Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài chân cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT tây tiền hải thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

MAI THỊ PHẤN

LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MÁ
NGOÀI BÀN CHÂN CHO ĐỘI TUYỂN
BÓNG ĐÁ NAM TRƢỜNG THPT
TÂY TIỀN HẢI-THÁI BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm giáo dục thể chất

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S TRẦN VĂN TIÊN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Mai Thị Phấn
Sinh viên lớp K38A GDTC - Sƣ phạm GDTC, trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, chƣa đƣợc bảo vệ trƣớc
một Hội đồng khoa học nào. Toàn bộ những vấn đề đƣa ra bàn luận, nghiên
cứu đều mang tính thời sự, cấp thiết và đúng với thực tế khách quan của
trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình.
Hà Nội, ngày


tháng

Sinh viên

Mai Thị Phấn

năm 2016


CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNXH :

Chủ nghĩa xã hội

ĐHSP :

Đại học sƣ phạm

GDTC :

Giáo dục thể chất

HLV

:

Huấn luyện viên

NĐC


:

Nhóm đối chứng

NTN

:

Nhóm thực nghiệm

STN

:

Sau thực nghiệm

TDTT :

Thể dục thể thao

THPT :

Trung học phổ thông

TTN

:

Trƣớc thực nghiệm


TP

:

Thành phố

VĐV :

Vận động viên

m

Mét

:


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỒNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 4
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT .............................................. 5
1.2.1. Đặc điểm tâm lý THPT ........................................................................................ 5
1.2.2. Đặc điểm sinh lý THPT........................................................................................ 7
1.3. Đặc điểm môn bóng đá ........................................................................................... 8
1.3.1. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao ...................................................... 9
1.3.2. Bóng đá là môn thể thao có tính đối kháng cao ............................................... 10
1.4. Cơ sở lý luận về kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân .............................. 11

1.4.1. Mục đích của kỹ thuật ........................................................................................ 11
1.4.2. Nguyên lý kỹ thuật .............................................................................................. 11
1.4.3. Tiến hành tổ chức hướng dẫn tập luyện ........................................................... 12
1.5. Giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo.................................................................. 14
1.6. Các nguyên tắc huấn luyện ................................................................................... 14
CHƢƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ........................... 18
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .................................................... 19
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.................................................................................... 19
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................................ 19
2.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm........................................................................ 20
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................. 20
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê........................................................................ 21


2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................... 22
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 23
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 24
3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng bóng đá bằng má ngoài bàn chân cho đội tuyển
Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình.............................................. 24
3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường THPT Tây Tiền Hải -Thái
Bình................................................................................................................................ 24
3.1.2. Thực trạng việc sử dụng bài tập cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT
Tây Tiền Hải - Thái Bình.............................................................................................. 26
3.1.3. Đánh giá thực trạng năng lực đá bóng bằng má ngoài bàn chân của đội
tuyển bóng đá nam trường THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình .................................... 28

3.2. Lựa chọn và đánh giá bài tập nâng cao hiệu quả đá bóng bằng má

ngoài bàn

chân cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình ............. 30
3.2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả đá bóng bằng má ngoài bàn
chân của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình 30
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao hiệu quả đá bóng bằng
má ngoài bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tây Tiền Hải - Thái
Bình................................................................................................................................ 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 48


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình .. 25
Bảng 3.2: Thực trạng cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ..... 26
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá khả năng sút bóng bằng má ngoài bàn chân của đội
tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình (n = 20)..................... 28
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập đá bóng bằng má ngoài bàn chân
cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình (n=10) ......... 31
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn mức độ ƣu tiên sử dụng số buổi tập trong tuần đƣợc
các chuyên gia, HLV, giáo viên lựa chọn (n = 10)..................................................... 36
Bảng 3.6: Kết quả phỏng vấn mức độ ƣu tiên thời gian cho mỗi buổi tập của các
chuyên gia, HLV, giáo viên cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền
Hải - Thái Bình lựa chọn (n = 10) ............................................................................... 37
Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hiệu quả đá bóng bằng má
ngoài bàn chân (n = 10) ................................................................................................ 38
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân cho đội

tuyển bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình TTN của NĐC và
NTN (

=10 VĐV).............................................................................................. 40

=

Bảng 3.9. Tiến hành thực nghiệm................................................................................ 41
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân cho đội
tuyển bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình STN của NĐC và
NTN 43

(

=

=10 VĐV) ..................................................................................... 43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tại chỗ sút bóng bằng má ngoài bàn chân 10 quả vào cầu môn
(2 x 3m) khoảng cách 9m (đơn vị tính: quả).............................................................. 44
Biểu đồ 2: Đẩy bóng trƣớc mặt sút bóng bằng má ngoài bàn chân 10 quả vào
cầu môn (7,32m x 2,44m) khoảng cách 16m50 (đơn vị tính: quả)................. 45
Biểu đồ 3: Chạy đà 5m sút bóng bằng má ngoài bàn chân 5 quả liên tục vào cầu
môn (7,32m x 2,44m) khoảng cách 16m50 (đơn vị tính: quả) .................................. 45


