...... 61
2.3.2. Cấu trúc của sách giáo khoa điện tử phép biến hình trên mặt phẳng ....... 63
2.3.3. Cơ sở dữ liệu của sách giáo khoa điện tử ................................................ 72
2.3.4. Các chức năng hỗ trợ dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo
hướng dạy học khám phá của sách giáo khoa điện tử........................................ 73
2.3.5. Các liên kết với nguồn học liệu bên ngoài................................................ 78
2.4. Sử dụng sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học phép biến hình trên
mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá .................................. 79

2.4.1. Tiến trình dạy học một bài học trên sách giáo khoa điện tử theo hướng
tổ chức các hoạt động khám phá ....................................................................... 79
2.4.2. Tiến trình học sinh học một bài học trên sách giáo khoa điện tử theo
hướng tổ chức các hoạt động khám phá khơng có bước học trên lớp............... 104
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 104
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 107
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .......................................................... 107
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................... 107
3.2.1. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ....................................................... 107
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................... 108


3.2.3. Xây dựng phương thức đánh giá định lượng và định tính....................... 109
3.3. Trang bị kỹ năng sử dụng sách giáo khoa điện tử cho giáo viên và học
sinh tham gia thực nghiệm sư phạm................................................................. 110
3.3.1. Tập huấn cho giáo viên sử dụng sách giáo khoa điện tử ........................ 110
3.3.2. Trang bị kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin và khai thác trang web,
tài liệu điện tử cho học sinh nhóm thực nghiệm............................................... 111
3.4. Chọn mẫu thực nghiệm ............................................................................. 111
3.4.1. Chọn trường thực nghiệm sư phạm........................................................ 111
3.4.2. Chọn giáo viên và lớp tham gia thực nghiệm ......................................... 111
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................. 112
3.5.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm (năm học 2014 - 2015) ........................... 112
3.5.2. Theo dõi sự tiến bộ của một nhóm học sinh (nghiên cứu trường hợp) .... 122
3.6. Điều tra tính khả thi của sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học phép
biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá........ 137
3.6.1. Thăm dò giáo viên về sách giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học phép
biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá........... 137
3.6.2. Thăm dò học sinh về việc khai thác sách giáo khoa điện tử trong quá
trình học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động

khám phá......................................................................................................... 139
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 141
KẾT LUẬN........................................................................................................ 142
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1:
Phụ lục 2:
Phụ lục 3:
Phụ lục 4:
Phụ lục 5:

PHỤ LỤC
Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa điện tử............................................i
Bảng mô tả các use-case chính của sgkđt...........................................viii
Phiếu khảo sát thực trạng sử dụng sách giáo khoa điện tử trong học
tập mơn tốn...................................................................................... xvi
Phiếu khảo sát nhu cầu đối với việc sử dụng sách giáo khoa điện tử
trong dạy học hình học phẳng theo hướng tổ chức ...........................xvii
Phiếu khảo sát nhu cầu đối với việc sử dụng sách giáo khoa điện tử
trong dạy học hình học phẳng theo hướng tổ chức phiếu khảo sát ý
kiến về việc thiết kế, biên tập học liệu điện tử hỗ trợ học sinh học
hình học phẳng .................................................................................. xix


Phụ lục 6:

Phiếu khảo sát ý kiến về việc thiết kế, biên tập học liệu điện tử hỗ trợ học
sinh học hình học phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá........ xix


Phụ lục 7: Phiếu khảo sát ý kiến về việc sử dụng sách giáo khoa điện tử trong
học hình học phẳng............................................................................. xx
Phụ lục 8: Phiếu khảo sát ý kiến hiệu quả của việc sử dụng sách giáo khoa
điện tử trong học hình học phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động
khám phá........................................................................................... xxi
Phụ lục 9: Giáo án thực nghiệm sư phạm ..........................................................xxii
Phụ lục 10: Giáo án thực nghiệm sư phạm ........................................................ xxxv
Phụ lục 11: Giáo án thực nghiệm sư phạm ...............................................................l
Phụ lục 12: Giáo án thực nghiệm sư phạm ............................................................lxi
Phụ lục 13: Đề kiểm tra số 1 .............................................................................lxxiii
Phụ lục 14:
Phụ lục 15:
Phụ lục 16:
Phụ lục 17:

Đề kiểm tra số 2 .............................................................................. lxxv
Đề kiểm tra số 3 ...........................................................................lxxviii
Đề kiểm tra số 4 ............................................................................. lxxxi
Đề kiểm tra cuối đợt thực nghiệm ................................................lxxxiii


