Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập nhóm luật sở hữu trí tuệ đề số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.9 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

ĐỀ SỐ 05
Anh Nguyễn Anh Tú là nhân viên của công ty TNHH Công nghệ mới Minh
Hoa theo HĐLĐ số 985/2007/HĐLĐ với nhiệm vụ chính là nghiên cứu , tìm ra
những giải pháp mới để giải quyết các vấn đề về môi trường . Đầu năm 2009,
anh Tú đã tìm ra một giải pháp để xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư đạt hiệu
quả cao, chi phí thấp và đảm bảo vệ sinh môi trường. Anh Tú đã viết một bài
báo cáo khoa học mô tả giải pháp đó và gửi đăng trên Tạp chí khoa học và công
nghệ ngày 12/06/2009. Ngày 15/03/2010, Công ty Minh Hoa phát hiện công ty
Thiên Trường là đối thủ cạnh tranh tiến hành tư vấn và áp dụng quy trình xử lý
rác thải sinh hoạt khu chung cư cho nhiều khách hàng với mức phí thấp hơn
mức phí của công ty Minh Hoa. Dựa trên những thông tin thu thập được, Công


ty Minh Hoa đã có chứng cứ về việc Công ty Thiên Trường biết được giải pháp
trên là do đọc bài báo của anh Tú và cho rằng công ty Thiên Trường đã có hành
vi xâm phạm quyền SHTT của mình.
-

Theo quan điểm của nhóm, Công ty Thiên Trường có hành vi xâm phạm

-

Quyền SHTT của công ty Minh Hoa hay không
Hãy đánh giá khả năng đăng ký sáng chế nếu giả thuyết ngày 20/04/2010,
Công ty Minh Hoa nộp đơn đăng ký sáng chế cho quy trình xử lý rác thải
sinh hoạt khu chung cư của anh Tú

1.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Theo quan điểm của nhóm, Công ty Thiên Trường có hành vi xâm
phạm Quyền SHTT của công ty Minh Hoa hay không

Căn cứ theo quy định tại điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về
hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại
các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn
cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép


theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133,
Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là
xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào
người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Với quy định trên thì các căn cứ bao gồm:
- Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐCP thì đối tượng bị xem xét là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra
kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không. Tại Điều 6 Nghị định
105/2006/NĐ-CP cũng có quy định về căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ.
- Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Yếu tố xâm
phạm là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Yếu tố
xâm phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ cũng được quy định cụ thể tại nghị định
này từ Điều 7 đến Điều 14.
- Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền

sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3
Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của
Luật Sở hữu trí tuệ. Đây là các trường hợp ngoại lệ của quyền sở hữu trí tuệ mà
các chủ thể không phải chủ sở hữu hay người quản lí sở hữu trí tuệ được phép sử
dụng.
- Thứ tư, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Nếu hành vi xem xét
không xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trường hợp này sẽ không có hành vi
xâm phạm.


Căn cứ theo quy định này, một hành vi được coi là hành vi vi xâm phạm
quyền sở hữu tri tuệ phải đáp ứng được cả 4 căn cứ nếu trên. Nếu thiếu một
trong 4 căn cứ trên thì đây không được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ. Như vậy để xác định được hành vi của công ty Thiên Trường có xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ hay không, nhóm em sẽ đi phân tích vụ việc dựa trên bốn căn
cứ này.
Có thể thấy rằng, vụ việc trong tình huống đề cập tới một loại đối tượng khá
đặc biệt đó là giải pháp để xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư , theo quy định
của pháp luật thì đối với đối tượng này việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
sẽ có vai trò lớn quyết định xem nó thuộc vào loại đối tượng bảo hộ nào và từ
đó có các quy chế pháp lý riêng biệt cụ thể nếu giải pháp đó được đăng ký với
cục sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện, được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế
thì nó thuộc vào đối tượng được bảo hộ về sáng chế, còn nếu không đăng ký
sáng chế thì những bài báo đăng tải trên tạp chí sẽ được bảo hộ nhưng là bảo hộ
về quyền tác giả. Vì tình huống không nói rõ các chi tiết, vì vậy nhóm em xin chia
ra làm hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1. Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư chưa
đăng ký sáng chế:
Có thể nhận định: Đối tượng được bảo hộ là bài báo cáo của anh Tú, được

đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ. Khi đó, bài báo cáo sẽ được bảo hộ
quyền tác giả.
Cơ sở để xác định bài báo cáo này được bảo hộ quyền tác giả nằm ở điểm
a khoản 1, Điều 14 Luật SHTT: “1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo
trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác.”