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT ngày 27/3/1946 Bác viết:
“Mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khỏe
mạnh làm cho cả nước khỏe mạnh” [10]. Mặc dù bận với trăm công nghìn
việc, lúc mới giành đƣợc chính quyền từ tay giặc Pháp nhƣng Bác đã thấy tầm
quan trọng của việc tập luyện TDTT đối với sức khỏe và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay phong trào TDTT đƣợc phát triển rộng khắp với số lƣợng
môn đa dạng, lƣợng ngƣời tham gia tập luyện đông đảo. TDTT tồn tại trong
xã hội ngoài mục đích rèn luyện sức khỏe, phát triển cơ thể toàn diện còn nhƣ
một yêu cầu không thể thiếu về giải trí.
Từ thành thị đến nông thôn, từ cơ quan, công ty tới các đoàn thể,
trƣờng học đều lấy hoạt động TDTT làm hoạt động phong trào. Gắn liền với
ngày lễ tết thƣờng tổ chức các giải TDTT vừa để phát triển phong trào rèn
luyện sức khỏe, đồng thời tăng cƣờng giao lƣu đoàn kết trong xã hội, giữa các
dân tộc, quốc gia, mở rộng quan hệ, thắt chặt tình hữu nghị.
Bóng đá, môn “thể thao vua” hiện đang phát triển mạnh mẽ trên toàn
thế giới và trở thành một trong những môn thể thao mang tính nghệ thuật cao
hấp dẫn quần chúng nhất. Bóng đá là môn thể thao đƣợc rất nhiều ngƣời ƣa
thích, cổ vũ và tập luyện, nó trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu
cho rất nhiều ngƣời trên thế giới. Môn thể thao này có hội tụ đầy đủ những
yếu tố về khả năng phát triển các tố chất, các chức năng cơ thể. Bóng đá còn
chứa đựng những đặc điểm nhƣ tính phổ cập rộng rãi, tính tranh đua quyết liệt
và mang đậm tính nghệ thuật. Thông qua tập luyện và thi đấu Bóng đá con
ngƣời đƣợc giáo dục về mặt đạo đức, ý chí, thể chất, phát triển các tố chất thể
lực và nâng cao chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể con ngƣời,


2


tăng tính hữu nghị, sự hiểu biết giữa các tập thể, các dân tộc và các quốc gia
trên thế giới.
Bóng đá Việt Nam đến nay đã phát triển ở các tỉnh: TP Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Nghệ An, Hải Phòng,… Bóng đá Việt Nam thời gian gần đây đã có
sự tiến triển đáng kể, đối với khu vực là một trong những nƣớc mạnh, luôn có
giải cao ở các kì SeaGames. Hiện nay bóng đá đã đƣợc đƣa vào nội dung
giảng dạy trƣờng phổ thông.
Hệ thống chƣơng trình GDTC ở trƣờng phổ thông hiện nay bao gồm
các môn: Điền kinh, Bóng đá, Đá cầu, … Với đề tài này chúng tôi muốn đi
sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu môn thể thao luôn đƣợc số đông các em học
sinh yêu thích đó là bóng đá.
Trong Bóng đá, để đạt đƣợc thành tích tốt nhất hoạt động công và thủ
luôn luôn phải khắc phục những hành động đối kháng, cản trở của đối phƣơng
bằng cách linh hoạt chạy, nhảy, giữ bóng, dẫn bóng, đá bóng, đánh đầu,… để
tạo cho hoạt động của mình phù hợp với tình huống xảy ra trên sân.
Ở môn thể thao này sự đa dạng và phong phú đƣợc rút lại thành những
đặc điểm lớn: tính tập thể cao, tính chiến đấu cao. Đến với bóng đá dù với
hình thức nào bạn đều có những giây phút sảng khoái, thoải mái giúp bạn xua
tan đi sự mệt mỏi về tinh thần, tạo điều kiện tốt cho công việc, trong lao động
sản xuất hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe và bồi dƣỡng cho con ngƣời về
mặt ý chí, tinh thần đoàn kết và tính tập thể cao.
Xuất phát từ những ƣu điểm trên của môn Bóng đá mà các em học sinh
trong đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải -Thái Bình luôn tích
cực tham gia tập luyện ở những giờ học ngoại khóa nhằm hoàn thiện và nâng
cao trình độ kỹ thuật về môn thể thao này. Qua thực tiễn nghiên cứu khảo sát
tại các giải phong trào cũng nhƣ các giải thi đấu giao lƣu với các trƣờng khác


