Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý tài chính ở Ban tôn giáo Chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 185 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU NHƯỜNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU NHƯỜNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Chuyên ngành

: Qu n lý kinh t

Mã số

: 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Thắng


HÀ NỘI - 2015


L I CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực có
nguồn gốc rõ ràng và ñược trích dẫn ñầy ñủ theo quy
ñịnh. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác gi

Nguyễn Hữu Nhường


M CL C
Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

7

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan ñến vấn ñề quản lý tài chính

1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan ñến tôn giáo ở

7
19

Việt Nam
1.3. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu liên quan ñến ñề tài luận

25

án và vấn ñề ñặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ

35

QUAN NHÀ NƯỚC CÓ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP

2.1. Khái quát về tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt ñộng sự nghiệp
2.2. Quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt ñộng sự nghiệp

35
47

Chương 3: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở

68

BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

3.1. Khái quát về quá trình phát triển, tổ chức bộ máy và ñặc ñiểm của

Ban Tôn giáo Chính phủ

68

3.2. Thực trạng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

75

3.3. Đánh giá chung về quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

100
123

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính ở

123

Ban Tôn giáo Chính phủ
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

135

KẾT LUẬN

152

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

155

PHỤ LỤC


DANH M C CÁC CH

VI T TẮT

CQNN

:

Cơ quan nhà nước

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

QLNN

:


Quản lý nhà nước

TW

:

Trung ương

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH M C CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình thu tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ giai

76

ñoạn 2008-2013
Bảng 3.2: Tình hình chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ giai


79

ñoạn 2008-2013
Bảng 3.3: Cơ sở tính chi quản lý nhà nước giai ñoạn 2008-2013

81

Bảng 3.4: Nội dung lập dự toán ngân sách của Ban Tôn giáo Chính

83

phủ giai ñoạn 2008 - 2014
Bảng 3.5: Phân bổ dự toán chi thường xuyên của Ban Tôn giáo Chính

86

phủ giai ñoạn 2008 - 2014
Bảng 3.6. Phân bổ dự toán cho mục tiêu chi ñầu tư phát triển của Ban

87

Tôn giáo Chính phủ giai ñoạn 2008 - 2014
Bảng 3.7: Nội dung chấp hành dự toán ngân sách của Ban Tôn giáo

88

Chính phủ giai ñoạn 2008 - 2014
Bảng 3.8: Quyết toán chi ngân sách của Ban Tôn giáo Chính phủ giai


90

ñoạn 2008 - 2011
Bảng 3.9: Tổng hợp nguồn thu từ hoạt ñộng sự nghiệp ở Ban Tôn

93

giáo Chính phủ giai ñoạn 2008-2013
Bảng 3.10: Tổng hợp nguồn chi từ hoạt ñộng sự nghiệp

95

Bảng 3.11: Cán bộ phụ trách tài chính của các ñơn vị sự nghiệp ở

99

Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2013


DANH M C CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Sơ ñồ các ñơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ

70

Hình 3.2: Đánh giá nguồn tài chính cho hoạt ñộng của các ñơn vị

78


trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ
Hình 3.3: Tình hình thu - chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ

80

giai ñoạn 2008-2013
Hình 3.4: Tổng hợp dự toán chi NSNN của Ban Tôn giáo Chính phủ

82

giai ñoạn 2008 - 2014
Hình 3.5: Sơ ñồ bộ máy quản lý tài chính của Phòng Tài chính - Kế

98

toán Ban Tôn giáo Chính phủ
Hình 3.6: Đánh giá hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi NSNN

110

của Ban Tôn giáo Chính phủ
Hình 3.7: Nhận xét về ñịnh mức chi hỗ trợ các tôn giáo

117


1
MỞ ĐẦU

1. Tính c p thi t c a


tài

Quản lý tài chính nhà nước là quá trình tác ñộng của nhà nước ñến các
nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước một
cách hiệu quả nhất. Việc quản lý sử dụng nguồn tài chính tại các cơ quan
hành chính, sự nghiệp Nhà nước liên quan trực tiếp ñến hiệu quả của tài chính
nhà nước, do ñó ñòi hỏi phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra, nhằm tạo ñộng
lực khuyến khích các cơ quan hành chính, sự nghiệp tích cực, chủ ñộng tự
xác ñịnh số biên chế cần có, sắp xếp, tổ chức và phân công lao ñộng hợp lý,
nâng cao chất lượng công việc, sử dụng kinh phí với hiệu quả cao, hạn chế
những ñòi hỏi về tăng biên chế và chi phí hành chính. Thông qua ñó, làm cho
bộ máy hành chính nhà nước hoạt ñộng có hiệu lực và hiệu quả, ñáp ứng nhu
cầu và ñòi hỏi ngày càng cao của các tổ chức và công dân.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Luật NSNN năm 2002 và Nghị ñịnh
60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp
luật khác, các hoạt ñộng quản lý tài chính ở CQNN ñược ñổi mới căn bản; cơ
chế phân cấp quản lý NSNN từng bước ñược thực hiện theo nguyên tắc bảo
ñảm tính thống nhất của Nhà nước XHCN, tập trung cho ngân sách trung ương
sức mạnh tài chính phù hợp, vừa bảo ñảm tính ñộc lập, tự chủ và quyền hạn
của chính quyền ñịa phương. Nhờ ñó, nguồn lực tài chính của Nhà nước ñược
sử dụng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của các cơ quan QLNN.
Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam là một cơ quan thuộc Bộ Nội vụ,
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn QLNN về lĩnh vực tôn giáo trong
phạm vi cả nước; QLNN ñối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo
theo quy ñịnh của pháp luật tại Nghị ñịnh 91/2003/NĐ-CP, ngày 13/8/2003.
Hoạt ñộng của Ban Tôn giáo Chính phủ vừa thực hiện chức năng QLNN về
tôn giáo, vừa tham mưu ñề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính