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Luật Giáo dục, điều 5.2 có ghi: Phương pháp giáo phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [16].
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và
năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT & TT trong dạy và

học … Biên soạn và sử dụng giáo trình, SGKĐT …” [52].
Như vậy, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã đặt ra yêu cầu đổi mới theo
hướng hiện đại hóa nội dung chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập. Trong đó phải thường xuyên cải tiến nội dung, phương
pháp dạy học, nhanh chóng bắt kịp xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện đại
nhằm hình thành, phát triển nhân cách, tính tích cực, năng động, sáng tạo và
năng lực giải quyết các vấn đề cho HS.
CNTT & TT ngày càng phát triển và thâm nhập vào mọi lĩnh vực của
khoa học và đời sống. Các phương tiện thiết bị hiện đại như máy tính, điện thoại
thơng minh, Ipad, kết nối mạng Internet đã trở nên quen thuộc và khơng thể
thiếu trong cuộc sống. Có thể nói, CNTT & TT đã tạo nên một xã hội phẳng, nơi
mọi người ở các vùng miền khác nhau đều có cơ hội như nhau trong học tập,
trao đổi thông tin, làm việc, tương tác và giao lưu dễ dàng.
Kết quả NC của các cơng trình trong nước và trên thế giới đã cho thấy, việc
ứng dụng CNTT & TT trong dạy học có thể giải quyết được các khâu cơ bản của
quá trình dạy học. Chẳng hạn như khâu chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện kĩ năng,
vận dụng kiến thức, kiểm tra, đánh giá cũng như phát triển ngôn ngữ, phát triển tư
duy, phát triển năng lực tự học cũng như giáo dục nhân cách, đạo đức người học.
Chính vì thế CNTT & TT càng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong giáo dục.
Theo Nguyễn Bá Kim [13], Lê Huy Hoàng [69] và nhiều tác giả khác,
những ưu điểm nổi trội của CNTT trợ giúp trong dạy học gồm:
Thứ nhất, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ khiến máy tính trở thành
một cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:

-1-


Khả năng biểu diễn thơng tin: Máy tính có thể cung cấp thơng tin dưới
dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh... Sự tích hợp này của máy tính cho
phép mở rộng khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu

dạy học.
Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các q trình thơng tin,
giao lưu và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình
dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Với một
chương trình phù hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của
HS trong việc cung cấp thông tin, tổ chức hoạt động của HS, thu nhận thông tin
ngược, xử lý thông tin và đưa ra các đánh giá và các hỗ trợ cần thiết giúp hoạt
động nhận thức của HS đạt kết quả cao.
Tính lặp lại trong dạy học: Khác với GV, máy tính có thể lưu trữ một
lượng thơng tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho HS đến mức đạt được mục
đích sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể HS trong
quá trình dạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cá thể hố trong q trình dạy học.
Khả năng mơ hình hố các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của
máy tính. Nó có thể mơ hình hố các đối tượng, xây dựng các phương án khác
nhau, so sánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu.
Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngồi có dung lượng
như hiện nay, máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép
thành lập các ngân hàng dữ liệu. Các máy tính cịn có thể kết nối với nhau tạo
thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thơng tin tồn cầu Internet. Đó
chính là những tiền đề giúp GV và HS dễ dàng chia sẻ và khai thác thơng tin
cũng như xử lý chúng có hiệu quả. [69]
Thứ hai, ứng dụng CNTT trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức
dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa (distance
learning); phòng đào tạo trực tuyến (online training lab); học dựa trên công nghệ
web (web based training); học điện tử (e-learning)... đáp ứng được nhu cầu học
tập ngày càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội. [69]
Thứ ba, ứng dụng CNTT trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính
thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của


-2-


q trình dạy học. Nhờ đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở
đó máy thay thế một số công việc của người GV...[69]
SGKĐT là một sự cụ thể hóa của ứng dụng CNTT trong dạy học. SGKĐT
có những ưu điểm nổi trội mà SGK giấy khơng có được như: nội dung thường
được định dạng để xem trên màn hình, đóng gói và vận chuyển dễ dàng; có hình
ảnh bắt mắt, cỡ chữ có thể phóng to, thu nhỏ; có thể tương tác, phản hồi; có
video, hình ảnh, âm thanh sống động. SGKĐT bảo vệ quyền công nghệ kĩ thuật
số không cho phép copy, in ấn (nếu chưa được phép) và các nội dung cập nhật
thường được tải từ Internet.
Trên thế giới đã có nhiều nước quan tâm đặc biệt đến nghiên cứu thiết kế
và sử dụng SGKĐT:
- Ý tưởng ra đời về SGKĐT được cho là của Bob Brown vào năm 1930
(ông viết ý tưởng này trong cuốn The Readies, Rice University Press, 2009).
[45]
- Năm 1949, một GV người Tây Ban Nha tên là Angela Ruiz Robles vì
muốn giảm số lượng sách HS mang đến trường nên đã sáng chế ra cuốn sách
điện tử đầu tiên. Cuốn sách có tên là: la Enciclopedia Mecánica. [45]
- Thập niên 1980, Bộ quốc phòng Mỹ bắt đầu phát triển ý tưởng một thiết
bị điện tử cầm tay có thể lưu trữ thơng tin trong dự án có tên là PEAM. John K.
Harkins và Stephen H. Morriss được coi như là cha đẻ của sáng chế thiết bị
PEAM khi hoàn thành nó vào năm 1985. [45]
- Vào khoảng tháng 7 năm 2010, trang bán sách trực tuyến trên mạng nổi
tiếng Amazon tuyên bố, doanh số bán SĐT đã vượt qua doanh số bán sách giấy.
Theo Amazon, họ đã bán được 140 đầu sách điện tử với mỗi 100 đầu sách bìa
cứng. [45]
Ở nước ta, đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến SGKĐT,
chẳng hạn:

- Hà Văn Quỳnh [18] làm chủ nhiệm đề tài cấp Viện, mã số V2013-04
(Viện KHGD Việt Nam năm 2013-2014): Nghiên cứu thực trạng và xu hướng
sử dụng sách điện tử trong giáo dục phổ thông đã đề cập đến một số vấn đề cơ
bản như khái niệm về SĐT; SGKĐT; lịch sử hình thành và phát triển của SĐT;
vai trò của SGKĐT; ưu thế và hạn chế của SĐT và SGKĐT; bức tranh hiện thực

-3-


của thị trường SĐT trên thế giới và Việt Nam; Định hướng sử dụng SĐT trong
trường phổ thông.
- Nguyễn Mạnh Hưởng [11] làm chủ nhiệm đề tài cấp trường, mã số SPHN
2011-43 (Trường ĐHSP Hà Nội): Thiết kế và sử dụng hệ thống bản đồ giáo
khoa điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) đề cập
đến việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp GV kĩ năng tự thiết kế thiết bị dạy
học bộ môn.
- Phan Nhật Khánh [12] với luận án: Xây dựng và sử dụng tài liệu giáo
khoa điện tử hỗ trợ dạy học phần Cơ-Nhiệt Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông đã
xây dựng được tài liệu giáo khoa điện tử cùng hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú,
đa dạng và hữu ích về phần Cơ – Nhiệt Vật lí 10, đề xuất quy trình sử dụng tài
liệu giáo khoa điện tử trong dạy học Vật lí.
- Nguyễn Minh Tân [22], với luận án: Xây dựng và sử dụng tài liệu điện
tử về “Các phương pháp và kĩ thuật Vật Lí ứng dụng trong Y học” hỗ trợ dạy
học mơn lí sinh y học cho sinh viên ngành y đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực
tiễn của việc xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học mơn lí sinh y
học; Xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử dạy học về “Các phương pháp và kĩ
thuật Vật Lí ứng dụng trong Y học” bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên
ngành y.
- Đỗ Vũ Sơn [19] với luận án: Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử
Bản đồ học trong các trường Đại học Sư phạm Miền núi phía Bắc đã đưa ra 9

module tài liệu bài giảng, nội dung bài giảng phong phú với 400 câu hỏi trắc
nghiệm khách quan. Các tính năng chat, các hoạt động seminar hay diễn đàn
cũng được tích hợp trong giáo trình điện tử này.
- Cuối năm 2014, Công ty Cổ phần Sách điện tử giáo dục EDC (Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam) đã đưa ra thị trường trọn bộ SGKĐT Classbook [70].
SGKĐT Classbook bao gồm tất cả các môn học mà HS học trong chương trình
phổ thơng. HS có thể ghi chú vào trang sách, làm bài tập. Classbook đưa vào dữ
liệu đa phương tiện như video clip, âm thanh, hình ảnh, nghe Audio. Làm bài
tập trắc nghiệm cho biết đáp án đúng hay sai ngay tức thì. Sách Classbook đặc
biệt tốt cho mơn tiếng Anh. Kích và dí vào từ tiếng Anh ngay lập tức sẽ hiện ra
nội dung nghĩa của từ tiếng Anh. Có phát âm cho từng từ tiếng Anh. Đối với các

-4-


mơn học khác như Văn học, sách cịn cho phát những đoạn phim về các tác
phẩm văn học đã dựng thành phim, chẳng hạn như tác phẩm Chí Phèo. Đối với
âm nhạc thì sách phát ra các bài hát cũng như giới thiệu thân thế sự nghiệp của
các nhạc sĩ. Sách có các bài test trắc nghiệm khách quan. Giữa năm 2014,
Classbook đã có phiên bản thứ hai bổ sung các tiện ích, tích hợp thêm phần tra
cứu, các video, các mô phỏng.
Như vậy, thế mạnh của CNTT & TT trong giáo dục đã sáng tỏ, ưu thế của
SGKĐT ngày càng rõ. Thiết kế SGKĐT được xem là một hướng nghiên cứu.
Theo hướng này đã có một số nghiên cứu như đã chỉ ra ở phần trên.
Tuy nhiên, làm thế nào để thiết kế SGKĐT hỗ trợ học Toán nhằm giúp
HS học tập theo hướng khám phá thì đến nay cịn chưa có những nghiên cứu chi
tiết, chun sâu. Đặc biệt thiết kế SGKĐT hỗ trợ học phép biến hình theo hướng
tổ chức các hoạt động khám phá là hướng nghiên cứu mới mẻ và chưa có ai
nghiên cứu.
Từ những lí do trên chúng tơi chọn đề tài NC của luận án là “Nghiên cứu

thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình
trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và đề xuất cách sử dụng SGKĐT trong dạy học phép biến hình
trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá, làm rõ khả năng
tích cực hóa người học trong q trình học tập, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học mơn Tốn ở trường THPT.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phép biến hình trên mặt phẳng với sự hỗ trợ của
SGKĐT theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thiết kế và sử dụng SGKĐT trong dạy học phép biến hình trên
mặt phẳng.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được các yêu cầu sư phạm đối với SGKĐT, quy trình thiết
kế SGKĐT và sử dụng SGKĐT theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá cho

-5-


HS trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng một cách phù hợp thì có thể
tích cực hóa hoạt động học của HS, nâng cao chất lượng dạy học phần phép biến
hình trên mặt phẳng lớp 11 THPT.
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Các vấn đề lí luận về DHKP, bản chất và hình thức tổ chức hoạt động
khám phá. Tổng hợp cơ sở lí luận về thiết kế và sử dụng SGKĐT trong dạy học
phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá;
Khả năng tạo môi trường CNTT & TT theo hướng tổ chức các hoạt động khám

phá; Những tình huống dạy học phép biến hình trên mặt phẳng có thể tổ chức
hiệu quả các hoạt động khám phá; Khả năng sử dụng SGKĐT theo hướng tổ
chức các hoạt động khám phá theo các tình huống đã xác định.
- Những yêu cầu đối với SGKĐT theo hướng tổ chức các hoạt động khám
phá, một số SGKĐT tốn (chú trọng phần phép biến hình trên mặt phẳng) trên
thế giới, các ưu điểm và hạn chế, có thể tìm hiểu về cách sử dụng SGKĐT trong
dạy học Hình học; Thực trạng ứng dụng CNTT & TT trong dạy học Hình học
nói chung và dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các
hoạt động khám phá ở THPT hiện nay.
- Những nguyên tắc thiết kế SGKĐT, quy trình thiết kế SGKĐT phần
phép biến hình trên mặt phẳng ở THPT theo hướng tổ chức các hoạt động khám
phá. Thiết kế SGKĐT (phần phép biến hình trên mặt phẳng ở lớp 11 THPT)
theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá. Cách sử dụng SGKĐT đã xây
dựng trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt
động khám phá.
- Cách sử dụng SGKĐT đã xây dựng trong dạy học phép biến hình trên
mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá.
- TNSP để kiểm tra giả thuyết khoa học và đánh giá tính cần thiết và khả
thi của các nội dung luận án đề xuất.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn việc NC trong phạm vi thiết kế SGKĐT và sử dụng
SGKĐT trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các
hoạt động khám phá theo sách giáo khoa Hình học 11 nâng cao.

-6-


6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng

hợp, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, sách báo, tạp chí về Tâm lí học,
Giáo dục học, lí luận dạy học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. NC tài liệu về
thiết kế và sử dụng SGKĐT trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo
hướng tổ chức các hoạt động khám phá trong dạy học nói chung và trong dạy
học mơn tốn nói riêng. NC các chương trình sách giáo khoa Hình học ở THPT
và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo định hướng đổi mới.
6.2. Phương pháp điều tra quan sát
Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về sự quan tâm của HS tới thiết kế và
sử dụng SGKĐT trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ
chức các hoạt động khám phá trong dạy học mơn tốn. Trao đổi với các chuyên
gia, GV phổ thông và quan sát hoạt động của GV và HS ở một số giờ dạy ở
trường THPT để tìm hiểu thực tế của thiết kế và sử dụng SGKĐT trong dạy học
phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá
trong dạy học toán hiện nay.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia về những đặc điểm của SGKĐT, u cầu đối
với SGKĐT mơn Tốn, về tổ chức hoạt động khám phá của HS trong quá trình
sử dụng SGKĐT hỗ trợ dạy học phép biến hình trên mặt phẳng ở trường THPT.
6.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case-study)
Lựa chọn một số HS và nhóm HS làm trường hợp điển hình để theo dõi
diễn biến các hoạt động khám phá của HS trong quá trình sử dụng SGKĐT hỗ
trợ dạy học phép biến hình trên mặt phẳng ở trường THPT.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức TNSP để xem xét tính phù hợp SGKĐT được thiết kế, tính hiệu
quả, khả thi của các biện pháp sư phạm được đề xuất; kiểm nghiệm giả thuyết
khoa học. Đánh giá định lượng và định tính kết quả TNSP. Xử lí kết quả TNSP
bằng phương pháp thống kê Toán học.