3


thì thành tích thi đấu của các em chƣa cao do hạn chế về kĩ thuật và thể lực.
Đặc biệt là đá bóng bằng má ngoài bàn chân.
Đá bóng bằng má ngoài bàn chân thƣờng sử dụng để chuyền bóng ở cự
ly ngắn, trung bình và xa. Tuy nhiên đây là kỹ thuật khó, thời gian tập luyện
để thành kỹ năng, kỹ xảo, vận động là một quá trình lâu dài, phƣơng pháp tập
luyện, điều kiện cơ sở vật chất đặc biệt là chiến thuật đòi hỏi phải có sự định
hƣớng cao. Do vậy để nâng cao đƣợc hiệu quả khả năng thực hiện kỹ thuật
này ngƣời chơi phải lựa chọn đƣợc hệ thống bài tập phù hợp, hiệu quả và
khắc phục đƣợc nhƣợc điểm là rất cần thiết trong học tập và thi đấu. Hiện nay
cũng có rất nhiều nhà khoa học lựa chọn bóng đá là hƣớng nghiên cứu. Qua
tìm hiểu những khóa trƣớc, chúng tôi biết đƣợc cũng có một số đề tài nghiên
cứu về Bóng đá nhƣ K37 sinh viên Nguyễn Thành Tâm làm về đề tài: “ Lựa
chọn bài tập nâng cao hiệu quả đá bóng bằng mu trong bàn chân vào cầu
môn cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Lý Thường Kiệt - Hà Nội”.
Chính vì lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn
bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân cho
đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải -Thái Bình.”
*Mục đích nghiên cứu: Qua kết quả nghiên cứu, giúp chúng tôi xác định
chuẩn các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân
cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình nói riêng,
cho các cầu thủ trẻ và các VĐV chơi bóng nói chung. Bên cạnh đó có thể làm
tài liệu tham khảo, nghiên cứu trong công tác giảng dạy và huấn luyện.
* GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài
bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình
thành công thì sẽ phát huy đƣợc hết năng lực của ngƣời tập từ đó nâng cao
thành tích thi đấu cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải.


4


CHƢƠNG 1
TỒNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu
Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa và phát triển kinh tế tri thức, đang tiến sâu và tham gia ngày càng đầy đủ
hơn vào tất cả các mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Do
vậy, đất nƣớc ta đang cần nguồn lực con ngƣời có chất lƣợng cao.
Phát triển nền giáo dục Việt Nam chính là một phần đáp ứng yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, là đầu tƣ cho phát triển nhanh và bền
vững. Lĩnh vực giáo dục nói riêng và việc nâng cao dân trí nói chung có ảnh
hƣởng trực tiếp đến sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội. Sự nghiệp “trồng
ngƣời” mà Hồ Chí Minh khởi xƣớng vẫn luôn là chiến lƣợc hành động của
toàn hệ thống chính trị của đất nƣớc Việt Nam mới sau khi nƣớc nhà giành
độc lập. Vì vậy, trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu của CNXH, đặc biệt là
trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với sự phát
triển của kinh tế tri thức, đầu tƣ cho giáo dục, cho việc nâng cao dân trí chính
là sự đầu tƣ cho phát triển. Hầu hết các quốc gia có tốc độ tăng trƣởng tổng
sản phẩm trong nƣớc (GDP) hằng năm cũng nhƣ chỉ số phát triển con ngƣời
cao đều có nguyên nhân quan trọng từ sự đầu tƣ cho giáo dục.
Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, đặc biệt là
GDTC đối với lứa tuổi học sinh trong trƣờng học. GDTC trong trƣờng học
thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng con ngƣời mới phát triển cao về trí tuệ, cƣờng
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội cũng nhƣ ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.


5


Để đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là con ngƣời
phải có thể chất cƣờng tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ
đẹp hình thể của con ngƣời, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng:
Chỉ có tập luyện bằng động tác, các bài tập có định hƣớng mới có khả năng
đáp ứng đƣợc những mong muốn của con ngƣời. Khi xã hội ngày càng phát
triển thì vấn đề rất cần quan tâm và có lẽ không ai phủ nhận một tác nhân thúc
đẩy quan trọng nhất đó là con ngƣời, một chủ thể sinh học xã hội.
GDTC là một vấn đề của xã hội đƣợc phổ biến nhất, phục vụ cho nhu
cầu phát triển và hoàn thiện của con ngƣời. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên
Thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con ngƣời là tài sản quốc gia, Nhà
nƣớc có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ẩn chứa trong mỗi
con ngƣời.
Hệ thống GDTC trong trƣờng học là tổ hợp gồm rất nhiều các bài tập
đƣợc xây dựng trên cơ sở các môn học nhƣ: Bóng đá, Đá cầu, Điền kinh,
Bóng chuyền, Cầu lông…Trong đó, việc đƣa nội dung môn bóng đá vào
giảng dạy chính khóa (tự chọn) có tác dụng rất lớn để giáo dục và nâng cao
thể lực cho học sinh, chơi bóng đá là một hình thức vận động mà thanh thiếu
niên rất ƣa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của bóng đá có thể thu hút rất
nhiều ngƣời hâm mộ, bóng đá còn mang lại rất nhiều hữu ích đối với tâm hồn,
thân thể, tâm lý, công việc và đời sống của con ngƣời. Chơi bóng đá sẽ nâng
cao thể chất một cách toàn diện.
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT
1.2.1. Đặc điểm tâm lý THPT
Ở lứa tuổi THPT hứng thú học tập của các em mang tính chất rộng rãi,
sâu sắc và bền vững hơn lứa tuổi thiếu niên.Ở lứa tuổi này, tri giác thể hiện
tƣơng đối chính xác trong các hoạt động TDTT. Cảm giác vận động cho phép
kiểm tra tính chất vận động, hình dáng, biên độ, phƣơng hƣớng, trƣơng lực