2
sách về tôn giáo, hướng dẫn cho chức sắc, chức việc, tín ñồ các tôn giáo hoạt
ñộng theo ñúng pháp luật. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ công về tôn giáo
như xuất bản các ấn phẩm, tài liệu tôn giáo; ñào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ
tôn giáo cho các cán bộ làm công tác tôn giáo, phổ biến hướng dẫn chức sắc,
chức việc, tín ñồ tôn giáo hoạt ñộng theo ñúng pháp luật; các hoạt ñộng thông
tin truyền thông... Để ñáp ứng hoạt ñộng của ñơn vị, hàng năm, Ban Tôn giáo
Chính phủ ñược dự toán nguồn tài chính trên dưới 100 tỷ ñồng, ñòi hỏi quản
lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ phải luôn ñược chú trọng. Thực hiện
Luật NSNN 2002, các hoạt ñộng tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ ñã từng
bước ñược ñổi mới căn bản. Các nguồn lực tài chính của Nhà nước ñược sử
dụng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về tôn giáo cho các
tổ chức, chức sắc, tín ñồ của các tôn giáo ñang hoạt ñộng trên phạm vi cả
nước. Tuy nhiên, các hoạt ñộng tôn giáo rất phức tạp, ña dạng, trong khi
nguồn lực tài chính có hạn nên công tác tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ
chưa thực sự ñáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ ñề ra. Tình hình tôn giáo phức
tạp, sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù ñịch nhằm gây mất ổn ñịnh trật tự
an toàn xã hội khiến cho nguồn ngân sách dành cho công tác tôn giáo dù có
tăng lên hàng năm, song vẫn không ñáp ứng ñược nhu cầu thực tế của công
tác tôn giáo, ñặc biệt ñối với các ñiểm nóng về tôn giáo. Đặc trưng nguồn
kinh phí duy trì hoạt ñộng của Ban Tôn giáo Chính phủ có rất nhiều các
khoản chi ñặc thù như hỗ trợ ñối với các chức sắc, chức việc các tôn giáo hay
chi hỗ trợ cho các hoạt ñộng tôn giáo ñòi hỏi một nguồn kinh phí tương ñối
lớn, trong thời gian dài nên việc cân ñối thu - chi từ ngân sách ñối với các
hoạt ñộng của Ban Tôn giáo Chính phủ là rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng
rất lớn ñến tình hình quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ nói riêng
và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Ban nói chung.
Vì vậy, nghiên cứu về quản lý tài chính ở một CQNN như Ban Tôn
giáo Chính phủ ñòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện về vấn ñề tài chính và quản



3
lý tài chính ở CQNN nói chung và ở Ban Tôn giáo Chính phủ nói riêng, ñồng
thời phải xem xét tới lĩnh vực hoạt ñộng có tính ñặc thù của cơ quan ñó mà cụ
thể ở ñây là lĩnh vực tôn giáo. Từ thực tế ñó, việc nghiên cứu làm rõ ñặc thù
của hoạt ñộng quản lý tài chính nhà nước tại Ban Tôn giáo Chính phủ, phân
tích thực trạng và ñề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao
chất lượng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ là một nhiệm vụ quan
trọng, bức thiết. Đó là lý do của việc lựa chọn vấn ñề: Quản lý tài chính ở
Ban Tôn giáo Chính phủ làm ñề tài nghiên cứu tiến sỹ kinh tế.
2. M c ñích và nhi m vụ nghiên cứu ñề tài
Mục ñích nghiên cứu ñề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn ñề lý luận,
ñánh giá thực trạng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ ñể tìm giải
pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ trong ñiều kiện
hiện nay.
Để ñạt ñược mục ñích trên, nhiệm vụ nghiên cứu ñặt ra là:
- Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các
CQNN có tính ñặc thù như Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ và
ñánh giá những ưu ñiểm và nhược ñiểm, chỉ ra nguyên nhân và các vấn ñề
cần tập trung giải quyết ñể nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Ban Tôn
giáo Chính phủ.
- Đề xuất các quan ñiểm, giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính
tại Ban Tôn giáo Chính phủ ñến năm 2020, tầm nhìn 2030 phù hợp với tình
hình và nhiệm vụ mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
i tượng nghiên cứu ñề tài là quản lý tài chính ở một cơ quan ñặc thù
là Ban Tôn giáo Chính phủ, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà
nước, vừa có hoạt ñộng sự nghiệp trong lĩnh vực tôn giáo rất nhạy cảm và
phức tạp.