-7-



6.6. Phương pháp thống kê
Phân tích định lượng các kết quả thực nghiệm, làm cơ sở để minh chứng
cho tính hiệu quả của đề tài.
7. Những đóng góp của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử
dụng SGKĐT hỗ trợ dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo định hướng DHKP.
- Đề xuất được những yêu cầu sư phạm đối với SGKĐT cùng các bước
thiết kế xây dựng SGKĐT hỗ trợ dạy học HS THPT phần phép biến hình trên
mặt phẳng lớp 11. Đã xác định được những yêu cầu, mô tả chi tiết về mặt sư
phạm SGKĐT phần “các phép biến hình” ở lớp 11, nhờ đó đã thể hiện SGKĐT
đưa lên trên Internet (địa chỉ: ). Những ý tưởng, cách
thức thiết kế này có thể vận dụng được khi xây dựng SGKĐT ứng với các nội
dung dạy học Toán khác
- Đề xuất được cách thức sử dụng SGKĐT hỗ trợ dạy học phép biến hình
trên mặt phẳng theo hướng DHKP.
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
8.1. Về mặt lí luận
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc xây dựng và sử dụng SGKĐT trong
dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám
phá ở trường THPT.
- Đưa ra các yêu cầu sư phạm đối với SGKĐT hỗ trợ dạy học phép biến
hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá cho HS.
- Làm sáng tỏ việc tổ chức các hoạt động khám phá cho HS THPT với sự
trợ giúp của SGKĐT ứng dụng SGKĐT trong dạy học phép biến hình trên mặt
phẳng.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Tạo ra một SGKĐT phần phép biến hình trên mặt phẳng ở lớp 11 (đã
được sử dụng ở một số trường THPT)
- Đưa ra hướng dẫn sư phạm cụ thể cho việc sử dụng SGKĐT trong dạy

học phép biến hình trên mặt phẳng. Các hướng dẫn sư phạm này là tài liệu tham
khảo cho GV và HS.
9. Những luận điểm đưa ra bảo vệ

-8-


Luận điểm 1. Để hỗ trợ các hoạt động khám phá của HS trong học phép
biến hình trên mặt phẳng, SGKĐT phải đảm bảo các yêu cầu đối với SGK đồng
thời cần đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau:
- Có các tính năng phân trang, siêu văn bản, siêu liên kết, tính năng đa
phương tiện, tính năng lưu trữ, tính năng động và tính năng tương tác.
- Có định hướng khám phá, định hướng phân nhánh và kiểm chứng.
- Có khả năng hỗ trợ HS trong học tập.
- Có tính năng hợp tác, cho phép HS trao đổi với các đối tượng là bạn học
và GV trong quá trình học tập.
- Tra cứu các kiến thức liên quan đến khái niệm cần học.
- Cho phép truy cập thuận tiện.
- Cho phép kiểm tra và phản hồi người học.
- Cho phép lưu vết học tập và có tính năng thực nghiệm sư phạm.
Luận điểm 2. Nếu sử dụng SGKĐT theo phương thức dạy học hỗn hợp
(blended learning) trong đó quá trình dạy học được chia thành hai giai đoạn
chính: Giai đoạn một là HS tự học với SGKĐT được thiết kế theo hướng khám
phá, tăng cường tương tác và giai đoạn hai HS học trên lớp với GV bằng các
hình thức làm việc chung, làm việc theo nhóm hay với cá nhân thì sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học.
10. Cấu trúc luận án
Luận án gồm phần Mở đầu, Kết luận và 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu thiết kế và sử
dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo

hướng tổ chức các hoạt động khám phá.
Chương 2. Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy
học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Luận án sử dụng 71 tài liệu, trong đó có 27 tài liệu tiếng Việt, 12 tài liệu
tiếng Anh, 1 tài liệu tiếng Nga và 31 địa chỉ website trên mạng Internet. Phần
phụ lục của luận án có 85 trang.

-9-


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ TRONG
DẠY HỌC PHÉP BIẾN HÌNH TRÊN MẶT PHẲNG THEO HƯỚNG
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
1.1.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Một trong những điểm nhấn về đổi mới toàn diện giáo dục là đổi mới
phương pháp dạy học theo tư tưởng chủ đạo tích cực hóa hoạt động học tập của
HS: Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập
trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, và sáng tạo, được thực
hiện độc lập hoặc trong giao lưu. [13, tr. 112]
Luật giáo dục, điều 28 có ghi: Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. [16, tr. 32]
Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định các năng
lực chung là năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực

ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính tốn, năng lực CNTT &
TT, và năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. [55]
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Theo Nguyễn Bá Kim [13], định hướng “Phương pháp dạy học cần
hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt
động tự giác, tích cực, và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu”
có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, hay gọn hơn: hoạt
động hóa người học. Một số hình thức phát biểu khác của định hướng này là
“Phương pháp dạy học tích cực”, “phương pháp dạy học (hoặc giáo dục) tích
cực”, … Định hướng “hoạt động hóa người học” có những hàm ý sau đây đặc
trưng cho phương pháp dạy học hiện đại:
- Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác tích cực và
sáng tạo của hoạt động học tập.