6


cơ, tức là kiểm tra đƣợc sự vận động thông qua cảm giác cơ bắp sẽ tạo ra cho
các em khả năng tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật các bài tập thể thao.
Hoạt động học tập ở lứa tuổi thanh thiếu niên khác nhiều so với lứa tuổi
thiếu niên, thái độ học tập của các em với môn học trở nên có sự lựa chọn
hơn. Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với nghề nghiệp, các
em đã xác định cho mình hứng thú ổn định với môn học nào đó, hứng thú này
liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp nhất định.
Ở thanh niên mới lớn, tính định hƣớng đƣợc phát triển mạnh mẽ ở tất
cả các quá trình nhận thức. Quan sát trở nên có mục đích, hệ thống và hoàn
thiện hơn. Ghi nhớ chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ đồng
thời ghi nhớ logic trừu tƣợng ngày một có ý nghĩa rõ rệt. Các em có khả năng
tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc đáo, sáng tạo, tƣ duy chặt chẽ
hơn có căn cứ và nhất quán hơn.
Sự phát triển có ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển tâm
lý của tuổi thanh thiếu niên, quá trình này rất phong phú và phức tạp.
Tuổi thanh niên là tuổi quyết định hình thành thế giới quan. Hệ thống
quan điểm về khoa học, tự nhiên, về các nguyên tắc ứng xử…Đời sống tình
cảm của thanh niên rất phong phú và mới mẻ, đặc điểm đó thể hiện rõ nhất
trong tình bạn của các em. Vì đây là lứa tuổi mà các hình thức đối xử có lựa
chọn đối với mọi ngƣời trở nên sâu sắc, mặn nồng.
Tóm lại, đặc điểm diễn biến tâm lý ở lứa tuổi thanh niên còn rất phức
tạp, bởi đây là giai đoạn chuyển giáp từ trẻ em sang ngƣời lớn. Tất cả các quá
trình, đặc điểm về nhân cách đang dần trƣởng thành, sự nông nổi bồng bột
trong tình cảm, sai lầm nhận xét, đánh giá thế giới quan có thể chịu ảnh
hƣởng của nhiều mặt ở lứa tuổi thiếu niên.


7


1.2.2. Đặc điểm sinh lý THPT
1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý chung
Ở lứa tuổi THPT, đã phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh, các bộ phận của
cơ thể vẫn tiếp tục lớn lên nhƣng chậm dần, chức năng sinh lý tƣơng đối ổn
định, khả năng hoạt động của cơ thể cũng nâng cao hơn. Có ý nghĩa nhất đối
với công tác giáo dục và huấn luyện là sự phát triển mạnh mẽ của các hệ cơ
quan cũng nhƣ thể lực tăng dần đạt tới hoàn thiện.
1.2.2.2. Hệ vận động
- Xƣơng: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, mỗi năm nữ cao thêm 0,5-1
cm; nam 1- 3 cm, cột sống đã ổn định hình dáng vì vậy có thể sử dụng rộng
rãi các bài tập với khối lƣợng tăng dần để giúp cho VĐV thích nghi một cách
từ từ.
- Cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xƣơng nên cơ vẫn tƣơng đối
yếu, các cơ lớn phát triển tƣơng đối mạnh, cơ nhỏ phát triển chậm hơn, cơ co
phát triển nhanh hơn cơ duỗi, đặc biệt là các cơ duỗi của nữ lại càng yếu nên
ảnh hƣởng tới sự phát triển sức mạnh. Vì vậy, khi tập luyện những bài tập
phát triển sức mạnh đới với nữ cần có những yêu cầu riêng biệt, tính chất
động tác của nữ cần toàn diện mang tính nhịp điệu, mềm dẻo, khéo léo.
1.2.2.3. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đã phát triển và hoàn thiện, buồng tim phát triển tƣơng
đối hoàn chỉnh, mạch đập của nữ 70-80 lần/phút; nam 75-85 lần/phút, phản
ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tƣơng đối rõ rệt, nhƣng sau vận động
mạnh, huyết áp hồi phục nhanh chóng. Vì vậy, ở lứa tuổi này có thể tập luyện
những bài tập có khối lƣợng và cƣờng độ tƣơng đối lớn nhƣng vẫn phải thận
trọng và thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức khỏe của các VĐV.


8

1.2.2.4. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh tiếp tục đƣợc phát triển và đi đến hoàn thiện, kỹ năng tƣ
duy, phân tích tổng hợp và trừu tƣợng đƣợc phát triển tạo điều kiện cho việc
hình thành phản xạ có điều kiện. Do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến
sinh dục, tuyến yên làm cho hƣng phấn của hệ thần kinh chiếm ƣu thế, giữa
hƣng phấn và ức chế không cân bằng làm ảnh hƣởng đến hoạt động thể lực.
Do vậy, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện ngƣời giáo viên và
HLV cần sử dụng bài tập thích hợp và thƣờng xuyên quan sát phản ứng của
cơ thể ngƣời tập để có biện pháp giải quyết kịp thời.
1.2.2.5. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp đã phát triển và tƣơng đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình
của nam 69 - 74cm; nữ 67 - 72cm; dung lƣợng phổi tăng lên nhanh chóng lúc 16
- 18 tuổi là 3 -4 lít, tần số hô hấp gần giống với ngƣời lớn. Tuy nhiên các cơ hô
hấp vẫn còn yếu nên sức co giãn của lồng ngực ít, chủ yếu là co giãn cơ hoành.
Vì vậy, trong tập luyện cần thở sâu tập trung chú ý thở bằng ngực và các bài tập
bơi, chạy cự ly trung bình đã có tác dụng tốt đến phát triển hệ hô hấp.
1.2.2.6. Trao đổi năng lượng
Đặc điểm chính là quá trình đồng hóa chiếm ƣu thế so với quá trình dị
hóa. Nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể một phần đáng kể năng lƣợng ở
lứa tuổi này đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.
1.3. Đặc điểm môn bóng đá
Bóng đá là một môn thể thao đƣợc quốc tế hóa phổ biến rộng khắp trên
thế giới, trở thành một trong những môn thể thao mang đậm tính nghệ thuật
cao hấp dẫn nhất hành tinh. Trong thi đấu bóng đá các cầu thủ sử dụng đôi
chân là chủ yếu để khống chế và điều khiển trái bóng trên sân theo ý muốn và
mục đích của mình. Trong quá trình thi đấu các cầu thủ luôn phải khắc phục