4
Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu ñề tài tập trung làm rõ thực trạng
quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ trong giai ñoạn 2008-2014. Các
hoạt ñộng tài chính cần quản lý ở ñây bao gồm tài chính của toàn Ban và tài
chính của bộ phận trực thuộc với các nội dung quản lý tài chính từ NSNN và
từ hoạt ñộng sự nghiệp. Nguồn tài chính ñược nghiên cứu trong luận án là
nguồn tiền từ NSNN và các khoản thu - chi sự nghiệp của công tác Tôn giáo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu ñề tài dựa trên phương pháp luận
nghiên cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ñể phân tích,
ñánh giá vấn ñề.
Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
luận án là kết hợp: diễn giải, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, thống kê,... ñể
nghiên cứu. Những phương pháp cụ thể này ñược áp dụng phù hợp theo mục
ñích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. Cụ thể:
Chương 1, chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, ñánh
giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên
quan ñến ñề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả ñạt ñược, vấn
ñề ñang nghiên cứu và vấn ñề chưa ñược nghiên cứu.
Chương 2, sử dụng phương pháp diễn giải - quy nạp, hệ thống hoá ñể tìm
hiểu về các nội dung của quản lý tài chính nhà nước; vị trí, vai trò, ñặc ñiểm, các
nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả quản lý tài chính nhà nước; làm rõ tính ñặc thù
của công tác tôn giáo và hoạt ñộng QLNN của Ban Tôn giáo Chính phủ tác ñộng
trực tiếp ñến nội dung tài chính và quản lý tài chính của Ban.
Chương 3, tiếp cận phương pháp duy vật lịch sử, logic quá trình quản
lý tài chính nhà nước trong các cơ quan QLNN. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành quản lý kinh tế là phương pháp xã hội học, phương
pháp toán học, phương pháp kinh tế, ñể phân tích ñối tượng nghiên cứu là

hoạt ñộng quản lý tài chính nhà nước ñể từ ñó làm sáng tỏ kết quả ñạt ñược,


5
những mâu thuẫn, vấn ñề nảy sinh trong hoạt ñộng quản lý tài chính nhà nước
tại Ban Tôn giáo Chính phủ. Các phương pháp: phân tích tổng hợp, ñối chiếu,
so sánh, ñiều tra xã hội học cũng ñược sử dụng ñể hoàn thành nhiệm vụ của
chương này. Đồng thời, sử dụng sơ ñồ, biểu ñồ, ñồ thị ñể minh hoạ kết quả
nghiên cứu.
Chương 4, sử dụng phương pháp hệ thống hoá và quy nạp, ñồng thời
phân tích tổng hợp ñể chỉ ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt ñộng
quản lý tài chính nhà nước tại Ban Tôn giáo Chính phủ phù hợp với những vấn
ñề ñặt ra ở chương 3 ñể giải pháp có tính khả thi và ñúng hướng ñáp ứng yêu
cầu ñổi mới hoạt ñộng quản lý tài chính nhà nước theo Luật Ngân sách 2002 và
Dự thảo Luật NSNN 2015.
5. Đóng góp mới v khoa học của lu n án
- Góp phần làm rõ nội dung quản lý tài chính ở ñơn vị ñặc thù là Ban
Tôn giáo Chính phủ, vừa thực hiện chức năng QLNN về tôn giáo, vừa tham
mưu ñề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách về tôn giáo,
ñồng thời, cung cấp các dịch vụ công về tôn giáo. Nêu bật những ñặc ñiểm và
các nhân tố tác ñộng ñến hoạt ñộng quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính
phủ, ñặc biệt là các nhân tố về con người, cơ chế, chính sách ñối với hoạt
ñộng quản lý tài chính. Và sự cần thiết hoàn thiện hoạt ñộng quản lý tài chính
tại Ban Tôn giáo Chính phủ theo các yêu cầu của Luật NSNN 2002 và Luật
NSNN 2015.
- Phân tích, ñánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính
phủ ở cả hai mặt quản lý tài chính từ NSNN và quản lý tài chính các hoạt ñộng
sự nghiệp có thu. Chỉ ra những mặt mạnh, ñiểm hạn chế trong công tác quản lý
tài chính một cách khách quan, khoa học làm tiền ñề xây dựng giải pháp một
cách hợp lý, hiệu quả ñối với công tác quản lý tài chính của Ban.

- Đề xuất những quan ñiểm về quản lý tài chính ñối với công tác tôn
giáo trong ngắn hạn và dài hạn ñể nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại


6
Ban Tôn giáo Chính phủ nhằm ñáp ứng những yêu cầu mới về quản lý tài
chính trong CQNN.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Lời mở ñầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước
có hoạt ñộng sự nghiệp
Chương 3: Thực trạng tài chính và quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo
Chính phủ
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở
Ban Tôn giáo Chính phủ


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính công
Với quy mô mỗi ngày một lớn hơn trong các quan hệ kinh tế - tài chính,
tài chính công luôn chiếm vị trí ñáng kể ở nước ta cũng như hầu hết các nước
trên thế giới. Thông qua các chính sách, cơ chế cụ thể, vai trò của tài chính
công luôn chiếm vị trí quan trọng và ñược thể hiện chủ yếu qua 3 ñiểm chính