Và để được bảo hộ, tác phẩm phải “do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao
động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”. (Khoản
3 Điều 14).
Đối chiếu với tình huống, đầu năm 2009, anh Tú đã tìm ra giải pháp xử lý
rác thải sinh hoạt trên. Anh viết bài báo cáo được đăng trên Tạp chí khoa học và
công nghệ ngày 12/6/2009. Có thể thấy bài báo cáo này được anh xây dựng bằng
chính khối óc, công sức nghiên cứu của bản thân mình, không sao chép từ nguồn
nào khác. Như vậy ở đây xác định được anh Tú là tác giả của giải pháp này.
Thêm vào đó, bài báo cáo của anh có thể coi là một tác phẩm khoa học, được
trình bày trên tạp chí, tức là dưới dạng kí tự (chữ viết), thỏa mãn yêu cầu về một
hình thức cụ thể. Tất cả đủ đáp ứng điều kiện để trở thành tác phẩm khoa học
được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14 Luật SHTT.
Để xác định công ty Thiên Trường có vi phạm quyền SHTT đối với bài báo
cáo của anh Tú hay không, cần phải xem xét các điều khoản về hành vi xâm
phạm quyền tác giả, tức là Điều 28 Luật SHTT`. Tuy nhiên, Điều 28 không hề
đề cập đến vấn đề xâm phạm về mặt nội dung, sử dụng nội dung tác phẩm là
hành vi xâm phạm quyền tác giả, tất cả những quy định tại điều này chỉ quy định
về việc tác động về mặt hình thức tác phẩm mới là hành vi xâm phạm quyền tác
giả như hành vi chiếm đoạt quuyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học hay mạo danh tác giả… Ngoài ra, Công ty Minh Hoa có quyền của
chủ sở hữu quyền tác giả, đồng thời sẽ được hưởng các quyền theo Điều 19 và
Điều 20 Luật SHTT, các quyền này cũng không đề cập đến quyền bảo hộ về mặt

nội dung của tác phẩm. Như vậy, Luật này quy định quyền tác giả chỉ được bảo
hộ về mặt hình thức chứ không bảo hộ về mặt nội dung. Bên cạnh đó, việc đăng
tải phương pháp trên tạp chí nghĩa là mọi người có thể học hỏi, áp dụng những
nội dung trong đó mà không vi phạm Luật SHTT. Bởi vậy, công ty Thiên
Trường trong trường hợp này không xâm phạm đến quyền Sở hữu trí tuệ của
công ty Minh Hoa.


Trường hợp 2. Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư đã
được đăng ký sáng chế.
Trong tình huống này có thể thấy rằng, anh Nguyễn Anh Tú là nhân viên
của công ty TNHH Công nghệ mới Minh Hoa theo HĐLĐ số 985/2007/HĐLĐ
được công ty giao cho với nhiệm vụ chính là nghiên cứu , tìm ra những giải
pháp mới để giải quyết các vấn đề về môi trường . Như vậy, trong trường hợp
trên vì công ty Minh Hoa giao trách nhiệm sáng tạo cho anh Nguyễn Anh Tú và
đã kí kết HĐLĐ nên công ty Minh Hoa sẽ có tư cách của chủ sở hữu đối tượng
sở hữu công nghiệp đối vớí phương pháp trên theo quy định tại điều 121, Luật
SHTT 2009.
Giải pháp xử lý rác thải của anh Tú đáp ứng được các yêu cầu của sáng
chế được bảo hộ đó là có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng
công nghiệp thỏa mãn các quy định tại các 60,61,62 Luật SHTT. Theo như quy
định tại Điều 86, Luật SHTT thì cả anh Tú và công ty Minh Hoa đều có quyền
đi đăng kí phương pháp trên như một sáng chế để bảo vệ quyền lợi của mình.
Lúc này nếu công ty Minh Hoa hay anh Tú đã đăng kí bảo hộ mà công ty Thiên
Trường tiến hành tư vấn và áp dụng phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt khu
chung cư cho nhiều khách hàng với mức phí thấp hơn mức phí của công ty Minh
Hoa thì sẽ vi phạm quyền SHTT của công ty Minh Hoa theo Điều 126, Luật
SHTT.
2.


Hãy đánh giá khả năng đăng ký sáng chế nếu giả thuyết ngày
20/04/2010, Công ty Minh Hoa nộp đơn đăng ký sáng chế cho quy
trình xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư của anh Tú

Theo Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT: Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới
dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc
ứng dụng các quy luật tự nhiên.Anh Nguyễn Anh Tú là nhân viên của công ty
TNHH Công nghệ mới Minh Hoa với nhiệm vụ chính là nghiên cứu, tìm ra


những giải pháp mới để giải quyết các vấn đề về môi trường. Đầu năm 2009,
anh Tú đã tìm ra một giải pháp để xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư đạt hiệu
quả cao, chi phí thấp và đảm bảo vệ sinh môi trường. Do vậy khi xin cấp bằng
sáng chế sáng chế này có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích. Vì anh Tú tìm ra một giải pháp kĩ thuật dưới dạng quy
trình do đó nếu bảo hộ sáng chế dưới dạng giải pháp hữu ích cần đáp ứng các
điều kiện:
Theo khoản 2 Điều 58 Luật SHTT:
“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu
ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a)
b)