9

những hành động đối kháng, cản trở của đối phƣơng bằng cách linh hoạt

chạy, nhảy, dừng đột xuất, thay đổi phƣơng hƣớng và tốc độ động tác, giữ
bóng, dẫn bóng, đá bóng, đánh đầu… để tạo cho hoạt động của mình phù hợp
với tình huống xảy ra trên sân. Các tình huống xảy ra trên sân rất đa dạng và
phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông minh của cả
một tập thể, sự đa dạng và phong phú, hấp dẫn của bóng đƣợc thể hiện ở
những đặc điểm lớn sau: Tính tập thể, tính đối kháng cao.
1.3.1. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao
Bóng đá là môn thể thao đồng đội đƣợc chơi theo các quy tắc đề ra
trong Luật bóng đá. Các vận động viên tham gia chơi bóng đá đƣợc gọi là các
cầu thủ, họ sử dụng một trái bóng hình cầu đƣợc gọi đơn giản là quả bóng đá,
trái bóng hoặc trái banh. Trong trận đấu bóng đá gồm hai đội, mỗi đội gồm 11
cầu thủ sẽ tìm cách đƣa trái bóng vào khung thành (cầu môn), đội nào đƣa
bóng vào khung thành đối phƣơng nhiều hơn sẽ là đội giành chiến thắng, nếu
hai đội có số lần đƣa bóng vào khung thành đối phƣơng nhƣ nhau, hoặc
không đội nào làm đƣợc việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với tỉ số hòa.
Quy tắc cơ bản nhất của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ ngƣời bảo vệ
khung thành (thủ môn), đƣợc phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để
chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay
để thực hiện việc ném biên). Trong một trận đấu thông thƣờng, cầu thủ có thể
chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đƣa quả bóng theo bất kỳ hƣớng nào trên
sân, trừ trƣờng hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa
vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thƣờng dùng chân để thực hiện các động
tác kỹ thuật nhƣ dẫn bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với
mục đích chính là tìm cách đƣa bóng vào khung thành đối phƣơng và ngăn
không cho đối phƣơng đƣa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có
thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, cƣớp bóng nhƣng tuyệt đối


10


không đƣợc phạm những lỗi ghi trong luật nhƣ: Chơi bóng từ phía sau, đẩy
ngƣời, tiểu xảo. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài
chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi, dùng hai
loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng
trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thƣờng có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút
với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp.
1.3.2. Bóng đá là môn thể thao có tính đối kháng cao
Trong thi đấu đội nào cũng muốn giành thắng lợi. Vì vậy các đội
thƣờng sử dụng mọi biện pháp trong khuôn khổ luật thi đấu cho phép để tiến
hành tấn công cũng nhƣ phòng thủ. Có thể nói trận đấu Bóng đá là cuộc đấu
trí, đấu lực, đấu về trình độ kỹ thuật, chiến thuật giữa hai đội. Cuộc đấu này
lại đƣợc tiến hành trong thời gian dài với sự đối kháng trực tiếp của các cầu
thủ, của các đội bóng. Do đó có thể nói tính đối kháng trong trận đấu thể hiện
trong trận đấu rất cao, đội nào thể hiện đƣợc sự vƣợt trội về mọi mặt mới có
thể làm chủ đƣợc trận đấu và giành chiến thắng. Chính tính đối kháng cao của
Bóng đá là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn khán giả ở mọi lứa
tuổi.
Một đặc điểm rất đặc biệt của Bóng đá là các cầu thủ không đƣợc dùng
tay chơi bóng (trừ thủ môn trong khu vực cho phép) mà chủ yếu là dùng chân
và các bộ phận cơ thể khác để điều khiển trái bóng tròn. Hai yếu tố này đã nói
lên phần nào đặc tính phức tạp của Bóng đá. Chân và các bộ phận khác của cơ
thể (đầu, ngực, vai…) là các bộ phận ít linh hoạt, nhƣng trong Bóng đá không
chỉ thực hiện chức năng vốn có của nó mà còn đƣợc dùng để thực hiện nhiệm
vụ vô cùng quan trọng là điều khiển trái bóng tròn, một vật rất linh hoạt đây là
điều vô cùng phức tạp.