là: duy trì sự tồn tại và hoạt ñộng của bộ máy nhà nước và các cấp chính
quyền ñịa phương các cấp, bảo ñảm an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã
hội; là công cụ ñể nhà nước tác ñộng vĩ mô (và vi mô) vào ñời sống kinh tế xã hội, bảo ñảm công bằng và phù hợp với các quy luật khách quan; là công
cụ ñể nhà nước thực hiện việc ñiều tiết, kiềm chế và bổ trợ cho thị trường,
khắc phục các khuyết tật của thị trường, duy trì sự bình ñẳng trong xã hội, bảo
vệ môi trường, tạo cơ sở cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Để thực hiện
vai trò của mình, vấn ñề lớn nhất của tài chính công là cách thức quản lý của
nhà nước nhằm ñạt mục tiêu nhất ñịnh. Các công trình nghiên cứu ñã ñánh giá
cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam, cũng như những bài học kinh
nghiệm về quản lý tài chính công phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội
của một số quốc gia có nền tài chính phát triển.
Tác giả Nguyễn Công Nghiệp trong Đánh giá cải cách hành chính nhà
nước trong lĩnh vực quản lý tài chính công từ năm 992 ñến năm 2000 [76]
ñã phân tích cụ thể về hệ thống tài chính công trong nền kinh tế thị trường và
những ñặc trưng chủ yếu của tài chính công ở Việt Nam; cải cách NSNN và
mối quan hệ với cải cách hành chính; thực trạng cải cách ngân sách ở Việt
Nam; kiểm toán ngân sách - công cụ ñể tăng cường kỷ luật và nâng cao hiệu
quả sử dụng ngân sách.


8
Kết quả của quá trình cải cách tài chính công giai ñoạn 1992-2000 ñã
xác ñịnh rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá
nhân trong trong lĩnh vực ngân sách, tài chính công; tổ chức lại hệ thống ngân
sách bao gồm 4 cấp tương ứng với 4 cấp chính quyền; ñơn giản hoá, giảm thủ
tục và tránh lãng phí trong quản lý thu, chi NSNN; xây dựng và ñưa vào hoạt
ñộng hệ thống cơ quan kiểm toán với vai trò của cơ quan kiểm tra, kiểm soát
tài chính công. Tác giả, bên cạnh ñó, cũng chỉ ra những vấn ñề lớn còn tồn tại
trong quá trình cải cách tài chính công. Thời gian qua chưa xác ñịnh rõ cải
cách tài chính công là một nội dung của cải cách hành chính Nhà nước phải

ñược tiến hành ñồng bộ với cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy và xây
dựng, kiện toàn ñội ngũ cán bộ,công chức. Thẩm quyền quyết ñịnh về ngân
sách của Hội ñồng nhân dân các cấp về cơ bản vẫn là hình thức. Tính chủ
ñộng của cơ quan hành chính từ các Bộ, ngành ñến Uỷ ban nhân dân các cấp
trong sử dụng các nguồn lực tài chính công chưa ñược nâng cao, vẫn phụ
thuộc nhiều vào quyền quyết ñịnh của các cơ quan kế hoạch và tài chính ở
Trung ương và ñịa phương. Chưa ban hành ñủ và ñồng bộ các chế ñộ, chính
sách, ñịnh mức chi tiêu, do ñó vẫn còn nhiều trở ngại cho các cơ quan hành
chính trong tổ chức thực hiện ngân sách phục vụ cho các nhiệm vụ ñược giao
của mình. Chưa tạo lập ñược sự ñồng bộ giữa 3 yếu tố là tổ chức bộ máy, tiền
lương và ngân sách. Chậm nghiên cứu ñể ban hành các cơ chế, chính sách tài
chính hỗ trợ cho quá trình thực hiện cải cách hành chính, ví dụ như chính sách
khoán biên chế và kinh phí hành chính, cơ chế tài chính cho hoạt ñộng của tổ
chức sự nghiệp có thu. Trách nhiệm của cơ quan kiểm toán không ñược phân
biệt rõ ràng với các cơ quan kiểm tra khác, dẫn tới sự chồng chéo chức năng
hoạt ñộng, gây phiền hà cho các ñơn vị bị kiểm tra.
Nguyễn Ngọc Hiến trong Quản lí tài chính công ở Việt

am [53] ñã

tập trung nghiên cứu các lý luận cơ bản về tài chính công và vai trò, chức
năng tài chính công, ñồng thời phân tích thực trạng quản lý tài chính công ở


9
nước ta bao gồm hoạt ñộng ñánh thuế, chi tiêu NSNN trong ñiều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường theo ñịnh hướng XHCN ở Việt Nam.
Phân tích thực trạng quản lý tài chính công ở Việt Nam những năm ñầu thế
kỉ XXI và ñề xuất các giải pháp ñể tăng cường quản lý tài chính công trong
giai ñoạn tiếp theo.

Trần Trí Trinh trong luận án tiến sĩ: Các giải pháp cải cách quản lý tài
chính công nhằm thúc ñẩy cải cách hành chính nhà nước ở Việt am [85] ñã
hệ thống hoá và làm rõ một số vấn ñề cơ bản về cải cách quản lý tài chính
công trong mối quan hệ gắn bó với cải cách hành chính nhà nước, ñặc biệt là
các nội dung, nguyên tắc, yêu cầu của quản lý tài chính công, cũng như vai
trò, mối quan hệ và tác ñộng của cải cách quản lý tài chính công ñối với cải
cách hành chính nhà nước.
Từ phân tích quản lý tài chính công là quá trình tác ñộng, ñiều chỉnh
của nhà nước ñến tài chính công nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước một cách có hiệu quả nhất - tác giả luận án ñã
ñưa ra 3 nguyên tắc quản lý tài chính công: kỷ luật tài chính, ñảm bảo hiệu
quả phân bổ nguồn lực và ñảm bảo hiệu quả hoạt ñộng với các yêu cầu về tính
trách nhiệm, tính tiên liệu, tính linh hoạt và sự tham gia của xã hội ñể phân
tích các hoạt ñộng của cải cách quản lý tài chính công ñến cải cách hành
chính nhà nước.
Tác giả luận án nêu lên ñược một cách tổng quát và phân tích, ñánh giá
khá xác ñáng, trung thực, khách quan tình hình thực hiện cải cách quản lý tài
chính công những năm gần ñây ở nước ta. Qua ñánh giá thực trạng, tác giả
luận án ñã chỉ rõ ñược các thành tựu, các mặt hạn chế, vướng mắc và nguyên
nhân của chúng. Một số vấn ñề quan trọng ñặt ra từ thực trạng cải cách quản
lý tài chính công cần giải quyết trong thời gian tới ñã ñược luận án ñề cập tới
như các nội dung có liên quan ñến chính sách tiền lương, cơ chế tự chủ tài
chính, tự chịu trách nhiệm ñối với các ñơn vị sự nghiệp, thực hiện xã hội hoá
dịch vụ công và phân cấp quản lý tài chính.