- 10 -


- Xây dựng những tình huống có dụng ý sư phạm cho HS học tập trong
hoạt động và bằng hoạt động được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
- Dạy việc học, dạy tự học thơng qua tồn bộ quá trình dạy học.
- Chế tạo và khai thác những phương tiện phục vụ quá trình dạy học.
- Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân
người học.
- Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, ủy thác,
điều khiển và thể chế hóa.
Nói về vai trị hoạt động hóa người học, A. Đixterweg nói [14]: Chỉ có sự
truyền thụ tài liệu của GV mà thôi, dù nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng
không thể đảm bảo được sự lĩnh hội kiến thức của HS. Nắm vững kiến thức, thực
sự lĩnh hội chúng, cái đó HS phải tự làm lấy, bằng trí tuệ của bản thân. Ơng
viết: Người GV tồi cung cấp chân lí, cịn người GV tốt thì dạy người ta tìm ra

chân lí.
Định hướng hoạt động hóa người học cịn được phát biểu dưới nhiều hình
thức khác nhau trong đó có phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.
Theo Trần Bá Hoành, tư tưởng nhấn mạnh vai tích cực chủ động của người học,
xem người học là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu, ở thế kỉ XVII,
A.Kơmenski đã viết [8]: Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm,
phán đốn, phát triển nhân cách … hãy tìm ra phương pháp cho phép GV dạy ít
hơn, HS học nhiều hơn.
1.1.3. Dạy học tích cực
Một phương pháp dạy học nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng cách đều có
thể phát huy tính tích cực học tập của HS. Theo Trần Bá Hồnh, dạy học tích
cực là thuật ngữ chỉ các phương pháp dạy học có thế mạnh trong phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động
hố, tích cực hố HS. Có thể nêu bốn dấu hiệu đặc trưng cơ bản của dạy học tích
cực đó là:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. [9]

- 11 -


Một hướng quan trọng để tích cực hóa hoạt động cho HS là DHKP.
1.2. Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh
1.2.1. Dạy học khám phá
DHKP có khởi nguồn từ John Dewey, Jean Piaget, Lev Vygotsky. [67]
Sau John Dewey, Jean Piaget, Lev Vygotsky, có một số người phát triển
tiếp các quan điểm của các nhà tâm lí học này. Theo Van Joolingen, DHKP là
một kiểu dạy học xây dựng kiến thức của người học qua TN với một phạm vi

kiến thức và rút ra các quy luật từ các kết quả của những TN này. Nền tảng căn
bản của việc dạy khám phá là người học thực sự xây dựng kiến thức cho chính
họ. Bởi các hoạt động có tính xây dựng này, nên ta có thể cho rằng người học có
thể hiểu được phạm vi kiến thức ở mức độ cao hơn. [42]
Theo Borthick và Jones [42], trong DHKP, người tham gia học cách nhận
ra vấn đề, mơ tả vấn đề sẽ giống cái gì, tìm kiếm thông tin liên quan đến phát
triển chiến lược giải, thực hiện chiếc lược chọn lựa. Trong DHKP cộng tác,
những người tham gia sẽ giải các bài toán cùng với nhau.
Theo Judith Conway [42], DHKP là một cách tiếp cận có hướng dẫn
thông qua sự tương tác giữa sinh viên và môi trường học tập của sinh viên qua
việc khám phá và tiến hành với các đối tượng, tranh giành những câu hỏi và
tranh luận, cũng như thực hiện các TN cho mình.
Theo Bùi Văn Nghị [17], khám phá là quá trình hoạt động và tư duy, có
thể bao gồm quan sát, phân tích, nhận định, đánh giá, nêu giả thiết, suy luận …
nhằm đưa ra những khái niệm, phát hiện ra những tính chất, quy luật …, trong
các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ giữa chúng.
Luận án sử dụng định nghĩa DHKP của Van Joolingen [42]: DHKP là một
kiểu dạy học xây dựng kiến thức người học qua TN trong một phạm vi kiến thức
nào đó và rút ra các quy luật từ các kết quả của những TN này. Nền tảng căn
bản của việc dạy khám phá là người học thực sự xây dựng kiến thức cho chính
họ.
1.2.2. Các mức độ hoạt động khám phá
Khi xem xét hoạt động khám phá của HS, người ta chú trọng tới mức độ
chủ động, tính độc lập hoạt động của HS. Để phân biệt các mức độ của hoạt
động dạy học khám phá, ta có thể căn cứ vào mức độ can thiệp của GV vào quá