11

Nhƣ trên đã nói, sự đối kháng cao trong thi đấu cũng là một yếu tố tạo

nên tính phức tạp. Trong quá trình thực hiện các hoạt động luôn bị đối
phƣơng cản trở, tấn công.
Bóng đá là môn thể thao tình huống, trong thi đấu vô vàn tình huống
xảy ra mà các cầu thủ phải giải quyết tức thời, mà trong thực tế các tình
huống đó thƣờng diễn ra đa dạng và không hề lặp lại. Đây là điều vô cùng
khó khăn nhƣng đồng thời lại vô cùng hấp đẫn của Bóng đá.
Bóng đá ngày càng phát triển thì yêu cầu đối với các cầu thủ ngày càng
cao. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó mỗi cầu thủ phải biết vận dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo và hợp lý các kỹ thuật, chiến thuật cả tấn công lẫn phòng
thủ ở trình độ cao, trong nhịp độ của trận đấu.
1.4. Cơ sở lý luận về kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân
1.4.1. Mục đích của kỹ thuật
Đá bóng bằng má ngoài bàn chân có thể đƣa bóng đi mạnh, hoặc lƣợn
cong về phía bên. Một ƣu điểm của kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân
là câù thủ có thể vừa chạy vừa đá mà không ảnh hƣởng nhiều đến tốc độ chạy
và có thể che dấu đƣợc ý đồ đá bóng. Kỹ thuật này thƣờng đƣợc sử dụng để
sút cầu môn, hoặc chuyền bóng cho đồng đội vòng qua trƣớc mặt đối phƣơng.
1.4.2. Nguyên lý kỹ thuật
Đƣợc chia làm 5 giai đoạn:
- Chạy đà: Chạy đà thẳng, thân ngƣời thả lỏng, chạy đà tự nhiên với
bƣớc chạy nhịp nhàng, mắt quan sát bóng, bƣớc đà cuối dài hơn để tạo biên
độ lăng chân tốt.
- Đặt chân trụ: Chân trụ đặt ngang bóng, cách bóng khoảng 15-20cm
mũi chân trụ đặt thẳng với hƣớng chạy đà. Khớp gối hơi khuỵu, thân trên thả
lỏng.


12

- Vung chân lăng: Tận dụng tốc độ chạy đà, chân đá lăng từ sau ra

trƣớc, từ dƣới lên trên, chân đá xoay vào trong từ hông xuống dƣới. Khớp cổ
chân duỗi và xoay để mũi chân quay vào trong và chúc xuống dƣới.
- Tiếp xúc bóng:
+ Chân tiếp xúc bóng: tiếp xúc bóng vào mặt bên trong trục dọc bóng
+ Bóng tiếp xúc vào mu ngoài bàn chân.
- Bƣớc kết thúc: Theo quán tính chân lăng tiếp tục đƣa về trƣớc và cơ
thể di chuyển nhẹ nhàng lên trên, nhƣ vậy động tác không bị giật cục và tạo
điều kiện để thực hiện động tác tiếp theo.
1.4.3. Tiến hành tổ chức hướng dẫn tập luyện
Để thực hiện đƣợc kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân, căn cứ
vào nguyên lý của kỹ thuật, ngƣời tập cần thực hiện tuần tự các bƣớc sau:
- Tập mô phỏng không bóng giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ theo hình
vẽ trên sân.
- Tập mô phỏng trên bóng.
- Tập đá bóng cố định vào các điểm vẽ trên tƣờng.
- Tập hai ngƣời hoặc nhiều ngƣời, đặt bóng cố định đá chuyền cho
nhau, sau đó di chuyển đá bóng lăn sệt với các tình huống khác nhau.
- Tập sút bóng vào cầu môn từ các cự ly khác nhau.
* Hệ thống bài tập kỹ thuật đá bóng bằng má ngoài bàn chân
- Tập mô phỏng không bóng để sửa tƣ thế thực hiện kỹ thuật.
- Tập mô phỏng vào bóng do một ngƣời dùng chân đè lên bóng giữ
chắc.
- Thả bóng rơi thẳng xuống trƣớc mặt để đá bằng má ngoài bàn chân
khi bóng nảy lên.
- Đặt bóng trên đất, với 3,4 bƣớc chạy đà, đá cho đồng đội ở trƣớc mặt
với khoảng cách 8-10m, sau đó tăng dần khoảng cách đá.


13


- Đẩy bóng lăn nhẹ về trƣớc, chạy theo và đá bóng cho đồng đội ở cách
10-15m, sau đó tăng dần khoảng cách.
-Tập đá bóng vào tƣờng: Đá bóng bằng cạnh trong bàn chân vào tƣờng,
bóng lăn ra sẽ đá tiếp bằng má ngoài bàn chân. Cự ly 6-8m, sau tăng dần.
- Tập đá bóng vào các ô vẽ trên tƣờng. Tăng dần cự ly đá.
- Tập đá bóng lƣợn cong về phía bên.
- Đặt 2 khung cầu môn nhỏ cách nhau 4-5m. Cố gắng đá bóng đi vòng
qua khung thứ nhất để vào khung thứ 2.
- Phối hợp sút cầu môn: 2 ngƣời thực hiện dẫn bóng chuyền bóng và
sút cầu môn bằng mu ngoài bàn chân.
* Sai lầm thường mắc
- Chạy đà gò bó, động tác không đƣợc tự nhiên, không có tính nhịp
điệu.
- Chân trụ đạt quá xa hoặc quá gần bóng.
- Gối chân trụ không khuỵu và trọng tâm không dồn vào chân trụ.
- Bàn chân không duỗi thẳng xuống để gót chân nâng cao, tiếp xúc ra
cạnh ngoài bàn chân.
- Tiếp xúc bóng quá xa trục dọc làm cho đƣờng bóng xoáy nhiều và
yếu.
* Nguyên nhân dẫn đến sai lầm:
- Khái niệm về kỹ thuật chƣa đúng.
- Khi đá bóng mắt không nhìn vào bóng.
- Cảm giác cơ bắp và sự phối hợp toàn thân chƣa tốt.
- Cảm giác không gian chƣa đƣợc chuẩn xác.
- Quá căng thẳng khi thực hiện.
- Sức mạnh cơ chân yếu.