10
Bài viết của Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim
Brumby


ột khuôn kh chu n cho ñánh giá quản trị ñầu tư công [97] ñã

cung cấp một cách tiếp cận thực dụng và khách quan quá trình chẩn ñoán ñể
ñánh giá hệ thống quản lý ñầu tư công cho các chính phủ. Từ những yếu kém
trong quản lý ñầu tư công có thể phủ nhận lập luận cốt lõi là mở rộng không
gian tài khoá bổ sung cho ñầu tư công có thể nâng cao triển vọng kinh tế
trong tương lai, vì vậy, các quy trình phối hợp lựa chọn và quản lý ñầu tư
công là rất quan trọng. Bài viết ñã chỉ ra 8 ñặc trưng cơ bản của một hệ thống
ñầu tư công tốt: (1) hướng dẫn ñầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ; (2)
thẩm ñịnh dự án chính thức; (3) ñánh giá ñộc lập thẩm ñịnh; (4) lựa chọn và
ngân sách của dự án; (5) thực hiện dự án; (6) ñiều chỉnh dự án; (7) hoạt ñộng
cơ sở; và (8) ñánh giá dự án. Các tác giả nhấn mạnh vai trò của các quá trình
lập và ñiều hành ngân sách (liên kết ở giai ñoạn thích hợp ñể mở rộng nguồn
lực ngân sách) có khả năng mang lại hiệu quả lớn nhất cho các quyết ñịnh ñầu
tư công, là giải pháp cơ bản nhằm cải cách những thiếu sót trong chi tiêu ñầu
tư công, hướng tới hoàn thiện quản lý chi ñầu tư từ NSNN.
Wolfgang Streeck và Daniel Mertens trong Thắt chặt tài chính và ñầu
tư công: Có cần thiết phải ñối lập? [108] ñã ñề cập ñến cơ cấu chi ñầu tư
công trong ñiều kiện ngân sách hạn chế, thông qua khảo sát thực tế ñầu tư
công của ba nước: Mỹ, Đức và Thuỵ Điển từ năm 1981 ñến năm 2007. Chi
ñầu tư công của các quốc gia này xu hướng tăng cao trong cả giai ñoạn 19812007 và chủ yếu tăng ñầu tư về giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho
gia ñình, chính sách thị trường lao ñộng. Các tác giả ñánh giá năng lực của
Chính phủ trong ñiều kiện thắt lưng buộc bụng tài chính ñể chuyển các nguồn
lực tài chính vốn ñã hạn hẹp sang tài trợ cho cho các chương trình ñịnh hướng
tương lai nhằm thực hiện mục tiêu xã hội công bằng và hiệu quả hơn. Những
dữ liệu tại Đức, Thuỵ Điển và Mỹ trong những năm 1981-2007 là cơ sở ñể ñể
khám phá những ñộng lực cho chính sách chi tiêu với sự kỳ vọng rằng những


11

nỗ lực củng cố mục tiêu công bằng và hiệu quả hơn sẽ ñược thực hiện trong
thập kỷ tới.
Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc trong
triển 20 2 của
chính của

àn Quốc:

ô ñun kinh nghiệm phát

inh nghiệm về quản lý hệ thống thông tin tài

àn Quốc - cấu trúc, vận hành và kết quả [103] cho rằng: tiết

kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý, sử dụng
kinh phí NSNN (NSNN) của nhiều nước trên thế giới. Tại Hàn Quốc, từ năm
1961, Luật Quản lý tài chính ñã có những quy ñịnh ñể ñiều chỉnh vấn ñề này.
Đến nay, Luật Quản lý tài chính của Hàn Quốc ñã ñược sửa ñổi, bổ sung 25
lần nhằm cụ thể hoá hơn các quy ñịnh, ñảm bảo tỉnh công khai, minh bạch,
ñồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan
chức năng ñể nâng cao hiệu quả thực thi Luật.
Các văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính
Hàn Quốc ñã ñưa ra các quy ñịnh cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân
bổ ngân sách ñảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo ñó, việc bố trí ngân
sách cho hoạt ñộng của các CQNN phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của
từng cơ quan, ñơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm ñược xác ñịnh
là khâu quan trọng. Các cơ quan, ñơn vị phải căn cứ vào hệ thống ñịnh mức
chi tiêu quy ñịnh tại Luật Quản lý ngân sách và Các khoản trợ cấp, ñồng thời
ñược Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự toán cho cơ quan,
ñơn vị mình. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng các cơ quan,

ñơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình ñể làm rõ từng nội
dung, ñồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự
toán bảo ñảm tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ
quan, ñơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về
kinh tế - xã hội và những tác ñộng ảnh hưởng ñến các vấn ñề khác có liên
quan ñể có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện ñược chú


12
trọng ñến công tác giải ngân ñể ñảm bảo theo ñúng kế hoạch, hàng năm có
ñánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu ñã ñề ra. Trường
hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không ñạt ñược mục tiêu sẽ bị cắt giảm kinh
phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Theo kinh
nghiệm của Hàn Quốc thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình,
dự án như trên sẽ hạn chế ñược tình trạng lãng phí NSNN. Ngoài ra, trong tổ
chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người ñứng ñầu cơ quan,
ñơn vị ñồng thời có chế tài xử lý triệt ñể các hành vi vi phạm trong thực hiện
quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho
việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.
Ngoài ra, còn khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài luận
án như: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử ụng ngu n tài chính công trong các
cơ quan hành chính nhà nước [1]; Quản lý tài chính công: lý lu n và thực ti n
[57]; Quản lý tài chính công: những v n ñề lý luận và thực tiễn [59]. Nhiều
cuốn sách nghiên cứu về cải cách quản lý tài chính công trong cải cách hành
chính nhà nước như: Cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương trong công
cuộc ñổi mới hiện nay ở nước ta [51]; Cải cách hành chính nhà nước thực
trạng, nguyên nhân giải pháp [77]; Các giải pháp thúc ñẩy cải cách hành
chính ở Việt am [53];… Một số nghiên cứu cải cách quản lý tài chính công
có thể tìm thấy trong các tài liệu tham khảo nước ngoài như: Báo cáo phát

triển Việt

am 2004: Quản lý và ñiều hành [60]; Việt am quản lý chi tiêu

công ñể tăng trưởng và giảm nghèo [49].
1.1.2. Nh ng công trình nghiên c u về quản lý ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là xương sống của tài chính nhà nước và là nguồn
lực quan trọng cho ñầu tư phát triển, ñảm bảo quốc phòng an ninh và duy trì
hoạt ñộng của bộ máy hành chính nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả quản trị
ñiều hành ngân sách trung ương và ñịa phương luôn là vấn ñề ñược các nhà
nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu về NSNN ñược nêu ñều


13
khẳng ñịnh vai trò quan trọng của công tác ñiều hành ngân sách với việc thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của trung ương và ñịa phương, song những
bất cập của quản lý, ñiều hành NSNN vẫn tồn tại, ñặc biệt là những bất cập về
cơ chế, chính sách.
Tô Thiện Hiền trong âng cao hiệu quả quản lý
giai ñoạn 20

20

tỉnh An Giang

và tầm nhìn ñến 2020 [55] cho rằng quản lý NSNN gắn

liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước
trong từng thời kỳ. Việc khai thác, huy ñộng nguồn thu vào NSNN và sử dụng
vốn NSNN, chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không

thể tách rời của vấn ñề phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Luận án góp
phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản
lý NSNN và các hình thức quản lý ngân sách tỉnh An Giang. Đồng thời, trên cơ
sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới và một số tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long, tác giả
luận án nêu ra mục tiêu và quan ñiểm về vấn ñề quản lý thu - chi ngân sách ở
An Giang, và cơ sở cơ bản ñể ñề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, góp phần ñẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội của ñịa phương một cách vững chắc.
Trịnh Thị Thuý Hồng trong Quản lý chi ngân sách nhà nước trong ñầu
tư xây ựng cơ bản trên ñịa bàn tỉnh Bình Định [61] ñã làm rõ vai trò của
quản lý chi NSNN trong ñầu tư xây dựng cơ bản và ñưa ra các chỉ tiêu ñánh
giá quản lý chi NSNN trong ñầu tư xây dựng cơ bản: kết quả chi, hiệu quả chi
NSNN; khảo sát chu trình quản lý chi NSNN trong ñầu tư xây dựng cơ bản từ
khâu lập kế hoạch, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán cho ñến khâu
kiểm tra, thanh tra, ñánh giá chương trình. Các phân tích về thực trạng quản lý
chi NSNN trong ñầu tư xây dựng cơ bản trên ñịa bàn tỉnh Bình Định cho thấy
ñược ñiểm mạnh nhất, yếu nhất trong từng khâu của chu trình quản lý chi
NSNN trong ñầu tư xây dựng cơ bản trên ñịa bàn tỉnh, các nguyên nhân dẫn


14
ñến hạn chế trong quản chi NSNN trong ñầu tư xây dựng cơ bản. Từ ñó, tác
giả ñề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong ñầu tư
xây dựng cơ bản trên ñịa bàn tỉnh Bình Định.
Nguyễn Quang Hưng với công trình Đổi mới kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên của chính quyền ñịa phương các cấp qua ho bạc Nhà nước
[67] ñã hệ thống hoá và phân tích rõ những vấn ñề lý luận cơ bản về chi ngân
sách thường xuyên, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc nhà
nước. Tổng kết kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Cộng