- 12 -


trình khám phá của HS. Như vậy, DHKP thường được chia ra làm ba dạng, ứng

với các mức độ khác nhau:
- Mức 1: DHKP có dẫn dắt (Guided discovery learning). Vấn đề và đáp án
được GV đưa ra, HS tìm cách lí giải.
- Mức 2: DHKP có sự hỗ trợ (Modified discovery learning). Vấn đề được
GV đưa ra, HS tìm đáp án trả lời.
- Mức 3: DHKP tự do (Free discovery learning). Vấn đề và đáp án do HS
tự khám phá. [7]
Chúng tôi đồng ý với tác giả Lê Võ Bình các mức độ khám phá được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Các dạng hoạt động khám phá
Dạng
1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nêu các hoạt động để HS Hoạt động theo hướng
thực hiện
dẫn của GV để đạt mục
đích

DHKP
Khám phá có
hướng dẫn tồn
phần

2

Đặt vấn đề, để ngỏ

phương pháp giải

Tự tìm lấy con đường
để giải

Khám phá có
hướng dẫn một
phần

3

Chọn tình huống xuất
phát hay chấp nhận sự
lựa chọn của HS

Xác định vấn đề trong
tình huống, tìm lời giải
theo con đường của
mình

Khám phá tự do

[1, tr. 36 – 37].
1.2.3. Quy trình, nguyên tắc và đặc điểm của dạy học khám phá
1.2.3.1. Quy trình dạy học khám phá
Qua tham khảo Roger Bybee và các cộng sự [57], tác giả luận án có chỉnh
sửa bổ sung đưa ra quy trình dạy học khám phá gồm 5 bước, gọi là quy trình 5E
(Engage: Tạo chú ý; Explore: Khảo sát; Explain: Giải thích; Elaborate: Phát
biểu; Evaluation: Đánh giá).
Bước 1. Tạo chú ý (Engage)

HS được tiếp xúc và giao nhiệm vụ. Lúc này, HS bắt đầu tạo mối liên hệ
giữa kinh nghiệm đã có và những kinh nghiệm hiện tại, đưa ra những kiến thức

- 13 -


cơ sở cho các hoạt động và kích thích sự tham gia vào các hoạt động này. Việc
đặt các câu hỏi, chỉ ra vấn đề, đưa ra sự kiện mới hoặc xây dựng các tình huống
có vấn đề là những cách tạo sự chú ý và hướng HS vào đúng nhiệm vụ trọng tâm.
Bước 2. Khảo sát (Explore)
HS sẽ hình thành vững chắc nền tảng kiến thức khi tự học một mình ở nhà.
Ở trên lớp, HS được tổ chức làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân và làm việc
chung cho cả lớp. Cách học này sẽ xây dựng được những kinh nghiệm chung và
điều đó giúp HS chia sẻ, giao lưu với nhau. GV lúc này hoạt động như một
người điều phối, điều khiển, cung cấp học liệu và gợi ý nội dung HS cần tập
trung tìm hiểu. Q trình tìm tịi khám phá của HS là định hướng cho GV đưa ra
các chỉ dẫn trong suốt quá trình dạy học.
Bước 3. Giải thích (Explain)
HS bắt đầu hình thành những hiểu biết khái qt thơng qua những gì mà
HS thu nhận được sau quá trình trao đổi và tương tác thông tin. Ngôn ngữ giúp
việc thể hiện những hiểu biết này sâu sắc và logic hơn. Ở đây, quá trình giao lưu,
giao tiếp, tương tác xuất hiện giữa GV- HS, HS-HS và HS với phương tiện dạy
học hoặc trong chính bản thân HS. Khi làm việc theo nhóm, HS giúp nhau cùng
hiểu vấn đề bằng cách kết nối các ý tưởng, những vấn đề đặt ra, các giả thuyết
và kết quả quan sát được. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, nó giúp HS phát
triển các ý tưởng, lập luận các giả định, xác lập giả thuyết, từ đó trình bày ý kiến
của bản thân. Thơng qua đó, GV định hướng và điều chỉnh câu trả lời của HS.
Sau khi giúp HS có những trải nghiệm về thực tế, GV phải đưa ra các thuật ngữ,
các khái niệm chính xác, ghi lại các hoạt động của HS. Qua đó, GV thấy được
biểu hiện sự tiến bộ của HS.