14


1.5. Giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo
- Trong huấn luyện để hình thành kỹ năng - kỹ xảo động tác đá bóng
bằng má ngoài bàn chân đạt hiệu quả cao nhất, phải nắm vững các giai đoạn
khác nhau về sƣ phạm và các phƣơng pháp huấn luyện giúp hình thành kỹ
năng và chuyển dần thành kỹ xảo.
Quá trình đó bao gồm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Dạy học ban đầu về phƣơng pháp thực hiện động tác,
thực hiện bài tập. Nó tƣơng ứng với việc thực hiện động tác bƣớc đầu, có
động tác thực hiện còn thô, vụng về và hiệu quả thấp.
+ Giai đoạn 2: Thể hiện tiêu biểu trong các bài tập đi sâu, chi tiết hóa,
trọng tâm và yêu cầu nâng cao kỹ thuật động tác cũng nhƣ hiệu quả động tác,
kết quả là khả năng vận động chính xác, hiệu quả cao, kỹ năng chuyển dần
sang kỹ xảo.
+ Giai đoạn 3: Củng cố, hoàn thiện, nâng cao và áp dụng vào thi đấu
với mục đích giúp cho kỹ xảo vận động đƣợc vững chắc, ở giai đoạn này cần
khắc phục một số nhƣợc điểm nhỏ mà ngƣời tập hay mắc phải. Điều quan
trọng là giáo viên, HLV phải chỉ rõ cho họ điểm yếu và sửa chữa sai lầm một
cách tối ƣu nhất. Tuy nhiên phải yêu cầu các nguyên tắc huấn luyện sao cho
ngƣời tập có thể hoàn thành bài tập một cách khác nhau nhất và hiệu quả nhất.
1.6. Các nguyên tắc huấn luyện
Trong bất kỳ một quá trình huấn luyện nào cũng phải tuân theo những
nguyên tắc chung là: Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến
nhanh, từ lƣợng vận động ít đến lƣợng vận động nhiều, ngoài ra còn một số
nguyên tắc sau:
1.6.1. Nguyên tắc tự giác tích cực


15

Đây là nguyên tắc mang tính chủ quan của VĐV đó mà nguyên tắc này

nâng cao hiệu quả tập luyện, tự giác tích cực chủ yếu phụ thuộc vào lòng ham
muốn, tình yêu nghề, ý chí nghị lực của VĐV.
Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Khả năng nhận thức về mục đích, nhiệm vụ của quá trình tập luyện.
- Khả năng tiếp thu khoa học và ứng dụng vào tập luyện.
Tự giác tích cực còn phụ thuộc vào sự hứng thú, tâm lý tập luyện, nó
chi phối đến tính tích cực. Các HLV phải biết khêu gợi và phát triển hứng thú
tập luyện ở mức độ nhất định bằng cách lựa chọn nội dung các bài tập cho
quá trình tập luyện phải hấp dẫn các VĐV. Các bài tập tình huống khác nhau,
không lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, phải biết tạo ra cảm giác sảng khoái
thoải mái trong khi tập. Biết tổ chức các bài tập thì tác dụng sẽ rất cao và đạt
hiệu quả cao hơn. Tự giác tích cực đã trở thành nhân tố tích cực để phát triển
hứng thú.
Trong công tác giảng dạy ngoài việc bồi dƣỡng những tri thức, khả
năng chuyên môn còn phải giáo dục cho ngƣời tập hiểu rõ đây là một quá
trình lao động nghiêm túc, đòi hỏi phải tƣ duy, suy luận và vận dụng khoa học
TDTT vào tập luyện, có nhƣ thế mới đem lại hiệu quả cao. Ngoài lòng đam
mê, ham muốn, yêu nghề thì tự giác tích cực còn tập cho bản thân VĐV bản
lĩnh thi đấu, tinh thần tự giác, ý chí thi đấu và phải biết hòa mình vào tinh
thần tập luyện của đồng đội, có nhƣ vậy thì mới vƣợt qua đƣợc những khó
khăn mà môn thể thao này đòi hỏi.
1.6.2. Nguyên tắc trực quan
Để quá trình tập luyện đem lại hiệu quả cao nhất. Ngƣời HLV phải biết
giới thiệu động tác, có thể qua hình ảnh, qua thực hiện động tác, phải biết
phân tích cho ngƣời học thấy rõ điểm mấu chốt của kỹ thuật động tác, phƣơng
pháp trực quan phải đơn giản, dễ hiểu và truyền đạt đƣợc lƣợng tri thức về kỹ