hoà Pháp, Canada, Singapore, Malaysia, Cộng hoà liên bang Đức và kinh
nghiệm về các phương pháp tổ chức thực hiện các sáng kiến cải cách ngân
sách ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), từ
ñó rút ra 5 bài học kinh nghiệm có thể nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam. Tác
giả phân tích thực trạng chi và kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua
Kho bạc Nhà nước của chính quyền ñịa phương các cấp tại Việt Nam, rút ra
các kết luận về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nêu trên.
Đồng thời, ñề xuất các quan ñiểm, ñịnh hướng và sáu nhóm giải pháp với các
ñiều kiện thực hiện giải pháp nhằm ñổi mới kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên của chính quyền ñịa phương các cấp qua Kho bạc nhà nước tại Việt
Nam. Hệ thống các nhóm giải pháp ñề xuất bao gồm: ñổi mới tổ chức kiểm
soát chi ngân sách thường xuyên trong hệ thống Kho bạc nhà nước; ñổi mới
quy trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền
ñịa phương các cấp qua Kho bạc nhà nước; hoàn thiện hệ thống công cụ sử
dụng trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền ñịa
phương các cấp qua Kho bạc nhà nước; ñổi mới công tác tổ chức thực hiện
các cơ chế, chính sách kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc
nhà nước; nâng cao trình ñộ, năng lực của cán bộ, công chức kiểm soát chi
ngân sách thường xuyên; người thực hiện ngân sách thường xuyên; kiểm soát
chi ngân sách thường xuyên theo phương thức quản lý ngân sách chương
trình, ngân sách dự án, trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn.


15
Tài liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á: Tài chính công và cải cách
quản lý tài chính ở Trung Qu c: Quản lý ñặc thù với ho bạc và thị trường
trái phiếu [74] ñã nêu rõ, tại Trung Quốc, tất cả các dự án ñầu tư công ñều
phải nằm trong quy hoạch ñã ñược duyệt mới ñược chuẩn bị ñầu tư. Trung
Quốc có Luật riêng về Quy hoạch. Uỷ ban Phát triển và Cải cách nhà nước
Trung Quốc là cơ quan ñầu mối tổ chức thẩm ñịnh, tổng hợp, lập báo cáo

thẩm ñịnh về các quy hoạch phát triển, trình Quốc Vụ viện (Chính phủ) phê
duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch ñã ñược duyệt. Các
Bộ, ngành, ñịa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển ñã ñược duyệt ñể
ñề xuất, xây dựng kế hoạch ñầu tư và danh mục các dự án ñầu tư (bằng vốn
của NSNN và vốn ñầu tư của xã hội). Tất cả các dự án ñầu tư công ñều phải
lập Báo cáo ñề xuất dự án (kể cả các dự án ñã có trong quy hoạch ñã ñược
phê duyệt). Việc ñiều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức ñầu tư) nằm
trong quy hoạch ñã ñược phê duyệt phải ñược sự chấp thuận của cơ quan phê
duyệt quy hoạch ñó.
Quản lý ñầu tư công ở Trung Quốc ñược phân quyền theo 04 cấp ngân
sách: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp huyện, trấn. Cấp có
thẩm quyền của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết ñịnh ñầu tư các dự
án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình. Đối với các dự án ñầu tư sử dụng
vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm ñịnh của các cơ quan
liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương ñầu tư dự án.
Việc thẩm ñịnh các dự án ñầu tư ở tất cả các bước (chủ trương ñầu tư, báo cáo
khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi công và tổng dự toán,
ñấu thầu…) ñều thông qua Hội ñồng thẩm ñịnh của từng cấp và lấy ý kiến
thẩm ñịnh của các cơ quan QLNN có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử
dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên.
Như vậy, trong quá trình phát triển, các nước ñều không ngừng nghiên
cứu hoàn thiện cơ sở luật pháp, chính sách về sử dụng vốn nhà nước ñáp ứng


16
yêu cầu quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phù hợp với hoàn cảnh
trong từng giai ñoạn phát triển. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, ñối với các
nước ñang phát triển như Việt Nam, cần thiết phải có một văn bản pháp lý ñủ
mạnh ñể quản lý quá trình ñầu tư công một cách toàn diện và hiệu quả, vì việc
sử dụng vốn nhà nước, nhất là nguồn vốn ngân sách chi ñầu tư phát triển của

Việt Nam chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng cân ñối NSNN hiện nay.
1.1.3. Nh ng công trình nghiên c u về quản lý tài chính trong các
ñơn vị sự nghiệp
Nguyễn Mạnh Hùng trong luận án Cơ ch quản lý tài sản công trong
khu vực hành chính sự nghi p

Vi t am [63] ñã góp phần làm rõ những vấn

ñề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự
nghiệp, luận giải khái niệm tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
với tư cách là ñối tượng nghiên cứu cơ bản xuyên suốt toàn bộ ñề tài. Trên cơ
sở ñó, tác giả ñánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực
hành chính sự nghiệp ở nước ta từ năm 1995 tới năm 2008, ñặc biệt là sau khi
có Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, ñưa ra các chỉ tiêu ñánh giá hiệu
lực, hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công. Đồng thời so sánh với một số nước
trên thế giới như Trung Quốc, Pháp, Canada, Australia và nêu lên bốn nội
dung ñể vận dụng vào việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu
vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Từ ñó, tác giả ñề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự
nghiệp ở Việt Nam giai ñoạn 2009 - 2020, như: nâng cao hiệu lực và hiệu quả
cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp; thực hiện thí
ñiểm lập ngân sách theo kết quả ñầu ra (trong ñó có kinh phí ñầu tư, mua sắm
tài sản) và tính toán hiệu quả khi quyết ñịnh ñầu tư, mua sắm, giao tài sản
công cho các ñơn vị sự nghiệp; tích cực phòng ngừa và kiên quyết ñấu tranh
chống tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí trong quản lý tài sản công trong
khu vực hành chính sự nghiệp.