Bước 4. Phát biểu (Elaborate)
HS được mở rộng vốn khái niệm mà mình đã học, kết nối với những khái
niệm có liên quan và vận dụng những hiểu biết của mình vào thế giới xung
quanh, mơ hình hóa các bài tốn thực tế nếu được. Ví dụ, khi học bài toán trong
mục phép đối xứng trục: “Cho hai điểm A và B nằm về một phía của đường
thẳng d . Hãy xác định điểm M trên d sao cho AM  MB bé nhất”, GV đưa ra
một số bài toán thực tế gắn bài toán trên như sau:

- 14 -


1. Một người đi từ nhà ra bờ một con sông thẳng để múc một xô nước rồi
mang về kho ở cùng một bên bờ sơng của ngơi nhà đó. Tìm một điểm trên bờ
sơng để khoảng cách người đó phải đi là ngắn nhất.
2. Có hai địa điểm A và B nằm về cùng một phía đối với một con đường
xe lửa đi qua hai địa điểm này. Người ta muốn xây dựng một nhà ga sao cho
tổng khoảng cách từ địa điểm A đến nhà ga và từ nhà ga đến địa điểm B là ngắn
nhất.
Bước 5. Đánh giá (Evaluation)
Đánh giá là giai đoạn cuối cùng của quy trình 5E. GV xác định những
kiến thức và khái niệm mà HS đã đạt được. Kiểm tra và đánh giá có thể tiến
hành tại mọi thời điểm trong q trình học tập. Một số cơng cụ hỗ trợ q trình
chẩn đoán này như bài kiểm tra, phỏng vấn, tự luận về các vấn đề, tình huống cụ
thể gắn với mục đích đánh giá. Những kết quả của q trình đánh giá sẽ là gợi ý
để GV tiếp tục điều chỉnh việc dạy, tổ chức hướng dẫn HS, lên kế hoạch cho
những bài học tiếp theo.
1.2.3.2. Các nguyên tắc của dạy học khám phá
Theo Jerome Bruner [43], dạy học khám phá gồm 5 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Giải quyết vấn đề
GV hướng dẫn và động viên HS tìm kiếm lời giải, giải quyết vấn đề bằng

cách kết hợp những thơng tin mới tìm ra được, thơng tin đã có với việc đơn giản
hóa kiến thức. Cách làm này giúp HS có động lực mạnh mẽ sau khi học, nó
đóng vai trò chủ động và tạo ra sự ứng dụng rộng rãi các kĩ năng qua các hoạt
động giải quyết vấn đề và tìm kiếm chân lí.
Ngun tắc thứ thứ hai: Quản lí học sinh
GV nên cho HS làm việc một mình, làm việc với người khác và học tập
theo tốc độ của riêng HS. Sự linh hoạt này làm cho việc học khác biệt với các
bài học, các hoạt động thụ động, giúp HS giảm những căng thẳng không cần
thiết, và làm cho HS thấy họ có nhu cầu học.
Nguyên tắc thứ ba: Kết nối
GV nên dạy cho HS cách kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới, và
khuyến khích HS kết nối với đời sống thực tế. Nhiều kết quả bắt nguồn từ việc

- 15 -


tìm ra thơng tin mới, GV nên khuyến khích HS mở rộng những gì họ biết và
phát minh ra một cái gì đó mới.
Ngun tắc thứ tư: Phân tích thơng tin và giải thích
Dạy học khám phá là định hướng tiến trình chứ khơng phải định hướng
nội dung, nó dựa trên giả định việc học không phải là một tập hợp đơn thuần các
sự kiện. Trên thực tế, HS phải hoạt động tìm tịi, phát hiện, phân tích, lập luận
và giải thích các thơng tin có được, chứ khơng phải học thuộc lòng các câu trả
lời đúng.
Nguyên tắc thứ năm: Thất bại và phản hồi
Việc học không chỉ xảy ra khi chúng ta tìm thấy những câu trả lời đúng
mà cịn thơng qua những sai lầm. HS thơng qua những sai lầm sẽ có điều chỉnh
để việc học trở nên tốt hơn. Những phản hồi kịp thời của GV sẽ giúp HS tự tin,
nắm vững kiến thức và hoàn thiện mình.
1.2.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học khám phá

Dạy học khám phá [48] có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm:
- DHKP làm cho HS tích cực trong tiến trình học tập, khi tham gia học tập
thì HS chú ý hơn.
- DHKP thúc đẩy tính tị mò.
- DHKP thúc đẩy sự phát triển các kĩ năng học tập cao về đời sống xã hội.
- DHKP cho phép cá nhân hóa kinh nghiệm học tập.
- DHKP có tính khuyến khích cao vì nó cho phép các cá nhân có cơ hội
trải nghiệm và khám phá điều gì đó cho chính bản thân.
- DHKP xây dựng trước tiên trên nền tảng kiến thức và sự hiểu biết của
HS.
- Hoạt động DHKP tập trung sự chú ý của HS vào những ý tưởng hay các
kĩ thuật quan trọng.
- DHKP buộc HS phải luôn phản hồi và những kết quả phản hồi này trong
tiến trình xử lí thơng tin sẽ trở nên sâu sắc hơn nhiều so với việc ghi nhớ đơn
thuần.
- DHKP cung cấp cho HS cơ hội nhận được phản hồi nhanh về hiểu biết
của HS.

- 16 -


×