16


thuật động tác, ngoài ra nó còn là cơ sở sửa chữa những sai lầm trong nguyên
tắc trực quan có 2 loại:
- Trực quan trực tiếp: là hình thức mà HLV hay VĐV thực hiện kỹ
thuật, kỹ thuật chuẩn và phân tích để mọi ngƣời quan sát động tác,
- Trực quan gián tiếp: là thông qua băng hình, hình ảnh, tranh ảnh, sách
báo để HLV truyền thụ kiến thức chuyên môn cho VĐV.
Phƣơng pháp trực quan ngày càng cụ thể bao nhiêu thì khả năng tiếp thu động
tác càng đem lại hiệu quả cao, sự hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động và
hình thành biểu tƣợng nhanh hơn.
1.6.3. Nguyên tắc hệ thống- liên tục
Nguyên tắc này đòi hỏi sự duy trì và tiếp thu động tác bài tập một cách
có hệ thống theo các giai đoạn huấn luyện và phải đƣợc tập luyện liên tục,
không có sự gián đoạn, không có sự ngắt quãng. Bởi vì tập luyện liên tục thì
VĐV sẽ hình thành đƣợc hệ thống biểu tƣợng vận động thông qua tập luyện
và vốn kiến thức phƣơng pháp để hình thành kỹ năng- kỹ xảo vận động.
Nếu không đảm bảo đƣợc tính liên tục thì những kết quả thu đƣợc trong
quá trình tập luyện sẽ bị mất đi. Chính vì thế các HLV phải sắp xếp các bài
tập thế nào để VĐV có thể tiếp thu một cách có hệ thống và theo một chu kỳ
nhất định.
1.6.4. Nguyên tắc luân phiên hợp lý
Giữa lƣợng vận động và quãng nghỉ, giữa tập luyện và nghỉ ngơi có
mối liên hệ chặt chẽ, tập luyện làm cho cơ thể mệt mỏi, biểu hiện là năng
lƣợng và khả năng vận động bị giảm sút, nghỉ ngơi giữa các lần tập, giữa các
buổi tập làm cho cơ thể hồi phục có khả năng thực hiện bài tập một cách có
hiệu quả nhất.
HLV cần nắm đƣợc quy luật hoạt động và cho các VĐV tập luyện
lƣợng vận động đã đƣợc hồi phục. Ở đây tùy thuộc vào mục đích và nhiệm vụ
huấn luyện mà có sự luân phiên hợp lý để có hiệu quả huấn luyện cao nhất.



17

Cũng cần tùy thuộc vào trạng thái cơ thể của VĐV, giai đoạn tập luyện, yêu
cầu về thể lực mà lƣợng vận động và lƣợng vận động kéo dài hay ngắn.
1.6.5. Nguyên tắc củng cố nâng cao
Khi VĐV đã nắm đƣợc mấu chốt của kỹ thuật động tác thì quá trình
huấn luyện phải đƣợc lặp đi lặp lại hợp lý để chuyển từ khả năng động tác
sang kỹ xảo vận động và thực hiện động tác một cách tự động hóa.
TDTT còn mang tính chất thi đấu, đua tranh, chính vì vậy củng cố nâng
cao kỹ thuật thông qua thi đấu, qua thi đấu VĐV sẽ thấy đƣợc hiệu quả của
quá trình tập luyện.
1.6.6. Nguyên tắc huấn luyện chuyên môn và huấn luyện toàn diện
Ở đây muốn đề cập đến việc ngoài nâng cao kỹ thuật động tác để đem
lại hiệu quả tức thời mà ta cần chú ý đến huấn luyện toàn diện, nâng cao thể
lực và giáo dục tình cảm, đạo đức, ý chí… đó là nền tảng cho sự phát triển
của TDTT và nâng cao hiệu quả cho quá trình huấn luyện.
Nguyên tắc này đòi hỏi các VĐV phải phát hiện một cách đồng bộ nhất tất cả
các phẩm chất thể thao để phục vụ cho tập luyện và thi đấu.
1.6.7. Nguyên tắc đối xử cá biệt
Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính toán đặc điểm cá nhân VĐV, đặc
điểm sinh lý lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện thể lực và tâm lý…
Phải xác định đƣợc mức độ thích hợp cho VĐV khác nhau, trƣớc hết
phải dựa vào yêu cầu chƣơng trình có tổ chức tiêu biểu cho các dạng đối
tƣợng cụ thể. Trên cơ sở kế hoạch tổng kết kinh nghiệm thực tế, trƣớc hết là
chƣơng trình giáo dục các tố chất cho các đối tƣợng cơ bản.
Yêu cầu về đặc điểm tâm - sinh lý mức độ thích ứng ở mỗi lứa tuổi,
mỗi giới tính khác nhau đòi hỏi tính hợp lý khác nhau, phải xác định đƣợc
mức độ hợp lý để chọn và đƣa ra cấu trúc bài tập. Thời gian buổi tập phải chú
ý đến phƣơng pháp kế thừa tối ƣu giữa các bài tập nâng cao và độ khó bài tập,



18

phần nội dung của bài tập sau phải là nội dung kế thừa mà bài tập trƣớc là nền
tảng.

CHƢƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu chúng tôi đề ra hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sử dụng đá bóng bằng má ngoài bàn
chân cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình.
Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật
đá bóng bằng má ngoài bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trƣờng THPT
Tây Tiền Hải – Thái Bình.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết hai nhiệm vụ trên chúng tôi lựa chọn và sử dụng những
phƣơng pháp sau:


×