17
Bùi Tuấn Minh với hân tích hiệu quả quản lý và sử ụng nguồn kinh

phí trong các ñơn vị sự nghiệp ñào tạo trực thuộc Bộ Tài chính [73] trên cơ
sở nhận thức về vai trò của giáo dục ñào tạo ñối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, vận dụng những lý luận về nguồn kinh phí và phân tích hiệu quả sử dụng
nguồn kinh phí trong các ñơn vị sự nghiệp ñào tạo, ñã ñưa ra những nguyên
tắc và yêu cầu cơ bản của việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí, ñồng thời
cũng chỉ ra các phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu phân tích ñể ñánh giá
hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí trong các ñơn vị sự nghiệp ñào tạo. Từ việc
phân tích các ñịnh chế pháp lý về quản lý nguồn kinh phí trong các ñơn vị sự
nghiệp ñào tạo, luận án ñã ñi vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn
kinh phí trong các ñơn vị sự nghiệp ñào tạo trực thuộc Bộ Tài chính. Tác giả
làm rõ những vấn ñề còn tồn tại của các ñơn vị sự nghiệp ñào tạo trực thuộc
như: quyền tự chủ về nguồn kinh phí chưa ñược phát huy triệt ñể; phân cấp
quản lý chi chưa hiệu quả; phương án tự chủ về quỹ tiền lương, tiền công
chưa ñược thực hiện ñầy ñủ. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược tài chính, tiền tệ
và ñịnh hướng phát triển công tác ñào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính
ñến năm 2020, tác giả ñã ñề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn kinh phí trong các ñơn vị sự nghiệp ñào tạo trực thuộc Bộ.
Bên cạnh ñó, tác giả luận án còn ñề cập tới các giải pháp ñiều kiện nhằm hỗ
trợ cho việc thực hiện các giải pháp chính của ñề tài nghiên cứu.
Lê Thị Thanh Hương với luận án

oàn thiện tổ chức công tác kế toán

trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt am [68] ñã phân tích ñặc ñiểm
tổ chức ñơn vị sự nghiệp có thu công lập (có so sánh với ñơn vị sự nghiệp có
thu ngoài công lập, so sánh hoạt ñộng dịch vụ trong ñơn vị sự nghiệp có thu
công lập và trong doanh nghiệp) chi phối ñến cơ chế quản lý tài chính và tổ
chức công tác kế toán trong loại hình ñơn vị này. Tác giả ñã khái quát về lý
luận, thực tiễn và hoàn thiện tổ chức kế toán trên góc ñộ kế toán tài chính, kế
toán quản trị ñối với loại hình ñơn vị sự nghiệp có thu công lập nói chung và



18
các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng trên các nội dung: tổ chức bộ máy
kế toán trong các bệnh viện có thể thực hiện theo hình thức kết hợp hay tách
biệt giữa hoạt ñộng sự nghiệp và hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh; xác ñịnh hệ
thống kế toán, cơ sở kế toán theo từng loại hình bệnh viện; hoàn thiện tổ chức
hệ thống chứng từ, tài khoản (ñặc biệt xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết ñối
với hoạt ñộng thụ hưởng trên nguyên tắc xây dựng mục lục ngân sách nhà
nước), hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán; thực hiện phân loại chi phí, phân
tích chi phí hỗn hợp, xác ñịnh giá các dịch vụ trọn gói trên cơ sở phân tích
mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận; phân bổ các chi phí liên quan
hai loại hình hoạt ñộng thụ hưởng và dịch vụ. Từ ñó có thể khảo sát, ñánh giá
và ñưa ra những ý kiến ñề xuất hoàn thiện phù hợp với ñặc ñiểm hoạt ñộng
trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
Vũ Thị Thanh Thuỷ trong luận án Quản lý tài chính các trường ñại học
công lập ở Việt am [80] ñã ñề xuất khái niệm mới về tự chủ tài chính các
trường ñại học công lập, khác biệt với quan ñiểm của nhiều chuyên gia kinh tế
và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong ñó, nhấn mạnh tự chủ tài chính ñối
với các trường ñại học công lập nhằm mục tiêu cuối cùng là ñảm bảo thu ñủ
bù ñắp chi phí tương ứng với chất lượng ñào tạo, hướng tới bền vững tài
chính. Từ kết quả phân tích bộ số liệu của 50 trường ñại học công lập từ năm
2006 ñến 2010 (bằng phần mềm thống kê SPSS), tác giả luận án ñã ñánh giá
thực trạng quản lý tài chính các trường ñại học công lập ở Việt Nam còn
nhiều yếu kém, biểu hiện ở việc hiệu quả chi rất thấp, quyền tự chủ tài chính
cho các trường còn nhiều bất cập. Kết quả phỏng vấn sâu 06 cán bộ quản lý
tài chính của 06 trường ñại học công lập cho phép nhận diện các nguyên nhân
dẫn tới hạn chế trong quản lý tài chính ñối với các trường ñại học công lập.
Phân tích thực trạng quản lý tài chính trong các trường ñại học công lập, tác
giả ñã ñề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính các trường ñại học

công lập ở Việt Nam. Trong ñó, giải pháp tăng cường quyền tự chủ tài chính


×