Có tính mới;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Thứ nhất, xét tiêu chí “có khả năng áp dụng công nghiệp”:

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện
được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy
trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định (Điều 62 Luật

SHTT). Sáng chế của anh Tú có thể được áp dụng hàng loạt, tạo ra một loạt quy
trình xử lý rác thải giống nhau cho từng hộ gia đình. Nói cách khác, sáng chế
này mang tính hữu ích. Khả năng áp dụng công nghiệp của quy trình xử lý rác
thải sinh hoạt khu chung cư của anh Tú được thể hiện rõ qua việc Công ty Thiên
Trường – đối thủ cạnh tranh của Công ty Minh Hoa đã tiến hành tư vấn và áp
dụng quy trình xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư cho nhiều khách hàng.
Vậy, sáng chế này cũng đáp ứng được điều kiện“có khả năng áp dụng công
nghiệp”.
Thứ hai, xét tiêu chí “có tính mới”:
Theo khoản 1, 2 Điều 60 Luật SHTT, sáng chế được coi là có tính mới nếu
chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì
hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký
sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được


hưởng quyền ưu tiên. Trong đó, sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai
nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế
đó. Theo đề bài, anh Tú đã viết một bài báo cáo khoa học mô tả giải pháp của
mình và gửi đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ ngày 12/06/2009. Do đó,
sáng chế này đã được coi là bị bộc lộ công khai, không còn tính mới nữa.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 60 Luật SHTT lại có quy định những trường hợp
ngoại lệ trong đó dù sáng chế đã được công bố nhưng không bị coi là mất tính
mới với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể
từ ngày công bố:
“ a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có
quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật
này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm

quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”
Như vậy, khả năng trường hợp này có thể áp dụng điểm a hoặc điểm b
khoản 3 Điều 60 của Luật SHTT :
Theo điểm a Khoản 3 Điều 60 Luật SHTT anh Tú không phải là người có
quyền đăng ký sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật SHTT do anh
Tú được Công ty TNHH Công nghệ mới Minh Hoa giao nhiệm vụ nghiên cứu,
tìm ra giải pháp trên, chi phí của nghiên cứu do công ty này chi trả. Là người
không có quyền đăng ký sáng chế theo quy định tại Điều 86 Luật SHTT mà anh
Tú lại đi công bố sáng chế này thông qua việc gửi đăng bài trên Tạp chí Khoa
học và công nghệ. Vì vậy, căn cứ điểm a khoản 3 Điều 60 Luật SHTT thì sáng
chế này không bị coi là mất tính mới nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp sau
sáu tháng kể từ ngày công bố.


Theo điểm b Khoản 3 Điều 60 Luật SHTT anh Tú là người có quyền đăng ký
sáng chế cho quy trình xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư do anh Tú là người
tạo ra sáng chế này bằng toàn bộ công sức và chi phí của mình (điểm a khoản 1
Điều 86 Luật SHTT) hoặc giữa anh Tú và Công ty TNHH Công nghệ mới Minh
Hoa có thỏa thuận khác (điểm b khoản 1 Điều 86 Luật SHTT) dẫn đến việc anh
Tú cũng là người có quyền đăng ký sáng chế nói trên. Trong trường hợp này thì
căn cứ điểm b khoản 3 Điều 60 Luật SHTT, Sáng chế được người có quyền
đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này là anh Tú công bố dưới dạng báo
cáo khoa họcđăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ không bị coi là mất đi
tính mới nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ
ngày công bố.
Tuy nhiên cả 2 trường hợp này sáng chế được công bố được xác định là
ngày bài báo cáo khoa học mô tả giải pháp của anh Tú được đăng trên Tạp chí
khoa học và công nghệ - tức là ngày 12/06/2009. Tuy nhiên với giả thiết đề bài
đưa ra là ngày 20/04/2010, Công ty Minh Hoa mới nộp đơn đăng ký sáng chế
cho quy trình xử lý rác thải sinh hoạt khu chung cư của anh Tú. Do đó đã quá

thời hạn 6 tháng kể từ ngày sáng chế bị bộc lộ công khai. Bởi vậy, đơn đăng kí
sáng chế của công ty Minh Hoa sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối do đối tượng là
sáng chế ở đây đã bị mất đi tính mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nghị định 105/2005/NĐ-Cp Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý

3.

nhà nước về sở hữu trí tuệ
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB. Công

4.

an nhân dân, 2010
/>
5.

so-cau-hoi-thuong-gap-ve-dang-ky-sang-che-tai-viet-nam-1376.aspx
/>

6.

/>



×